Phong cách ngôn ngữ là gì? Đặc điểm, phân loại phong cách ngôn ngữ

Các phong cách ngôn ngữ là phương tiện giúp quá trình giao tiếp thông qua văn bản và lời nói diễn ra hiệu quả. Bài viết dưới đây của Vietjack.me sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc chi tiết hơn về phong cách ngôn ngữ, cùng tìm hiểu nhé!

1 426 29/11/2024


Phong cách ngôn ngữ

Phong cách ngôn ngữ là gì? Phân loại - Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ (ảnh 1)

I. Phong cách ngôn ngữ là gì?

+ Phong cách là những nét riêng, nét điển hình nổi bật giúp tất cả chúng ta phân biệt được đối tượng này với đối tượng khác, tác giả này với tác giả khác giữa các văn bản với nhau.

+ Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt (nói và viết) trong từng thực trạng và người diễn đạt nhất định, là những đặc thù về phương pháp diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt nhất định, là những đặc thù về phương pháp diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt trong một văn bản nhất định

II. Phân loại phong cách ngôn ngữ

Có 6 loại phong cách ngôn ngữ

+ Phong cách ngôn ngữ Sinh hoạt

+ Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật

+ Phong cách ngôn ngữ Báo chí

+ Phong cách ngôn ngữ Chính luận

+ Phong cách ngôn ngữ Hành chính

+ Phong cách ngôn ngữ Khoa học

1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

a/ Ngôn ngữ sinh hoạt:

– Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

– Có 2 dạng tồn tại:

+ Dạng nói

+ Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…

b/ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

+ Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nộii dung và cách thức giao tiếp…

+ Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..

+ Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,…

Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì chúng ta trả lời văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhé.

2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

a/ Ngôn ngữ nghệ thuật:

– Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.

– Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin & chức năng thẩm mĩ.

– Phạm vi sử dụng:

+ Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí…); Ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ…); Ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng…)

+ Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày…

b/ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

– Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

+ Tính hình tượng: Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp…

+ Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.

+ Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm.

Như vậy trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao,… và các tác phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thật.

3. Phong cách ngôn ngữ chính luận

a/ Ngôn ngữ chính luận:

– Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định.

– Có 2 dạng tồn tại: dạng nói & dạng viết.

b/ Các phương tiện diễn đạt:

– Về từ ngữ: sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị

– Về ngữ pháp: Câu thường có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận. Liên kết các câu trong văn bản rất chặt chẽ [Vì thế, Do đó, Tuy… nhưng….]

– Về các biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn cho lí lẽ, lập luận.

c/ Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận:

Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.

– Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai.

– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy… nhưng…, để, mà,….

– Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.

Cách nhận biết ngôn ngữ chính luận trong đề đọc hiểu:

- Nội dung liên quan đến những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…

- Có quan điểm của người nói/ người viết

- Dùng nhiều từ ngữ chính trị

– Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , …

4. Phong cách ngôn ngữ khoa học

a/ Văn bản khoa học

– VB khoa học gồm 3 loại:

+ VBKH chuyên sâu: dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học [chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…]

+ VBKH và giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,… Nội dung được trình bày từ thấp đến cao, dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lí thuyết và bài tập đi kèm,…

+ VBKH phổ cập: báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu, hấp dẫn.

– Ngôn ngữ khoa học: là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các VBKH.

Tồn tại ở 2 dạng: nói [bài giảng, nói chuyện khoa học,…] & viết [giáo án, sách, vở,…]

b/ Đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học:

– Tính khái quát, trừu tượng:

+ Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.

+ Kết cấu văn bản: mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể)

– Tính lí trí, logic:

+ Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.

+ Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.

+ Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.

– Tính khách quan, phi cá thể:

+ Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc

+ Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân

Nhận biết: dựa vào những đặc điểm về nội dung, từ ngữ, câu văn, cách trình bày,…

5. Phong cách ngôn ngữ báo chí

a/ Ngôn ngữ báo chí:

– Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…] & viết [ báo viết ]

– Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.

b/ Các phương tiện diễn đạt:

– Về từ vựng: sử dụng các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ vựng đặc trưng.

– Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.

– Về các biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng hiệu quả diễn đạt.

c/ Đặc trưng của Phong cách ngôn ngữ báo chí:

– Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,…

– Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao [ bản tin, tin vắn, quảng cáo,…]. Phóng sự thường dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo và thường có tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt.

– Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc.

Nhận biết :

+ Văn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và ghi rõ nguồn bài viết ( ở báo nào? ngày nào?)

+ Nhận biết bản tin và phóng sự : có thời gian, sự kiện, nhân vật, những thông tin trong văn bản có tính thời sự

6. Phong cách ngôn ngữ hành chính

a/ Văn bản hành chính & Ngôn ngữ hành chính:

– Văn bản hành chính là văn bản đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]

– Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản hành chính. Đặc điểm:

+ Cách trình bày: thường có khuôn mẫu nhất định

+ Về từ ngữ: sử dụng lớp từ hành chính với tần số cao

+ Về kiểu câu: câu thường dài, gồm nhiều ý, mỗi ý quan trọng thường được tách ra, xuống dòng, viết hoa đầu dòng.

b/ Đặc trưng phong cách ngôn ngữ hành chính:

– Tính khuôn mẫu: mỗi văn bản hành chính đều tuân thủ 1 khuôn mẫu nhất định

– Tính minh xác: Không dùng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc mơ hồ về nghĩa. Không tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa nội dung. Đảm bảo chính xác từng dấu câu, chữ kí, thời gian. Gồm nhiều chương, mục để tiện theo dõi

– Tính công vụ: Không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân [ nếu có cũng chỉ mang tính ước lệ: kính mong, kính gửi, trân trọng cảm ơn,…]. Dùng lớp từ toàn dân, không dùng từ địa phương, khẩu ngữ,…

Ví dụ: Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà, ….

Nhận biết văn bản hành chính rất đơn giản : chỉ cần bám sát hai dấu hiệu mở đầu và kết thúc

+ Có phần tiêu ngữ ( Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ở đầu văn bản

+ Có chữ kí hoặc dấu đỏ của các cơ quan chức năng ở cuối văn bản

Ngoài ra, văn bản hành chính còn có nhiều dấu hiệu khác để chúng ta có thể nhận biết một cách dễ dàng.

III. So sánh các loại phong cách ngôn ngữ

Phong cách ngôn ngữ là gì? Phân loại - Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ (ảnh 1)

STT Các loại phong cách ngôn ngữ Khái niệm Phạm vi sử dụng Đặc trưng
1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm... đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Có 02 dạng tồn tại: dạng nói, dạng viết (nhật ký, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại...) Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè...

+ Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp...

+ Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt...

+ Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta thấy được đặc điểm về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp...

2 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông tường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ.

- Dùng trong văn bản nghệ thuật : ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí...), ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ...), ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng...)

- Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hàng ngày...

- Tính hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp...

- Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc , ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc

- Tính cá thể: là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lạo nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vậtt rong tác phẩm

3 Phong cách ngôn ngữ báo chí

Là ngôn ngữ dùng thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ảnh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. ồn tại ở 2 dạng: nói (thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình...) và viết (báo viết...)

Dùng trong lĩnh vực báo chí. Phương tiện diễn đạt. Về từ vựng: sử dụng các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại một lớp từ vựng đặc trưng. Về ngữ pháp: câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa , mạch lạc. Về các biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng hiệu quả diễn đạt

- Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện...

- Tính ngắn gọn: lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao (bản tin, tin vắn, quảng cáo...)

4 Phong cách ngôn ngữ chính luận

Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự... nhằm trình bày, bình uận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng... theo một quan điểm chính trị nhất định. Có 02 dạng tồn tại : dạng nói và dạng viết.

Các phương tiện diễn đạt về từ ngữ, về ngữ pháp và về các biện pháp tu từ

- Về từ ngữ: sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị

- Về ngữ pháp: Câu thường có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận. Liên kết các câu trong văn bản rất chặt chẽ

- Về các biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dân cho lý lẽ, lập luận

- Là phong cách dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội

- Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ phải được cân nhắc ký càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ, câu văn mạch lạc, trácnh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai

Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vậy, do đó , tuy... nhưng..., để, mà...

Tính truyền cảm, thuyết phục: thể hiện ở lý lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết

5 Phong cách ngôn ngữ hành chính Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản hành chính Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản hành chính. Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản hành chính. Cách trình bày: thường có khuôn mẫu nhất định. Về từ ngữ: sử dụng lớp từ hành chính với tần số cao. Về kiểu câu: Câu thường dài, gồm nhiều ý, mỗi ý quan trọng thường được tách ra, xuống dòng, viết hoa đầu dòng

- Tính khuôn mẫu: Mỗi văn bản hành chính đều tuân thủ 1 khuôn mẫu nhất định

- Tính minh xác: Không dùng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc mơ hồ về nghĩa. Không tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa nội dung. Đảm bảo chính xác từng dấu câu, chữ ký, thời gian. Gồm nhiều chương, mục để tiện theo dõi.

- Tính công vụ: Không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân (nếu có cũng chỉ mang tính ước lệ : kính mong, kính gửi, trân trọng cám ơn...). Dùng lớp từ toàn dân, không dùng từ địa phương, khẩu ngữ....

6 Phong cách ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các văn bản khoa học dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tồn tại ở 02 dạng nói (bài giảng, nói chuyện khoa học...) và viết (giáo án, sách, vở...)

- Tính khái quát trừu tượng: ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hện khái niệm khoa học. Kết cấu văn bản mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể

- Tính lý trí, logic: Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ, câu văn chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn, kết cấu văn bản: câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic

- Tính khách quan, phi cá thể: câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hòa, ít cảm xúc. Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân

IV. Các bước xác định phong cách ngôn ngữ

Bước 1: Đọc chú thích - nhan đề - nội dung - đặc trưng từ ngữ để xác lập văn bản đó thuộc thể loại nào

Bước 2: Đối chiếu với 6 phong cách ngôn ngữ có hướng dẫn cụ thể ở trên

Bước 3: Gọi tên đúng mực phong cách ngôn ngữ

Ví dụ:

" Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể..."

(Sóng - Xuân Quỳnh)

=> Đáp án: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, thẩm mỹ

1 426 29/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: