Dấu ngoặc kép là gì? Cách sử dụng dấu ngoặc kép? Tác dụng của dấu ngoặc kép

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về dấu ngoặc kép với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được tác dụng của dấu ngoặc kép để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 178 18/10/2024


Dấu ngoặc kép là gì? Cách sử dụng dấu ngoặc kép? Tác dụng của dấu ngoặc kép

1. Dấu ngoặc kép là gì?

Dấu ngoặc kép là một loại dấu được đặt ở đầu và cuối câu nhằm để người đọc hình dung được phần trích dẫn được nhắc đến trong văn bản.

Kí hiệu: “ ”

Dấu ngoặc kép được hình thành bởi hai dấu ngoặc nằm ở đầu và cuối câu.  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

2. Cách dùng và lưu ý khi dùng dấu ngoặc kép

Việc sử dụng dấu ngoặc kép đều có ý nghĩa của nó cho nên bạn tuyệt đối không được sử dụng nó một cách bừa bãi. Vì điều này sẽ khiến người độc văn bản bị nhầm lẫn và không hiểu là bạn đang muốn nhấn mạnh và truyền đạt nội dung nào

Một lưu ý nữa khi sử dụng dấu ngoặc kép là bạn đừng quên dấu hai chấm. Hầu hết mọi người thường quên dấu hai chấm trước khi sử dụng dấu ngoặc kép để trích dẫn câu nói hoặc suy nghĩ ai đó. Điều này sẽ làm cho người đọc sẽ cảm thấy bối rối, không hiểu ý nghĩa của bạn khi đặt dấu ngoặc kép trong trường hợp trích dẫn một tiêu đề hoặc một câu nói.

Việc bỏ dấu hai chấm chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt, và khi bạn muốn trích dẫn lời của người khác vào văn bản của mình, thì dấu hai chấm là điều bắt buộc phải có cũng như phải đặt trước dấu ngoặc kép trong tiếng Việt.

3. Tác dụng của dấu ngoặc kép

a) Trích dẫn lời nói của nhân vật

Một trong những tác dụng phổ biến của dấu ngoặc kép là sử dụng trong trường hợp khi người viết muốn trích dẫn lại một câu nói hay hoặc một câu danh ngôn của ai đó.

Đặc biệt, khi trích dẫn câu nói từ một người hoặc một bài báo, sách truyện thì bạn cần phải viết hoa đầu câu trích dẫn.

Đây là phương pháp được sử dụng để người xem có thể hiểu hơn về bố cục của bài viết, và những câu nào là câu nói được trích dẫn nhằm truyền đạt thông tin đến người đọc hiệu quả hơn.

Ví dụ: Bạn Minh nghĩ: “ngày hôm nay cháu sẽ chăm chỉ học tập”. Bà của Minh trả lời rằng:”Cháu của bà ngoan lắm”.

b) Đưa ra một nhận định

Hơn thế nữa, dấu ngoặc kép còn được dùng để nhấn mạnh và làm nổi bật một nhận định nào đó đã được đúc kết từ người viết. Thường những trường hợp này được sử dụng trong bài viết có nhận định gắn liền với tên tuổi của những người nổi tiếng, có tác phẩm hoặc sản phẩm ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng công chúng.

Ví dụ: “Thơ chính là tầm hồn” - M.Gorki

c) Đánh dấu những từ đặc biệt

Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

VD: Có bạn tắc kè hoa

Xây " lầu " trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ấm trời mới ra.

4. Bài tập dấu ngoặc kép

Bài 1: Đọc khổ thơ sau, trả lời câu hỏi :

Có bạn tắc kè hoa

Xây “lầu” trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ốm trời mới ra.

- Trong khổ thơ trên, từ lầu được dùng với ý nghĩa gì ?

- Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì ?

Trả lời:

- Trong khổ thơ trên, từ lầu được dùng với ý nghĩa gì

=> Từ "lầu" trong câu thơ trên được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Nó muốn nhấn mạnh ý nghĩa trong việc gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ “lầu” mục đích là nhằm đề cao cái tổ đó.

- Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì

=> Dấu ngoặc kép trong trường hợp này dùng để đánh dấu những từ có ý nghĩa đặc biệt

Bài 2: Tìm từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong những câu văn in nghiêng dưới đây rồi đặt các từ đó trong dấu ngoặc kép :

a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.

b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào trường thọ thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh, Quỳnh bèn tâu :

- Tâu bệ họ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là đoản thọ và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh

Trả lời:

a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào còn nấy hết sức tiết kiệm "vôi vữa."

b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào "trường thọ" thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh. Quỳnh bèn tâu :

- Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là "đoản thọ" và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.

Bài 3: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau :

Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ : Phải nói ngay điều này để thầy biết. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn : Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.

Trả lời:

Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ : “Phải nói ngay điều này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dòng, ra vẻ người lớn : “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”.

1 178 18/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: