Tư tưởng là gì? Hệ tư tưởng là gì? Đặc điểm, vai trò của tư tưởng

Vietjack.me giới thiệu bài viết Tư tưởng là gì? Hệ tư tưởng là gì? Đặc điểm, vai trò của tư tưởng bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt hơn.

1 5 12/12/2024


Tư tưởng là gì? Hệ tư tưởng là gì? Đặc điểm, vai trò của tư tưởng

1. Tư tưởng là gì?

Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là những biểu hiện các mối quan hệ giữa con người với những vấn đề về thế giới xung quanh, trong những nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm tư tưởng được đề cập đến mang ý nghĩa khái quát triết học.

Quan điểm về tư tưởng xuất phát từ những ý tưởng của những nhà tư tưởng có tầm nhìn cao. Không phải ai có ý tưởng đều được coi là nhà tư tưởng, bởi lẽ theo nhà bác học Lênin cho rằng người đó phải biết cách giải quyết được những vấn đề chính trị, sách lược, tổ chức.

Tư tưởng là ý thức của một cá nhân, một cộng đồng, nó chứa một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học. Các khái niệm mang tính nhất quán, những quan điểm đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cá nhân, giai cấp, một dân tộc được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.

2. Đặc điểm của tư tưởng

+ Thứ nhất, tư tưởng gắn với lợi ích;

+ Thứ hai, trong xã hội có giai cấp đối kháng thì tư tưởng mang tính giai cấp;

+ Thứ ba, sự ra đời, tồn tại và phát triển, mất đi của một tư tưởng đều gắn liền với tồn tại xã hội, chịu sự quy định của tồn tại xã hội, chịu sự quy định của các quan hệ xã hội sinh ra nó.

3. Ý nghĩa của tư tưởng

Tư tưởng có ý nghĩa đặc biệt cho nhân dân Việt Nam. Đặc biệt là những tư tưởng tiên tiến, tiến bộ của những người đi trước đã để lại cho nhân dân khối tài sản quý báu. Đặc biệt là tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động của dân tộc ta.

Việc học tập và làm theo những tư tưởng này góp phần tăng thêm hiệu quả, phương hướng để đánh bại quân thù. Mang lại những con đường mới đi lên để bảo vệ đất nước. Ngay cả trong thời bình, việc lĩnh hội các tư tưởng luôn mang ý nghĩa vô cùng to lớn, đem đất nước ngày càng phát triển.

4. Nền tảng tư tưởng là gì?

Tư tưởng không phải những cái có sẵn hay đã được đóng khung từ trước. Nó có thể được sinh ra và phát sinh trong quá trình trao đổi, suy nghĩ của con người. Tư tưởng được mọi người tiếp thu có chọn lọc dưới dạng lĩnh hội lẫn phê phán.

Theo đó tư tưởng là gì? Đó là cái gì đó không giới hạn, nó luôn được hình thành trong quá trình tiếp thu của con người. Tư tưởng có thể có dạng tiêu cực và tích cực.

5. Hệ tư tưởng là gì?

Hệ tư tưởng là một hệ thống, một tập hợp những tư tưởng, quan điểm về các lĩnh vực khác nhau.

– Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích hệ tư tưởng là: “Hệ thống những tư tưởng và quan điểm lý luận thể hiện sự nhận thức và đánh giá hiện thực xung quanh, xuất phát từ những lợi ích xã hội nhất định. Hệ tư tưởng mang tính lý luận, nghĩa là được hệ thống hóa một cách duy lý. Khác với tâm lý xã hội gắn liền với cảm giác sống của ý thức đời thường, hệ tư tưởng gồm các quan điểm và tư tưởng về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, thẩm mỹ, triết học”.

– Từ điển tiếng Việt giải thích hệ tư tưởng là “hệ thống tư tưởng và quan điểm, thường phản ánh quyền lợi cơ bản khác nhau của các giai cấp, các tầng lớp xã hội”.

– Từ điển Chính trị vắn tắt giải thích: “Hệ tư tưởng – hệ thống các quan điểm và tư tưởng chính trị, pháp lý, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật. Hệ tư tưởng mang tính giai cấp. Trong các hình thái đối kháng, hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền là hệ tư tưởng thống trị”.

6. Vai trò của hệ tư tưởng

– Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, hệ tư tưởng là một bộ phận của ý thức xã hội nên chịu sự quy định của tồn tại xã hội.

– Hệ tư tưởng giống như một nền móng mà trên cơ sở đó, các đảng phái, tổ chức, các lực lượng chính trị – xã hội khác nhau xác lập chiến lược, lý tưởng, xác lập đội ngũ mà tổ chức ấy sẽ đại diện, tức là xác lập chiến lược chính trị. Vì vậy, hệ tư tưởng luôn gắn liền với chính trị và không thể tách rời chính trị và ngược lại.

– Bất kỳ hệ tư tưởng nào cũng đều là hệ tư tưởng của một giai cấp, bảo vệ các quyền lợi và lý tưởng chính trị của giai cấp đó.

– Hệ tư tưởng với tính cách là đại diện của giai cấp sẽ đóng vai trò là vũ khí tinh thần trong cuộc đấu tranh vì các giá trị và lý tưởng mà giai cấp theo đuổi. Không có hệ tư tưởng nào đứng trên các giai cấp. Chính trị là diễn đàn đấu tranh của các hệ thống, các trào lưu và khuynh hướng tư tưởng khác nhau.

1 5 12/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: