TOP 10 mẫu Nghị luận, phân tích tác phẩm Thần biển (2025) SIÊU HAY

Nghị luận, phân tích tác phẩm Thần biển gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 236 23/12/2024


Nghị luận, phân tích tác phẩm Thần biển

TOP 10 mẫu Nghị luận, phân tích tác phẩm Thần biển (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Viết văn bản nghị luận phân tích đánh gái một tác phẩm thần biển

Nghị luận, phân tích tác phẩm Thần biển (mẫu 1)

Có lẽ thể loại truyện để lại dấu ấn và sự liên tưởng cho thiếu nhi cùng những độc giả khác là thần thoại. Thần thoại Việt Nam đã tạo nên vô vàn thành công đến thời điểm hiện tại, nhiều sự vật hiện tượng cùng những chi tiết lý thú kì ảo đã được tiếp xúc với người đọc qua hình thức gián tiếp nhưng giá trị nội dung lại được truyền tải một cách tích cực đến mọi người. Một độc giả nổi tiếng từng nói rằng: “Thành công của một thể loại tác phẩm được xuất phát từ nhan đề mà ra”, đúng vậy! Truyện thần Biển đã mang từ ngữ chỉ đặc trưng của thể loại truyện thần thoại. Vì vậy thần Biển là một trong những thành công mang ý nghĩa nhân văn tích cực cho độc giả trên toàn nhân loại, điều đó được thể hiện rõ qua giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Truyện kể về một vị thần Biển đội lốt một con Rùa khổng lồ, công việc chỉ xoay quanh việc thở ra nước và hít nước vào để làm mức thủy triều lên xuống. Được biệt vị thần Biển này từng là một thiếu nữ, luôn dành trọn tình cảm cho những người anh em trong gia đình. Nàng có bốn người anh em sinh sống bằng nghề chài lưới. Một hôm nọ đi ra biển cô gái đột nhiên ngã khụy rồi ra đi, mọi người ai nấy đều tưởng cô bị ngộ gió chết nên đổ thuốc cho tỉnh lại, nhưng nào ngờ nàng vẫn không hề có động tĩnh tỉnh lại. Sau khi cô rời xa vùng biển với cái chết vô cùng huyền bí và lạ lùng, liên tục là những điềm lành tin tốt được kéo đến với người dân nơi này. Nàng cứu những người anh em của mình thoát khỏi tai nạn hiểm nghèo, nàng làm mưa cứu mùa màng bị hạn nắng, nàng cứu những thủy thủ bị tai nạn nơi vùng biển,… tất cả những hành động đó đã được Ngọc Hoàng ghi nhận từ đó người phong cô làm thần Biển và được mọi người tôn sùng cho đến ngày nay.

Nội dung là tiền đề để quyết định sự sống còn của tác phẩm. Ta thấy rằng thần thoại là thể loại truyện còn rất sơ sài đơn giản, tuy được gọi là truyện nhưng thật ra đến nay nó vẫn là những mẩu truyện xây dựng tình huống một cách hữu hạn. Thần Biển cũng vậy câu chuyện chỉ xuất phát những nội dung xoay quanh hình dáng, công việc và những sai sót được vị thần này giải quyết dưới trần gian. Nhưng không vì quy mô phát triển truyện chưa lớn ta không thể không nhận định rằng nội dung truyện cũng là một trong những thông điệp ý nghĩa mà nhân văn. Vị nữ thần Biển ở trên được coi là một biểu tượng sức mạnh cho người phụ nữ, chắc hẳn ít khi chúng ta thấy một thiếu nữ được đặt vai trò chính trong cốt truyện mà còn đảm nhiệm vị trí của một vị thần. Đó cũng là lí do khiến thần Biển được đông đảo sự đón nhận như vậy. Ý nghĩa về mặt thiên thần Biển cũng là một giá trị được đề cập đến trong truyện này. Thần Biển đại diện cho những điều mưa thuận gió hòa, những bình yên an nhiên cho cuộc sống của người dân vùng ven biển.

Ngoài ra nghệ thuật cũng là một yếu tố cốt lõi để tạo nên hấp dẫn cho câu truyện này. Bởi cốt truyện luôn tồn tại yếu tố kì ảo song song với đó là những vấn đề chưa được giải đáp điều đó khiến độc giả đều phải truy tìm và đề cập đến những giả đáp cho thắc mắc đó. Đồng thời tạo hình nhân vật chủ yếu xoay quanh những vị “thần, thánh” và hơn hết những nhân vật đó chủ yếu sẽ được tự nhiên hóa, thần thánh hóa theo trí tưởng tượng của con người thời bấy giờ. Cũng như nàng thiếu nữ trong truyện “thần Biển” nàng đã được con người thời bấy giờ tôn sùng thành thần Biển vì những đóng góp của nàng với việc sông nước. Hơn hết yếu tố tưởng tượng trong thần thoại là một trong những nghệ thuật tạo nên linh hồn của câu chuyện, tưởng tượng trong thần Biển được thể hiện qua chi tiết tất cả người dân gặp nạn được giải cứu và cho rằng thần Biển đã hiện hồn để hỗ trợ, từ quy luật nhất định của thiên nhiên cũng được hiện tượng quá khi mọi người cho rằng chuyện mưa gió là xuất phát từ thần Biển. Bởi vậy tất cả các yếu tố nghệ thuật là tiền đề cũng như là yếu tố cốt lõi để tạo nên thành công nhất định cho truyện “thần Biển”.

Thần thoại là thể loại được đông đảo mọi người biết đến và đón nhận, yếu tố chủ quan chính xuất phát từ những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật tồn tại trong mỗi tác phẩm. Thần biển cũng vậy nhờ có nội dung văn minh và nghệ thuật hấp dẫn nên câu chuyện đã tận dụng sức mạnh đó để vươn lên vị trí dẫn đầu cho những câu chuyện thần thoại thú vị nhất của Việt Nam và toàn nhân loại.

Nghị luận, phân tích tác phẩm Thần biển (mẫu 2)

Văn học dân gian Việt Nam thật sự là một kho tàng vĩ đại chứa đựng biết bao nét đẹp tâm hồn của con người Việt. Trong đó, thần thoại – những câu chuyện được truyền miệng và còn lồng ghép rất nhiều yếu tố kỳ ảo ấy vậy mà lại luôn giữ một vị thế nhất định trong nhận thức của dân tộc ta đến ngàn đời sau. “Thần biển” là một câu chuyện dân gian được những người dân miền biển nước ta lưu truyền lại cùng với bao giá trị đặc sắc và thú vị của nó.

Ngay từ cái tên nhan đề, ta cũng phần nào hiểu được nội dung câu chuyện. Con người thời ấy tin rằng ở ngoài mặt biển mênh mông, vô tận kia có một vị Thần biển đang trú ngụ. Vị Thần ấy có thể là một con rùa khổng lồ, hình tượng đó được họ tưởng tượng ra để lí giải cho những hiện tượng tự nhiên thường gặp như: thủy triều, bão tố, sóng, …Cũng có người cho rằng vị Thần ấy lại là do một thiếu nữ hóa thành, cô có tấm lòng nhân hậu, yêu thương anh em, giúp đỡ người dân thuận lợi trong mùa màng nên được phong làm Thần biển.

Từ những sự vật trừu tượng của thiên nhiên, con người thời xưa bằng trí tưởng tượng rộng mở của mình đã tìm kiếm và gắn cho những sự vật ấy những hình tượng vô cùng quen thuộc mà đầy hợp lí. Khi đọc qua chi tiết “con rùa khổng lồ”, có lẽ ai trong chúng ta cũng sẽ hình dung ra được sức mạnh, uy quyền, sự kỳ bí, đó là những suy nghĩ rất phù hợp với vẻ hùng vĩ của thế giới tự nhiên, cụ thể là biển cả. Còn với hình ảnh “người thiếu nữ” – hình tượng gắn với nét nhẹ nhàng, đằm thắm cũng gợi cho ta những liên tưởng về người con gái với lòng yêu thương, nhân từ, độ lượng. Cùng với cốt truyện đơn giản và cách liên tưởng tinh tế, câu chuyện đã thực sự gợi cho người đọc những hình dung rất cụ thể, rõ nét. Ở khoảng thời gian mà nền móng về khoa học của chưa xuất hiện, con người bằng tâm hồn khoáng đạt của mình đã tự tìm ra những lời lí giải vô cùng đặc sắc cho những sự vật, hiện tượng đang hiện hữu trong đời sống của họ. Thông qua điều đó, không thể phủ nhận rằng từ ngàn đời về trước, khả năng, trí tuệ, khát vọng chinh phục của con người đã rất tiềm tàng, đáng mong đợi.

Để tạo ra và lưu truyền một văn bản thần thoại đầy yếu tố phóng đại, kỳ bí, huyền ảo như thế này, chắc hẳn con người thời xưa phải có những đức tin và đời sống tâm hồn rất bền vững. Quả thật không sai khi nói văn học dân gian đi đôi với bản sắc văn hóa dân tộc. Các hiện tượng tự nhiên được nhân hóa như một thực thể sống, có linh hồn, hành động. Dân tộc ta dù ở thời trước hay thời nay đều sống với đức tin và những hy vọng đẹp đẽ. Câu chuyện “Thần biển” cho ta thấy được những cư dân vùng biển thời xưa mưu cầu an yên, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa để họ thuận lợi trong mùa màng, công việc. Họ tin rằng mọi việc diễn ra ngoài kia dù là tốt đẹp hay xui rủi đều là do một vị thần đang hiện hữu chi phối. Người ta tôn sùng, thờ cúng vị thần ấy để thu hút những gì may mắn, tốt đẹp. Chẳng phải truyền thống này qua biết bao đời nay, dù đã bị biến đổi ít nhiều nhưng dân tộc Việt ta vẫn luôn duy trì và gìn giữ tục thờ cúng, cầu nguyện, thắp hương cho ông bà tổ tiên… Thần thoại là một thế giới vô thực, huyền ảo, dẫu vậy những suy nghĩ, nhận thức mà chúng hình thành cho ta từ xưa đến nay vẫn luôn được phát huy một cách có chọn lọc và mang lại nhiều giá trị sâu sắc.

Thần thoại – một thể loại truyện dân gian đã góp phần tô thêm màu sắc rực rỡ cho cả kho tàng văn học cũng như sự đa dạng văn hóa, bản sắc của dân tộc ta. Không đơn giản chỉ là giải đáp cho những thắc mắc, vạn vật, những câu truyện này thấm đẫm tính nhân văn rất lớn. Và trong tương lai, những điều quý báu ấy lại càng được tiếp tục và bay cao bay xa hơn nữa. Những con người mang dòng máu Việt sẽ luôn sống cùng những khát vọng, đam mê để chinh phục những gì lớn lao, vĩ đại, cùng nhau đi đến một xã hội phồn vinh, tươi sáng.

Nghị luận, phân tích tác phẩm Thần biển (mẫu 3)

Thần Poseidon trong câu chuyện thần thoại Thần biển là chủ nhân của biển cả bao la. Thần mang sức mạnh của biển, đất, của thiên nhiên hài hòa và hội tụ. Sức mạnh của thần là đại diện cho sức mạnh của nhân dân, của khát khao chinh phục và làm chủ biển cả mênh mông rộng lớn.

Trước tiên thần biển gây ấn tượng bởi một sức sống mạnh mẽ ngay từ khi mới lọt lòng. Trong khi những vị anh em của mình chịu chung số phận khi đều bị Cronus nuốt chửng thì thần biển lại thoát chết một cách ngoạn mục. Mẹ ông đã giấu ông trong đàn cừu và lén lút nuôi lớn ông trước khi thần Cronus phát hiện ra ông.

Với một quá khứ có phần ly kỳ hấp dẫn như vậy, thần biển đã cho thấy nghị lực sống phi thường của mình. Càng lớn thần càng xinh đẹp, sức mạnh phi thường, hơn người. Poseidon được miêu tả với hình ảnh một người đàn ông lớn tuổi với mái tóc xoăn và bộ râu bạc. Thần Poseidon là chủ nhân của mọi biển cả. Mỗi khi thần phóng xe ngựa chạy trên mặt nước thì sóng biển dạt sang hai bên nhường đường cho thần. Với vẻ đẹp rực rỡ như thần Zeus, thần Poseidon đánh xe bay như gió trên mặt biển rộng mênh mông, xung quanh có những con cá heo nhào lộn đón mừng và từng đàn cá tung tăng bám theo cỗ xe thần thánh. Vẻ đẹp long lanh, rực sáng của thần biển chính là gửi gắm cho ước mơ và khát khao chinh phục thiên nhiên, biển cả rộng lớn của con người từ hàng nghìn năm trước.

Nhưng vẻ đẹp của thần biển không chỉ có thế, sức mạnh của thần biển được miêu tả với vẻ đẹp như khi thần “vung chiếc đinh ba khủng khiếp đập xuống mặt nước thì những con sóng biển bạc đầu dâng cao lên như những trái núi và biển cả nổi bão tố kinh hoàng. Sóng biển đập vào vách đá làm rung chuyển cả mặt đất. Nhưng khi thần chĩa đinh ba lên đầu các ngọn sóng thì chúng ngoan ngoãn dịu đi. Bão tố ngừng thổi và mặt biển trở lại hiền hoà trong xanh như mặt gương bao la”

Không chỉ chinh phục biển cả, thần biển còn khát khao chinh phục thế giới xung quanh, thể hiện sức mạnh hơn người của mình. Trong cuộc đọ sức với Athena, xây dựng thành Troy, giúp đội quân Hy Lạp giành chiến thắng… tất cả đều đã chứng tỏ thần biển cả là thần của sức mạnh, với ý chí, khát khao phi thường để làm chủ thế giới, thiên nhiên, tuyệt đối không phục tùng bất kỳ thế lực hay sức mạnh nào.

Hình tượng các vị thần trong thần thoại Hy Lạp như thần biển, thần mặt trời, thần đất đều có sức mạnh sánh ngang tầm vũ trụ, được gửi gắm những khát khao vĩ đại của con người trong những buổi đầu chinh phục thiên nhiên trong thời kỳ thế giới còn hỗn mang. Vị thần biển tượng trưng cho sức mạnh của biển cả bao la, là những điều kỳ vĩ của biển cả mà con người khát khao khám phá, chinh phục và tìm hiểu. Vị thần khiến người đọc cảm phục bởi khát vọng sống mạnh mẽ, tầm vóc sánh ngang với vũ trụ.

1 236 23/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: