TOP 10 mẫu Phân tích truyện ngắn Người mẹ và Thần Chết (2025) SIÊU HAY
Phân tích truyện ngắn Người mẹ và Thần Chết gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.
Phân tích truyện ngắn Người mẹ và Thần Chết
Đề bài: Phân tích truyện ngắn Người mẹ và Thần Chết của An-đéc-xen
Dàn ý Phân tích Người mẹ và Thần Chết
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nếu cảm nghĩ chung của em về truyện.
H.C. Andersen (1805-1875) là nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. Ông là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XIX, là danh nhân văn hóa thế giới. Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra. Câu chuyện “Người mẹ và Thần Chết” được lược dịch từ truyện “The story of a mother” của nhà văn Đan Mạch Andersen, được dịch giả Nguyễn Văn Hải – Vũ Minh Toàn dịch, in trong bộ “Truyện cổ An-đéc-xen” tập 2, NXB Đà Nẵng – 1986. Câu chuyện “Người mẹ và Thần Chết” được lược dịch từ truyện “The story of a mother” của nhà văn Đan Mạch Andersen, được dịch giả Nguyễn Văn Hải – Vũ Minh Toàn dịch, in trong bộ “Truyện cổ An-đéc-xen” tập 2, NXB Đà Nẵng – 1986. Truyện đã ngợi ca sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
II. Thân bài
Tập trung chia sẻ cảm nghĩ mà em ấn tượng về nội dung và nghệ thuật của truyện
- Nội dung:
* Luận điểm 1. Người mẹ và Thần Chết trước hết được thể hiện ở phương diện nội dung.
+Truyện xoay quanh hành trình tìm con của người mẹ khi đứa con bé bỏng bị Thần Chết bắt đi. Trải qua biết bao khó khăn gian khổ cùng những đớn đau người mẹ đã được đến chỗ ở của Thần Chết để tìm con.Thông qua hành trình tìm con của người mẹ tác giả đã ngợi ca sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
a. Tình huống truyện
- Không gian: Mênh mông, rộng lớn, chìm ngập trong bóng tối
- Thời gian: nối tiếp từ ngày này qua ngày khác, suốt mấy ngày đêm
- Tình huống: Đứa con bị ốm, mẹ vừa thiếp đi vì mệt đã bị Thần Chết cướp mất con, vì vậy bà vội vã đi tìm => Tình huống truyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc và gợi nhiều trăn trở, suy tư.
-> Chỉ với những chi tiết rất ngắn gọn, đơn giản nhưng câu chuyện đã mở ra tình tiết gay cấn, hấp dẫn, tràn đầy bí ẩn thu hút người đọc.
b. Hành trình tìm con của người mẹ
* Thử thách thứ nhất: Người mẹ phải ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó
Chi tiết:
+ Ôm lấy cây gai: Mẹ sẵn sàng chấp nhận đau đớn để tìm thấy con.
+ Máu người mẹ rơi xuống khiến cây gai đơm hoa, mọc lá: tình mẫu tử cảm hoá được vạn vật, hồi sinh mọi thứ khô cằn, héo úa trong cuộc sống.
* Thử thách thứ hai: Bà mẹ khóc đến khi đôi mắt rơi xuống
+ Mẹ đánh đổi đôi mắt hoá thành hai viên ngọc: hi sinh hết lòng vì con, tình mẹ cao quý, thiêng liêng. Với mẹ con chính là ánh sáng lung linh nhất mà mẹ có được ở cuộc đời này.
+ Hình ảnh: Bụi cây gai đầy tuyết, hồ sâu: Chỉ những khó khăn, trắc trở trên con đường đi tìm con, qua đó ẩn dụ cho những hi sinh, vất vả của những người mẹ trong đời phải gánh chịu.
* Thử thách thứ ba: Bà mẹ đến nơi ở của Thần Chết.
+ Ngay cả Thần Chết lạnh lẽo cũng không làm bà mảy may run sợ.
+ Bà mẹ đã dứt khoát yêu cầu Thần Chết trả lại đứa con bé bỏng cho mình.
+ Tình yêu con là động lực thôi thúc bà hành động.
+ Cuộc sống của bà chỉ có ý nghĩa khi bà tìm thấy con, đòi được con.
-> Khái quát:Từ những chi tiết trên ta hiểu được tình yêu con vô bờ bến của người mẹ. Vì con, mẹ có thể hi sinh cả cuộc sống của mình. Qua đó truyện ca ngợi sự hi sinh vĩ đại của những người mẹ trong cuộc đời này.
Luận điểm 2: Phương diện nghệ thuật:
- Truyện được kể ở ngôi thứ ba…
- Cốt truyện đơn giản, hấp dẫn…
- Tình huống truyện hấp dẫn lôi cuốn người đọc…
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật người mẹ thông qua cử chỉ hành động…
III. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của truyện.
- Cảm xúc hoặc lời nhắn gửi tới mọi người.
Phân tích Người mẹ và Thần Chết (mẫu 1)
Người mẹ và thần chết là một câu chuyện cảm động viết về tấm lòng người mẹ, người mẹ có thể làm tất cả, hi sinh tất cả vì con. Một câu chuyện buồn có đau ốm, bệnh tật, có đau thương, chết chóc, có rớm máu, hi sinh,… có tất cả nỗi đau cả về thể xác và tâm hồn. Song trên cả nỗi đau, điều đọng lại trong tâm trí của độc giả là tình mẫu tử thiẽng liêng.
Truyện không bắt đầu bằng lối kể chuyện quen thuộc của truyện cổ tích mà đưa ngay người đọc vào tình huống bất ngờ : một người mẹ vừa bị mất con. Bà mẹ thức mấy đêm ròng trông đứa con ốm. Mệt quá, bà thiếp đi. Tỉnh dậy, thấy mất con, bà hớt hải gọi tìm. Thần Đêm Tối nói cho bà biết : con bà đã bị Thần Chết bắt. Bà cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà đuổi theo Thần Chết.
Thần Đêm Tối xuất hiện chỉ đường cho bà mẹ. Có điều, ở đây, bà mẹ đã khẩn khoản cầu xin thần chỉ đường đi tìm con, không phải thần xuất hiện và hoá phép cho con bà sống lại. Nhà văn An-đéc-xen đưa ta vào thế giới cổ tích và sáng tạo câu chuyện theo cách của riêng mình. Đây là sự kiện đầu tiên chuẩn bị để bà mẹ bước vào những thử thách lớn lao ở phía trước trên hành trình đi tìm con. Thần Đêm Tối đã đóng giả một bà cụ mặc áo choàng đen. Thần Đêm Tối nói cho bà biết, Thần Chết “chạy nhanh hơn gió và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi”. Đó là sự thật, không thể thay đổi, người chết không thể sống lại. Nhưng bà mẹ vẫn quyết tâm đuổi kịp Thần Chết.
Để bụi gai chỉ đường cho mình, không chút băn khoăn, bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai. Bà “ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó”, làm nó “đâm chồi, nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá”, dĩ nhiên, gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt đậm. Sự đau đớn về thể xác không hề làm bà nao núng.
Để hồ nước chỉ đường cho mình đến nơi ở của Thần Chết, bà làm theo lời của hồ nước, bà khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hoá thành hai hòn ngọc. Và sau hai thử thách nghiệt ngã, phải đau đớn ứa máu, phải đánh đổi đôi mắt, bà đã đến nơi ở của Thần Chết.
Hình ảnh người mẹ khiến ta cảm phục và xúc động vô cùng. Người mẹ có thể làm tất cả, thậm chí đánh đổi sinh mạng của mình để cứu con. Nếu như ở đầu tác phẩm, người mẹ cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường thì kết thúc truyện, người mẹ không khẩn cầu mà dứt khoát yêu cầu Thần Chết trả lại đứa con bé bỏng cho mình. Khi đã vượt qua những thử thách ghê gớm, bà không hề có cảm giác đau đớn dẫu cho khắp người bị thương vì gai đâm, đôi mắt không còn,… Bởi còn gì đau đớn hơn nỗi đau mất con ? Ngay cả Thần Chết lạnh lẽo cũng không làm bà mảy may run sợ. Tình yêu con là động lực thôi thúc bà hành động. Cuộc sống của bà chỉ có ý nghĩa khi bà tìm thấy con, đòi được con.
Câu chuyện chỉ dừng ở đó. Liệu Thần Chết có trả con cho bà không bởi vì như lời của Thần Đêm Tối thì câu trả lời sẽ là không ? Còn bà mẹ, khi bà đã bước vào nơi ở của Thần Chết nghĩa là bà cũng không còn trên cõi trần nữa. Lòng yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con làm ta xúc động. Câu chuyện buồn đến vô cùng, tình mẫu tử cao cả đến vô cùng !
Phân tích Người mẹ và Thần Chết (mẫu 2)
Nhà văn người Nga Sedrin đã từng nói rằng: “ Văn học nằm ngoài quy luật băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” Đúng vậy! Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị phải được rèn dũa qua thời gian, được đón nhận và đứng vững trong lòng bạn đọc. Tác phẩm “ Người mẹ và thần chết ” của nhà vănHans Christian Andersen là một tác phẩm như thế khi nó đã vượt qua sự băng hoại của thời gian và mang lại những giá trị cao đẹp về tình mẫu tử thiêng liêng.
Trong kho tàng văn học thế giới, có những tác phẩm mang lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về tình mẫu tử, một trong số đó là truyện ngắn "Người mẹ" của Hans Christian Andersen. Câu chuyện kể về tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con và sự hy sinh cao cả của bà khi tìm cách cứu con khỏi tay thần chết. Nhân vật người mẹ trong truyện không chỉ là hình ảnh của tình yêu mà còn là biểu tượng của sức mạnh tinh thần vô biên, không ngừng đấu tranh vì hạnh phúc của con cái.
Người mẹ trong truyện "Người mẹ và Thần Chết" là một hình mẫu lý tưởng của tình mẫu tử. Tình yêu thương của bà dành cho con được thể hiện một cách rõ rệt ngay từ đầu câu chuyện. Khi con trai bị thần chết bắt đi, bà không ngần ngại chạy ra ngoài, đối mặt với thần chết để cầu xin con được sống. Điều này thể hiện sự yêu thương vô bờ bến của người mẹ, một tình yêu không biết mệt mỏi, không quản ngại gian khó. Mặc dù đối diện với một thế lực mạnh mẽ và lạnh lùng như thần chết, bà vẫn dũng cảm và quyết tâm, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để cứu con. Bà không hề từ bỏ dù biết rằng đối thủ của mình là một thần chết không thể bị đánh bại.
" Trên trái đất có rất nhiều kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ". Điều đặc biệt ở người mẹ trong truyện là sự hy sinh cao cả. Trong hành trình tìm con, bà đã sẵn sàng đánh đổi tất cả, kể cả mạng sống của mình. Bà không ngại ôm bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, dù gai đâm vào da thịt, máu nhỏ xuống từng giọt. Chính sự hy sinh này khiến bụi gai nở hoa và giúp bà tiếp tục cuộc hành trình. Sau đó, bà khóc để mất đi đôi mắt của mình, đánh đổi đôi mắt để vượt qua hồ nước sâu. Sự hy sinh của người mẹ là một biểu tượng cao cả, thể hiện tình yêu thương không điều kiện, sẵn sàng chịu đựng đau đớn, mất mát để cứu con mình.
Ngoài tình yêu và sự hy sinh, người mẹ trong truyện còn thể hiện một phẩm chất kiên cường và quyết tâm. Dù đối mặt với thần chết và những thử thách không thể tưởng tượng được, bà vẫn không từ bỏ. Hành trình tìm con của bà là một cuộc chiến không chỉ về thể xác mà còn là cuộc đấu tranh về tinh thần. Bà không hề nao núng, luôn kiên định với mục tiêu duy nhất là cứu con. Chính sự kiên cường này đã giúp bà chiến thắng thần chết và mang con trở về từ cõi chết.
Trong việc xây dựng nhân vật, Andersen sử dụng những chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa để làm nổi bật tình mẫu tử. Chi tiết "nước mắt của người mẹ" khi bà khóc để có thể vượt qua hồ nước sâu, hay hình ảnh "bụi gai nở hoa trong mùa đông" đều mang một thông điệp sâu sắc. Nước mắt của bà không chỉ là sự đau khổ mà còn là sức mạnh của tình yêu thương, một tình yêu có thể chiến thắng mọi nghịch cảnh. Hình ảnh bụi gai nở hoa trong mùa đông cũng là hình ảnh đẹp về sự sống và hy sinh, về khả năng biến những khó khăn thành những cơ hội mới.
Câu chuyện không chỉ là một bài ca về tình mẫu tử, mà còn là một lời nhắn nhủ về sức mạnh của tình yêu. Truyện chứng minh rằng tình yêu thương có thể vượt qua mọi rào cản, kể cả cái chết. Người mẹ trong truyện là hình ảnh đại diện cho tất cả những người mẹ trên thế giới, là biểu tượng của sự kiên cường, hy sinh và lòng quyết tâm không gì có thể lay chuyển.
Có thể nói , "Người mẹ và thần chết" là một câu chuyện cảm động về tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Nhân vật người mẹ trong truyện không chỉ là hình mẫu lý tưởng về tình mẫu tử mà còn là một biểu tượng của sự hy sinh, kiên cường và sức mạnh của tình yêu. Câu chuyện khẳng định rằng tình mẫu tử có thể chiến thắng tất cả, mang lại sự sống và hạnh phúc cho con cái. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đầy ý nghĩa, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về giá trị của tình mẹ, đồng thời ca ngợi sự hy sinh và tình yêu không điều kiện của những người mẹ trong cuộc sống.
Phân tích người mẹ trong Người mẹ và Thần Chết
Giữa vầng sáng bao la của vũ trụ này có lẽ thứ tình cảm thiêng liêng nhất, không gì sánh được ấy là tình mẫu tử. “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình” sự hy sinh cao cả vĩ đại của người mẹ luôn là đề tài được các nhà văn nhà thơ ngợi ca. Một tác phẩm văn học có ý nghĩa, là tác phẩm để lại những giá trị sâu sắc, để lại bao ấn tượng trong lòng độc giả qua nhiều thế hệ. Và đến với hình ảnh người mẹ trong truyện “Người mẹ và thần chết” của nhà văn Andersen ta càng thấy rõ hơn về tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc.
Truyện ngắn được sáng tác vào năm 1847, kể lại hành trình tìm con của mình sau khi bị thần chết bắt đi. Nhà văn khéo léo sử dụng yếu tố thần thoại huyền bí qua nhân vật thần chết để làm tỏa sáng hình ảnh người mẹ. Tình mẫu tử là khái niệm không thể định nghĩa rõ được ta chỉ hiểu đơn giản rằng đó là tình cảm gắn bó là mối quan hệ giữa mẹ con, là tình cảm thiêng liêng nhất của đời người. Truyện “thần chết và người mẹ” để lại ấn tượng khó phai nhạt trong lòng độc giả. Truyện làm sáng rõ tình mẫu tử thiêng liêng, vượt lên trên tất cả, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để bảo vệ cho con.
Sau mấy đêm ròng thức khuya chăm con ốm, người mẹ ngủ thiếp đi. Vào thời điểm đó nhà văn Andersen đã ẩn dụ về sự bắt đứa trẻ đi của thần chết. Thần chết là nhân vật thể diện cho thế lực siêu nhiên. Khi bị thần chết bắt đi nghĩa là con người không còn trên cõi đời này nữa. Việc nhà văn sử dụng phép ẩn dụ này tạo nên sự gần gũi, dễ hiểu cho lứa tuổi trẻ nhỏ. Ông còn tạo ra thử thách cho người mẹ, thử thách ấy ngày một tăng dần đến mức nguy hại đến tính mạng. Qua đó cho ta thấy sự hy sinh cao cả, làm nổi bật lên chủ đề chính của truyện. Truyện kể về việc đứa con nhỏ bị thần chết cướp đi. Mẹ đã chấp nhận đánh đổi mọi thứ, vượt qua mọi trở ngại đó là một chặng đường đầy thử thách đòi lại đứa con của mình. Mẹ không chút do dự khi nhận lời đề nghị ủ ấm bụi gai băng tuyết bám đầy trên đường. Bà mẹ ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt đậm. Đó là những giọt máu, là sự hy sinh, là tình mẫu tử cao đẹp của người mẹ dành cho con. Thậm chí ngay cả việc hy sinh đôi mắt của mình để đến được nơi lạnh lẽo của thần chết. Tình mẫu tử giúp người mẹ hy sinh không chút ngần ngại khiến người đọc thật xúc động trân trọng.
“Không có người mẹ nào là hoàn hảo, nhưng sẽ có những người mẹ yêu thương con mình theo cách hoàn hảo nhất”. Và người mẹ trong truyện đã không ngần ngại nguy hiểm để cứu cậu con trai của mình. Bà đã dùng tất cả những gì mình có, van xin thậm chí là đánh đổi mạng sống để mong đứng giữ được tính mạng của con. Tình yêu thương của mẹ đã chiến thắng được thần chết, bà đã cứu được con trai trở về từ cõi chết lạnh lẽo tâm tối ấy. “Mọi thứ đều bị thời gian bao mòn, riêng tình yêu tình thương của người mẹ là không thể”. Sự hy sinh của người mẹ trong truyện là biểu tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng, cho tình yêu thương vô bờ bến giữa đấng sinh thành dành cho con của mình.
Nhà văn đã khéo léo sử dụng nhân vật thần chết là biểu tượng cho các vị thần và hình ảnh người mẹ một người mẹ bình thường nhưng không tầm thường. Chính tình yêu thương, sự ấm áp che chở của mẹ dành cho con đã chiến thắng được vị thần được miêu tả với hình ảnh rất lạnh lùng, tàn bạo. Bên cạnh đó qua truyện ta thấy được sức mạnh của tình yêu thương đã chiến thắng được kẻ xấu thậm chí là cả cái chết.
“Người mẹ và thần chết” mang đến cho độc giả những thông điệp sâu sắc về tình yêu thương, tình mẫu tử về sự hy sinh cao cả. Đây là một tác phẩm nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc và nhiều thế sau.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)