TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Lá diêu bông (2025) SIÊU HAY

Phân tích bài thơ Lá diêu bông gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 7 20/01/2025


Phân tích bài thơ Lá diêu bông

TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Lá diêu bông (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích bài thơ Lá diêu bông của Hoàng Cầm.

Dàn ý Phân tích bài thơ Lá diêu bông

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả Hoàng Cầm, bài thơ Lá Diêu Bông.

2. Thân bài

a. Hình ảnh người chị

Hình ảnh người chị xuất hiện:

  • Trang phục: “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng” gợi tà váy tròn xòe, buông trùng như dáng cửa võng.

  • Hành động: “Thẩn thơ đi tìm” với lời thách đố “Đứa nào tìm được lá Diêu Bông/Từ nay ta gọi là chồng”

=> Những hình ảnh trong hai đoạn thơ đầu cho biết về tâm tư của người chị: có uẩn khúc, đầy xao động và khó hiểu .

b. Thái độ của nhân vật “chị” qua bốn lần nhận lá

- Điệp ngữ “Em tìm thấy lá” nhấn mạnh vào hành trình nỗ lực tìm kiếm kéo dài, không ngừng nghỉ của nhân vật trữ tình.

- Sự khác biệt trong phản ứng và cảm xúc của người chị qua các đoạn thơ:

  • Hai ngày: chị chau mày và bảo “Đâu phải lá diêu bông”

  • Mùa đông sau: chị lắc đầu trông nắng vãn bên sông

  • Ngày cưới chị: chị cười xe chỉ ấm trôn kim

  • Chị ba con: chị xòe tay phủ mặt, chị không nhìn

=> Phản ứng của chị có sự thay đổi, dần trở nên thờ ơ, không quan tâm đến nhân vật trữ tình

c. Tâm trạng tuyệt vọng nhân vật “em”

- Hình ảnh “em” cầm chiếc lá “đi đầu non cuối bể” cho thấy tình cảm chân thành, thủy chung nhưng vô vọng.

- Câu thơ “ Diêu Bông hời!… -ơi Diêu Bông!… ” bộc lộ một nỗi xót xa, tuyệt vọng.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Lá diêu bông.

Phân tích bài thơ Lá diêu bông (mẫu 1)

Hoàng Cẩm là một nhà thơ xuất sắc trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh những tác phẩm làm nên tên tuổi của ông, tôi đặc biệt yêu thích bài thơ Lá diêu bông.

Là một người lãng mạn, Hoàng Cầm đã góp vào mảng đề tài tình yêu một bài thơ thú vị. Một câu chuyện tình yêu đơn phương, đầy trớ trêu. “Lá Diêu Bông” mang dáng dấp của một câu chuyện kể. Từng lời thơ rất tự nhiên cứ thế thấm vào tâm hồn người đọc.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “Em” đặt trong mối tương quan với nhân vật “Chị”.

“Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ

Chị bảo
- Đứa nào tìm được lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng”

Chất Kinh Bắc hiện lên qua hình ảnh “Chị” cùng chiếc “váy Đình Bảng”. Chỉ vì câu nói vu vơ của “Chị”: “Đứa nào tìm được lá diêu bông? Từ nay ta sẽ gọi là chồng” mà “Em” tin theo, miệt mài tìm lá.

Từ ngày này sang tháng khác, “Em” vẫn miệt mài tìm kiếm chiếc lá Diêu Bông. Nhưng thái độ của “Chị” thì vẫn chẳng hề quan tâm, để ý đến tình cảm của “Em”.

“Hai ngày Em tìm thấy lá
Chị chau mày
- Đâu phải lá Diêu Bông”

Mùa đông sau Em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông

Ngày cưới Chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xoè tay phủ mặt Chị không nhìn”

“Lá Diêu Bông” vốn không hề có thật. Có lẽ, lá Diêu Bông chính là biểu tượng cho tình yêu chân thành mà cả “Chị” và “Em” đều đang khao khát tìm kiếm. Suốt đời cứ tìm kiếm lá, nhưng lá lại chẳng tồn tại. Có thể hiểu, chiếc lá như vật hứa thề trĩu nặng theo bước chân “Em”.

Câu kết vang lên giống như một tiếng kêu thương xót, khiến người đọc càng thêm đồng cảm. Phải chăng trong cuộc đời còn nhiều những mối tình vô vọng như vậy?

Bài thơ có nghệ thuật đặc sắc đến từ ngôn từ thơ giản dị, mộc mạc nhưng cũng tràn đầy cả âm và nghĩa, giàu tính nhạc. Lá Diêu Bông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc.

Phân tích bài thơ Lá diêu bông (mẫu 2)

Hoàng Cầm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Một trong những bài thơ của ông có thể kể đến Lá Diêu Bông.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “Em” đặt trong mối tương quan với nhân vật “Chị” - nguồn cơn của mọi cảm xúc, suy nghĩ và hành động của “Em”.

“Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ

Chị bảo
- Đứa nào tìm được lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng”

Bài thơ mở đầu với hình ảnh “Chị” xuất hiện qua trang phục váy Đình Bảng. Chị đi về phía cánh đồng chiều còn trơ cuống rạ. Chị đang thẩn thơ tìm đồng chiều cuống rạ. Rồi chị nói rằng “ Đứa nào tìm được lá Diêu Bông, từ nay ta gọi là chồng…” . Câu nói đã tác động đến nhân vật “Em” giống như một lời nguyền, đi theo suốt cuộc đời. “Em” vì câu nói “bâng quơ” của “Chị” đã mải miết kiếm tìm “lá diêu bông” vốn không có thật. Hình ảnh lá diêu bông tượng trưng cho mối tình đơn phương, mong ước về hạnh phúc cũng như sự chờ đợi mòn mỏi của nhân vật trữ tình “Em”.

“Hai ngày Em tìm thấy lá
Chị chau mày
- Đâu phải lá Diêu Bông

Mùa đông sau Em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông

Ngày cưới Chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xoè tay phủ mặt Chị không nhìn”

“Em” đi tìm chiếc lá như muốn khẳng định điều có thể của những thứ không thể. Bốn lần “Em” đi tìm, bốn lần đều tìm thấy lá, nhưng sắc điệu cảm xúc của “Chị” lại khác nhau. Từ “chau mày” không chấp nhận chiếc lá đầu tiên tìm là lá Diêu Bông, đến “lắc đầu” thẫn thờ “trông nắng vãn bên sông”, rồi cười gượng gạo “xe chỉ ấm trôn kim” đến đau khổ “xòe tay phủ mặt Chị không nhìn”. Dù trong hoàn cảnh khác nhau, nhưng “Chị” vẫn tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến tình cảm của “Em”.

Để rồi ở cuối bài thơ, hình ảnh “Em” cầm chiếc lá “đi đầu non cuối bể” cho thấy tình cảm chân thành, thủy chung nhưng vô vọng. Câu thơ cuối “ Diêu Bông hời!… -ơi Diêu Bông!… ” đã bộc lộ một nỗi xót xa, tuyệt vọng của nhân vật trữ tình “Em”.

Bài thơ giàu tính nhạc với nhiều cách tổ chức nhịp điệu cùng cấu trúc ngữ pháp lặp lại bốn lần có ý nghĩa nhấn mạnh hành trình nỗ lực kiếm tìm không mệt mỏi của nhân vật trữ tình.

Lá Diêu Bông quả là một bài thơ hay của Hoàng Cầm, gửi gắm nhiều tâm tư, tình cảm của tác giả.

Phân tích bài thơ Lá diêu bông (mẫu 3)

Nhà thơ Hoàng Cầm được biết đến với nhiều bài thơ đặc sắc. Nhưng trong số các tác phẩm của ông, tôi đặc biệt ấn tượng nhất với bài thơ Lá diêu bông.

Được sáng tác theo thể thơ tự do, với những câu thơ ngắn dài khác nhau, điều này giúp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc lộ một cách cụ thể, chân thực hơn. Trước hết, khi đọc bài thơ, tôi ấn tượng với hình ảnh “Chị” được nhắc đến ngay từ những câu thơ đầu”

“Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ

Chị bảo
- Đứa nào tìm được lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng”

“Chị” xuất hiện trong trang phục chiếc váy Đình Bảng - gợi hình ảnh về người con gái Kinh Bắc. “ Chị” được khắc họa với hành động “thẩn thơ đi tìm đồng chiều, cuống rạ”. Và rồi chỉ với một câu nói giống như là bông đùa của “Chị”: “ Đứa nào tìm được lá Diêu Bông, từ nay ta gọi là chồng…” đã khiến cho “Em” mải mê đi tìm kiếm chiếc lá Diêu Bông. Ở đây, tôi có thể thấy được chiếc lá diêu bông là hình ảnh biểu tượng cho mối tình đơn phương, mong ước về hạnh phúc cũng như sự chờ đợi mòn mỏi của nhân vật trữ tình “Em”.

Những câu thơ tiếp theo, tác giả đã kể về hành trình tìm lá của nhân vật trữ tình “Em”:

“Hai ngày Em tìm thấy lá
Chị chau mày
- Đâu phải lá Diêu Bông

Mùa đông sau Em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông

Ngày cưới Chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xoè tay phủ mặt Chị không nhìn”

Bốn lần “Em” đi tìm lá là bốn lần “Chị” nhận lá với thái độ khác nhau. Lần đầu tiên, “Chị chau mày” không chấp nhận chiếc lá mà “Em” tìm được là lá Diêu Bông. Sau đó, lần thứ hai hay lần thứ ba, lần cuối cùng, thái độ của “Chị” vẫn là từ chối, không quan tâm đến tình cảm của “Em”.

Ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh “Em” cầm chiếc lá “đi đầu non cuối bể” giúp tôi nhận ra tình cảm chân thành, thủy chung của nhân vật trữ tình. Câu thơ cuối “ Diêu Bông hời!… -ơi Diêu Bông!… ” đã bộc lộ một nỗi xót xa, tuyệt vọng của nhân vật trữ tình “Em”. Đọc đoạn thơ cuối, tôi như đồng cảm, thấu hiểu cho tình cảm không được hồi đáp của “Em”.

Có thể nói rằng, Lá Diêu Bông quả là một bài thơ hay của Hoàng Cầm. Sau khi đọc bài thơ, tôi đã nhận ra nhiều thông điệp ý nghĩa.

1 7 20/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: