Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại từ đồng nghĩa. Phân biệt từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về từ đồng nghĩa với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được tác dụng của từ đồng nghĩa để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 244 26/11/2024


Từ đồng nghĩa

1. Từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Ví dụ:

  • Ba - bố - thầy: Đây là cách xưng hô người sinh ra mình, tùy theo từng vùng miền sẽ có các cách gọi khác nhau.

  • Mẹ - u - má: Giống như ba, mẹ là cách xưng hô chỉ người mẹ, là người đã sinh ra mình.

2. Phân loại từ đồng nghĩa

2.1 Đồng nghĩa không hoàn toàn

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn còn được gọi là đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái. Đó Là các cặp từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Vì vậy, khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp để tránh gây khó hiểu, hiểu nhầm,...

Ví dụ: Chết - hy sinh - mất - quyên sinh, ăn - xơi - chén - hốc - đớp, mang - khiêng - vác,...cuồn cuộn - lăn tăn - nhấp nhô,...

2.2. Đồng nghĩa hoàn toàn

Từ đồng nghĩa hoàn toàn còn được gọi là từ đồng nghĩa tuyệt đối. Các từ đồng nghĩa thuộc loại này có nghĩa hoàn toàn giống nhau và có thể được dùng như nhau hoặc thay thế cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: Ba - bố - thầy, Mẹ - u - má, hổ - cọp - hùm, trái - quả, đất nước - non sông - non nước - tổ quốc, xe lửa - tàu hỏa, con lợn - con heo, gan dạ - dũng cảm,...

3. Phân biệt từ đồng nghĩa

3.1. Phân biệt giữa từ đồng nghĩa với từ trái nghĩa

  • Từ trái nghĩa hoàn toàn: Thường là những từ có nghĩa trái nhau trong mọi hoàn cảnh. Chẳng hạn: Sống - chết, cao - thấp,...

  • Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Là những từ có nghĩa tuy trái nhau nhưng chỉ trong các trường hợp nhất định chứ không chỉ mọi hoàn cảnh. Ví dụ: cao chót vót - sâu thăm thẳm (Ở đây, từ cao không hẳn trái nghĩa với sâu nhưng trong hoàn cảnh này thì cao chót vót được hiểu là trái nghĩa với sâu thăm thẳm).

3.2. Phân biệt đơn giản giữa từ đồng nghĩa với từ đồng âm

Đối với từ đồng âm được hiểu là bao gồm tất cả các từ giống nhau về hình thức nhưng lại khác nhau hoàn toàn về phần ngữ âm. Ví dụ: Sự giống âm giữa từ “Chân thật” và “Chân ghế” nhưng một bên là chỉ đức tính và tính cách của con người, từ còn lại thì chỉ một bộ phận của chiếc ghế. Đây là một ví dụ điển hình cho từ đồng âm.

Và sự khác biệt ở đây rất rõ ràng giữa từ đồng nghĩa và từ đồng âm. Với từ đồng nghĩa thì giống nhau về nghĩa nhưng khác về âm, riêng từ đồng âm thì lại giống về âm nhưng nghĩa có thể hoàn toàn khác nhau.

3.3. Phân biệt từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa

Ví dụ 1: Xe đạp: Là một loại phương tiện cho người đi, chỉ có 2 bánh và con người thường dùng sức mình để đạp cho bánh xe quay. Đối với ví dụ 1, xe đạp được giải thích cụ thể và đây là từ chỉ một nghĩa.

Ví dụ 2: Hãy phân tích các từ sau đây: Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, miệng túi, nhà có 6 miệng ăn.

4. Một số cặp đồng nghĩa

  • Mới = Mới tinh

  • Hùng vĩ = Kỳ vĩ

  • Thành tựu = Thành quả

  • Non sông = Đất nước

  • Vụng về = Hậu đậu

  • Chạy = Nhảy

  • Cười = Khóc

  • Đi = Lại

  • Nói = Chuyện trò

  • Đẹp = Xinh

5. Bài tập về từ đồng nghĩa

Bài 1. Tìm ít nhất 3 từ đồng nghĩa với các từ sau:

a. anh hùng

b. ác

c. ẩm

d. ân cần

e. bảo vệ

f. biết ơn

g. béo

h. chăm chỉ

i. biếng nhác

k. đoàn kết

l. dũng cảm

Trả lời:

a. Từ đồng nghĩa với "anh hùng": anh dũng, can đảm, can trường, dũng cảm, gan lì, gan dạ....

b. Từ đồng nghĩa với "ác": ác độc, hung ác, tàn nhẫn....

c. Từ đồng nghĩa với "ẩm": ẩm thấp, ẩm ướt, ẩm mốc...

d. Từ đồng nghĩa với "ân cần": đon đả, nhiệt tình, niềm nở, quan tâm, thân mật,....

e. Từ đồng nghĩa với "bảo vệ": ngăn cản, che chở, giữ gìn, phong vệ, che chắn...

f. Từ đồng nghĩa với "biết ơn": nhớ ơn, mang ơn, đội ơn, lễ phép, vâng lời...

g. Từ đồng nghĩa với "béo": mập, bự, đầy đặn, tròn trịa, to, béo phì...

h. Từ đồng nghĩa với "chăm chỉ": siêng, cần cù, chịu khó, tần tảo, chuyên cần....

i. Từ đồng nghĩa với "biếng nhác": lười, lười nhác, lười biếng,....

k. Từ đồng nghĩa với "đoàn kết": đùm bọc, bao bọc, cùng nhau, chung sức....

l. Từ đồng nghĩa với "dũng cảm": can đảm, gan dạ, gan trường...

Bài 2. Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa dưới đây:

a. "... những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá"

b. Bông hoa huệ trắng muốt

c. Đàn cò trắng phau

d. Hoa ban nở trắng xóa núi rừng

Trả lời

a. Trắng bệch: trắng nhợt nhạt, thiếu sức sống

b. Trắng muốt: màu trắng đều, ánh lên ánh sáng

c. Trắng phau: trắng tuyệt đối, không pha lẫn tạp chất

d. Trắng xóa: trắng đến lóa mắt trên một diện rộng

Bài 3. Xếp các từ: "giang sơn, thương người, đất nước, nhi đồng, sơn hà, trẻ thơ, nhân ái, nước non, nhân đức, con nít" vào các chủ điểm dưới đây:

Tổ quốc

Trẻ em

Nhân hậu

Trả lời:

- Tổ quốc: giang sơn, đất nước, sơn hà, nước non

- Trẻ em: nhi đồng, trẻ thơ, con nít

- Nhân hậu: thương người, nhân ái, nhân đức

1 244 26/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: