Từ ghép tổng hợp là gì? Phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về từ ghép tổng hợp với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được từ ghép tổng hợp để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 306 06/11/2024


Từ ghép tổng hợp

Trước khi tìm hiểu chi tiết về Từ ghép tổng hợp. Chúng ta cần hiểu Thế nào là từ ghép:

I. Từ ghép

1. Từ ghép là gì

Từ ghép là một loại từ phức được tạo thành bởi ít nhất 2 từ đơn với điều kiện là những từ này phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa với nhau. Từ phức khác với từ ghép là nó cũng được tạo bởi 2 hoặc nhiều từ đơn nhưng có thể có nghĩa hoặc không có ý nghĩa gì.

Từ ghép có thể tạo thành từ 1 danh từ + 1 động từ, 2 động từ, 1 tính từ + danh từ….

2. Phân loại từ ghép

Từ ghép được chia thành các loại chính như sau:

Thứ nhất: Từ ghép đẳng lập

Hai hoặc nhiều từ tạo thành từ ghép đẳng lập đều có nghĩa và bình đẳng về mặt ngữ pháp, không có từ nào được xem là từ chính và ngược lại.

Ví dụ từ ghép đẳng lập: Sách vở, cây cỏ, phong cảnh…

Thứ hai: Từ ghép chính phụ

Là loại từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho nhau, trong đó tiếng chính thường có nghĩa rộng, bao quát một sự việc, hành động, sự vật. Tiếng phụ thường đứng sau tiếng chính, có nhiệm vụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Loại từ ghép này có tính phân nghĩa rõ ràng.

Ví dụ từ ghép chính phụ: Hoa hồng, bánh mì, thịt bò…

Để phân biệt và tạo được từ ghép chính phụ, hãy cùng mình phân tích từ Hoa hồng. Ta thất từ hoa là từ chính vì nhắt đến hoa thì có nghĩa rộng hơn từ hồng. Từ hoa có thể ghép với bất kỳ từ nào để thành một từ ghép chính phụ như hoa lan, hoa mai, hoa cúc…

Thứ ba: Từ ghép tổng hợp

Là loại từ được ghép từ 2 hoặc nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung cho một danh từ, địa điểm hay hành động cụ thể nào.

Thứ tư: Từ ghép phân loại

Là từ mang một nghĩa cụ thể, xác định chính xác một địa danh, hành động hay tên gọi nào đó.

Ví dụ: Bánh pizza chỉ tên một loại bánh được làm từ bột mỳ và nhiều thành phần khá

3. Tác dụng của từ ghép

Từ ghép là một yếu tố quan trọng trong cấu trúc câu. Nó giúp xác định ý nghĩa của các từ một cách chính xác trong cả văn viết và văn nói, nghĩa là người đọc hoặc nghe sẽ hiểu ngay nghĩa của từ và câu mà không cần phải phân tích thêm.

Từ ghép tạo nên sự liên kết và logic trong câu cả về mặt hình thức và nội dung, giúp câu trở nên mạch lạc và dễ hiểu.

Từ đơn và từ ghép đều có chức năng riêng biệt, nhưng từ ghép lại đa dạng và phong phú hơn nhiều so với từ đơn. Trong bất kỳ câu nào, từ ghép thường xuất hiện và dường như không thể thiếu.

II. Từ ghép tổng hợp

1. Từ ghép tổng hợp là gì?

Từ ghép tổng hợp là kết hợp của hai hoặc nhiều từ đơn nhằm mục đích tạo ra một từ mới có nghĩa tổng quát, áp dụng cho một địa điểm, một danh từ, hoặc một hành động cụ thể.

Ví dụ về từ ghép tổng hợp: “Sách vở” là một từ ghép tổng hợp, áp dụng chung cho nhiều loại sách hoặc vở.

Một số ví dụ khác về từ ghép tổng hợp bao gồm: “bánh trái”, “bánh kẹo”, “cây cối”, “quần áo”, …

2. Phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại

Từ ghép tổng hợp là loại từ được ghép từ hai hoặc nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung cho một danh từ, địa điểm hay hành động cụ thể nào. Còn từ ghép phân loại là từ mang một nghĩa cụ thể, xác định chính xác một địa danh, hành động hay tên gọi nào đó.

Khi Quý vị gặp một từ ghép nào chỉ người (hoặc vật nói chung) thì đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp.

Ví dụ:

– Xa lạ (xa ghép với lạ tạo ra nghĩa tổng hợp: Xa xôi và không quen biết.

– Sách vở (sách ghép với sở tạo ra nghĩg tổng hợp: sách và vở)

– Ăn uống (ăn ghép với Uống tạo ra nghĩg tổng hợp: nói về việc ăn và Uống)

Khi gặp từ ghép nào không chỉ chung, mà lại có nghĩa như phân loại người (hay vật) thì đó là từ ghép phân loại.

Ví dụ:

– Hạt thóc (hạt ghép với thóc tạo ra nghĩa phân loại so với : hạt ngô, hạt đỗ, hạt kê …)

– Bà nội (bà ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại so với: bà ngoại, bà dì ….)

– Bài học (bài ghép với học tạo ra nghĩa phân loại so với: bài làm, bài tập …).

4. Đặt câu với từ ghép tổng hợp

Dưới đây là một số câu sử dụng từ ghép “tổng hợp”:

- Sáng nay, trường học đón tiếp học sinh mới bằng buổi lễ chào đón.

- Những chú chim hòa mình vào cảnh đẹp của cây cỏ xanh tươi.

- Tại cửa hàng, khách hàng có thể tìm thấy nhiều loại bánh kẹo ngon.

- Gia đình tôi thường xuyên tổ chức cuộc họp nhỏ để trao đổi thông tin.

- Trong mùa đông, bảo vệ đôi chân bằng cách mặc đôi bốt ấm áp.

- Cuối tuần, chúng tôi thường tổ chức những buổi dã ngoại tuyệt vời.

- Mỗi dịp lễ, gia đình tôi trang trí nhà cửa bằng những bức tranh đẹp mắt.

- Trong khu vườn nhỏ, có nhiều loại cây cối tạo nên không gian xanh mát.

- Bữa tối đặc biệt với những món ăn ngon đã làm tâm hồn chúng tôi hân hoan.

- Các bạn hãy giữ gọn đồ đạc cá nhân để không gian trở nên thoải mái hơn.

- Thư viện là nơi lưu trữ nhiều loại sách vở hữu ích cho học tập và giải trí.

- Bữa sáng ngon miệng với đủ loại bánh trái và đồ uống tươi mát.

- Trong căn phòng nhỏ, có đủ đồ dùng và quần áo cho mọi hoạt động.

- Dưới tán cây cối, gia đình tổ chức buổi picnic vui vẻ.

- Sân trường đầy ắp tiếng cười và niềm vui của trẻ con khi chơi đùa.

1 306 06/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: