TOP 10 mẫu Phân tích truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu (2025) SIÊU HAY

Phân tích truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 26 31/12/2024


Phân tích truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu

TOP 10 mẫu Phân tích truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu

Dàn ý Phân tích truyện ngắn Bức tranh

A. Mở bài

- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả, thể loại): Nguyễn Minh Châu được đánh giá là “người mở đường tài ba và tinh anh” trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam hiện đại. Những tác phẩm của ông khai phá những đề tài về cuộc sống và con người sau chiến tranh, qua đó gửi gắm đến người đọc những thông điệp giàu tính triết lí và đáng để mỗi chúng ta phải trăn trở, suy ngẫm.

- Nêu nhận xét chung về tác phẩm: Truyện ngắn Bức tranh được rút trong tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), là một truyện ngắn đặc sắc, mang đậm phong cách Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới. Qua lời “tự thú” trong bức chân dung tự họa của một họa sĩ khi nhìn nhận lại những lỗi lầm của bản thân mình, nhà văn đã gửi đến chúng ta thông điệp về sự dũng cảm đối mặt, về vẻ đẹp của sự bao dung, nhân hậu của con người.

B. Thân bài

1. Tóm tắt tác phẩm

Truyện ngắn xoay quanh nhân vật là một họa sĩ tài hoa và hành trình đấu tranh, tự vấn lương tâm của ông, quá trình “tự thú” để chiến thắng cái ích kỉ nhỏ nhen, hướng đến cái tốt đẹp. Tám năm trước, khi còn chiến tranh, trên đường mang các tác phẩm của mình từ chiến trường trở về phục vụ cho triển lãm ở nước ngoài; họa sĩ gặp gỡ một anh chiến sĩ làm nhiệm vụ dẫn đường và “thồ tranh” cho mình. Anh lính nhờ họa sĩ vẽ mình nhưng đã bị lạnh lùng từ chối; sau đó, trên chặng đường nguy hiểm, do cảm phục sự cứu giúp, sự độ lượng của anh lính mà họa sĩ đã vẽ một bức “ảnh truyền thần” cùng lời hứa sẽ mang bức tranh về gửi cho người mẹ ở hậu phương đang trông ngóng tin con. Tuy nhiên, khi trở về, họa sĩ đã quên lời hứa năm xưa, mang bức tranh đi triển lãm nước ngoài và đạt được thành công lớn. Hiện tại, vô tình họa sĩ tạt vào một quán cắt tóc và nhận ra người thợ cắt tóc chính là người chiến sĩ thồ tranh mà mình đã thất hứa năm xưa. Trong nội tâm người họa sĩ đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa việc dũng cảm đối mặt với người lính – người thợ cắt tóc để thừa nhận lỗi lầm của mình và coi như chưa từng quen biết người đó. Cuối cùng, họa sĩ đã chiến thắng phần ích kỉ, hèn nhát của mình để dũng cảm nhận lỗi lầm, hoàn thành bức tranh sơn dầu tự họa bản thân với “đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm”.

2. Phân tích nội dung chủ đề của tác phẩm

2.1. Cuộc đấu tranh nội tâm của người họa sĩ về những lỗi lầm của mình trong quá khứ và sự dũng cảm đối mặt với hiện thực

- Họa sĩ là một người tài ba, hết mình vì nghệ thuật, trong thời gian ở chiến trường đã vẽ được nhiều tác phẩm phục vụ nghệ thuật và cuộc sống. Khi ở chiến trường giáp biên giới Tây Nam Bộ, trong chuyến ra Bắc, họa sĩ gặp một anh lính tha thiết nhờ ông vẽ cho một bức tranh nhưng ông đã “khéo léo từ chối bằng bộ mặt lạnh lùng” để rồi hôm sau ông thấy khó xử khi người chiến sĩ dẫn đường và thồ tranh cho ông chính là người đã nhờ ông vẽ tranh.

- Họa sĩ đã là người tự trọng, nhiệt tâm nhưng lại bị vòng xoáy của danh vọng làm quên đi lời hứa năm xưa: Khi được người lính cứu và hỗ trợ mang vác đồ, họa sĩ đã vẽ bức tranh để đền đáp sự độ lượng của anh và hứa mang về cho người mẹ đang ngóng trông tin con, tưởng con đã hi sinh. Trở về Hà Nội, ông mang bức tranh đi triển lãm ở nước ngoài và được đánh giá cao. Ông đã quên bẵng đi lời hứa năm nào.

- Tám năm sau, vô tình gặp lại người lính năm xưa ở Hà Nội, nay đã là một người thợ cắt tóc, họa sĩ xấu hổ và “chỉ muốn có một cái mặt nạ, hoặc bé xíu lại như một hạt đậu, trên cái ghế cắt tóc” để che lấp nỗi xấu hổ khi đã thất hứa, dù lúc ở chiến trường đã tâm niệm “giá có phải chạy qua làn đạn của địch, hay băng qua ngọn lửa, thì tôi cũng quyết định sẽ vượt qua, để đưa tấm hình về trao tận tay những người trong gia đình anh, để đền đáp chút ít tấm lòng độ lượng quá lớn lao nhưng lặng lẽ mà anh đã đối xử với tôi”.

- Họa sĩ trải qua cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt. Ông đối diện với bức chân dung tự họa của mình và độc thoại nội tâm giữa phần tốt đẹp với phần xấu xa, phần dũng cảm nhận lỗi và phần hèn nhát trốn tránh. Ông vòng đi vòng lại nhiều lần qua quán cắt tóc, nghe ngóng thông tin từ những người xung quanh, hỏi chuyện vợ anh thợ… để tìm hiểu rõ mọi chuyện nhằm bớt đi sự áy náy về lỗi lầm của mình khi xưa đã khiến bà mẹ anh thợ bị lòa.

- Họa sĩ đấu tranh để tìm cách giải quyết, thậm chí ông tính trốn tránh bằng cách “vay mượn gom góp một số tiền lớn, cái số tiền mà tôi đã thu được nhờ bức ký họa chân dung kia, bí mật gửi cho anh” nhưng cuối cùng thì “vẫn không cho phép mình lấy đồng tiền để thay cái mặt mình.” và quyết định trở lại quán gặp anh thợ.

- Họa sĩ đã tưởng tượng ra cuộc trò chuyện với anh thợ trong tâm tưởng, đối thoại với anh thợ cắt tóc qua tấm gương để đặt ra các tình huống, tâm trạng… Cuối cùng, ông họa sĩ đã hoàn thành bức chân dung tự họa với “đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.”

=> Qua cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của ông họa sĩ, tác giả gửi đến người đọc thông điệp rằng: Hãy biết dũng cảm đối mặt với những sai lầm của mình, nhìn vào thế giới nội tâm của mình để vượt lên trên sự ích kỉ xấu xa, hướng đến vẻ đẹp của cái thiện, cái tốt trong tâm hồn mỗi người.

2.2. Vẻ đẹp cao thượng, bao dung của anh chiến sĩ và lời đề tỉnh mọi người hãy nhìn nhận thấu đáo, suy nghĩ về cách sống, lối ứng xử trong cuộc sống

- Anh chiến sĩ là người tình cảm, yêu thương gia đình: Anh là con một, xa gia đình đi B, mẹ anh lại nhận được tin anh hi sinh nên anh vô cùng lo lắng cho mẹ. Tuy vậy, khi gặp ông họa sĩ và “tha thiết thỉnh cầu tôi vẽ cho anh một bức chân dung” để gửi về cho người mẹ đang trông ngóng mà không được đồng ý thì anh chỉ “lẳng lặng quay lưng lại tôi, chậm rãi đi xuống dưới những cái bậc dốc”.

- Anh chiến sĩ là người nhiệt tình, có trách nhiệm, không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc:

+ Anh đang ốm, ở rừng đã lâu với “nước da xam xám và cặp môi thâm sì” nhưng cố gắng để quay nhanh trở lại “cởi chiếc ba lô sau lưng cho tôi, khoác vào trước ngực mình. Anh đỡ lấy tôi, giúp tôi rút cái chân lên. Rồi dìu tôi đi”.

+ Anh vừa phải "thồ" đống tranh sau lưng “to và nặng gấp đôi một cái ba lô bình thường của khách đi đường” lại vừa phải mang thêm chiếc ba lô của họa sĩ trước ngực - “có lẽ tất cả đến sáu bảy chục cân”

- Anh chiến sĩ là người bao dung, độ lượng, đúng như lời ông họa sĩ đã nhận xét:
“Giá người chiến sĩ tỏ thái độ lạnh nhạt hoặc mặc xác tôi nằm lại một mình, tập tễnh đi một mình giữa rừng, thì tôi cũng thấy là cái lẽ phải. Xưa nay tôi vẫn quan niệm rằng: sống ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy. Cái cách cư xử của người chiến sĩ đối với tôi chỉ có thể giải thích bằng lòng độ lượng.”

- Thời bình, khi gặp lại ông họa sĩ với cương vị người thợ cắt tóc, anh cố tình không nhận người họa sĩ để tránh cho ông khỏi xấu hổ. Chi tiết “chiếu thẳng về phía tôi một cái nhìn ban đầu soi mói, ngạc nhiên, rồi hơi nghiêm mặt lại. Nhưng những diễn biến phản ứng trên cái mặt người thợ chỉ diễn ra nhanh như một cái chớp mắt.” đã chứng tỏ điều đó, thể hiện sự bao dung, cao thượng của anh.

=> Qua hình ảnh người lính thồ tranh trong cung đường thời chiến và anh thợ cắt tóc lặng lẽ thời bình, tác giả muốn gửi đến chúng ta sự trân trọng, yêu mến đối với vẻ đẹp của sự cao thượng, bao dung của anh. Đồng thời, tác giả gửi gắm đến người đọc thông điệp hãy sống chậm lại, hãy dành một phút để nhìn nhận nội tâm, suy ngẫm về cách sống, lối ứng xử của mình – “Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.”

2.3. Những trăn trở về sự thành công của nghệ thuật khi kiếm tìm vẻ đẹp trong tâm hồn con người

- Bức chân dung mà ông họa sĩ vẽ trong khung cảnh thiếu thốn, vội vàng “chưa đến nửa tiếng đồng hồ”, bức tranh bị coi là “tranh truyền thần” không được đánh giá cao về mặt nghệ thuật lại mang đến thành công, đỉnh cao trong sự nghiệp của người họa sĩ tài ba trong thời kì chiến tranh, “nghiễm nhiên trở thành một tác phẩm hội họa nổi tiếng của tôi, không những ở trong nước, mà cả ở nước ngoài nữa” trong khi “tất cả số tranh và ký họa mà tôi đã tốn biết bao công phu mang từ trong chiến trường ra chuyến đó, chẳng có một bức nào còn lại được”. Bức tranh là hiện thân của nghệ thuật, là sự nảy nở của cái đẹp trên nền của sự khốc liệt chiến tranh.

=> Sự thành công của bức tranh phải chăng chính vì trong thời gian vẽ vội vàng, do tài năng của họa sĩ cùng với sự biết ơn, cảm phục của ông trước sự bao dung độ lượng của anh chiến sĩ thồ tranh nên họa sĩ đã nắm bắt được nét đẹp bao dung, nhân hậu của anh chiến sĩ và truyền tải nó vào trong bức tranh của mình.

- Bức chân dung tự họa của người nghệ sĩ xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm đã thể hiện rất rõ chủ đề của tác phẩm khi tìm kiếm vẻ đẹp nội tâm trong tâm hồn con người:“thể hiện một cái mặt người rất lớn” với “những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa mái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn, và một nửa mái tóc đã cắt” cùng với phần bên dưới khuôn mặt như vẫn đang được giấu kín dưới một cái mặt nạ, đặc biệt nổi bật “là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.” Đôi mắt là chi tiết khi bức tranh hoàn thành, không có ở đầu tác phẩm.

=> Bức tranh này là một thành công lớn, là kiệt tác với người họa sĩ, vì đây là quá trình ông tự vấn lương tâm và đã chiến thắng chính bản thân mình, dám dũng cảm đối mặt với lỗi lầm, với quá khứ.

3. Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

3.1. Tình huống và kết cấu truyện đặc sắc

- Tình huống truyện đặc sắc: Tác giả đã đặt nhân vật vào những tình huống éo le để có thể bộc lộ được rõ nét nhất tính cách, phẩm chất nhân vật, thể hiện dụng ý của mình.

+ Tình huống người họa sĩ khi đang ở chiến trường, lạnh lùng không đồng ý vẽ tranh cho anh chiến sĩ nhưng cuối cùng lại khó xử khi chính anh lính đó là người “thồ tranh” cho mình qua những chặng đường nguy hiểm, thậm chí còn cứu mạng họa sĩ.

+ Tình huống người họa sĩ tài ba gặp lại người lính thồ tranh năm xưa nay đã là một thợ cắt tóc; sự xấu hổ, dằn vặt khi không thực hiện lời hứa mang tranh về khiến người mẹ của anh chiến sĩ mù lòa.

- Kết cấu truyện đặc sắc: bức tranh người chiến sĩ thồ tranh của quá khứ đặt song song với bức tranh tự họa của người họa sĩ.

+ Bức tranh tự họa lại được đặt trong lối kết cấu đầu cuối tương ứng, nổi bật với đôi mắt mở khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc đang nhìn vào nội tâm.

+ Mỗi bức tranh mang một thông điệp nghệ thuật của nhà văn, được đặt song song với nhau càng làm nổi bật sự bao dung của anh chiến sĩ và sự tự trách, dũng cảm đối mặt với lương tâm của người họa sĩ.

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình

- Xây dựng nhân vật một cách tinh tế, sắc sảo qua những đoạn độc thoại và đối thoại nội tâm của nhân vật. Qua độc thoại nội tâm, nhân vật họa sĩ đã hiện lên trước mắt người đọc không chỉ là một bài học tư tưởng mà còn là một nhân cách trong quá trình đấu tranh tự hoàn thiện.

+ Trong dòng độc thoại nội tâm, nhà họa sĩ tài năng nhìn thẳng vào sâu trong con người mình để tìm ra nguyên nhân mà ông đã thất hứa, không mang bức tranh về cho người mẹ, khiến bà cụ bị lòa.

+ Tác giả đã chia tách con người mình thành hai phần: một phần tốt đẹp, phần thiện và một phần của sự ích kỉ, phần xấu xa; để phần thiên thần – ác quỷ này đấu tranh với nhau.

+ Tác giả còn tưởng tượng ra cuộc đối thoại nội tâm của bản thân và anh thợ cắt tóc để có thể suy xét đến mọi tình huống có thể, mọi cách ứng xử và lời nói có thể xảy đến để nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc nhất.

- Sáng tạo một loại hình nhân vật mới: nhân vật tư tưởng. Đó là những nhân vật mang đậm dấu ấn của tư tưởng, của sự trăn trở trước những vấn đề mang đậm tính triết lí; những nhân vật nhìn sâu vào nội tâm. Đây là nét riêng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu, điểm khác biệt để ông được các nhà nghiên cứu đánh giá là “người mở đường tiên phong và tinh anh” cho sự đổi mới của văn học sau năm 1986.

3.3. Lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn hợp lí

- Tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn bên trong, đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để khắc họa rõ nhất những suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ.

- Tác dụng: Câu chuyện là lời tự thuật của ông họa sĩ, kể về hành trình từ khi ở chiến trường đến lúc mang bức tranh đi triển lãm, thành đạt trong thời bình và vô tình gặp lại anh chiến sĩ thồ tranh xưa, để ông phải nhìn nhận sâu trong nội tâm của mình. Là người chứng kiến, người trong cuộc nên để người họa sĩ tự nhìn nhận vấn đề là phù hợp nhất.

Những trăn trở, day dứt, suy tư của người họa sĩ như kéo người đọc vào với sự rối ren, dằn vặt của ông, khiến người đọc thêm day dứt, suy nghĩ.

C. Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm: Với những nét đặc sắc về nghệ thuật và sự sâu sắc của nội dung chủ đề, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã dẫn người đọc vào thế giới nghệ thuật của truyện ngắn “Bức tranh” một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, để lại nhiều thông điệp sâu sắc khiến ta phải trăn trở, suy tư.

- Liên hệ bản thân: Qua truyện ngắn, em nhận thấy rằng, trong cuộc sống, ai cũng có lúc mắc sai lầm, nhưng hãy biết dũng cảm nhìn nhận, chiến thắng chính bản thân mình để luôn hướng đến những điều tốt đẹp nhất.

Phân tích truyện ngắn Bức tranh (mẫu 1)

Nguyễn Minh Châu là một cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam, những sáng tác của ông đã để lại rất nhiều ấn tượng và cảm xúc trong lòng bạn đọc, và tác phẩm Bức tranh cũng là một tác phẩm xuất sắc như thế. Sau đây, mời các em tìm hiểu bài viết nghị luận phân tích và đánh giá nét đặc sắc về nhân vật người chiến sĩ trong đoạn trích Bức tranh của Nguyễn Minh Châu.

Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ có rất nhiều nhà văn tài năng và nổi bật, không thể không kể đến nhà văn Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Minh Châu đã đặt chân rong ruổi khắp các nẻo đường để có thể nhìn và ghi lại những khoảnh khắc, xúc cảm và vẻ đẹp của bộ đội ta. Truyện ngắn Bức tranh là một trong những truyện ngắn được đánh giá là hay và xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu. Đoạn trích Bức tranh được rút ra trong tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành được sáng tác năm 1983. Có thể nói tác phẩm Bức tranh ra đời chính là một sự đánh dấu cho quá trình bắt đầu chuyển hướng sáng tác sang kiểu nhân vật tư tưởng của chính nhà văn. Nổi bật trong toàn bộ đoạn trích, người đọc ấn tượng với nhân vật người chiến sĩ, một người chiến sĩ với nhiều phẩm chất tốt đẹp của người lính cụ Hồ.

Khi viết về đề tài người lính, mỗi nhà văn sẽ quan sát ở một khía cạnh và góc nhìn khác nhau, điều đó sẽ phụ thuộc vào sự sáng tạo của người cầm bút. Đối với Nguyễn Minh Châu, ông không hề gọi tên đó là người lính, người chiến sĩ nào mà chỉ gọi bằng một cái tên chung chung, không ám chỉ cụ thể bất kì một ai. Những người lính phải oằn mình dưới bom đạn và chiến trường chính là nơi nguy hiểm và cực khổ nhất, người hoạ sĩ đã đến nơi được coi là tâm của bệnh sốt rét. Người lính đã được miêu tả khiến người đọc không khỏi xót thương “nước da xam xám, cặp môi thâm sì”, thế nhưng đó chính là đặc điểm chung của tất cả người lính lúc bấy giờ.

Khi mà người chiến sĩ xin vẽ một bức chân dung thì người hoạ sĩ đã vội vàng từ chối, anh ta nhìn người chiến sĩ với ánh mắt lạnh lùng. Sang vài hôm sau, họ lại gặp lại nhau, nhưng thay vì trách móc người hoạ sĩ thì anh chiến sĩ đã giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều. Khi đó, người hoạ sĩ mới nhận ra một điều rằng anh chiến sĩ ấy đã vô cùng bao dung, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ mình, không hề để trong lòng những chuyện xảy ra hôm trước. Và không riêng gì người chiến sĩ trong câu truyện của Nguyễn Minh Châu mà ta tin rằng bất kì người lính nào cũng sẽ như vậy, ở họ chính là những phẩm chất tốt đẹp, cao cả, tốt bụng và lương thiện vô cùng.

Toàn bộ đoạn trích đề cập đến vẻ đẹp tâm hồn của con người, những nét tính cách ẩn sâu bên trong, hãy cố gắng nhìn vào sâu trong họ để có thể thấu hiểu và cảm thông. Nhân vật anh chiến sĩ trong đoạn trích Bức tranh chính là một hình ảnh đẹp nhất cho hình tượng người lính cụ Hồ.

Phân tích truyện ngắn Bức tranh (mẫu 2)

Nguyễn Minh Châu được đánh giá là “người mở đường tài ba và tinh anh” trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam hiện đại. Những tác phẩm của ông khai phá những đề tài về cuộc sống và con người sau chiến tranh, qua đó gửi gắm đến người đọc những thông điệp giàu tính triết lí và đáng để mỗi chúng ta phải trăn trở, suy ngẫm. Truyện ngắn Bức tranh được rút trong tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), là một truyện ngắn đặc sắc, mang đậm phong cách Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới. Qua lời “tự thú” trong bức chân dung tự họa của một họa sĩ khi nhìn nhận lại những lỗi lầm của bản thân mình, nhà văn đã gửi đến chúng ta thông điệp về sự dũng cảm đối mặt, về vẻ đẹp của sự bao dung, nhân hậu của con người.

Truyện ngắn xoay quanh nhân vật là một họa sĩ tài hoa và hành trình đấu tranh, tự vấn lương tâm của ông, quá trình “tự thú” để chiến thắng cái ích kỉ nhỏ nhen, hướng đến cái tốt đẹp. Tám năm trước, khi còn chiến tranh, trên đường mang các tác phẩm của mình từ chiến trường trở về phục vụ cho triển lãm ở nước ngoài; họa sĩ gặp gỡ một anh chiến sĩ làm nhiệm vụ dẫn đường và “thồ tranh” cho mình. Anh lính nhờ họa sĩ vẽ mình nhưng đã bị lạnh lùng từ chối; sau đó, trên chặng đường nguy hiểm, do cảm phục sự cứu giúp, sự độ lượng của anh lính mà họa sĩ đã vẽ một bức “ảnh truyền thần” cùng lời hứa sẽ mang bức tranh về gửi cho người mẹ ở hậu phương đang trông ngóng tin con. Tuy nhiên, khi trở về, họa sĩ đã quên lời hứa năm xưa, mang bức tranh đi triển lãm nước ngoài và đạt được thành công lớn. Hiện tại, vô tình họa sĩ tạt vào một quán cắt tóc và nhận ra người thợ cắt tóc chính là người chiến sĩ thồ tranh mà mình đã thất hứa năm xưa. Trong nội tâm người họa sĩ đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa việc dũng cảm đối mặt với người lính – người thợ cắt tóc để thừa nhận lỗi lầm của mình và coi như chưa từng quen biết người đó. Cuối cùng, họa sĩ đã chiến thắng phần ích kỉ, hèn nhát của mình để dũng cảm nhận lỗi lầm, hoàn thành bức tranh sơn dầu tự họa bản thân với “đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm”.

Ngay từ nhan đề của tác phẩm cùng với sự xuất hiện của hình tượng bức tranh xuyên suốt đầu và cuối tác phẩm đã cho ta thấy cuộc đấu tranh nội tâm của người họa sĩ về những lỗi lầm của mình trong quá khứ và sự dũng cảm đối mặt với hiện thực. Ông họa sĩ là một người tài ba, hết mình vì nghệ thuật, trong thời gian ở chiến trường đã vẽ được nhiều tác phẩm phục vụ nghệ thuật và cuộc sống. Khi ở chiến trường giáp biên giới Tây Nam Bộ, trong chuyến ra Bắc, họa sĩ gặp một anh lính tha thiết nhờ ông vẽ cho một bức tranh nhưng ông đã “khéo léo từ chối bằng bộ mặt lạnh lùng” để rồi hôm sau ông thấy khó xử khi người chiến sĩ dẫn đường và thồ tranh cho ông chính là người đã nhờ ông vẽ tranh. Họa sĩ đã là người tự trọng, nhiệt tâm nhưng lại bị vòng xoáy của danh vọng làm quên đi lời hứa năm xưa: khi được người lính cứu và hỗ trợ mang vác đồ, họa sĩ đã vẽ bức tranh để đền đáp sự độ lượng của anh và hứa mang về cho người mẹ đang ngóng trông tin con, tưởng con đã hi sinh. Trở về Hà Nội, ông mang bức tranh đi triển lãm ở nước ngoài và được đánh giá cao. Ông đã quên bẵng đi lời hứa năm nào. Tám năm sau, vô tình gặp lại người lính năm xưa ở Hà Nội, nay đã là một người thợ cắt tóc, họa sĩ xấu hổ và “chỉ muốn có một cái mặt nạ, hoặc bé xíu lại như một hạt đậu, trên cái ghế cắt tóc” để che lấp nỗi xấu hổ khi đã thất hứa, dù lúc ở chiến trường đã tâm niệm “giá có phải chạy qua làn đạn của địch, hay băng qua ngọn lửa, thì tôi cũng quyết định sẽ vượt qua, để đưa tấm hình về trao tận tay những người trong gia đình anh, để đền đáp chút ít tấm lòng độ lượng quá lớn lao nhưng lặng lẽ mà anh đã đối xử với tôi”. Lúc này, họa sĩ trải qua cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt. Ông đối diện với bức chân dung tự họa của mình và độc thoại nội tâm giữa phần tốt đẹp với phần xấu xa, phần dũng cảm nhận lỗi và phần hèn nhát trốn tránh. Ông vòng đi vòng lại nhiều lần qua quán cắt tóc, nghe ngóng thông tin từ những người xung quanh, hỏi chuyện vợ anh thợ… để tìm hiểu rõ mọi chuyện nhằm bớt đi sự áy náy về lỗi lầm của mình khi xưa đã khiến bà mẹ anh thợ bị lòa. Họa sĩ đấu tranh để tìm cách giải quyết, thậm chí ông tính trốn tránh bằng cách “vay mượn gom góp một số tiền lớn, cái số tiền mà tôi đã thu được nhờ bức ký họa chân dung kia, bí mật gửi cho anh” nhưng cuối cùng thì “vẫn không cho phép mình lấy đồng tiền để thay cái mặt mình.” và quyết định trở lại quán gặp anh thợ. Ông đã tưởng tượng ra cuộc trò chuyện với anh thợ trong tâm tưởng, đối thoại với anh thợ cắt tóc qua tấm gương để đặt ra các tình huống, tâm trạng… Cuối cùng, ông họa sĩ đã hoàn thành bức chân dung tự họa với “đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.” Qua cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của ông họa sĩ, tác giả gửi đến người đọc thông điệp rằng: Hãy biết dũng cảm đối mặt với những sai lầm của mình, nhìn vào thế giới nội tâm của mình để vượt lên trên sự ích kỉ xấu xa, hướng đến vẻ đẹp của cái thiện, cái tốt trong tâm hồn mỗi người.

Bên cạnh đó, tác phẩm còn làm nổi bật vẻ đẹp cao thượng, bao dung của anh chiến sĩ và lời đề tỉnh mọi người hãy nhìn nhận thấu đáo, suy nghĩ về cách sống, lối ứng xử trong cuộc sống. Anh chiến sĩ là người tình cảm, yêu thương gia đình. Anh là con một, xa gia đình đi B, mẹ anh lại nhận được tin anh hi sinh nên anh vô cùng lo lắng cho mẹ. Tuy vậy, khi gặp ông họa sĩ và “tha thiết thỉnh cầu tôi vẽ cho anh một bức chân dung” để gửi về cho người mẹ đang trông ngóng mà không được đồng ý thì anh chỉ “lẳng lặng quay lưng lại tôi, chậm rãi đi xuống dưới những cái bậc dốc”. Anh rất nhiệt tình, có trách nhiệm, không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc. Dù đang ốm, ở rừng đã lâu với “nước da xam xám và cặp môi thâm sì” nhưng cố gắng để giúp đỡ người khác khi quay nhanh trở lại “cởi chiếc ba lô sau lưng cho tôi, khoác vào trước ngực mình. Anh đỡ lấy tôi, giúp tôi rút cái chân lên. Rồi dìu tôi đi”. Anh vừa phải "thồ" đống tranh sau lưng “to và nặng gấp đôi một cái ba lô bình thường của khách đi đường” lại vừa phải mang thêm chiếc ba lô của họa sĩ trước ngực - “có lẽ tất cả đến sáu bảy chục cân”. Có thể nói, anh chiến sĩ là người bao dung, độ lượng, đúng như lời ông họa sĩ đã nhận xét rằng “Giá người chiến sĩ tỏ thái độ lạnh nhạt hoặc mặc xác tôi nằm lại một mình, tập tễnh đi một mình giữa rừng, thì tôi cũng thấy là cái lẽ phải. Xưa nay tôi vẫn quan niệm rằng: sống ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy. Cái cách cư xử của người chiến sĩ đối với tôi chỉ có thể giải thích bằng lòng độ lượng.”. Sau này, khi gặp lại ông họa sĩ với cương vị người thợ cắt tóc, anh cố tình không nhận người họa sĩ để tránh cho ông khỏi xấu hổ. Chi tiết “chiếu thẳng về phía tôi một cái nhìn ban đầu soi mói, ngạc nhiên, rồi hơi nghiêm mặt lại. Nhưng những diễn biến phản ứng trên cái mặt người thợ chỉ diễn ra nhanh như một cái chớp mắt.” đã chứng tỏ điều đó, thể hiện sự bao dung, cao thượng của anh. Qua hình ảnh người lính thồ tranh trong cung đường thời chiến và anh thợ cắt tóc lặng lẽ thời bình, tác giả muốn gửi đến chúng ta sự trân trọng, yêu mến đối với vẻ đẹp của sự cao thượng, bao dung của anh. Đồng thời, tác giả gửi gắm đến người đọc thông điệp hãy sống chậm lại, hãy dành một phút để nhìn nhận nội tâm, suy ngẫm về cách sống, lối ứng xử của mình – “Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.”

Ta cũng thấy được những trăn trở về sự thành công của nghệ thuật khi kiếm tìm vẻ đẹp trong tâm hồn con người thể hiện qua hình tượng bức tranh xuyên suốt tác phẩm. Bức chân dung mà ông họa sĩ vẽ trong khung cảnh thiếu thốn, vội vàng “chưa đến nửa tiếng đồng hồ”, bức tranh bị coi là “tranh truyền thần” không được đánh giá cao về mặt nghệ thuật lại mang đến thành công, đỉnh cao trong sự nghiệp của người họa sĩ tài ba trong thời kì chiến tranh, “nghiễm nhiên trở thành một tác phẩm hội họa nổi tiếng của tôi, không những ở trong nước, mà cả ở nước ngoài nữa” trong khi “tất cả số tranh và ký họa mà tôi đã tốn biết bao công phu mang từ trong chiến trường ra chuyến đó, chẳng có một bức nào còn lại được”. Bức tranh là hiện thân của nghệ thuật, là sự nảy nở của cái đẹp trên nền của sự khốc liệt chiến tranh. Sự thành công của bức tranh phải chăng chính vì trong thời gian vẽ vội vàng, do tài năng của họa sĩ cùng với sự biết ơn, cảm phục của ông trước sự bao dung độ lượng của anh chiến sĩ thồ tranh nên họa sĩ đã nắm bắt được nét đẹp bao dung, nhân hậu của anh chiến sĩ và truyền tải nó vào trong bức tranh của mình? Hay như bức chân dung tự họa của người nghệ sĩ xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm đã thể hiện rất rõ chủ đề của tác phẩm khi tìm kiếm vẻ đẹp nội tâm trong tâm hồn con người:“thể hiện một cái mặt người rất lớn” với “những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa mái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn, và một nửa mái tóc đã cắt” cùng với phần bên dưới khuôn mặt như vẫn đang được giấu kín dưới một cái mặt nạ, đặc biệt nổi bật “là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.” Đôi mắt là chi tiết khi bức tranh hoàn thành, không có ở đầu tác phẩm. Có thể nói, bức tranh này là một thành công lớn, là kiệt tác với người họa sĩ, vì đây là quá trình ông tự vấn lương tâm và đã chiến thắng chính bản thân mình, dám dũng cảm đối mặt với lỗi lầm, với quá khứ.

Không chỉ hấp dẫn người đọc bởi thông điệp giàu ý nghĩa, truyện ngắn còn thu hút người đọc bởi những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật. Tác giả đã sử dụng tình huống và kết cấu truyện đặc sắc để làm nổi bật nội dung của câu chuyện. Ông đặt nhân vật vào những tình huống éo le để có thể bộc lộ được rõ nét nhất tính cách, phẩm chất nhân vật, thể hiện dụng ý của mình. Đó là tình huống người họa sĩ khi đang ở chiến trường, lạnh lùng không đồng ý vẽ tranh cho anh chiến sĩ nhưng cuối cùng lại khó xử khi chính anh lính đó là người “thồ tranh” cho mình qua những chặng đường nguy hiểm, thậm chí còn cứu mạng họa sĩ. Hay tình huống người họa sĩ tài ba gặp lại người lính thồ tranh năm xưa nay đã là một thợ cắt tóc; sự xấu hổ, dằn vặt khi không thực hiện lời hứa mang tranh về khiến người mẹ của anh chiến sĩ mù lòa… cũng rất éo le. Bên cạnh đó, kết cấu truyện đặc sắc thể hiện ở việc bức tranh người chiến sĩ thồ tranh của quá khứ đặt song song với bức tranh tự họa của người họa sĩ. Bức tranh tự họa lại được đặt trong lối kết cấu đầu cuối tương ứng, nổi bật với đôi mắt mở khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc đang nhìn vào nội tâm. Mỗi bức tranh mang một thông điệp nghệ thuật của nhà văn, được đặt song song với nhau càng làm nổi bật sự bao dung của anh chiến sĩ và sự tự trách, dũng cảm đối mặt với lương tâm của người họa sĩ.

Trong truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện tài năng của mình ở nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình. Ông xây dựng nhân vật một cách tinh tế, sắc sảo qua những đoạn độc thoại và đối thoại nội tâm của nhân vật. Qua độc thoại nội tâm, nhân vật họa sĩ đã hiện lên trước mắt người đọc không chỉ là một bài học tư tưởng mà còn là một nhân cách trong quá trình đấu tranh tự hoàn thiện. Trong dòng độc thoại nội tâm, nhà họa sĩ tài năng nhìn thẳng vào sâu trong con người mình để tìm ra nguyên nhân mà ông đã thất hứa, không mang bức tranh về cho người mẹ, khiến bà cụ bị lòa. Tác giả đã chia tách con người mình thành hai phần: một phần tốt đẹp, phần thiện và một phần của sự ích kỉ, phần xấu xa; để phần thiên thần – ác quỷ này đấu tranh với nhau. Tác giả còn tưởng tượng ra cuộc đối thoại nội tâm của bản thân và anh thợ cắt tóc để có thể suy xét đến mọi tình huống có thể, mọi cách ứng xử và lời nói có thể xảy đến để nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc nhất. Đặc biệt, ông đã sáng tạo một loại hình nhân vật mới: nhân vật tư tưởng. Đó là những nhân vật mang đậm dấu ấn của tư tưởng, của sự trăn trở trước những vấn đề mang đậm tính triết lí; những nhân vật nhìn sâu vào nội tâm. Đây là nét riêng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu, điểm khác biệt để ông được các nhà nghiên cứu đánh giá là “người mở đường tiên phong và tinh anh” cho sự đổi mới của văn học sau năm 1986.

Tác giả còn lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn rất hợp lí. Tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn bên trong, đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để khắc họa rõ nhất những suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ. Bởi câu chuyện là lời tự thuật của ông họa sĩ, kể về hành trình từ khi ở chiến trường đến lúc mang bức tranh đi triển lãm, thành đạt trong thời bình và vô tình gặp lại anh chiến sĩ thồ tranh xưa, để ông phải nhìn nhận sâu trong nội tâm của mình. Là người chứng kiến, người trong cuộc nên để người họa sĩ tự nhìn nhận vấn đề là phù hợp nhất. Những trăn trở, day dứt, suy tư của người họa sĩ như kéo người đọc vào với sự rối ren, dằn vặt của ông, khiến người đọc thêm day dứt, suy nghĩ.

Với những nét đặc sắc về nghệ thuật và sự sâu sắc của nội dung chủ đề, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã dẫn người đọc vào thế giới nghệ thuật của truyện ngắn “Bức tranh” một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, để lại nhiều thông điệp sâu sắc khiến ta phải trăn trở, suy tư. Qua truyện ngắn, em nhận thấy rằng, trong cuộc sống, ai cũng có lúc mắc sai lầm, nhưng hãy biết dũng cảm nhìn nhận, chiến thắng chính bản thân mình để luôn hướng đến những điều tốt đẹp nhất.

Phân tích truyện ngắn Bức tranh (mẫu 3)

Nguyễn Minh Châu là một cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kì sau năm 1875. Các tác phẩm của ông đều hướng đến phản ánh cuộc sống và số phận của con người sau ngày hậu chiến. Không chỉ có nội dung sâu sắc mà mỗi tác phẩm của Nguyễn Minh Châu còn để lại những bài học triết lí, những tuyên ngôn khiến cho người đọc phải suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cũng có lẽ vì sự tài ba, tinh tế ấy mà Nguyễn Minh Châu được đánh giá là “Người mở đường tài ba và tinh anh” của công cuộc đổi mới văn học.

Truyện ngắn “Bức tranh” có thể được coi là tác phẩm mở đầu của quá trình chuyển hướng sáng tác văn học sang kiểu nhân vật tư tưởng của Nguyễn Minh Châu. Cũng giống như những tác phẩm của mình, truyện ngắn này cũng chứa đựng lời tuyên ngôn đầy tính nhân văn.

Truyện ngắn “ Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, đó là người họa sĩ và anh chiến sĩ. Trong đó, chủ đạo là dòng suy nghĩ, hồi tưởng và cả sự trăn trở, đấu tranh tâm lí của người họa sĩ tài năng song cũng mang đầy những khiếm khuyết, hạn chế của con người.Theo dõi câu chuyện của người họa sĩ, chính những độc giả cũng nhận ra những hạn chế, những nhược điểm tất yếu của con người. Nhận ra những góc tối bên trong cái vẻ hào nhoáng, sáng bóng bên ngoài.

Trước hết, người họa sĩ, nhân vật chính trong câu chuyện này là một người nghệ sĩ tài năng. Anh ta luôn nghiêm túc với nghệ thuật, với công việc. Vì vậy mà bức kí họa “chiến sĩ giải phóng quân” của người họa sĩ ấy trở nên nổi tiếng, được nhiều người chọn mua để trưng bày. Người họa sĩ cũng là người biết nhận ra sự thiếu sót, những sai lầm của bản thân để từ đó khắc phục, sửa chữa. Khi mang theo rất nhiều những bức tranh, những sản phẩm tâm huyết của mình băng qua rừng để tiếp tục lên đường chuyển công tác, anh ta đã bị ngã xuống suối và bị thương ở chân, không thể mang vác nặng.

Trong hoàn cảnh ấy, chính người chiến sĩ đồng hành tận lòng giúp đỡ, vừa giúp anh ta chữa trị vết thương, vừa mang vác đống đồ đạc, những bức tranh. Tuy nhiên, điều đáng nói là người chiến sĩ nàycũng là người mà trước đó bị chính anh ta từ chối một cách phũ phàng khi người chiến sĩ này nhờ anh ta vẽ cho mình một bức tranh truyền thần. Vì biết ơn tấm lòng của người chiến sĩ, cũng là vì hối hận về những lời nói vô tình trước. Người họa sĩ đã chủ động xin lỗi, và mong muốn có thể vẽ tặng anh chiến sĩ bức kí họa chân dung: “Tôi xin lỗi đồng chí…Tôi cũng sẽ vẽ cho đồng chí một bức tranh thật đẹp” Và trong ngay trong đêm,bằng những dụng cụ vẽ thô sơ nhất, người họa sĩ đã hoàn thành bức kí họa người chiến sĩ- mà sau này, chính bức họa này mang lại sự danh tiếng cho người họa sĩ. Sở dĩ bức họa này trở nên nổi tiếng không chỉ bởi tài năng thiên bẩm của người nghệ sĩ, mà còn vì tấm lòng, cảm xúc của người nghệ sĩ ấy được truyền tải vào bức tranh.

Khi nghe câu chuyện cảm động về của người chiến sĩ và mong muốn được gửi bức tranh truyền thần của mình về quê hương cho mẹ. Người họa sĩ ấy đã không ngần ngại đồng ý ngay với người chiến sĩ, rằng ngay khi trở về, anh ta sẽ đến tận nơi, trực tiếp đưa cho mẹ của người chiến sĩ, để mẹ có thể yên tâm rằng con trai của mình còn sống. Ngay lúc đó, sự quyết tâm của người họa sĩ cũng thật khiến người đọc cảm nhận được sự chân thành, một tấm lòng đáng quý trọng. Tuy nhiên, những nhược điểm, những hạn chế của người nghệ sĩ này cũng bắt đầu từ bức kí họa và lời hứa này mà dần bộc lộ.

Mang theo bức tranh về với đầy niềm quyết tâm, rằng sẽ mang ngay đến và trao tận tay cho người chiến sĩ, nhưng khi trở về, người họa sĩ bị cuốn vào guồng quay của công việc, của những mối quan hệ. Quyết tâm ấy, lời hứa ở trong rừng hôm ấy cũng bị lãng quên. Người họa sĩ chìm trong sự thành công đến bất ngờ của bức kí họa “người chiến sĩ giải phóng quân” ấy, và dường như không còn nhớ đến lời hứa của mình với anh chiến sĩ. Đến khi vô tình gặp lại người chiến sĩ ở trong hiệu cắt tóc thì anh ta đã vô cùng hoảng hốt, cả nỗi bất an khi trăn trở suy nghĩ người chiến sĩ ấy còn nhận ra mình hay không?

Khi người họa sĩ nhận ra chính sự vô tâm của mình đã làm cho mẹ người chiến sĩ mù lòa vì thương nhớ con. Anh ta đã không thôi tự trách, đấu tranh nội tâm dữ dội về việc làm của mình, cũng có khi tự biện minh cho mình vì sự guồng quay của công việc. Nhưng rồi anh nhận ra hành động của mình là sai trái, chính sự ích kỉ của anh đã làm cho người mẹ vô tội kia vì quá thương con mà trở nên mù lòa, già yếu như kia. Anh ta cũng đã nhiều lần đạp xe qua hiệu cắt tóc, lặng lẽ quan sát người chiến sĩ khi xưa cũng như mẹ của anh ta. Cũng đã có lần quay trở lại hiệu cắt tóc, nói những lời úp mở, gợi ra những câu chuyện để xem người chiến sĩ ấy còn nhớ ra mình hay không?

Cuối cùng, sau quá trình đấu tranh dữ dội giữa cái phải- trái, đúng – sai, nói ra hay lặng lẽ giấu kín mọi thứ thì cái thiện cũng đã giành chiến thắng. Anh ta đã quyết định nhận lỗi với người chiến sĩ : “Tôi xin nhận đã gây thêm đau khổ cho bà mẹ anh. Tôi đã lừa dối anh. Tôi thu thêm được nhiều tiền của và tiếng tăm trên sự đau khổ của anh”. Như vậy, cuối cùng sự dãi bày này của anh họa sĩ cũng đã làm cho bản thân anh ta được thanh thản, làm cho người đọc thở phào nhẹ nhõm vì hành động đúng đắn của anh. Dù có ích kỉ, có những sai lầm nhưng đến cuối cùng, người họa sĩ ấy vẫn sẵn sàng đối mặt với sai lầm của mình, biết nhận lỗi. Nên, sự thú nhận này cũng đáng để được trân trọng.

Cùng xuất hiện với nhân vật người họa sĩ, anh chiến sĩ trong truyện ngắn này hiện lên với vẻ lặng lẽ, bình thản cùng tấm lòng cao thượng, vị tha. Khi bị người họa sĩ từ chối vẽ cho mình bức tranh truyền thần, anh ta không nói gì thêm mà chỉ “lẳng lặng đi xuống đồi”. Hay ngay cả khi biết người họa sĩ không mang bức tranh về cho mẹ của mình, khiến cho bà mẹ đáng thương ấy vì khóc thương con mà lòa cả đôi mắt. Anh ta cũng không một lời trách móc, vẫn tận tụy với công việc, cắt tóc cho người họa sĩ rất kĩ, nói chuyện với anh ta bằng những lời lẽ bình thản nhất. Ta có thể thấy, anh chiến sĩ là người giàu lòng độ lượng, vị tha. Người chiến sĩ ấy cũng là ánh sáng của lương tâm để người họa sĩ tự soi chiếu lại mình, kiểm điểm nghiêm túc những hành vi sai trái của mình.

Như vậy, bức tranh kí họa thứ hai trong tác phẩm, đó chính là bức chân dung mà người họa sĩ tự vẽ về mình. Tuy nhiên, nó không giống những bức kí họa thường thấy: “ một cái mặt người rất lớn những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa mái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn, và một nửa mái tóc đã cắt, thoạt trông như một phần bộ óc mầu xám vừa bị mổ phanh ra. Phần bên dưới khuôn mặt như vẫn đang được giấu kín dưới một cái mặt nạ: dưới cằm và hai bên mép phủ kín bọt xà phòng. Không trông rõ miệng, chỉ thấy một vệt mầu đen lờ mờ nổi bồng bềnh trên những đám bọt xà phòng. Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm” như một thông điệp muốn gửi đến độc giả: Hãy nhìn con người vào sâu bản chất bên trong, sự hào nhoáng bên ngoài đôi khi không phản ánh được những góc tối bên trong tâm hồn.

Phân tích truyện ngắn Bức tranh (mẫu 4)

Truyện ngắn "Bức tranh" của Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm đặc sắc, thể hiện sâu sắc cả nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm không chỉ miêu tả cuộc sống và tâm trạng của nhân vật mà còn phản ánh những quan niệm nhân sinh, thẩm mỹ và tư tưởng của tác giả.

"Bức tranh" xoay quanh câu chuyện của một người phụ nữ lớn tuổi, sống trong một ngôi nhà nhỏ tại một thành phố lạ lẫm, nơi bà đang chăm sóc một bức tranh. Bức tranh này chính là điểm nhấn của cuộc sống bà, và nó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với bà. Đây là hình ảnh của một ngôi nhà và một cuộc sống mà bà đã mơ ước và khao khát. Qua bức tranh, tác giả khắc họa rõ nét nỗi cô đơn, sự lạc lõng và sự tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của nhân vật.

Nhân vật chính, bà cụ, sống trong một thế giới nội tâm phong phú nhưng bên ngoài lại là một cuộc sống đơn giản và nghèo nàn. Bà thường xuyên chăm sóc bức tranh, thể hiện sự trân trọng và yêu quý đối với nó. Bức tranh không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một phần của ước mơ, hoài bão của bà. Qua đó, tác giả phản ánh được mối quan hệ giữa hiện thực và lý tưởng, giữa thực tại và mơ ước.

Về nghệ thuật, Nguyên Minh Châu sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tinh tế để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Trước hết, tác giả sử dụng kỹ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc. Cảm xúc của nhân vật được diễn tả rất chân thật qua những hành động nhỏ nhặt, những cử chỉ chăm sóc bức tranh. Điều này giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội tâm của nhân vật, cảm nhận được sự khao khát, nỗi cô đơn và sự tôn trọng mà bà dành cho bức tranh.

Bên cạnh đó, Nguyên Minh Châu cũng khéo léo sử dụng nghệ thuật so sánh và ẩn dụ. Bức tranh không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đơn thuần mà còn là biểu tượng của những ước mơ chưa được thực hiện, là hình ảnh của một cuộc sống lý tưởng mà nhân vật luôn khao khát. Sự đối lập giữa cuộc sống thực tại và hình ảnh trong bức tranh càng làm nổi bật sự trăn trở và mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật.

Người đọc còn thấy được sự tinh tế trong cách mà tác giả xây dựng không gian và thời gian. Ngôi nhà nhỏ và bức tranh tạo nên một không gian khép kín, phản ánh sự giới hạn trong cuộc sống của nhân vật. Thời gian trong tác phẩm dường như bị ngưng đọng, chỉ xoay quanh việc chăm sóc bức tranh, thể hiện sự lặp lại và sự trì trệ trong cuộc sống của nhân vật.

Tóm lại, "Bức tranh" của Nguyên Minh Châu là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc, thể hiện sự khéo léo trong cách xây dựng nhân vật và sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Nội dung của câu chuyện không chỉ phản ánh nỗi cô đơn và sự khao khát của nhân vật mà còn chứa đựng những suy ngẫm về cuộc sống và ước mơ. Tác phẩm là một minh chứng rõ nét cho tài năng của Nguyên Minh Châu trong việc khắc họa tâm lý nhân vật và tạo ra những hình ảnh nghệ thuật đầy ý nghĩa.

1 26 31/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: