Phép nối là gì? Có những dạng phép nối nào?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về phép nối với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững phép nối để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 328 14/06/2024


Phép nối

1. Khái niệm

Phép nối là cách sử dụng các quan hệ từ hoặc cụm từ có tác dụng chuyển tiếp giúp liên kết các câu, các đoạn trong văn bản thành một thể thống nhất về mặt nội dung và ngữ pháp.

2. Phân loại

- Phép nối bằng tổ hợp từ

Nối câu bằng cách sử dụng các tổ hợp từ như: vì vậy, bởi thế, do đó, nếu vậy, thế thì, vậy mà, vả lại, với lại do đó…để nối các câu lại với nhau. Hoặc sử dụng những tổ hợp từ chỉ quan hệ liên kết kiểu như: tiếp theo là, ngược lại, nhìn chung, tóm lại, nghĩa là, trên đây, một là, hai là

Kiểu phép nối này rất dễ nhận biết, chỉ cần đọc kỹ và xác định đúng tổ hợp từ để nối hai câu đó với nhau.

Ví dụ phép nối tổ hợp từ:

“Cả lớp ai cũng chăm chỉ học tập và làm bài tập đầy đủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được điểm số cao trong kỳ thi”.

Phép nối trong câu sử dụng từ “tuy nhiên

- Phép nối bằng quan hệ từ

Các quan hệ từ phổ biến để nối câu như: tuy, nếu, vì, cho nên, nhưng, còn, với, và, thì, mà, khi…để nối 2 hay nhiều câu lại với nhau và giữa 2 câu này có mối quan hệ ngữ nghĩa với nhau.

Ví dụ phép nối sử dụng quan hệ từ

“Tôi yêu cô ấy từ cái nhìn đầu tiên. Và cô ấy cũng rất yêu tôi.”

Phép nối sử dụng quan hệ từ “và”

- Phép nối bằng tính từ, phụ từ, trợ từ

Là phép nối sử dụng các trợ từ, tính từ, phụ từ mang ý nghĩa quan hệ để liên kết các bộ phận trong đoạn văn lại với nhau như các từ “lại,cũng, cả, …”

Ví dụ: Chúng tôi biết Hương không làm vỡ bình hoa. Thủ phạm là người khác cơ.

- Phép nối theo quan hệ chức năng cú pháp

Trong nhiều văn bản, đoạn văn nhất là dạng văn bản nghệ thuật, có một vài câu chỉ tương đương một bộ phận nào đó hay một chức năng ngữ pháp nào đó của câu lân cận. Đó là những câu dưới bậc (câu dưới bậc tương đương bổ ngữ cho động từ).

Ví dụ: Tôi đang nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và tác động tích cực của thơ.

3. Tác dụng của phép nối

Phép nối liên kết câu có quan hệ với nhau trong đoạn văn, làm tăng tính mạch lạc cho câu, giúp người đọc hiểu được mối quan hệ mà tác giả truyền tải.

Không những thế, phép nối còn có tác dụng làm giảm sự nhập nhằng, trùng lặp giữa các câu ghép.

4. Dấu hiệu nhận biết phép nối

Chúng ta có thể nhận biết phép nối trong các câu, các đoạn văn thông qua một số dấu hiệu như sau:

  • Trong câu xuất hiện các tổ hợp từ như: do đó, vậy mà, vì vậy, bởi thế, nếu vậy, thế thì, vả lại, với lại,…
  • Trong câu xuất hiện các quan hệ từ phổ biến như: tuy, nếu, và, vì, cho nên, nhưng, với, thì, còn, mà, khi…
  • Trong câu xuất hiện các trợ từ, tính từ, phụ từ tự thân mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết các bộ phận trong đoạn văn với nhau như các từ lại, cả, cũng…

5. Lưu ý khi sử dụng phép nối

Để giúp các bạn không nhầm lẫn giữa các phép nối với nhau hoặc giữa các phép nối với các phép liên kết câu khác, chúng tôi sẽ liệt kê một số lưu ý quan trọng sau:

  • Phép nối quan hệ từ thường có tính chặt chẽ hơn so với phép nối tổ hợp từ.
  • Căn cứ vào phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong phép nối, chúng ta có thể xác định dễ dàng được mối quan hệ trong ý nghĩa của câu văn.
  • Phép nối tổ hợp từ sẽ được người viết sử dụng một cách trực tiếp và hoàn toàn có ý thức, còn 3 phép nối còn lại thường sẽ được sử dụng theo thói quen và không có ý thức rõ ràng.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

1 328 14/06/2024


Xem thêm các chương trình khác: