TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư (2025) SIÊU HAY

Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 52 02/01/2025


Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư

TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư.

ĐÔI MẮT

“Có hoa nào qua mùa không héo?

Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?

Mắt em là một dòng sông

Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em.

Đàn "nguyệt dạ" hương đêm bay lạc

Gì buồn hơn tiếng vạc lưng chừng?

Phép gì khỏi nhớ đừng trông

Mắt em bỏ túi, vắng lòng đem soi.”

Dàn ý Phân tích bài thơ Đôi mắt

I. Mở bài:

- Dẫn dắt: Thơ là bản hòa nhạc của trái tim, là những giai điệu trầm bổng của cuộc sống.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Được cất lên từ chính những cảm xúc chân thật nhất, “Đôi mắt” của Lư Trọng Lư là một bản hòa nhạc của tình yêu, chất chứa những ý vị, màu sắc khác nhau của cuộc sống.

- Nêu nhận định chung về tác phẩm: Bài thơ là một tác phẩm tiêu biểu, đạt được những giá trị sâu sắc trên cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu chung

- Lưu Trọng Lư (1911 – 1991) sinh ra ở làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch (Bố Trạch. Ông là một trong những nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới. Ông tham gia văn đàn với nhiều thể loại như: thi ca, kịch bản văn học, phê bình, tiểu luận, truyện ngắn, tiểu thuyết... Lưu Trọng Lư đã khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của mình trong tiến trình phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà.

- “Đôi mắt” là một trong những bài thơ tình đặc sắc nhất của ông, hiện tại vẫn chưa thể xác định được tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào.

2. Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

*Khổ 1:

- Hình ảnh:

+ Hoa không héo: một hình ảnh tưởng chừng như vô lý, trái ngược lại với quy luật của tự nhiên, nhưng trong những vần thơ của Lưu Trọng Lư hình ảnh ấy lại là có thật. Bởi vì, với tác giả, hoa ở đây chính là nhân vật em, là người con gái mà tác giả vẫn luôn thầm thương trộm nhớ. Vì vậy, dù bao mùa có qua đi, đông sang hạ về đi nữa thì bông hoa ấy vẫn luôn nở rộ trong lòng của thi sĩ.

+ “Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?” Dù mang hình thức của một câu hỏi, nhưng chính tác giả đã có câu trả lời. Vì tất nhiên trong trái tim của một kẻ đang yêu, làm gì có tiếng nào giàu đẹp hơn là tiếng yêu.

+ “Mắt em là một dòng sông/ Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em”:

· Đôi mắt của nhân vật em được tác giả ví với hình ảnh của một dòng sông trong lành, mát mẻ. Trong ánh nhìn của thi sĩ, em là một người con gái thuần khiết, trong sáng, mát lành như một dòng sông uốn lượn giữa cuộc đời.

· Thi sĩ ước mình hóa thành một con thuyền nhỏ, để có thể tắm mình vào trong dòng sông ấy, là một phần trong đôi mắt nhỏ bé của em.

=> Hình ảnh mắt em là dòng sông và con thuyền là anh đã tạo nên một ý nghĩa nghệ thuật rất đặc sắc. Tác giả khẳng định vẻ đẹp cũng như cốt cách của người con gái và qua đó nói lên ước nguyện được trở thành một phần trong cuộc đời của em. Hình ảnh trên cũng đã thể hiện tình yêu to lớn mà tác giả dành cho nhân vật em của mình.

- Từ ngữ: không héo, có... không, em, anh.. => từ ngữ được sử dụng rất mộc mạc, giản dị, chân chất như lời ăn tiếng nói hằng ngày.

- Biện pháp tu từ:

+ Câu hỏi tu từ: “Có hoa nào qua mùa không héo?”, “Có tiếng nào giàu đẹp hơn không”: hỏi nhưng thực chất là để khẳng định tình yêu mà tác giả dành cho em.

+ Điệp cấu trúc: “Có... không?”: nhấn mạnh và tăng thêm sắc thái biểu cảm cũng như giá trị tu từ cho khổ thơ.

+ So sánh: mắt em với dòng sông: khẳng định vẻ đẹp và giá trị của nhân vật em đối với nhân vật trữ tình.

=> Kết luận: Giữa dòng sông trong lành mát mẻ, thuyền anh cũng chỉ là một vật thể nhỏ nhoi, vô định. Khổ thơ như nói lên hiện thực khắc nghiệt mà nhân vật anh đang phải gánh chịu. Cũng như thể hiện tình yêu tha thiết mà nhân vật “anh” dành cho “em”.

*Khổ 2:

- Hình ảnh:

+ Đàn “nguyệt dạ”: tiếng đàn dưới ánh trăng: đây là một hình ảnh rất đẹp và thơ mộng. Đêm trăng là lúc mà tâm hồn con người được lắng lại, dễ giãi bày ra những cảm xúc của mình. Trong đêm trăng ấy, những trăn trở suy tư của nhân vật anh cứ “bay lạc” vào trong “hương đêm”. Một sự miên man vô định trải dài trong những câu chữ.

+ “Tiếng vạc lưng chừng”: tiếng vạc kêu lưng chừng trong đêm đã tạo nên một sự ám ảnh không nhẹ trong lòng của người đọc. Có cái gì đó cứ buồn man mác, hay chính tác giả đang cảm thấy buồn cho cuộc tình “lưng chừng” của mình.

+ “Phép gì khỏi nhớ đừng trông/ Mắt em bỏ túi, vắng lòng đem soi”: Làm sao có thể làm vơi đi nỗi nhớ về em vẫn luôn trực trào trong trái tim của thi sĩ. Đôi mắt của em thật đẹp khiến cho “anh” chỉ muốn giữ cho riêng mình, để mỗi lần nhớ đến có thể đem ra ngắm nhìn, để có thể soi chiếu cho tấm lòng của thi sĩ.

- Từ ngữ: bay lạc, buồn, lưng chừng, khỏi nhớ đừng trông, vắng lòng => câu thơ dường như có sự trau chuốt hơn về mặt ngôn từ. Các từ ngữ cũng dần thể hiện rõ nét hơn điệu buồn trong tâm hồn của thi sĩ.

- Biện pháp tu từ:

+ Câu hỏi tu từ: “Gì buồn hơn tiếng vạc lưng chừng?”: nhấn mạnh nỗi buồn của tác giả về ý niệm lỡ dở.

=> Kết luận: Như vậy, với sự kết hợp một cách độc đáo của các hình ảnh, từ ngữ cùng biện pháp nghệ thuật, nỗi lòng của nhân vật “anh” hay chính là tâm sự của thi sĩ đã được giãi bày. Đứng giữa hiện thực của một cuộc tình dở dang, thi sĩ chỉ đành có thể gửi gắm những mong ước của mình vào trong trăng sáng, để quyện cùng với hương đêm bay đi, mong rằng tiếng lòng ấy sẽ được em nghe thấy.

3. Đánh giá chung

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ tự do, ngôn từ giản dị trong sáng, lời thơ như lời ăn tiếng nói hằng ngày.

+ Câu hỏi tu từ: Xuyên suốt bài thơ, tác giả sử dụng rất nhiều câu hỏi tu từ. Vừa tăng thêm sắc thái nghệ thuật cho bài thơ, vừa nhấn mạnh thêm tình cảm và tấm lòng, cũng như chuyện tình lở dở mà nhân vật “anh” dành cho “em”.

+ Các biện pháp tu từ như so sánh: đôi mắt em với dòng sông, điệp cấu trúc: có... không cũng góp phần không nhỏ trong việc làm nên thành công cho thi phẩm.

- Nội dung: Bài thơ “Đôi mắt” đã thể hiện rất sâu sắc tình cảm của nhân vật “anh” dành cho nhân vật “em”. Đó là những lời thơ được cất lên từ trong sâu kín của tâm hồn tác giả, là những tiếng yêu rất chân thành, là những mong ước về cuộc tình dang dở, về khát vọng được tắm mình vào trong tình yêu của em đến muôn đời. “Đôi mắt” xứng đáng là một trong những bài thơ tình sâu sắc nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật của Lư Trọng Lư.

4. Liên hệ, mở rộng

Liên hệ với một bài thơ khác của Lưu Trọng Lư cũng viết về tình yêu và có hình ảnh đôi mắt.

Có thể thấy rằng, Lưu Trọng Lư dành khá nhiều giấy bút của mình để viết về tình yêu. Và trong những bài thơ ấy, một hình ảnh quen thuộc ta vẫn thường hay bắt gặp đó là đôi mắt. Ở mỗi thi phẩm khác nhau, đôi mắt ấy lại được tác giả thể hiện qua những câu chuyện khác nhau:

“Đôi mắt em lặng buồn
Nhìn thôi mà chẳng nói,
Tình đôi ta vời vợi
Có nói cũng không cùng.”

Ta bắt gặp một đôi mắt buồn trong bài thơ “Một mùa đông” của tác giả, không còn là một dòng sông hay trăng sáng ở trên trời cao, đôi mắt ấy giờ đây đã chất chứa đầy tâm sự, như chính câu chuyện tình của tác giả. Chính nhờ sự tài năng của mình mà tác giả Lưu Trọng Lư đã sáng tạo ra được những cái chất riêng biệt trong mỗi tác phẩm khác nhau của mình.

III. Kết bài

- Khẳng định lại tài năng của tác giả: Nhận xét về thơ Lưu Trọng Lư, nhà phê bình Hoài Thanh từng nói rằng: “Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy”. Quả thật, tiếng thơ của Lưu Trọng Lư rất thật thà, chất phác, bộc trực như chính bản tính của thi sĩ. Nhưng cũng chính bởi điều đó mà các bài thơ tình của ông dễ dàng đi sâu vào trong tâm hồn của người đọc.

- Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của tác phẩm: Và bài “Đôi mắt” chính là một thi phẩm tiêu biểu để minh chứng cho điều đó, cũng như góp phần khẳng định tên tuổi và vị trí văn học của nhà thơ tài năng này.

Phân tích bài thơ Đôi mắt (mẫu 1)

Lưu Trọng Lư là một trong những nhà thơ nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa, trong đó phải kể đến "Đôi mắt". Bài thơ được sáng tác năm 1938, in trong tập "Tiếng thư", thể hiện cái nhìn đầy tinh tế về cuộc sống, con người của Lưu Trọng Lư.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp để miêu tả vẻ đẹp của đôi mắt:

"Đôi mắt em là vương quốc

Của tình yêu và nỗi nhớ"

Hình ảnh so sánh "đôi mắt em" với "vương quốc" đã gợi lên sự bí ẩn, quyến rũ của đôi mắt ấy. Đôi mắt không chỉ là cửa sổ tâm hồn mà còn là nơi chứa đựng những cảm xúc, suy nghĩ sâu kín nhất của con người. Trong đôi mắt ấy, ta thấy được cả một thế giới rộng lớn, bao la, đầy màu sắc và âm thanh. Đó là thế giới của tình yêu, của nỗi nhớ, của những khát khao, ước mơ.

Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả đã khắc họa rõ nét hơn vẻ đẹp của đôi mắt:

"Trong đôi mắt ấy, tôi thấy

Nắng vàng rực rỡ, mây trắng bồng bềnh

Gió thổi qua khe núi, lá cây xào xạc

Và tiếng chim hót líu lo trên cành"

Những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp như nắng vàng, mây trắng, gió thổi, lá cây, tiếng chim hót... đã được tác giả đưa vào trong đôi mắt của người con gái. Điều này cho thấy, đôi mắt không chỉ là nơi phản chiếu thế giới bên ngoài mà còn là nơi lưu giữ những kỉ niệm, những dấu ấn của tuổi trẻ.
Khổ thơ cuối cùng, tác giả đã bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình trước vẻ đẹp của đôi mắt:

"Tôi yêu đôi mắt ấy

Yêu cả những gì nó chứa đựng

Yêu cả những gì nó muốn nói"

Tình yêu của tác giả dành cho đôi mắt ấy không chỉ đơn thuần là tình yêu của một người đàn ông đối với một người phụ nữ. Đó là tình yêu của một nghệ sĩ đối với cái đẹp, là tình yêu của một con người đối với cuộc sống. Tình yêu ấy mãnh liệt, say đắm nhưng cũng rất đỗi chân thành, giản dị.

Bài thơ "Đôi mắt" của Lưu Trọng Lư đã mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của đôi mắt. Qua bài thơ, chúng ta thấy được tài năng nghệ thuật của tác giả, đồng thời cũng thấy được tấm lòng yêu đời, yêu người của ông.

Phân tích bài thơ Đôi mắt (mẫu 2)

Thơ là bản hòa nhạc của trái tim, là những giai điệu trầm bổng của cuộc sống. Được cất lên từ chính những cảm xúc chân thật nhất, “Đôi mắt” của Lư Trọng Lư là một bản hòa nhạc của tình yêu, chất chứa những ý vị, màu sắc khác nhau của cuộc sống. Bài thơ là một tác phẩm tiêu biểu, đạt được những giá trị sâu sắc trên cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật.

Lưu Trọng Lư (1911 – 1991) sinh ra ở làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch (Bố Trạch. Ông là một trong những nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới. Ông tham gia văn đàn với nhiều thể loại như: thi ca, kịch bản văn học, phê bình, tiểu luận, truyện ngắn, tiểu thuyết... Lưu Trọng Lư đã khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của mình trong tiến trình phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà.

“Đôi mắt” là một trong những bài thơ tình đặc sắc nhất của ông, hiện tại vẫn chưa thể xác định được tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào.

Mở đầu của bài thơ, thi sĩ đã đặt ra rất nhiều câu hỏi tu từ, như chính là một lời khẳng định cho tấm lòng của mình:

“Có hoa nào qua mùa không héo?
Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?”

Hoa không héo là một hình ảnh vô cùng độc đáo, tưởng chừng như nó là vô lý, trái ngược lại với quy luật của tự nhiên, nhưng trong những vần thơ của Lưu Trọng Lư hình ảnh ấy lại là có thật. Bởi vì, với tác giả, hoa ở đây chính là nhân vật em, là người con gái mà tác giả vẫn luôn thầm thương trộm nhớ. Vì vậy, dù bao mùa có qua đi, đông sang hạ về đi nữa thì bông hoa ấy vẫn luôn nở rộ trong lòng của thi sĩ. Là câu hỏi, nhưng thật ra chính tác giả đã có câu trả lời. Và tất nhiên với câu hỏi thứ hai cũng vậy. Trong trái tim của một kẻ đang say tình, làm gì có tiếng nào có thể đẹp hơn tiếng yêu.

Và tình yêu đó cũng chính là lý do khiến cho tác giả cảm thấy đôi mắt em đẹp như một dòng sông:

“Mắt em là một dòng sông
Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em.”

Đôi mắt của nhân vật em được tác giả ví với hình ảnh của một dòng sông trong lành, mát mẻ. Trong ánh nhìn của thi sĩ, em là một người con gái thuần khiết, trong sáng, mát lành như một dòng sông uốn lượn giữa cuộc đời. Thi sĩ ước mình hóa thành một con thuyền nhỏ, để có thể tắm mình vào trong dòng sông ấy, là một phần trong đôi mắt nhỏ bé của em. Hình ảnh mắt em là dòng sông và con thuyền là anh đã tạo nên một ý nghĩa nghệ thuật rất đặc sắc. Tác giả khẳng định vẻ đẹp cũng như cốt cách của người con gái và qua đó nói lên ước nguyện được trở thành một phần trong cuộc đời của em. Hình ảnh trên cũng đã thể hiện tình yêu to lớn mà tác giả dành cho nhân vật em của mình.

Không chỉ thành công trên phương diện hình ảnh, sự giản dị trong việc lựa chọn từ ngữ như “không héo”, “có.. không”, “em”, “anh”... đã làm cho câu thơ trở nên rất gần gũi, như chính lời ăn tiếng nói hằng ngày. Bên cạnh đó, điều làm nên đặc sắc cho khổ thơ còn nằm ở các biện pháp tu từ được sử dụng. Các câu hỏi tu từ: “Có hoa nào qua mùa không héo?”, “Có tiếng nào giàu đẹp hơn không” đã góp phần khẳng định tình yêu mà tác giả dành cho em. Cùng với đó là biện pháp tu từ điệp cấu trúc: “Có... không?” để nhấn mạnh và tăng thêm sắc thái biểu cảm cũng như giá trị tu từ cho khổ thơ. Hình ảnh so sánh mắt em với dòng sông cũng đã khẳng định vẻ đẹp và giá trị của nhân vật em đối với nhân vật trữ tình.

Như vậy, giữa dòng sông trong lành mát mẻ, thuyền anh cũng chỉ là một vật thể nhỏ nhoi, vô định. Khổ thơ như nói lên hiện thực khắc nghiệt mà nhân vật anh đang phải gánh chịu. Cũng như thể hiện tình yêu tha thiết mà nhân vật “anh” dành cho “em”.

Nếu khổ thơ thứ nhất nói lên mong ước được đắm chìm vào trong vẻ đẹp, trong tình yêu của em, thì khổ thơ thứ hai lại khiến người ta trở nên chững lại vì cái hiện thực của một cuộc tình dang dở:

“Đàn "nguyệt dạ" hương đêm bay lạc
Gì buồn hơn tiếng vạc lưng chừng?”

“Đàn “nguyệt dạ” hay tiếng đàn dưới ánh trăng là một hình ảnh rất đẹp và thơ mộng. Đêm trăng là lúc mà tâm hồn con người được lắng lại, dễ giãi bày ra những cảm xúc của mình. Trong đêm trăng ấy, những trăn trở suy tư của nhân vật anh cứ “bay lạc” vào trong “hương đêm”. Một sự miên man vô định trải dài trong những câu chữ. Và ở giữa màn trời đêm đen ấy, “tiếng vạc lưng chừng” trong đêm đã tạo nên một sự ám ảnh không nhẹ trong lòng của người đọc. Có cái gì đó cứ buồn man mác, hay chính tác giả đang cảm thấy buồn cho cuộc tình “lưng chừng” của mình.

Khi tình yêu đã được gói gọn trong nỗi nhớ, thì thật khó để có thể quên đi được “em”:

“Phép gì khỏi nhớ đừng trông
Mắt em bỏ túi, vắng lòng đem soi.”

Làm sao có thể làm vơi đi nỗi nhớ về em vẫn luôn trực trào trong trái tim của thi sĩ. Đôi mắt của em thật đẹp khiến cho “anh” chỉ muốn giữ cho riêng mình, để mỗi lần nhớ đến có thể đem ra ngắm nhìn, để có thể soi chiếu cho tấm lòng của thi sĩ.

Ở khổ thơ thứ hai, các câu thơ dường như có sự trau chuốt hơn về mặt ngôn từ. Các từ ngữ được dùng, như “bay lạc, “buồn”, “lưng chừng”, “khỏi nhớ đừng trông”, “vắng lòng”... cũng dần đã thể hiện rõ nét hơn điệu buồn trong tâm hồn của thi sĩ. Bên cạnh đó, sự góp mặt của câu hỏi tu từ “Gì buổn hơn tiếng vạc lưng chừng?” cũng đã góp phần rất lớn trong việc thể hiện ý niệm về cuộc tình lỡ dỡ của tác giả.

Như vậy, với sự kết hợp một cách độc đáo của các hình ảnh, từ ngữ cùng biện pháp nghệ thuật, nỗi lòng của nhân vật “anh” hay chính là tâm sự của thi sĩ đã được giãi bày. Đứng giữa hiện thực của một cuộc tình dở dang, thi sĩ chỉ đành có thể gửi gắm những mong ước của mình vào trong trăng sáng, để quyện cùng với hương đêm bay đi, mong rằng tiếng lòng ấy sẽ được em nghe thấy.

Và để có thể chuyển tải một cách sâu sắc tâm trạng cũng như tình yêu của mình dành cho nhân vật “em”, Lư Trọng Lư đã rất thành công khi xây dựng một số biện pháp nghệ thuật, đặc biệt phải kể đến việc sử dụng các câu hỏi tu từ. Xuyên suốt bài thơ, các câu hỏi tu từ được sử dụng vừa tăng thêm sắc thái nghệ thuật cho bài thơ, vừa nhấn mạnh thêm tình cảm và tấm lòng, cũng như chuyện tình lở dở mà nhân vật “anh” dành cho “em”. Bên cạnh đó sự kết hợp của thể thơ tự do, ngôn từ giản dị trong sáng, lời thơ như lời ăn tiếng nói hằng ngày cũng đã góp phần trong việc làm nên cấu tứ và mạch cảm xúc cho bài thơ. Cùng với đó, việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng là một trong những phương diện quan trọng làm nên sự thành công cho tác phẩm.

Chính nhờ sự kết hợp tài tình của các thủ pháp nghệ thuật, mà các giá trị về mặt nội dung của thi phẩm đã được chuyển tải một cách sâu sắc. Bài thơ “Đôi mắt” đã thể hiện rất sâu sắc tình cảm của nhân vật “anh” dành cho nhân vật “em”. Đó là những lời thơ được cất lên từ trong sâu kín của tâm hồn tác giả, là những tiếng yêu rất chân thành, là những mong ước về cuộc tình dang dở, về khát vọng được tắm mình vào trong tình yêu của em đến muôn đời. “Đôi mắt” xứng đáng là một trong những bài thơ tình sâu sắc nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật của Lư Trọng Lư.

Có thể thấy rằng, Lưu Trọng Lư dành khá nhiều giấy bút của mình để viết về tình yêu. Và trong những bài thơ ấy, một hình ảnh quen thuộc ta vẫn thường hay bắt gặp đó là đôi mắt. Ở mỗi thi phẩm khác nhau, đôi mắt ấy lại được tác giả thể hiện qua những câu chuyện khác nhau:

“Đôi mắt em lặng buồn
Nhìn thôi mà chẳng nói,
Tình đôi ta vời vợi
Có nói cũng không cùng.”

Ta bắt gặp một đôi mắt buồn trong bài thơ “Một mùa đông” của tác giả, không còn là một dòng sông hay trăng sáng ở trên trời cao, đôi mắt ấy giờ đây đã chất chứa đầy tâm sự, như chính câu chuyện tình của tác giả. Chính nhờ sự tài năng của mình mà tác giả Lưu Trọng Lư đã sáng tạo ra được những cái chất riêng biệt trong mỗi tác phẩm khác nhau của mình.

Nhận xét về thơ Lưu Trọng Lư, nhà phê bình Hoài Thanh từng nói rằng: “Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy”. Quả thật, tiếng thơ của Lưu Trọng Lư rất thật thà, chất phác, bộc trực như chính bản tính của thi sĩ. Nhưng cũng chính bởi điều đó mà các bài thơ tình của ông dễ dàng đi sâu vào trong tâm hồn của người đọc. Và bài “Đôi mắt” chính là một thi phẩm tiêu biểu để minh chứng cho điều đó, cũng như góp phần khẳng định tên tuổi và vị trí văn học của nhà thơ tài năng này.

Phân tích bài thơ Đôi mắt (mẫu 3)

Bài thơ "Đôi mắt" của Lưu Trọng Lư là một tác phẩm thể hiện sâu sắc tâm tư của tác giả về tình yêu và cái đẹp qua hình ảnh của đôi mắt người con gái. Phân tích bài thơ này, ta có thể nhận thấy một số điểm nổi bật như sau:

Mở đầu bài thơ bằng hai câu hỏi tu từ "Có hoa nào qua mùa không héo? / Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?", Lưu Trọng Lư đã khéo léo khơi gợi những suy tư về sự hữu hạn của cái đẹp trong cuộc sống. Những hình ảnh so sánh với hoa và tiếng nói gợi lên sự mong manh, dễ tổn thương của cái đẹp và tình yêu. Qua đó, tác giả không chỉ truyền tải cảm xúc mà còn khẳng định giá trị của cái đẹp trong cuộc sống.

Câu thơ "Mắt em là một dòng sông / Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em" đã tạo nên một hình ảnh sinh động và thẩm mỹ. Đôi mắt của người con gái được ví như dòng sông, một không gian rộng lớn và sâu thẳm, nơi người tình có thể thả hồn bơi lội. Hình ảnh này không chỉ thể hiện sự cuốn hút mà còn gợi lên cảm giác dịu dàng, êm ả trong tình yêu. Nó cho thấy tình yêu không chỉ là một cảm xúc chớp nhoáng mà còn là cuộc hành trình khám phá và trải nghiệm.

Trong khổ thơ tiếp theo, hình ảnh "Đàn 'nguyệt dạ' hương đêm bay lạc" và "Gì buồn hơn tiếng vạc lưng chừng?" thể hiện nỗi buồn man mác của tình yêu. Âm thanh của đêm - tiếng đàn, tiếng vạc - tạo nên một không gian thanh tĩnh, có phần u buồn. Tác giả đặt ra những câu hỏi mở khiến người đọc phải suy ngẫm về nỗi nhớ, những kỷ niệm vui buồn trong tình yêu.

Câu thơ "Phép gì khỏi nhớ đừng trông / Mắt em bỏ túi, vắng lòng đem soi" thể hiện một nỗi nhớ da diết và sự quyến luyến. Tác giả đã thể hiện một cảm giác rất riêng về sự gắn bó giữa con người và cái đẹp, giữa ánh mắt và tình yêu. Hình ảnh "mắt em bỏ túi" vừa mộc mạc vừa lãng mạn, thể hiện sự chiếm hữu và khát khao được vương vấn mãi mãi.

Bài thơ "Đôi mắt" của Lưu Trọng Lư là một tác phẩm nghệ thuật giàu cảm xúc và ý nghĩa. Tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn từ, hình ảnh và những cấu trúc thơ để truyền tải thông điệp về cái đẹp, tình yêu và nỗi nhớ. Qua đó, người đọc cảm nhận được một tình yêu chân thành, sâu lắng và đầy tính nhân văn. Tác phẩm không chỉ là những dòng thơ mà còn là một bức tranh tâm hồn phản ánh cách nhìn về cuộc sống của con người thời kỳ đó.

Phân tích bài thơ Đôi mắt (mẫu 4)

Lưu Trọng Lư (19/6/1911 – 10/8/1991) là nhà thơ đi đầu trong phong trào Thơ mới và cũng là người góp phần làm nên thành công của phong trào này với những tác phẩm đặc sắc. Ông sinh ra tại xã An Phú, Đồng Hới, Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Năm 1932, ông tham gia vào nhóm Tự Lực văn đoàn và có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nhóm. Sau đó, ông tiếp tục hoạt động nghệ thuật và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nền văn nghệ cách mạng.

Thơ Lưu Trọng Lư mang đậm tính lãng mạn, thể hiện rõ nét tâm hồn nhạy cảm, tình yêu quê hương đất nước và nỗi buồn man mác, hoài niệm của tác giả. Những sáng tác của ông thường gắn liền với những kỷ niệm và hình ảnh về làng quê, thôn xóm quen thuộc. Bài thơ Đôi mắt được in trong tập Tiếng thu (1939), đây được xem là một trong những thi phẩm nổi bật nhất của Lưu Trọng Lư. Tác phẩm đã khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên cùng nỗi niềm suy tư, trăn trở của nhân vật trữ tình trước thời thế loạn lạc lúc bấy giờ. Mở đầu bài thơ là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống:

“Có ai biết tên tôi

Tôi là con chim hót

Cho ai còn nhớ nhung lấy một người”

Nhân vật trữ tình tự nhận mình là “con chim hót”, ngày ngày cất cao giọng hát để ca ngợi vẻ đẹp của cuộc đời. Hình ảnh “chim hót” tượng trưng cho những điều tốt đẹp, vui tươi trong cuộc sống. Con chim ấy đang ngân vang tiếng hát, hòa mình vào bản giao hưởng của thiên nhiên. Nó muốn dùng lời ca tiếng hát của mình để nhắc nhở mọi người hãy luôn trân trọng những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, đừng bao giờ quên đi những điều đáng quý ấy.

Tiếp theo, nhân vật trữ tình bày tỏ mong muốn được ở bên cạnh người mình yêu thương:

“Nhưng tôi sợ độ cao

Nên chỉ dám đứng gần

Để nghe tim người đập”

Con chim hót tuy rất muốn đến gần người mình yêu nhưng lại sợ độ cao. Nó chỉ dám đứng từ xa, lắng nghe nhịp đập trái tim của người ấy. Điều này thể hiện sự e ấp, ngại ngùng của nhân vật trữ tình khi đứng trước người mình yêu. Anh ta muốn được ở bên cạnh người ấy, nhưng lại sợ bị từ chối hoặc bị tổn thương.

Cuối cùng, nhân vật trữ tình bộc bạch nỗi lòng của mình:

“Đôi mắt em là biển cả

Trong xanh như ngọc bích

Anh muốn đắm say trong đó

Nhưng sợ sóng gió cuốn trôi”

Con chim hót so sánh “đôi mắt em” với “biển cả”. Biển cả mênh mông, rộng lớn, chứa đựng muôn vàn bí ẩn. Đôi mắt em cũng vậy, nó chứa đựng tất cả những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Nhân vật trữ tình muốn được đắm chìm trong đôi mắt ấy, nhưng lại sợ sóng gió sẽ cuốn trôi mình đi. Đây là một trạng thái tâm lý phức tạp, vừa muốn tiến tới, vừa muốn lùi bước. Nhân vật trữ tình muốn được khám phá hết những điều tuyệt vời trong đôi mắt em, nhưng lại sợ rằng nếu tiến quá sâu, mình sẽ không thể quay trở lại được nữa.

Bài thơ sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu. Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc với đời sống hàng ngày. Nhịp điệu thơ linh hoạt, phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật trữ tình.

Như vậy, bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư đã khắc họa thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình trước tình yêu. Bài thơ mang đậm chất trữ tình, thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm của tác giả trong việc nắm bắt những cung bậc cảm xúc của con người.

Phân tích bài thơ Đôi mắt (mẫu 5)

...

1 52 02/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: