Dấu phẩy là gì? Tác dụng của dấu phẩy
Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về dấu phẩy với đầy đủ ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được tác dụng của dấu phẩy để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:
Dấu phẩy là gì? Tác dụng của dấu phẩy
1. Dấu phẩy là gì?
Dấu phẩy là một dấu câu được sử dụng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách.
Dấu phẩy, với ký hiệu là ",", là một trong những ký hiệu chấm câu cơ bản trong tiếng Việt
2. Tác dụng của dấu phẩy
Tác dụng chính của dấu phẩy là ngăn cách và phân tách các thành phần trong câu, giúp người đọc hiểu rõ cấu trúc và ý nghĩa của câu.
Điểm đặc biệt của dấu phẩy so với các ký hiệu chấm câu khác như dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), và dấu chấm than (!) là dấu phẩy thường được sử dụng để phân tách các thành phần trong một câu phức, một cụm từ, hoặc một danh sách, cũng như để tách câu thành các thành phần nhỏ hơn. Dấu phẩy cũng được sử dụng để đặt dấu nhấn trong diễn đạt.
Cụ thể, các tác dụng của dấu phẩy bao gồm:
- Phân cách các mệnh đề trong cùng một câu.
- Phân cách các thành phần trong danh sách.
- Phân cách các từ trung tâm trong câu.
- Phân cách giữa chủ đề và động từ khi chúng được phân cách bởi các từ chỉ thời gian, tần suất, không gian hoặc số lượng.
3. Sự khác biệt giữa dấu phẩy và dấu chấm phẩy
+ Về hình thức
Về hình thức thì dấu chấm phẩy là sự kết hợp giữa dấu chấm và dấu phẩy. Dấu phẩy và dấu chấm phẩy được ký hiệu cụ thể, có nguyên tắc sử dụng riêng mà mọi người cần tuân thủ.
+ Cách dùng
Dấu phẩy được dùng trong các trường hợp sau đây:
– Dấu phẩy được sử dụng ở trong các danh sách, đối với các danh sách có ba từ trở lên thì cần phải dùng dấu phẩy để phân tách từng từ.
Ví dụ: Lan, Nhi, Mai và Hoa là học sinh của trường tiểu học Cao Quảng.
Ba mẹ, chị gái, anh trai và Lan đều rất vui khi nhận được quà năm mới.
– Dấu phẩy được dùng để ngăn cách các mệnh đề ở trong câu phức, giúp cho ý nghĩa của câu rõ ràng hơn.
Ví dụ: Ăn trưa xong, các nhân viên quay lại văn phòng làm việc.
– Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong liên hợp trong câu.
Ví dụ: Sự nghiệp công nghiệp hóa sẽ rất gian nan và thử thách, song nhất định chúng ta sẽ thành công.
– Dấu phẩy được dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong một câu ghép.
Ví dụ: Bạn càng cố gắng, bạn càng có nhiều cơ hội để vươn tới thành công.
– Dấu phẩy sử dụng ở nơi có khoảng dừng nhẹ hoặc để nhận mạnh một từ.
Ví dụ: Bạch Tuyết, cô gái có nhan sắc đẹp nhất thế gian.
– Ngoài ra, dấu phẩy còn được sử dụng để chỉ ra ranh giới giữa phần đề và phần thuyết như khi phần đề làm thành một đoạn khá dài, khi phần thuyết được đặt ở phía trước phần đề, khi lược bớt động từ “là” trong một câu luận…
Dấu chấm phẩy được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Dấu chấm phẩy được sử dụng chủ yếu để kết hợp hai mệnh đề độc lập mà không được nối bởi các từ nối, cho nên dấu chấm phẩy có thể tạo câu ghép.
Ví dụ: Cô ấy đang hát; Những người khác đang lắng nghe.
– Dấu chấm phẩy được sử dụng để phân tách các mục trong danh sách khi bản thân các mục đó có dấu phẩy.
Ví dụ: Tầng 1 của trường học là nơi học tập của lớp 1, lớp 2 và lớp 3; Tầng 2 là nơi học tập của học sinh lớp 4 và lớp 5.
– Dấu chấm phẩy dùng ở giữa hai mệnh đề được liên kết với nhau bởi một cụm từ nối hoặc một trạng từ nối.
Ví dụ: Tôi thích ăn thịt gà; tuy nhiên, tôi không thích phần da gà.
4. Bài tập về dấu phẩy
Bài 1: Đặt dấu phẩy thích hợp vào đoạn văn sau:
Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh,lung linh trong nắng. Chào mào sáo sậu sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Gợi ý:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Bài 2: Nêu công dụng dấu phẩy trong mỗi trường hợp sau:
a.Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép Mới)
b.Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải Trường Giang Vôn –ga, con sông Vôn –ga đi ra bể.
(I.Ê-ren-bua)
c. Và cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh, lòng tôi lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và oai hùng
(Thúy Lan)
d.Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫ đi trên con đường làng dài và hẹp
(Thanh Tịnh)
Gợi ý:
Công dụng của dấu phẩy trong mỗi trường hợp:
a.Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu.
b.Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép.
c.Đánh dấu ranh giới giữa bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ của câu.
d.Đánh dấu ranh giới giữa từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)