TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Ngày xuân của Anh Thơ (2025) SIÊU HAY
Phân tích bài thơ Ngày xuân của Anh Thơ gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.
Phân tích bài thơ Ngày xuân của Anh Thơ
Đề bài: Phân tích bài thơ Ngày xuân của Anh Thơ
NGÀY XUÂN
Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng
Lúa xanh đồng rợn sóng tận chân mây
Vài con én liệng ngang trời lơ lửng,
Từng lũ cò phấp phới đậu rồi bay.
Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội,
Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh,
Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói
Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.
Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới
Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.
Trong khi gió ngang đường tung phấp phới
Giải yếm đào cùng với giải khăn thi.
(Anh Thơ, Tuyển tập Anh Thơ, NXB Hội nhà văn, 1986, tr.97).
Dàn ý Phân tích bài thơ Ngày xuân
1. Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
2. Thân bài:
a. Về nội dung:
– Nhan đề: Ngày xuân: ngắn gọn, gợi mở không khí mùa xuân với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.
– Bài thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp tràn đầy sức sống, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống làng quê Bắc Bộ những ngày đầu năm mới; gửi gắm tình cảm gắn bó thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, với con người và quê hương, đất nước.
+ Thiên nhiên: sống động đầy màu sắc, âm thanh, hương thơm (trời hơi lạnh, nắng hơi ửng, lúa xanh đồng, én liệng ngang trời, có phấp phới đậu rồi bay,…)
+ Con người: tươi vui, hạnh phúc, yêu đời (những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh; những cô con gái cười nói, khoe răng đen nhánh, mắt đa tình; những cậu áo là, quần lụa mới, tập lê giầy…); sống hòa hợp với thiên nhiên, nhịp sống chậm rãi, biết vui chơi, tận hưởng trong mùa xuân (trẩy hội, đi lễ…)
– Nhân vật trữ tình: tinh tế, nhạy cảm, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong mùa xuân. Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến trân trọng vẻ đẹp cảnh quê và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc.
– Chủ đề, thông điệp:
Vẻ đẹp tươi mới, đầy sức sống của thiên nhiên và con người trong mùa xuân; tình yêu và sự trân trọng vẻ đẹp văn hóa truyền thống cùng nét đẹp mộc mạc, bình dị của con người.
b. Về nghệ thuật:
– Bức tranh ngày xuân được gợi tả qua hệ thống hình ảnh gợi cảm, đặc trưng cho cảnh sắc mùa xuân làng quê Bắc Bộ; mạch thơ uyển chuyển, tự nhiên; ngôn từ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh; các biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, liệt kê…); vận dụng sáng tạo thể thơ tám chữ; cách gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt…
– Bài thơ có nhiều nét mới mẻ, hấp dẫn (so với các bài thơ cùng đề tài, các bài thơ trong thơ ca truyền thống)
3. Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Phân tích bài thơ Ngày xuân (mẫu 1)
Mùa xuân vốn là mùa đẹp nhất trong năm, là mùa của sự sống căng tràn, của cỏ cây, hoa lá đâm chồi nảy nở. Hương sắc xuân thì từ lâu đã trở thành cảm hứng bất tận trên văn đàn Việt Nam, ví như mùa xuân trong "Mùa xuân đã về" được Nguyễn Lam Thắng khắc họa:
"Mùa xuân đã về qua ngõ
Xôn xao chim hót trong vườn
Núi đồi ngàn hoa đua nở
Sáng nay ngan ngát toả hương"
Mỗi trang thơ, mỗi ngòi bút lại mang đến tao đàn những hương gió mùa xuân riêng biệt, thổi vào lòng người những rung cảm đầy mới lạ. Khác mới mùa xuân của Nguyễn Lam Thắng và những nhà thơ khác, mùa xuân của Anh Xuân mang đậm sức sống, bản sắc văn hóa truyền thống của làng quê Bắc Bộ những ngày vào xuân trong thi phẩm "Ngày xuân":
Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng
Lúa xanh đồng ruộng rợn sóng tận chân mây,
Vài con én liệng ngang trời lơ lửng
Từng lũ cò phấp phới đầu rồi bay.
Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội,
Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh,
Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói,…
Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.
Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới
Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.
Trong khi gió ngang đường tung phấp phới
Giải yếm đào cùng với giải khăn thi.
Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới
Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.
Anh Thơ là nhà thơ xuất hiện khi phong trào Thơ Mới đã ổn định, nhưng bằng tài năng của mình, Anh Thơ vẫn có được tiếng nói trên văn đàn. Bà thường viết về những chủ đề thơ ca đồng quê Việt Nam, bài thơ "Ngày xuân" được rút ra từ tập thơ đầu tay "Bức tranh quê" của Anh Thơ. Bài thơ "Ngày xuân" đã phác họa bức tranh sống động về con người và thiên nhiên vào mùa xuân, đặc biệt là vào mùa lễ hội đầu năm.
Ngụp lặn trong trang thơ, ta cảm nhận được hương gió tươi mát bởi những dấu hiệu báo hiệu mùa xuân đã về:
Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng
Lúa xanh đồng ruộng rợn sóng tận chân mây,
Vài con én liệng ngang trời lơ lửng
Từng lũ cò phấp phới đầu rồi bay.
Bức tranh ngày xuân được tái hiện sống động, tràn ngập màu sắc của thiên nhiên song cũng thật êm đềm, thi vị và thơ mộng. Anh Thơ tạo nên khung cảnh nên thơ giúp người đọc được thưởng thức trọn vẹn không khí và dư vị của mùa xuân đồng bằng Bắc Bộ. “Trời hơi lạnh, “nắng vàng”, “lúa xanh đồng ruộng”, “én liệng ngang trời, “lũ cò phấp phới” là những hình ảnh ngày xuân đã gõ cửa trên quê hương. Trong khung cảnh ngày xuân ấy vẫn còn lưu lại chút hơi lạnh của mùa đông, len lỏi trong từng kẽ tay "trời hơi lạnh". Nắng vàng ấm áp của xuân thì cùng không khí se lạnh của tiết trời đan xen với nhau tạo nên không khí vô cùng đặc biệt, duy chỉ mùa xuân mới có. Bức tranh ngày xuân hiện lên cụ thể, chi tiết qua ngòi bút của nhà thơ. Bà như "chụp trọn" từng bắt khoảnh khắc đẹp của ngày xuân, "hậu kì" thành bức tranh lúng liếng giữa đất trời. Cánh đồng lúa xanh mát nhấp nhô, trùng điệp như sóng biển đuổi nhau đến mãi phía chân trời xa - "rợn sóng tận chân mây". Điểm xuyết giữa thiên nhiên mênh mông rộng lớn của cánh đồng xuân là sự xuất hiện của loài vật như: chim én và đàn cò. Những từ láy “lơ lửng”, “phấp phới” tạo sự chuyển động nhẹ nhàng của cách én và cánh cò. Sự vận động ấy không khiến không gian trở nên huyên náo mà ngược lại mang đến cảm giác về một mùa xuân thanh bình yên ả. Anh Thơ không chỉ là một nhà thơ mà còn là một họa sĩ tài ba khi phối hợp hài hòa màu sắc của bức tranh xuân với hình ảnh đường nét sống động, kết hợp với âm thanh đặc trưng tựa bản hòa tấu của thiên nhiên.
Đối lập với cảnh vật thiên nhiên thi vị, thơ mộng trữ tình mang cảm giác thanh bình yên ả ngày xuân; hai khổ thơ sau, nhà thơ đã tập trung khắc họa sự đông đúc, huyên náo của con người trong những ngày lễ hội đầu xuân:
Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội,
Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh,
Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói,…
Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.
Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới
Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.
Trong khi gió ngang đường tung phấp phới
Giải yếm đào cùng với giải khăn thi.
Nếu ở đoạn thơ đầu, nhà thơ tập trung khắc họa cảnh vật thiên nhiên thì ở hai khổ thơ sau, ngòi bút của bà chủ yếu vẽ vời dáng dấp con người trong lễ hội. Hai đoạn thơ tái hiện khung cảnh tươi vui, hạnh phúc và hân hoan của người dân trong ngày hội đầu xuân. Đoàn người trong lễ hội rất đa dạng, từ những bà lão đến những cô gái, chàng trào yêu đời. Tất cả đều cùng nhau tận hưởng lễ hội xuân, hòa cùng không khí mùa xuân tươi đẹp. Điều này đã tạo nên nét đặc trưng về văn hóa truyền thống trong mùa xuân của làng quê Bắc Bộ. Con người và đất trời như hòa chung một nhịp - tưng bừng trẩy hội. Hình ảnh nhân hóa “cỏ ven sông cùng trẩy hội” khiến cho vạn vật như len lỏi, nhiệt tình tham gia vào không gian lễ hội của con người. Bên cạnh đó Anh Thơ cũng đề cập đến những tập tục, vốn văn hóa đặc sắc của đồng bằng Bắc Bộ như: nhuộm răng đen truyền thống của người dân làng quê Bắc Bộ xưa qua hình ảnh “Lũ con con gái rộn ràng cười nói, nói…/Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình”. Có chăng "ánh mắt đa tình" giữa xuân thì đang rực trào ấy khiến con người ta xuyến xao? Bởi mùa xuân cũng là mùa của tình yêu, của hạnh phúc và ta lại được bắt gặp những điều ấy ngập tràn trong trang thơ của Anh Thơ, của những cô gái quê, từ nụ cười cho đến ánh mắt, đến hàm răng đen nhánh.
Khép lại khung cảnh thơ mộng không kém phần huyên náo của ngày xuân Bắc Bộ là hình ảnh những cô gái duyên dáng qua hai câu thơ:
Trong khi gió ngang đường tung phấp phới
Giải yếm đào cùng với giải khăn thi
Nghệ thuật đảo ngữ được Anh Thơ sử dụng khéo léo đưa chuyển động “phấp phới” của yếm đào, khăn thi lên trước qua đó tạo ra sự vận động độc đáo, thi vị của nó. Bên cạnh những cô gái duyên dáng trong tấm yếm đào là những chàng trai làng giản dị, chất phác. Những chàng trai giống như những đứa trẻ mỗi dịp xuân về mà háo hức diện quần áo mới:
Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới
Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.
Bài thơ không chỉ thành công với nội dung đặc sắc mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc bởi nghệ thuật độc đáo. "Ngày xuân" được viết theo thể thơ tám chữ, mạch thơ uyển chuyển, tự nhiên; cách ngắt nhịp linh hoạt, có câu thơ ngắt nhịp 3/5 có câu lại được ngắt nhịp 5/3 khiến bài thơ như một bản nhạc với đủ sự trầm bổng, du dương, cách gieo vần chân (hửng – lửng, kinh – tình, mới – phới,…) cũng tạo ra tính giàu nhạc điệu cho bài thơ. Ngôn ngữ của Anh Thơ hết sức giản dị, trong sáng được kết hợp khéo léo với cùng với các biện pháp tu từ đặc sắc như liệt kê, nhân hóa cùng hệ thống hình ảnh gợi cảm đã thành công phác họa rõ nét bức tranh thiên nhiên và con người vào mùa xuân, đặc biệt là trong những ngày lễ hội.
Tóm lại, bài thơ Ngày xuân của Anh Thơ đã phả vào lòng người đọc tình yêu tha thiết của tác giả đối với thôn quê Việt Nam. Hình ảnh làng quê Việt Nam đi vào trang thơ của bà giản dị, gần gũi, thân thuộc, chân chất và đầy sinh động. Không đơn thuần là một bài thơ đơn thuần về mùa xuân và con người Bắc Bộ, bài thơ còn đựng khát vọng sống và yêu thương của trái tim thiếu nữ đồng thời là ước muốn thoát khỏi sự ràng buộc nặng nề của xã hội đương thời.
Phân tích bài thơ Ngày xuân (mẫu 2)
Mùa xuân từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca, mang đến cho người nghệ sĩ những rung cảm ngọt ngào và sâu lắng. Hình ảnh mùa xuân không chỉ là biểu tượng của sự tươi mới, tràn đầy sức sống mà còn khơi gợi những cảm xúc tinh tế về thiên nhiên và con người. Trong dòng chảy ấy, nữ sĩ Anh Thơ đã để lại dấu ấn riêng với bài thơ "Ngày xuân" – một bức tranh quê bình dị, mộc mạc nhưng thấm đẫm hồn quê và tình yêu thiên nhiên. Qua những vần thơ giàu cảm xúc, chị đã gửi gắm tâm hồn nhạy cảm, tinh tế để dựng lên một mùa xuân đầy sức sống và thi vị.
Anh Thơ, tên thật là Vương Kiều Ân, là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Sinh ra tại Bắc Giang, bà gắn bó sâu sắc với những cảnh sắc và nếp sống thôn quê bình dị, điều này trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ ca của bà. Thơ của Anh Thơ mang phong vị cổ điển, giàu chất trữ tình và đầy chất thơ từ những điều giản dị của cuộc sống. "Ngày xuân" là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của bà, nằm trong tập thơ "Bức tranh quê" nổi tiếng, xuất bản năm 1941. Qua bài thơ, Anh Thơ đã vẽ nên một bức tranh làng quê trong trẻo, thanh bình vào mùa xuân, nơi thiên nhiên và con người hòa quyện trong một không khí tràn ngập sức sống. Tác phẩm không chỉ thể hiện tài năng quan sát tinh tế của tác giả mà còn gửi gắm tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước.
Ngay từ những câu thơ đầu, Anh Thơ đã dựng nên một không gian làng quê thanh tĩnh, yên bình vào ngày xuân:
"Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa xuân tiếng reo lùa."
Hình ảnh "sáng mát trong" không chỉ gợi lên vẻ đẹp tươi mới, trong trẻo của đất trời mà còn mang theo âm hưởng của ký ức, làm người đọc cảm nhận được sự hài hòa giữa quá khứ và hiện tại. Gió xuân nhẹ nhàng thổi, mang theo tiếng "reo lùa" như hơi thở của thiên nhiên, như lời gọi mời của vạn vật bước vào mùa xuân rạng rỡ. Những hình ảnh tiếp theo trong bài thơ lần lượt phác họa vẻ đẹp bình dị của làng quê, với từng cảnh vật như "bờ đê", "xóm vắng", hay tiếng "gà gáy" vang xa. Mỗi chi tiết nhỏ đều được lựa chọn tỉ mỉ, gợi lên một bức tranh làng quê sống động, chân thực mà vẫn thấm đượm chất thơ.
Không gian mùa xuân trong bài thơ không chỉ là nơi đất trời tỏa sáng mà còn là nơi con người và thiên nhiên hòa quyện:
"Trên bãi cỏ non làng bên xóm
Người vui câu hát, điệu chầu văn."
Cảnh người dân quê tụ họp, ca hát trên bãi cỏ non gợi lên hình ảnh của sự sống bình dị, hòa đồng. Điệu chầu văn – một nét văn hóa truyền thống – càng làm nổi bật không khí lễ hội tưng bừng của mùa xuân, đồng thời thể hiện sự gắn kết giữa con người và văn hóa quê hương. Mùa xuân không chỉ là thời khắc đất trời chuyển mình, mà còn là lúc tâm hồn con người thăng hoa, vui tươi hơn trong sự hòa điệu cùng thiên nhiên.
Trong từng câu thơ, người đọc cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, trân trọng những điều giản dị, mộc mạc. Cách Anh Thơ miêu tả khung cảnh mùa xuân đầy tinh tế, từ ánh sáng, âm thanh đến màu sắc, tất cả đều như thấm nhuần tình yêu quê hương tha thiết. Đặc biệt, sự nhấn nhá qua nhịp thơ chậm rãi, nhẹ nhàng đã thể hiện tâm hồn lắng đọng, nhạy cảm của thi sĩ.
Bài thơ "Ngày xuân" ca ngợi vẻ đẹp thanh bình của làng quê Việt Nam, đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng gắn bó với cuộc sống thôn dã. Với ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu hình ảnh, kết hợp các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh và lối diễn đạt giàu nhạc tính, bài thơ đã khơi gợi được những rung động nhẹ nhàng trong lòng người đọc.
"Ngày xuân" của Anh Thơ là một bức tranh quê tuyệt đẹp, thấm đượm hương sắc mùa xuân và tình yêu cuộc sống. Qua bài thơ, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên trong trẻo, bình yên mà còn cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm, yêu quê hương tha thiết. Anh Thơ đã thành công trong việc dùng ngôn từ để lưu giữ vẻ đẹp của một mùa xuân bình dị, giúp độc giả trân trọng hơn những giá trị giản đơn nhưng vô cùng quý giá trong cuộc sống.
Phân tích bài thơ Ngày xuân (mẫu 3)
Anh Thơ (1921-2005) là một nhà thơ xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở tỉnh Bắc Giang, tên tuổi của bà xuất hiện trong phong trào Thơ mới với những bài thơ viết về cảnh sắc nông thôn tràn ngập những hình ảnh gần gũi, thân thuộc, gợi được không khí và nhịp sống sôi động nơi đồng quê miền Bắc nước ta.
Anh Thơ được được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007. Các tác phẩm tiêu biểu của bà là: Bức tranh quê (thơ -1941), Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ – 1957), Từ bến sông Thương (hồi kí – 1986)… Bài thơ "Ngày Xuân" của Anh Thơ là một tác phẩm nằm trong tập thơ đầu tay của nhà thơ, mang đến cho người đọc cảm giác ấm áp và yên bình của mùa xuân. Bức tranh thiên nhiên được vẽ qua từng câu thơ, từng khổ thơ như những bức tranh nhỏ ghép lại thành một bức họa lớn về cảnh sắc quê hương miền Bắc.
Với nhan đề “Ngày xuân” gợi mở không khí mùa xuân với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp tràn đầy sức sống, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống làng quê Bắc Bộ những ngày đầu năm mới; gửi gắm tình cảm gắn bó thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, với con người và quê hương, đất nước. Cảnh thiên nhiên được miêu tả sống động đầy màu sắc, âm thanh, hương thơm: trời hơi lạnh, nắng hơi ửng, lúa xanh đồng, én liệng ngang trời, có phấp phới đậu rồi bay,… Cảnh con người được miêu tả tươi vui, hạnh phúc, yêu đời “những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh” những cô “con gái cười nói, khoe răng đen nhánh, mắt đa tình”, “ những cậu áo là, quần lụa mới, tập lê giầy”, con người sống hòa hợp với thiên nhiên, nhịp sống chậm rãi, biết vui chơi, tận hưởng trong mùa xuân như đi trẩy hội, đi lễ đầu năm. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tinh tế, nhạy cảm, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong mùa xuân. Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến trân trọng vẻ đẹp cảnh quê và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. Tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp tươi mới, đầy sức sống của thiên nhiên và con người trong mùa xuân; tình yêu và sự trân trọng vẻ đẹp văn hóa truyền thống cùng nét đẹp mộc mạc, bình dị của con người.
Về nghệ thuật thì bức tranh ngày xuân được gợi tả qua hệ thống hình ảnh gợi cảm, đặc trưng cho cảnh sắc mùa xuân làng quê Bắc Bộ; mạch thơ uyển chuyển, tự nhiên; ngôn từ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh; các biện pháp tu từ đặc sắc như nhân hóa, liệt kê); vận dụng sáng tạo thể thơ tám chữ; cách gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt để nhấn mạnh và làm nổi bật không khí tươi vui, rộn ràng, bình dị, đoàn kết của người dân đồng quê với những nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương; giúp cho diễn đạt của đoạn thơ cụ thể, sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm. Bài thơ có nhiều nét mới mẻ, hấp dẫn.Bài thơ "Ngày Xuân" chứa đựng trong mình sự tĩnh lặng, thanh bình
và sự trở về gốc rễ của con người với thiên nhiên. Những hình ảnh về hoa lá, cỏ cây, chim muông hay trâu bò trong bài thơ không chỉ là mô tả vật liệu mà còn là biểu hiện cho sự hòa quyện, gắn kết giữa con người và tự nhiên. Với phong cách nghệ thuật dịu dàng, lãng mạn và sâu lắng, Anh Thơ đã khắc họa nên một bức tranh thiên nhiên sống động qua bài thơ “Ngày Xuân”
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)