TOP 10 mẫu Phân tích truyện ngắn Lụm còi của Nguyễn Ngọc Tư (2025) SIÊU HAY

Phân tích truyện ngắn Lụm còi của Nguyễn Ngọc Tư gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 40 31/12/2024


Phân tích truyện ngắn Lụm còi của Nguyễn Ngọc Tư

TOP 10 mẫu Phân tích truyện ngắn Lụm còi của Nguyễn Ngọc Tư (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Lụm còi của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Dàn ý Phân tích truyện ngắn Lụm còi

I. Mở bài

+ Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống, nơi con người được soi mình trong những dòng chảy của cảm xúc và suy tư.

+ Tác phẩm "Lụm Còi" của Nguyễn Ngọc Tư là một trong những câu chuyện đầy ý nghĩa, mang đậm chất Nam Bộ, nơi mà từng con chữ không chỉ kể chuyện mà còn chạm đến trái tim người đọc.

+ Nguyễn Ngọc Tư, một nữ nhà văn trẻ với phong cách viết giản dị, gần gũi nhưng sâu sắc, đã tạo nên những câu chuyện đầy tính nhân văn và chứa đựng những giá trị cuộc sống đáng quý.

+ Trong truyện ngắn "Lụm Còi", tác giả đã khắc họa chân thực và xúc động tình bạn giữa hai cậu bé – một người có gia đình đầy đủ nhưng lại cảm thấy thiếu thốn tình cảm, và một người mồ côi, luôn khát khao tình thương từ gia đình.

II. Thân bài

Khái quát

+ Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976 tại Cà Mau, là một nữ nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt trong giai đoạn văn học đổi mới.

+ Những tác phẩm của bà thường mang âm hưởng của miền quê Nam Bộ, với giọng văn nhẹ nhàng, mềm mại.

+ Đặc biệt, Nguyễn Ngọc Tư rất giỏi trong việc khai thác những mảnh đời éo le, những số phận gặp nhiều khó khăn, bất hạnh, nhưng luôn ẩn chứa sự lạc quan, hy vọng.

+ Tác phẩm "Lụm Còi" của bà được kể theo ngôi thứ nhất qua điểm nhìn của nhân vật "tôi", một cậu bé đang trong giai đoạn nổi loạn, cảm thấy thiếu thốn tình cảm từ gia đình.

+ Cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một mạch truyện duy nhất – cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa nhân vật tôi và Lụm.

+ Truyện có ít nhân vật, trong đó hai nhân vật chính là tôi và Lụm, với Lụm là nhân vật trung tâm, làm nổi bật chủ đề về tình thương, sự đồng cảm và giá trị của gia đình.

Tóm tắt và nêu chủ đề

+ "Lụm Còi" là câu chuyện xoay quanh nhân vật "tôi", một cậu bé bị ba đánh và quyết định bỏ nhà đi bụi. Trên đường, cậu gặp Lụm, một cậu bé mồ côi được nhận nuôi bởi một người phụ nữ. Cuộc trò chuyện giữa hai cậu bé mở ra những suy nghĩ, nhận thức mới về cuộc sống, về giá trị của gia đình và tình thương.

+ Qua cuộc trò chuyện, nhân vật "tôi" dần nhận ra rằng sự hờn dỗi và quyết định bỏ nhà đi chỉ là một sự bồng bột, trong khi Lụm, dù thiếu thốn tình cảm gia đình, vẫn luôn hy vọng và chờ đợi sự trở về của mẹ.

+ Câu chuyện sự đối lập giữa hai hoàn cảnh sống, qua đó làm nổi bật giá trị của gia đình, tình thương và sự đồng cảm.

Phân tích nhân vật chính

+ Mặc dù truyện có nhan đề “Lụm” nhưng nhân vật chính trong truyện là "tôi", một cậu bé cảm thấy bất mãn với gia đình và quyết định bỏ nhà đi bụi sau khi bị ba đánh.

+ Hoàn cảnh của cậu bé tuy không thiếu thốn về mặt vật chất, nhưng lại cảm thấy thiếu tình cảm và sự thấu hiểu từ gia đình.

+ Hành động bỏ nhà đi là biểu hiện của sự phản kháng, của nhu cầu tìm kiếm sự tự do và khẳng định bản thân.

+ Tuy nhiên, qua cuộc trò chuyện với Lụm, nhân vật "tôi" dần nhận ra rằng mình may mắn hơn rất nhiều so với Lụm – một cậu bé mồ côi, không có ba mẹ để mà hờn dỗi hay bị đánh.

+ Lời nói và suy nghĩ của Lụm khiến nhân vật "tôi" suy ngẫm và hối hận về hành động của mình.

=> Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nhân vật này để khắc họa sự mâu thuẫn trong suy nghĩ và cảm xúc của tuổi mới lớn, đồng thời làm nổi bật giá trị của gia đình và tình yêu thương.

Phân tích các nhân vật khác

+ Một nhân vật khác rất quan trọng trong câu chuyện này là Lụm, một cậu bé mồ côi, sống nhờ sự cưu mang của một người phụ nữ. Lụm là hiện thân của sự thiếu thốn và khát khao tình thương từ mẹ. Dù hoàn cảnh khó khăn, phải tự kiếm sống, Lụm vẫn luôn giữ trong mình hy vọng về một ngày mẹ sẽ trở lại tìm cậu. Sự kiên nhẫn, lòng tin tưởng và sự lạc quan của Lụm trái ngược hoàn toàn với sự bồng bột, hờn dỗi của nhân vật "tôi".

=> Lụm là nhân vật làm nền, nhưng lại là yếu tố quan trọng giúp nhân vật "tôi" nhận ra giá trị của gia đình và tình thương.

=> Qua nhân vật Lụm, Nguyễn Ngọc Tư muốn nhấn mạnh rằng, dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu, con người vẫn cần phải giữ niềm tin và hy vọng vào tương lai.

Đánh giá về nghệ thuật của đoạn trích

+ Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một mạch truyện duy nhất để khắc họa rõ nét sự phát triển tâm lý của nhân vật chính.

+ Ngôi kể thứ nhất qua điểm nhìn của nhân vật "tôi" giúp người đọc dễ dàng đồng cảm và hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật này.

+ Cách dựng tình huống của truyện cũng rất tự nhiên, không kịch tính nhưng lại sâu lắng, khiến người đọc phải suy ngẫm.

+ Cách khắc họa nhân vật thông qua dòng nội tâm và hành động, lời nói giúp làm nổi bật sự đối lập giữa hai hoàn cảnh sống, đồng thời truyền tải được thông điệp về giá trị của gia đình và tình thương.

+ Ngôn ngữ trong truyện giản dị, gần gũi nhưng tinh tế, giàu cảm xúc. Nguyễn Ngọc Tư sử dụng những câu văn nhẹ nhàng, mang đậm chất Nam Bộ, với những hình ảnh và phép so sánh độc đáo, giúp người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận được về hoàn cảnh của từng nhân vật.

=>Nghệ thuật kể chuyện là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm này.

Đánh giá chung và liên hệ

+ Tác phẩm "Lụm Còi" của Nguyễn Ngọc Tư là một câu chuyện giản dị nhưng đầy ý nghĩa, được viết bằng giọng văn mềm mại, thấm đẫm tình người.

+ Truyện đã khắc họa rõ nét sự đối lập giữa hai hoàn cảnh sống, qua đó làm nổi bật giá trị của gia đình và tình yêu thương.

+ Thông qua câu chuyện, tác giả gửi gắm thông điệp về ý nghĩa của tình cảm gia đình trong cuộc sống mỗi con người, đồng thời nhắc nhở người đọc biết trân trọng và giữ gìn tình cảm thiêng liếng ấy.

+ Nguyễn Ngọc Tư đã thành công trong việc tạo ra một câu chuyện giản dị nhưng sâu sắc, khiến người đọc phải suy ngẫm và trăn trở.

+ So sánh với những tác phẩm cùng đề tài, truyện ngắn “Lụm” vẫn có một nét rất riêng, rất khác biệt.

III. Kết bài

+ "Lụm Còi" là một tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Ngọc Tư, không chỉ vì cách kể chuyện mộc mạc mà sâu lắng, mà còn vì những giá trị nhân văn mà nó truyền tải.

+ Tác phẩm khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc sâu sắc về tình thương, sự đồng cảm và giá trị của gia đình.

+ Đồng thời, nó cũng nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm giữ gìn và trân trọng những giá trị ấy.

+ Sức sống của truyện không chỉ nằm ở câu chữ mà còn ở thông điệp, khiến nó mãi mãi ghi dấu trong lòng người đọc.

Phân tích truyện ngắn Lụm còi (mẫu 1)

Nguyễn Ngọc Tư là cây bút trẻ của mảnh đất Cà Mau xinh đẹp, với tài văn chương đem đến cho độc giả sự mềm mại, bình dị, gần gũi đậm chất Nam bộ. Các tác phẩm của nhà văn mang đậm cái chất miền quê, tình của làng của đất xoay quanh những câu chuyện đời thường nhưng lại có sức hút đặc biệt lôi cuốn vì bởi cái nhìn đầy chân thật và nhân hậu về những mảnh đời bất hạnh có cuộc đời đầy éo le. Trong đó, truyện ngắn “Lụm còi”- một tác phẩm điển hình cho văn chương của Nguyễn Ngọc Tư đem đến dòng cảm xúc sâu lắng, bồi hồi cảm động cho người đọc qua nét nghệ thuật tự sự đặc sắc.

“Lụm còi” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của hai nhân vật “Tôi” và Lụm. Hai đứa trẻ, hai hoàn cảnh, hai cuộc sống đối lập nhau nhưng lại chia sẻ, đắp nặn cho nhau nghe những nỗi khổ tâm bên sau trong lòng mình như hai người bạn thân tri kỉ. Câu chuyện bắt đầu từ việc tôi bỏ nhà đi bụi vì bị ba đánh tội lấy tiền của mẹ đi chơi điện tử mà không xin phép. Lý do để rời nhà có chút bồng bột nhất thời nhưng vì nhân vật tôi được sinh ra trong hoàn cảnh khá giả, từ nhỏ đã được bố mẹ chiều chuộng, thương yêu nên khi bị đánh thì có chút tủi hờn, giận dỗi. Sau đó cậu bỏ lại bức thư cho mẹ để mẹ biết cậu đã đi bụi, rồi sắp xếp đồ bỏ vô túi rời đi, tính bỏ đi thật xa những nghĩ lại đi xa quá thì bố mẹ lại không tìm được mình, thế là cậu nhóc mười bốn tuổi đã quyết định đến ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại để khi bố mẹ tới nhà bà tìm thì sẽ gặp được cậu.

Cậu nhóc ngồi chờ ở đó đến khi ngủ thiếp đi mà vẫn không thấy bố mẹ tới đón mình nhưng ở đó cậu gặp được thằng Lụm hơn cậu một tuổi. Tuy lớn tuổi hơn song cậu bé đó lại có dáng người thấp bé lùn tịt, gầy ốm so với nhân vật tôi, hai cậu nhóc vừa gặp được đã “Phán xét” nhau để xem ai lớn hơn ai, ai to hơn ai, đây là những hành động ngốc nghếch của đám con trai nhưng lại là mở đầu giúp hai đứa gần gũi, hiểu thêm về đối phương.

Thằng Lụm hỏi tôi “Mầy đi đâu mà ngồi đây?”, khi câu nói cất lên, nhân vật tôi cũng dõng dạc mà trả lời với khí thể dũng cảm, tự hào nhận mình đi bụi. Nhưng nhận lại không phải lời khen hay sự động viên, cổ vũ mà là lời chê cười của Lụm. Tôi tức giận lắm nhưng khi hỏi tới lí do mà cậu nhóc đó ở đấy, tôi cũng phải sững lại bởi Lụm không phải bỏ nhà đi như tôi mà là ngồi chờ mẹ đến đón chờ từ khi nó bảy tuổi đến bây giờ, mẹ nó bỏ nó đi từ khi nó còn rất nhỏ, cái tuổi vẫn còn phải bú sữa mẹ để lớn, trong khi nhân vật tôi từ một tới bốn tuổi đã uống hết ba trăm mười lăm hộp sữa bột thì nó ăn ruột bánh mì để mà sống. Đối với Lụm đó không phải một câu chuyện buồn không thể kể, mà còn là niềm tự hào của chính bản thân nó, nó khỏe mạnh, dễ nuôi, cái gì cũng có thể ăn đấy chính là sự hi vọng khi mẹ ruột tìm đến cũng sẽ không thể chê nó kén chọn, yếu đuối.

Sau sự bỡ ngỡ của tôi, Lụm hỏi ngược lại về vấn đề ban đầu khiến cho cậu phải đi bụi, cậu kể chuyện mình bị đánh đòn, phóng đại cái thước bố đánh để làm cho người nghe mà phải gật đầu, tán thành với chuyện rời khỏi nhà. Nhưng thằng bé Lụm lại là người khác biệt, nó không cảm thấy chuyện này có gì là to tát, mà còn hâm mộ, ganh tị muốn có ba có má, bị rầy la cũng vẫn chấp nhận. “Mầy sướng thấy mồ, mới bị đánh tí đã bỏ đi. Bây giờ mầy có dám đổi với tao không? Ở một mình buồn lắm, mày ngu thì thôi đi” Câu nói của Lụm như thức tỉnh được nhân vật tôi, kéo cậu ra khỏi thế giới non nớt với những suy nghĩ bồng bột, khiến một đứa trẻ ngây ngô bỗng dưng phải nghĩ đến nếu có ông tiên đổi vị trí hai đứa thì cậu sẽ cảm thấy thật sự buồn bực, cô đơn, không còn người quan tâm, chăm sóc, lủi thủi một mình chỉ có thể nhìn gia đình người khác hạnh phúc. Chợt nhân vật tôi nhớ đến ly sữa mẹ pha mỗi tối, những câu hỏi han của mẹ, bình thường thì những lời nói đó sẽ gây khó chịu vì sự quan tâm thái quá nhưng giờ phút này đây, nó làm cậu nhớ đến gia đình, hối hận vì bản thân mình bỏ đi, nỗi lo lắng vì bị bỏ rơi như Lụm khiến tôi bây giờ sợ hãi.

Trước đó chỉ nghĩ bản thân mình sẽ được bố mẹ tìm kiếm nhưng giờ lại sợ bố mẹ sinh thêm em, bỏ rơi cậu, chỉ trong một thời gian ngắn mà dường như biết bao cái gọi là “lỡ như” ùa vào. Khung cảnh cuối của chuyện kết thúc với hình ảnh cha mẹ tôi tìm được cậu, trách móc cái suy nghĩ trẻ con dại dột ấy rồi đưa cậu về nhà, chỉ có mình thằng Lụm còn đứng tại chỗ nhìn theo gia đình ba người hạnh phúc mà rơi nước mắt. Khóc vì vui mừng cho người bạn mới gặp đã được cha mẹ tìm về, khóc cho số phận cô đơn, buồn tủi, ghen tị chỉ có thể tiếp tục đứng đây chờ vô vọng, nhưng lại sót niềm mong mỏi mẹ mình sẽ về đây tìm được mình.

Tác phẩm kết thúc, khép lại một câu chuyện đầy ý nghĩa, nhân văn, xúc động, hình ảnh đối lập của hai bạn nhỏ làm bật lên, rõ ràng về hoàn cảnh tình huống đáng thương của nhóc Lụm, thương cho số phận hẩm hiu cậu bé trong truyện, bị người mẹ sinh ra bỏ rơi, cuộc sống bấp bênh, ngoại hình bị cái hiện thực làm cho thay đổi, tuy phải hứng chịu nỗi đau đó xong vẫn nuôi cho mình hy vọng, niềm tin mẹ sẽ quay về đón mình đi.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sử dụng nghệ thuật tự sự, với ngôi kể thứ nhất, thành công khắc họa nên câu chuyện cảm động và về những suy nghĩ, tâm tư, hành động của nhân vật tôi, bộc lộ tính khí trẻ con, ngây ngô mà trong sáng, dưới góc nhìn của cậu, Lụm cũng xuất hiện như ánh sáng chỉ dẫn cho cậu bé đến nơi mà cậu chưa bao giờ có thể ngờ tới, luôn hi vọng vào một tương lai tươi sáng, hạnh phúc, không bị chôn vùi trong sự hận thù, hận vì người mẹ chưa bao giờ gặp đã bỏ rơi mình. Cuộc sống của chúng ta hiện tại tốt đẹp biết bao, sống hạnh phúc dưới vòng tay bao bọc của cha mẹ, chưa phải lo cơm ăn áo mặc, nhưng xung quanh ta vẫn còn có những người tốt bụng, người bạn có cuộc sống khổ cực hơn muốn được như ta mà chẳng thể, vậy nên hãy luôn trân trọng cuộc sống mà mình đang có, đừng chỉ vì chút giận dỗi nóng nảy mà sau này sẽ phải hối hận.

Phân tích truyện ngắn Lụm còi (mẫu 2)

Nguyễn Ngọc Tư là cây bút trẻ của mảnh đất Cà Mau xinh đẹp, với tài văn chương đem đến cho độc giả sự mềm mại, bình dị, gần gũi đậm chất Nam bộ. Các tác phẩm của nhà văn mang đẫm cái chất miền quê, tình của làng của đất xoay quanh những câu chuyện đời thường nhưng lại có sức hút đặc biệt lôi cuốn vì bởi cái nhìn đầy chân thật và nhân hậu về những mảnh đời bất hạnh có cuộc đời đầy éo le. Trong đó, truyện ngắn “Lụm còi”- một tác phẩm điển hình cho văn chương của Nguyễn Ngọc Tư đem đến dòng cảm xúc sâu lắng, bồi hồi cảm động cho người đọc qua nét nghệ thuật tự sự đặc sắc.

“Lụm còi” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của hai nhân vật “Tôi” và Lụm. Hai đứa trẻ, hai hoàn cảnh, hai cuộc sống đối lập nhau nhưng lại chia sẻ, đắp nặn cho nhau nghe những nỗi khổ tâm bên sau trong lòng mình như hai người bạn thân tri kỉ. Câu chuyện bắt đầu từ việc tôi bỏ nhà đi bụi vì bị ba đánh tội lấy tiền của mẹ đi chơi điện tử mà không xin phép. Lý do để rời nhà có chút bồng bột nhất thời nhưng vì nhân vật tôi được sinh ra trong hoàn cảnh khá giả, từ nhỏ đã được bố mẹ chiều chuộng, thương yêu nên khi bị đánh thì có chút tủi hờn, giận dỗi. Sau đó cậu bỏ lại bức thư cho mẹ để mẹ biết cậu đã đi bụi, rồi sắp xếp đồ bỏ vô túi rời đi, tính bỏ đi thật xa những nghĩ lại đi xa quá thì bố mẹ lại không tìm được mình, thế là cậu nhóc mười bốn tuổi đã quyết định đến ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại để khi bố mẹ tới nhà bà tìm thì sẽ gặp được cậu.

Cậu nhóc ngồi chờ ở đó đến khi ngủ thiếp đi mà vẫn không thấy bố mẹ tới đón mình nhưng ở đó cậu gặp được thằng Lụm hơn cậu một tuổi. Tuy lớn tuổi hơn song cậu bé đó lại có dáng người thấp bé lùn tịt, gầy ốm so với nhân vật tôi, hai cậu nhóc vừa gặp được đã “Phán xét” nhau để xem ai lớn hơn ai, ai to hơn ai, đây là những hành động ngốc nghếch của đám con trai nhưng lại là mở đầu giúp hai đứa gần gũi, hiểu thêm về đối phương.

Thằng Lụm hỏi tôi “Mầy đi đâu mà ngồi đây?”, khi câu nói cất lên, nhân vật tôi cũng dõng dạc mà trả lời với khí thể dũng cảm, tự hào nhận mình đi bụi. Nhưng nhận lại không phải lời khen hay sự động viên, cổ vũ mà là lời chê cười của Lụm. Tôi tức giận lắm nhưng khi hỏi tới lí do mà cậu nhóc đó ở đấy, tôi cũng phải sững lại bởi Lụm không phải bỏ nhà đi như tôi mà là ngồi chờ mẹ đến đón chờ từ khi nó bảy tuổi đến bây giờ, mẹ nó bỏ nó đi từ khi nó còn rất nhỏ, cái tuổi vẫn còn phải bú sữa mẹ để lớn, trong khi nhân vật tôi từ một tới bốn tuổi đã uống hết ba trăm mười lăm hộp sữa bột thì nó ăn ruột bánh mì để mà sống. Đối với Lụm đó không phải một câu chuyện buồn không thể kể, mà còn là niềm tự hào của chính bản thân nó, nó khỏe mạnh, dễ nuôi, cái gì cũng có thể ăn đấy chính là sự hi vọng khi mẹ ruột tìm đến cũng sẽ không thể chê nó kén chọn, yếu đuối.

Sau sự bỡ ngỡ của tôi, Lụm hỏi ngược lại về vấn đề ban đầu khiến cho cậu phải đi bụi, cậu kể chuyện mình bị đánh đòn, phóng đại cái thước bố đánh để làm cho người nghe mà phải gật đầu, tán thành với chuyện rời khỏi nhà. Nhưng thằng bé Lụm lại là người khác biệt, nó không cảm thấy chuyện này có gì là to tát, mà còn hâm mộ, ganh tị muốn có ba có má, bị rầy la cũng vẫn chấp nhận. “Mầy sướng thấy mồ, mới bị đánh tí đã bỏ đi. Bây giờ mầy có dám đổi với tao không? Ở một mình buồn lắm, mầy ngu thì thôi đi” Câu nói của Lụm như thức tỉnh được nhân vật tôi, kéo cậu ra khỏi thế giới non nớt với những suy nghĩ bồng bột, khiến một đứa trẻ ngây ngô bỗng dưng phải nghĩ đến nếu có ông tiên đổi vị trí hai đứa thì cậu sẽ cảm thấy thật sự buồn bực, cô đơn, không còn người quan tâm, chăm sóc, lủi thủi một mình chỉ có thể nhìn gia đình người khác hạnh phúc. Chợt nhân vật tôi nhớ đến ly sữa mẹ pha mỗi tối, những câu hỏi han của mẹ, bình thường thì những lời nói đó sẽ gây khó chịu vì sự quan tâm thái quá nhưng giờ phút này đây, nó làm cậu nhớ đến gia đình, hối hận vì bản thân mình bỏ đi, nỗi lo lắng vì bị bỏ rơi như Lụm khiến tôi bây giờ sợ hãi.

Trước đó chỉ nghĩ bản thân mình sẽ được bố mẹ tìm kiếm nhưng giờ lại sợ bố mẹ sanh thêm em, bỏ rơi cậu, chỉ trong một thời gian ngắn mà dường như biết bao cái gọi là “lỡ như” ùa vào. Khung cảnh cuối của chuyện kết thúc với hình ảnh cha mẹ tôi tìm được cậu, trách móc cái suy nghĩ trẻ con dại dột ấy rồi đưa cậu về nhà, chỉ có mình thằng Lụm còn đứng tại chỗ nhìn theo gia đình ba người hạnh phúc mà rơi nước mắt. Khóc vì vui mừng cho người bạn mới gặp đã được cha mẹ tìm về, khóc cho số phận cô đơn, buồn tủi, ghen tị chỉ có thể tiếp tục đứng đây cho vô vọng, nhưng lại sót niềm mong mỏi mẹ mình sẽ về đây tìm được mình.

Tác phẩm kết thúc, khép lại một câu chuyện đầy ý nghĩa, nhân văn, xúc động, hình ảnh đối lập của hai bạn nhỏ làm bật lên, rõ ràng về hoàn cảnh tình huống đáng thương của nhóc Lụm, thương cho số phẩn hẩm hiu cậu bé trong truyện, bị người mẹ sinh ra bỏ rơi, cuộc sống bấp bênh, ngoại hình bị cái hiện thực làm cho thay đổi, tuy phải hứng chịu nỗi đau đó xong vẫn nuôi cho mình hi vọng, niềm tin mẹ sẽ quay về đón mình đi.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sử dụng nghệ thuật tự sự, với ngôi kể thứ nhất, thành công khắc họa nên câu chuyện cảm động và về những suy nghĩ, tâm tư, hành động của nhân vật tôi, bộc lộ tính khí trẻ con, ngây ngô mà trong sáng, dưới góc nhìn của cậu, Lụm cũng xuất hiện như ánh sáng chỉ dẫn cho cậu bé đến nơi mà cậu chưa bao giờ có thể ngờ tới, luôn hi vọng vào một tương lai tươi sáng, hạnh phúc, không bị chôn vùi trong sự hận thù, hận vì người mẹ chưa bao giờ gặp đã bỏ rơi mình. Cuộc sống của chúng ta hiện tại tốt đẹp biết bao, sống hạnh phúc dưới vòng tay bao bọc của cha mẹ, chưa phải lo cơm ăn áo mặc, nhưng xung quanh ta vẫn còn có những người tốt bụng, người bạn có cuộc sống khổ cực hơn muốn được như ta mà chẳng thể, vậy nên hãy luôn trân trọng cuộc sống mà mình đang có, đừng chỉ vì chút giận dỗi nóng nảy mà sau này sẽ phải hối hận

Phân tích truyện ngắn Lụm còi (mẫu 3)

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau, là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Chị thường viết về những mảnh đời éo le, bất hạnh trong cuộc sống thường nhật với giọng văn giản dị, giàu cảm xúc, đậm chất Nam bộ. Tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của chị gây được tiếng vang lớn, nhận được nhiều giải thưởng cũng như chuyển thể thành kịch, phim điện ảnh. Truyện ngắn Lụm còi là một trong những tác phẩm độc đáo như vậy của tác giả.

Truyện sử dụng ngôi kể thứ nhất, lấy điểm nhìn của nhân vật “tôi”, là người trực tiếp tham gia câu chuyện. Việc kể chuyện từ điểm nhìn ấy giúp cho câu chuyện trở nên chân thật và theo mạch cảm xúc của nhân vật “tôi”. Đồng thời, xây dựng điểm nhìn từ bên trong cho thấy được sự thay đổi trong nhận thức cũng như cảm xúc của nhân vật "tôi" trước nỗi đau của Lụm còi.

Tác giả đặt tên nhân vật là Lụm còi bởi vì thằng bé ốm yếu, đôi chân nhỏ xíu quay quay trong cái quần bò rộng thùng thình, như thể chỉ cần nó buông tay ra là cái quần tuột dốc xuống đầu gối. Cậu bị mẹ bỏ rơi từ lúc còn bé xíu, được bà lão bán bành mì nhặt về nuôi. Lớn lên, Lụm đi bán bánh mì, mỗi đêm lại ra ngã tư tìm mẹ, nhưng nhiều năm vẫn chưa tìm thấy. Nguyễn Ngọc Tư đã khắc hoạ hoàn cảnh đáng thương, phải vất vả mưu sinh và thiếu thốn tình cảm gia đình. Câu nói “Đánh nghe đau mà chắc đã lắm hen. Mày sướng thiệt. Vậy mà còn bỏ nhà đi! Đồ ngu” thể hiện khát khao về một mái ấm của Lụm bởi vì đứa trẻ nào cũng sợ bị đánh, sợ đòn roi, nhưng đối với cậu, được đánh là điều hạnh phúc. Cậu không có ba, không có mẹ cho nên luôn ước được ở cạnh gia đình thân yêu, dù cho có bị phạt đi chăng nữa, điều này khiến cho ta không khỏi đau lòng.

Tình huống được kể trong truyện là khi nhân vật "tôi" bỏ nhà ra đi gặp Lụm tại một ngã tư đường trong đêm, Lụm chờ tìm mẹ. Việc dựng tình huống giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh và tình mẫu tử thiêng liêng của nhân vật Lụm, thể hiện sự đồng cảm với khát khao về mái ấm gia đình của những con người bất hạnh..

Khao khát được gặp mẹ của thằng Lụm được thể hiện qua những chi tiết: Đêm đêm, Lụm ra ngã tư - nơi bị mẹ bỏ rơi ngày nhỏ mong gặp mẹ với niềm tin mãnh liệt: "Thế nào má đi qua má cũng nhìn ra tao." Cậu mong tìm lại má dù có bị đánh mắng cũng hạnh phúc: "Chẳng thà có má, có ba, bị rầy gì tao cũng chịu". Đó là tình mẫu từ thiêng liêng, sâu sắc, cảm động mà Lụm giành cho mẹ dù chưa một lần gặp mặt.

Đầu truyện, nhân vật "tôi" cố tỏ ra mình là người lớn, gọi Lụm là “mày”, nhưng đến cuối truyện, lại đổi cách xưng hô, gọi Lụm là "anh". Việc đổi cách xưng hô đó cho thấy, "tôi" thấy mình còn nông cạn, thấy Lụm mới thực sự chín chắn, trưởng thành. Cách xưng hô đó còn thể hiện sự biết ơn của "tôi" với Lụm, vì sự trải nghiệm và cuộc sống đầy đau khổ của Lụm đã đem đến cho nhân vật tôi nhiều bài học cuộc đời ý nghĩa, đặc biệt là bài học về tình cảm gia đình, về công cha nghĩa mẹ.

Ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư đậm chất miền Nam; không trau chuốt, bóng bảy mà giản dị, đời thường. Chị dường như mang ngôn ngữ trong đời sống vào tác phẩm. Đó còn là thứ ngôn ngữ rất giàu cảm xúc.

Qua câu chuyện, thằng Lụm hiện lên với vẻ ngoài đáng thương, thiếu thốn nhưng lại mang trong mình một tình yêu, một khát khao về mái ấm gia đình vô cùng lớn. Chúng ta cần phải biết quý trọng tình cảm gia đình, yêu thương, cảm thông cho cha mẹ vì họ chính là những người yêu thương chúng ta vô điều kiện. Công lao nuôi dưỡng của cha mẹ là vô bờ bến., không có được gia đình trọn vẹn sẽ là điều bất hạnh, thiệt thòi.

Phân tích truyện ngắn Lụm còi (mẫu 4)

...

1 40 31/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: