Từ tượng thanh là gì? Đặc điểm, tác dụng của từ tượng thanh

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết Từ tượng thanh là gì? Đặc điểm, tác dụng của từ tượng thanh với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ...  Mời các bạn đón xem:

1 180 05/12/2024


Từ tượng thanh là gì? Đặc điểm, tác dụng của từ tượng thanh

1. Thế nào là từ tượng thanh

Từ tượng thanh là những từ mô phỏng và diễn tả âm thanh của thiên nhiên, động vật và con người. Phần lớn từ tượng thanh là từ láy.

*Ví dụ:

- Từ tượng thanh mô phỏng tiếng mưa: Rào rào, ấm ầm, lộp độp, tí tách,...

- Từ tượng thanh mô phỏng tiếng gió: Xào xạc, lao xao, vi vu, vi vút,...

- Từ tượng thanh mô ta tiếng cười của con người: Hi hi, ha ha, khanh khách, khúc khích,...

- Từ tượng thanh mô tả tiếng chị kêu: chiêm chiếp, líu lo, ríu rít, quang quác, thánh thót,...

- Từ tượng thanh mô tả tiếng chân người đi: thình thịch, bành bạch, lạch bạch, lệt sệt, loẹt quẹt,...

2. Dấu hiệu nhận biết đặc điểm của từ tượng thanh

- Là những từ mô phỏng âm thanh

- Giúp mọi thứ hiện ra thật tự nhiên, sống động, nhiều sắc thái.

3. Tác dụng của từ tượng thanh

Tạo hình ảnh sống động: Các từ tượng hình giúp người đọc, người nghe hình dung rõ ràng về hình dáng, cử động của sự vật hoặc hành động. Từ tượng thanh giúp họ "nghe" được âm thanh mà sự vật hay hiện tượng phát ra. Điều này giúp tăng cường sự liên tưởng và cảm nhận.

Ví dụ: "Dòng suối chảy róc rách" giúp người đọc cảm nhận được tiếng nước chảy nhẹ nhàng, liên tục.

Tăng tính biểu cảm: Cả hai loại từ này đều giúp tăng sức biểu cảm của ngôn ngữ, khiến câu văn trở nên hấp dẫn hơn, giàu cảm xúc hơn.

Ví dụ: "Trời mưa rào rào" mang lại cảm giác về một cơn mưa mạnh, nhanh và liên tục.

Tạo nhịp điệu và âm thanh cho câu văn: Từ tượng thanh có thể giúp tạo nên nhịp điệu và âm thanh cho câu văn, làm cho đoạn văn thêm phần sinh động và thú vị.

4. Phân biệt từ tượng hình và từ tượng thanh

Từ tượng hình

Từ tượng thanh

Giống nhau

- Đều có giá trị biểu cảm cao.

- Thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. Phần lớn, từ tượng hình và từ tượng thanh là những từ láy. Mỗi khi xuất hiện trong thơ, nó khiến cho thơ giàu hình tượng, cảm xúc thơ ấn tượng, thi vị, gần gũi với âm nhạc.

Khác nhau

Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

5. Bài tập về từ tượng thanh

Bài 1. Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười sau đây: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ.

Trả lời:

- Ha hả: gợi tả tiếng cười to, tỏ ra khoái chí, thoả mãn.

- Hì hì: mô phỏng tiếng cười phát ra từ đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú.

- Hô hố: mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ, khó nghe, gây mất thiện cảm với người khác.

- Hơ hớ: mô phỏng tiếng cười tự nhiên, thoải mái, không cần giữ kẽ.

Bài 2. Viết đoạn văn ngắn (đề tài tự do) có sử dụng từ tượng thanh

Trả lời:

Thu lại về! Về với đất trời mênh mang, rộng lớn. Trời ngày mùa thu đã dần chuyển mình. Nắng vàng bắt đầu ngả mình dịu êm trên không, những đám may bàng bạc khiến lòng người xao xuyến. Thu về tiếng trống trường tùng ... tùng... tùng gợi nỗi nhớ mơn man, tưng bừng của ngày khai trường. Thu về mang tiếng chim ca líu lo khắp các nẻo đường. Bầu trời trong xanh, không khí mát mẻ, hàng cây xà cừ ngả vàng trên khắp các con đường trên thành phố Hà Nội thân yêu. Ôi mùa thu! Tôi yêu biết mấy.

- Từ tượng thanh: tùng...tùng...tùng, líu lo

1 180 05/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: