Văn bản thuyết minh là gì? Yêu cầu gì khi dùng văn bản thuyết minh?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về văn bản thuyết minh với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được văn bản thuyế minh để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 94 27/06/2024


Văn bản thuyết minh

1. Khái niệm

Văn bản thuyết minh là loại văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống có chức năng cung cấp các tri thức về tính chất, đặc điểm, nguyên nhân... của các sự vật, sự việc, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh

- Là loại văn bản được lựa chọn và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, nói cách khác, văn bản thuyết minh là loại văng bản mang tính thông dụng. Vì vậy, văn bản thuyết minh đã cung cấp cho người đọc những kiến thức khách quan về những vấn đề, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.

- Văn bản thuyết minh có phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.

- Văn thuyết minh đòi hỏi tính chính xác và khách quan, do đó toàn bộ kiến thức được trình bày trong văn thuyết minh sẽ không xuất phát từ ý kiến chủ quan của con người.

Điều này đòi hỏi người viết cần tìm hiểu về sự vật, hiện tượng đó trước khi trình bày. Kết quả đạt được của văn bản thuyết minh đó chính là việc đem lại kiến thức bổ ích cho người nghe như dạng trang bị thêm thông tin.

- Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản thuyết minh cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng, chính xác và lịch sự, không trình bày dài dòng, mơ hồ hay sử dụng các từ ngữ, nội dung trừu tượng trong thể loại này.

3. Phương pháp thuyết minh

3.1 Phương pháp thuyết minh định nghĩa, giải thích

Với phương pháp này, người viết sẽ nêu định nghĩa, giải thích về một sự vật, sự việc, hiện tượng hay một khái niệm nào đó.

3.2 Phương pháp liệt kê

Với phương pháp liệt kê, người viết sẽ liệt kê các mặt, hoặc các phần, các tính chất hay các phương diện… của đối tượng theo một trình tự nhất định. Điều này giúp cung cấp cho người đọc có được cái nhìn toàn cảnh về đối tượng một cách khách quan nhất.

Ví dụ, có thể sử dụng phương pháp liệt kê để nói về các loại tội phạm. Theo đó, tội phạm được phân thành 04 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3.3 Phương pháp nêu ví dụ

Đây là phương pháp giúp đưa ra những ví dụ thực tiễn và sinh động, giúp người đọc có được một cách nhìn chính xác và cụ thể hơn về đối tượng được thuyết minh, đồng thời cũng có tác dụng thuyết phục cao, làm cho người đọc tin cậy.

3.4 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh dùng để nhấn manh và làm nổi bật về sự vật, hiện tượng, người viết có thể so sánh hiện tượng này với những hiện tượng khác có nét tương đồng.

Việc sử dụng phương pháp so sánh sẽ giúp người đọc dễ hình dung về vấn đề thuyết minh. Ngoài ra, giúp người đọc có được cái nhìn khái quát hơn về vấn đề.

3.5 Phương pháp phân loại, phân tích

Phương pháp này bản chất chính là việc phân loại hay chia ra từng phần theo những đặc điểm của đối tượng thuyết minh. Phương pháp phân loại hay phân tích có ưu điểm là giúp người đọc hiểu cụ thể, chi tiết hơn về vấn đề được thuyết minh.

3.6 Phương pháp dùng số liệu

Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến khi viết văn bản thuyết minh. Phương pháp nêu con số (số liệu) có tác dụng giúp làm cụ thể và sáng tỏ vấn đề đồng thời có sức thuyết phục nhất về đặc điểm cũng như vai trò nào đó của đối tượng.

Ví dụ, khi nói về tình trạng tội phạm ma túy, để tăng độ tin cậy và tính thuyết phục, người viết cần đưa ra các số liệu cụ thể, chính xác về tình trạng tội phạm ma túy. Các số liệu này có thể được thu thập ở nhiều nguồn khác nhau nhưng cần lưu ý các nguồn thông tin này phải uy tín và chính xác.

Khi thuyết minh một sự vật, sự việc, đối tượng, thường sử dụng đan xen kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh khác nhau nhằm thoả mãn các yêu cầu trình bày hoặc giới thiệu, giải thích.

4. Các yếu tố trong văn thuyết minh

4.1 Sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ

Với mục đích giúp văn bản thuyết minh được sinh động, cụ thể và hấp dẫn hơn, ta có thể thêm một số biện pháp tu từ trong văn bản, điển hình như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh…. Theo đó, các biện pháp này khi được kết hợp sẽ giúp người đọc cảm thụ tốt về đối tượng thuyết minh, giúp văn bản thuyết minh không bị khô khan, nhàm chán.

4.2 Yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh

Miêu tả là tái hiện sự vật, làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh... như nó vốn có trong cuộc sống để người đọc (người nghe) có thể hình dung được một cách cụ thể, sinh động.

Biện pháp miêu tả được sử dụng trong văn bản thuyết minh giúp hiện tượng, sự vật trở nên chân thực, rõ nét và khách quan hơn. Với sắc tố, đường nét, âm thanh hay mùi vị từ miêu tả mà giúp người đọc hoàn toàn có thể cảm nhận được rõ nét và chân thực hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

1 94 27/06/2024


Xem thêm các chương trình khác: