TOP 11 mẫu Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần (2025) SIÊU HAY

Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 12,535 23/12/2024


Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần

TOP 11 mẫu Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Bố tôi của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần

Truyện ngắn Bố tối

BỐ TÔI

Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.

Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.

Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Mẹ tôi hỏi: “Thư đâu?”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Ôi, con mình viết chữ đẹp quả! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?” Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả.”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lả, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt.

Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.

(Theo Nguyễn Ngọc Thuần, in trong “Bồi dưỡng học sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt” – Nxb Giáo dục Việt Nam, 2012.)

Dàn ý Phân tích Bố tôi

Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến chung của người viết.

- Trong cuộc đời mỗi người, tình cảm gia đình luôn là điểm tựa tinh

thần thiêng liêng nâng bước chân con người suốt chặng đường dài, là hành trang quý giá neo đậu trong tâm hồn mỗi người.

- Truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng thành công hình ảnh người bố – một người đàn ông miền núi chất phác, hiền hậu, hết lòng yêu thương con, trân trọng tình cảm gia đình. Truyện ngắn gọn nhưng đã để lại cho người đọc những ấn tượng khó quên.

Thân bài

- Nội dung:

Tập trung nêu nội dung, chủ đề và phân tích tác dụng của 6,0 một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn.

Khái quát về tác phẩm:

+ Xuất xứ của truyện: Truyện Bố tôi in trong Tuyển tập truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi – Nxb Giáo dục Việt Nam.

+ Thể loại của truyện: truyện ngắn hiện đại.

Nêu nội dung, chủ đề: Truyện kể về người bố của nhân vật “tôi”. Ông ở vùng đồi núi hiểm trở, người con học ở dưới đồng bằng xa nhà. Ông dành cho con những tình yêu thương sâu sắc và luôn dõi theo con từng ngày. Mỗi khi nhận được thư của con gửi về, ông cảm thấy vô cùng hạnh phúc và luôn trân trọng những bức thư ấy vì theo ông nghĩ con viết thư về được là vẫn mạnh khỏe. Ngày con bước chân vào giảng đường đại học cũng là lúc người bố ra đi mãi mãi, đó là ngày khai trường đầu tiên mà nhân vật “tôi” không có bố đi cùng. Nhưng nhân vật “tôi” tin rằng bố sẽ theo mình suốt hành trình cuộc đời phía trước. Truyện ca ngợi tình yêu thương sâu nặng của người bố dành cho gia đình, con cái và tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho người bố kính yêu. Đồng thời, truyện cũng gửi gắm lời nhắc nhở những người con phải biết thương yêu, kính trọng và biết ơn và sống hiếu thảo với bố mę của mình.

- Làm rõ nội dung, chủ đề: Chủ đề của truyện được mở ra bằng tình huống rất gần gũi, đời thường nhưng lại xúc động bởi sự xa cách của hai bố con trong niềm thương nhớ khôn nguôi: “Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi”. Cách vào đề ngắn gọn mà hấp dẫn, lôi cuốn người đọc dõi theo hành trình của hai bố con trong cuộc đời.

+ Chủ đề của truyện thể hiện ở hình ảnh người bố hiện ra thật giản dị, đời thường nhưng gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc:

. Hình ảnh người bố nghèo, tần tảo, vất vả, một nắng hai sương làm nương rẫy ở trên vùng núi cao và không có điều kiện để đi học. “Còn bố tôi, từ một vùng núi cao xa xôi”, “đi chân đất xuống núi”; “chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm”. Cuộc đời người bố vất vả, lam lũ như bao người nông dân vùng rừng núi xa xôi.

- Một người bố luôn quan tâm, dõi theo con: Cuối mỗi tuần, bao giờ ông cũng “mặc chiếc áo phẳng phiu nhất”, đi chân đất xuống núi, rẽ vào bưu điện để nhận lá thư tôi gửi,... Hành động lặp lại thường xuyên theo chu kì ấy đã khắc hoạ chân thực nỗi nhớ mong con da diết của người bố.

Chủ đề của truyện còn thể hiện ở nhân vật người bố tinh tế, thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con mình: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả”,... Mỗi bức thư con gửi về, bố mẹ nhân vật “tôi” đều không thể đọc được, có lẽ cuộc đời cha mẹ của nhân vật “tôi” trước đây quá nghèo nên đã không được đi học. Nhưng họ luôn theo dõi từng bước đi của con nên họ hiểu rằng con vẫn mạnh khoẻ, bình an và học tập tốt. Đối với người dân ở vùng núi xa xôi, việc nuôi con học đại học là một điều không hề dễ dàng, vì vậy người con đang học đại học chính là đang thực hiện ước mơ của chính họ, tin vào tương lai có cuộc sống tốt đẹp hơn. Bố mẹ cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, nỗi nhớ nhà của con thể hiện qua việc gửi thư về nhà mỗi tuần và hạnh phúc trong tình cảm ấy. Lời nói mộc mạc, chân chất của người bố thể hiện tâm hồn nhân hậu, thuần phác, tinh tế và sâu sắc.

Đọc truyện Bố tôi người đọc còn hiểu được người bố rất trân trọng, nâng niu tất cả những gì thuộc về con. Nhận được thư con, ông “lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra”. Từng hành động của người bố ấy rất cẩn trọng: “Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư”. Sự xúc động khiến ông “trầm ngâm” rồi “khẽ mỉm cười” thật hạnh phúc. Những hành động giản đơn ấy ẩn chứa tình yêu thương con vô bờ bến, niềm tin yêu tuyệt đối với con mình. “Rồi ông lấy lại lá thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm vào mặt rồi cất đi, không thiếu một lá, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt”. Những hành động ấy còn thể hiện được sự nâng niu, trân trọng những lá thư của con và sâu thẳm hơn chính là tình thương yêu, quý mến của người bố dành cho con.

=> Người bố luôn dành cho con tình thương yêu sâu nặng, luôn dõi theo từng bước đi của con thể hiện qua sự nâng niu, trân trọng và gìn giữ những lá thư của con như một vật báu.

+ Một khía cạnh khác thể hiện chủ đề của truyện là tình yêu thương, sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người con dành cho bố:

Khi học xa nhà, con ở dưới đồng bằng, bố ở vùng núi hiểm trở, người con rất nhớ thương bố. Mỗi lời kể của người con đều có sắc thái xúc động rưng rưng.

Bố chính là điểm tựa vững chắc, luôn đứng sau che chở, động viên tinh thần cho con, vì vậy chắc chắn người con sẽ rất tự hào, kính trọng và yêu quý bố mình bởi luôn có bố yêu thương và ở bên cạnh mỗi lần khai trường.

. Và dù bố đã mất nhưng người con vẫn luôn cảm thấy có bố bên cạnh, suốt cả hành trình cuộc đời là bởi vì tình yêu thương, sự quan tâm, hình bóng của người bố vẫn in sâu trong ký ức của con, mãi mãi không bao giờ phai nhòa.

=> Đó là một người con hiếu thảo, thấu hiểu tấm lòng của cha mẹ và luôn sống xứng đáng với tình cảm thiêng liêng ấy.

+ Chủ đề của truyện còn gửi gắm những bài học được gợi lên từ câu chuyện:

Tình cảm cha con là thiêng liêng và quý giá vì đây là tình cảm làm cơ sở cội nguồn cho tình yêu quê hương, đất nước.

Chúng ta cần yêu thương, trân trọng, kính yêu bố mẹ của mình vì tình cảm bố

me dành cho chúng ta là vô cùng lớn lao, cao cả.

- Phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện.

+ Kết hợp khéo léo các phương thức kể, tả, biểu cảm khiến câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn.

+ Cốt truyện ngắn gọn, tình huống truyện đơn giản, nhân vật người bố được đặt trong những tình huống rất đời thường để bộc lộ tính cách, phẩm chất.

+ Mạch truyện đi theo trình tự thời gian, có đan xen cả hồi tưởng và đọng kết bằng những suy ngẫm sâu sắc trong hiện tại của nhân vật “tôi” khiến câu chuyện vừa xúc động vừa có chiều sâu.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng chủ yếu thể hiện qua ngoại hình, hành động, lời nói; ngôn ngữ của nhân vật.

+ Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, bình dị, lôi cuốn.

=> Truyện Bố tôi chỉ là tình huống và những sự việc hết sức đời thường nhưng đã đem đến cho người đọc sự xúc động về tình phụ tử thiêng liêng, cao quý. Đọc xong truyện, ai cũng cảm thấy như mình còn có lỗi với bố mình về một điều gì đó và tự thầm hứa với bản thân phải biết thương yêu, trân trọng và sống hiếu thảo với bố mình. Và em cũng vậy!

Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của truyện.

- Cảm xúc hoặc lời nhắn gửi tới mọi người.

Phân tích Bố tôi (mẫu 1)

Nguyễn Ngọc Thuần là nhà văn trẻ đầy triển vọng của nền văn xuôi đương đại. Với ông, văn chương phải đẹp và nhân văn, hướng đến những giá trị Chân – Thiện – Mỹ của đời sống, bồi đắp thế giới, tầm hồn cho con người. Truyện ngắn “Bố tôi” là một câu chuyện về tình cảm gia đình đầy ấm áp và tình thương, tình cha con sâu đậm.

“Nguyễn Ngọc Thuần đến với văn chương chỉ là tình cờ, nhưng sự tính cờ ấy đã đem đến cho nhà văn một cánh cửa mới”. Nguyễn Ngọc Thuần xuất thân là một nhà mỹ thuật tài hoa, thế hệ nhà văn 7X ở Sài Gòn không hẹn mà gặp xuất thân từ mỹ thuật khá nhiều, cứ như học mỹ thuật để viết văn, làm thơ. Văn chương của Nguyễn Ngọc Thuần chạm đến tâm hồn bạn đọc bởi sự trong trẻo, dễ thương, khi viết cho người lớn phải là từ những trải nghiệm thực tế của cuộc sống, còn khi viết cho thiếu nhi, ông thường đặt mình vào đứa trẻ, vẽ nên một thế giới đầy trong sáng và niềm tin.

“Bố tôi” là truyện ngắn về tình cha con ấm áp. Người bố được miêu tả là một người cha yêu thương con hết mực, tận tình chăm sóc con, trân trọng từng món quá, từng bức thư mà con gửi. Ông rất yêu con, yêu từng nét chữ của con dù không biết đó là chữ gì. Dù cuộc sống có thay đổi, thì ông vẫn luôn đồng hành cùng con trên hành trình trưởng thành của mình.

Nhân vật người bố được khắc họa là một người cha yêu thương con hết mực. Vì có cách biệt về địa lý, ông không thể bên cạnh, đồng hành sát bên khi con trưởng thành. Thế nhưng, ông vẫn luôn theo dõi và quan tâm đến cuộc sống của con. Hai cha con giao tiếp với nhau qua từng bức thư con gửi. Ông trân trọng điều đó, trân trọng từng nét chữ của con. Vào mỗi cuối tuần, khi đi nhận thư, ông đều mặc chiếc áo phẳng phiu nhất, đi chân đất xuống núi, nhận bức thư của con. Dù không thể hiểu được nội dung của bức thư, ông vẫn cảm nhận được từng nét chữ, nghĩ suy, tâm tư của con qua từng cái “chạm tay vào nó, ép nó vào khuôn mặt đầy râu”.

Khi người vợ hỏi ông tại sao lại không nhờ người đọc hộ bức thư, ông liền bảo rằng: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả”. Có thể thấy, ông như một người bạn đồng hành của con, tôn trọng quyền riêng tư và độc lập của con. Ông không muốn người khác đọc bức thư của con gửi, vì ông hiểu con hơn bao giờ hết, hiểu con qua từng con chữ giản đơn. Những lá thứ được ông giữ một cách cẩn thận, ngắm nhìn nó từng ngày “những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm vào mặt rồi cất đi, không thiếu một lá, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt”.

Sau này, trên hành trình trưởng thành của “tôi” đã không còn bố nữa, ngày đầu tiên bước chân vào trường đại học đã không còn bố dìu dắt cạnh bên. Thế nhưng, chỉ riêng “tôi” mới có thể cảm nhận được, rằng bố luôn “đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả cuộc đời”.

Truyện ngắn “Bố tôi” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là một câu chuyện nhẹ nhàng mang đầy ý nghĩa về tình cảm gia đình, sự hy sinh cao của người bố. Ngay cả khi bố không còn bên cạnh, thì tình cảm, sự gắn kết giữa hai bố con vẫn không hề nhạt phai, đồng hành cùng năm tháng trưởng thành của con.

Cha ơi bóng cả cây cao
Chở che con những lao đao cuộc đời
Cha cho con tình yêu thương và cuộc sống
Là mây trời lồng lộng chở che con.

Phân tích Bố tôi (mẫu 2)

Trong truyện ngắn "Bố tôi" của Nguyễn Ngọc Thuần, tác giả đã tài tình khắc họa một hình ảnh đầy cảm động về tình cảm gia đình, tình yêu thương của bố dành cho con và sự hiểu biết, tôn trọng của con dành cho bố.

Bố của nhân vật chính trong truyện luôn dõi theo con từ xa, luôn quan tâm và chăm sóc con mặc dù họ đang ở hai nơi khác nhau. Bố luôn đi nhận lá thư mà con gửi về, mặc dù không biết đọc chữ nhưng bố vẫn cẩn thận giữ gìn những lá thư đó như những kho báu quý giá. Bố không muốn ai khác đọc lá thư của con, bởi vì bố tin tưởng và hiểu rõ con hơn bất kỳ ai khác.

Sự mất mát của bố khiến nhân vật chính trong truyện cảm thấy đau lòng, nhưng cũng từ đó mà nhận ra tình yêu thương và sự hiểu biết sâu sắc mà bố dành cho con suốt cuộc đời. Dù bố đã ra đi nhưng tình cảm và ký ức về bố sẽ mãi mãi ở trong trái tim con, và bố sẽ luôn đi cùng con trên những con đường mới mà con sẽ bước vào.

Truyện ngắn "Bố tôi" đã gợi lên trong độc giả những cảm xúc sâu lắng về tình cảm gia đình, về sự quan trọng của việc hiểu biết, tôn trọng và yêu thương nhau trong gia đình. Đồng thời, truyện cũng nhấn mạnh về sự gắn kết, sự đồng cảm và sự hy sinh của bố mẹ dành cho con, tạo nên một bức tranh đẹp về tình yêu thương và sự hiểu biết trong gia đình.

Phân tích Bố tôi (mẫu 3)

Truyện ngắn "Bố tôi" của Nguyễn Ngọc Thuần là một tác phẩm giàu cảm xúc, phản ánh tình cảm thiêng liêng giữa cha và con. Qua những dòng chữ giản dị nhưng sâu sắc, tác giả đã khắc họa chân dung người cha trong mắt người con, tạo ra một bức tranh sống động về tình yêu thương, sự hy sinh và những kỷ niệm đáng trân trọng.

Bố của nhân vật chính trong tác phẩm được miêu tả như một người đàn ông giản dị, hiền lành và luôn hết lòng vì gia đình. Ông làm nghề lái đò trên một dòng sông, cuộc sống gắn liền với những con sóng và bến bờ. Qua đó, tác giả không chỉ thể hiện cuộc sống mưu sinh đầy vất vả của người cha mà còn ngầm gửi gắm ý nghĩa về sự kiên trì và bền bỉ trong cuộc sống. Dù công việc có khó khăn, nhưng ông vẫn dành trọn tâm huyết để nuôi dưỡng và chăm sóc gia đình.

Điểm nổi bật trong truyện là hình ảnh người cha luôn gần gũi và cởi mở. Những buổi chiều, ông và con cùng ngồi bên bến sông, tận hưởng không gian yên bình. Ở đó, không chỉ có những câu chuyện giản dị về cuộc sống mà còn là những bài học quý giá về nhân cách, đạo đức. Nhân vật chính được truyền cảm hứng để sống tốt hơn, trân trọng và yêu thương hơn. Những hình ảnh như cảnh ông tập bơi cho con, cùng nhau thưởng thức những chiếc bánh cuốn nóng hổi hay những buổi tối cùng nghe bài nhạc rì rào bên lửa trại đã tạo nên một không gian ấm áp, gần gũi, gợi nhớ về tình cha con thiêng liêng.

Nguyễn Ngọc Thuần đã khéo léo kết hợp các chi tiết nhỏ trong cuộc sống hằng ngày để tăng thêm sức nặng cho nội dung tác phẩm. Mỗi hình ảnh đều mang những ý nghĩa sâu sắc, từ những câu chuyện ông kể cho con nghe đến những giấc mơ giản dị về cuộc sống vùng quê. Đằng sau những chi tiết bình dị ấy là những bài học sống động về tình yêu thương, sự sẻ chia, và trách nhiệm.

Một yếu tố quan trọng khác trong "Bố tôi" là nỗi đau và sự mất mát. Khi người cha ra đi, nhân vật chính phải đối mặt với nỗi buồn sâu thẳm. Sự thiếu vắng của người cha không chỉ khiến cuộc sống của anh trở nên trống trải mà còn làm nổi bật những kỷ niệm ngọt ngào và giá trị mà người cha để lại. Tác giả đã khéo léo khắc họa sự chuyển biến cảm xúc từ niềm hạnh phúc đến nỗi đau, làm cho câu chuyện trở nên chân thực và gần gũi hơn với mỗi độc giả. Qua đó, tác phẩm đã gửi gắm thông điệp về sự trân trọng những gì mình đang có, nhất là những người thân yêu trong cuộc đời.

Cuối cùng, "Bố tôi" không chỉ đơn thuần là một tác phẩm về tình cha con mà còn là một tác phẩm mang tính triết lý sâu sắc về cuộc sống. Tình yêu thương, sự hy sinh và những kỷ niệm quý giá của cha con chính là những giá trị cốt lõi giúp con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần đã để lại trong lòng người đọc một cảm xúc mạnh mẽ, một nỗi vấn vương về tình thương gia đình và những ký ức đẹp đẽ mà mỗi người đều muốn gìn giữ.

Tóm lại, truyện ngắn "Bố tôi" của Nguyễn Ngọc Thuần là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện sâu sắc tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cha con. Qua những câu chuyện giản dị, tác giả đã khéo léo xây dựng hình ảnh người cha như một biểu tượng của tình yêu thương và sự hy sinh, đồng thời gửi gắm bài học quý giá về cuộc sống.

Phân tích Bố tôi (mẫu 4)

"Truyện ngắn ‘Bố tôi’ của tác giả Nguyễn Ngọc Thuần là một tác phẩm đơn giản, gần gũi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Truyện kể về một người cha sống ở vùng núi cao xa xôi, không biết chữ nhưng luôn yêu thương và tự hào về người con trai của mình. Mỗi tuần, ông xuống núi, vào bưu điện để nhận những lá thư mà con trai gửi. Dù không biết chữ, nhưng qua từng nét chữ, qua từng dòng viết, ông cảm nhận được tình cảm, sự quan tâm của con trai dành cho mình.

Tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ, miêu tả tình cảm cha con một cách chân thực, sâu sắc. Người cha trong truyện, dù không biết chữ, nhưng ông luôn biết cách yêu thương, quan tâm đến con trai mình. Điều này đã tạo nên một hình ảnh người cha đầy tình cảm, gần gũi và đáng trân trọng.

Tác phẩm ‘Bố tôi’ không chỉ là câu chuyện về tình cảm cha con, mà còn là lời nhắn nhủ về tình yêu thương, sự hi sinh và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Đây là một thông điệp đẹp và ý nghĩa, giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương và sự hi sinh vô bờ bến của cha mẹ.

Tóm lại, ‘Bố tôi’ là một tác phẩm đáng đọc, mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc và suy ngẫm về tình cảm gia đình, về tình yêu thương giữa cha con. Tác phẩm đã thành công trong việc truyền tải thông điệp về tình yêu thương và sự hi sinh của cha mẹ, qua đó giúp chúng ta hiểu hơn và trân trọng hơn tình cảm gia đình.".

Phân tích Bố tôi (mẫu 5)

Trong kho tàng văn học Việt Nam, những tác phẩm về đề tình mẫu tử rất nhiều, còn tình phụ tử sẽ ít hơn. Nhưng không phải không có những tác phẩm hay và đặc sắc. " Bố tôi" của Nguyễn Ngọc Thuấn là một tác phẩm đơn giản, gần gũi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc.

Người bố được hiện lên là một người sống ở vùng núi cao xa xôi. Người cha không hề biết chữ. Nhưng lúc nào cũng yêu thương và tự hào về người con trai của mình. Đứa con trai bé bỏng được ông cho xuống đồng bằng học. Liên lạc giữa bố mẹ và đứa con là bằng cách viết thu.

Cứ đến mỗi cuối tuần thì ông lại đi xuống bưu điện, ông mặc một chiếc áo đẹp nhất, phẳng phiu, đi chân đất để gửi và nhận thư của con. Khi nhận được thư ông nâng niu trân trọng nó, áp bức thư lên mặt, rồi lặng lẽ mỉm cười khi xem từng chữ con viết.

Nếu chỉ nói đến đây chúng ta nghĩ rằng ông đã đọc được những dòng tâm sự của con nên mới nở nụ cười những không khi ông đưa thu cho vợ của mình. "Chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm". Ông không cần ai đọc giùm thư của con hết vì ông hiểu được nó, biết suy nghĩ, tâm tư của nó nên ông không muốn ai đọc hộ thư hết. Ông lưu giữ từng bức thư, từng bức thư.

Người bố đã thể hiện được rõ nhất tình yêu thương của mình dành cho đứa con. Sự nâng niu, trân trọng, yêu thương vô bờ bến, không có gì có thể thay đổi được

Phân tích nhân vật bố trong Bố tôi (mẫu 6)

Ai đó đã từng nói rằng:

"Cha đi rồi tất cả cũng đi

Cha đi tôi chẳng còn gì

Bơ vơ đến cả đường đi lối về”

Tình cảm mà cha con dành cho nhau vô cùng đáng quý và đáng trân trọng. Trong kho tàng văn học Việt Nam có vô số tác phẩm viết về tình phụ tử nhưng ấn tượng và để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc phải kể đến câu chuyện Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần. Đọc xong câu chuyện, người đọc ấn tượng mãi không thôi với hình ảnh nhân vật người bố.

Nguyễn Ngọc Thuần là một nhà văn của trẻ nhỏ, những tác phẩm của ông mang đậm dấu ấn cá nhân và để lại nhiều cảm xúc trong lòng bạn đọc. Trong tác phẩm Bố tôi, Nguyễn Ngọc Thuần đã khắc họa thành công hình ảnh người bố yêu và thương con da diết, trái tim nhân hậu và đáng yêu.

Tình cảm của người bố dành cho đứa con đi học xa của mình, cách giao tiếp của con và gia đình chính là nhờ việc gửi thư. Dù không biết chữ nhưng người bố vẫn luôn hiểu những gì người con viết trong thư vì ông hiểu hết những tâm tư, tình cảm của người con. Qua đó, có thể thấy tình cảm bố dành cho con là vô cùng bao la, rộng lớn.

Bố và con trai ở xa nhau, bố ở vùng đèo núi hẻo lánh trong khi người con phải xuống đồng bằng để học tập. Phương tiện duy nhất để cho người bố có thể trò chuyện với con là thông qua những bức thư tay. Dù rất ít khi được gặp trực tiếp người con trai của mình, nhưng mỗi lần đến nơi nhận thư của con thì bố luôn cẩn thận và chỉnh chu “ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất”, từ chi tiết nhỏ đã cho thấy được tình cảm đặc biệt mà bố dành cho con. Mỗi khi nhận thư của con thì người bố luôn nhẹ nhàng và trân trọng từng chút một, ông ép lá thư vào khuôn mặt đầy râu của mình và như thường lệ ngắm nhìn bức thư thật lâu rồi mới yên tâm quay trở về vách núi quen thuộc.

Điều đặc biệt có lẽ là ông hoàn toàn không hề biết chữ, nhưng mỗi lần người con viết thư thì ông đều không để cho bất kì ai đọc, ông không muốn người khác đọc vanh vách những lời nói của con ông. Dù không hiểu nhưng ông lại cảm nhận con chữ thật tròn, những cái móc thật bén. Người bố đã hiểu rất rõ những tâm tư, tình cảm ẩn chứa trong từ con chữ của người con. Dù bản thân không biết chữ nhưng ông vẫn lo cho con trai một cuộc sống chu toàn, được học hành và theo đuổi đam mê ước mơ.

Người bố đã giữ những bức thư của người con một cách cẩn thận, thậm chí là từ lúc con mới bập bẹ viết những chữ đầu tiên. Giờ đây khi tác giả đã lớn khôn và bước chân vào cánh cổng đại học nhưng bố đã không còn trên đời nữa, nhưng tình cảm mà bố dành cho người con sẽ mãi soi sáng hành trình tương lai của con.

Nhân vật người bố đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc và tác phẩm khiến người đọc tràn đầy cảm xúc và nhớ về người bố thân yêu của mình. Câu chuyện Bố tôi sẽ mãi neo đậu trong trái tim bạn đọc vì giá trị tuyệt vời của nó.

Phân tích nhân vật bố trong Bố tôi (mẫu 7)

Trong văn bản "Bố tôi" của Nguyễn Ngọc Thuần, nhân vật người bố được miêu tả với nhiều đặc điểm đáng chú ý.

Đầu tiên, người bố là một người rất quan tâm và chăm sóc đến con cái. Dù sống ở nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo con và xuống núi vào cuối mỗi tuần để nhận những lá thư con gửi. Ông mở từng lá thư ra, đọc và cảm nhận từng con chữ, sau đó lặng lẽ xếp lại và mang về nhà. Ông còn trao thư cho mẹ của tôi và tỏ ra vui mừng khi nghe mẹ khen ngợi về viết chữ đẹp của con.

Thứ hai, người bố là một người rất yêu thiên nhiên và vạn vật. Tác giả miêu tả ông như một người mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi và trở về nhà với sự trầm ngâm và mỉm cười. Điều này cho thấy ông có một tình yêu sâu sắc đối với tự nhiên và biết trân trọng những điều đơn giản trong cuộc sống.

Cuối cùng, người bố là một người có tình yêu và sự quan tâm vô điều kiện đến con cái. Dù đã mất, ông vẫn được tác giả miêu tả là đi cùng con trên những con đường của cuộc đời. Điều này cho thấy tình yêu và sự ủng hộ của người bố vẫn tồn tại mãi mãi trong trái tim con.

Tóm lại, nhân vật người bố trong văn bản "Bố tôi" của Nguyễn Ngọc Thuần được miêu tả là một người quan tâm, yêu thiên nhiên và vạn vật, và có tình yêu và sự quan tâm vô điều kiện đến con cái.

1 12,535 23/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: