TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương (2025) SIÊU HAY

Phân tích bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 220 02/01/2025


Phân tích bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương

TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương.

Dàn ý Phân tích bài thơ Làm lẽ

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương

- Trích thơ

2. Thân bài:

- Nêu những đặc điểm nổi bật, phong cách sáng tác của tác giả. Nêu xuất xứ của bài thơ.

- Nêu nội dung chính của toàn bài thơ xoay quanh chủ đề gì? Phân tích việc lựa chọn chủ đề của tác giả Hồ Xuân Hương.

- Phân tích bài thơ Làm lẽ:

- Hai câu thơ đầu:

+ “Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng/ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”

+ Nhân vật trữ tình trong bài thơ bị ức hiếp, ghẻ lạnh khi phải chịu hoàn cảnh éo le chung một chồng với người phụ nữ khác. Cùng sống trong hoàn cảnh, điều kiện như nhau nhưng có người được yêu thương, được đắp chăn bông, còn có người thì bị ghẻ lạnh.

+ Hai câu thơ đầu đã bộc lộ rõ số phận khổ cực, cay đắng và đáng thương của người phụ nữ.

- Hai câu thơ tiếp:

+ “Năm thì mười hoạ hay chăng nhớ/ một tháng đôi lần có cũng không”

+ Hồ Xuân Hương đã mượn thơ Đường ngày xưa để nói lên tâm tư và suy nghĩ của mình. Bà đã nói lên khát khao được gần gũi, yêu thương của người phụ nữ khi phải chịu cảnh làm lẽ.

+ Tư duy của Hồ Xuân Hương vô cùng mới lạ, độc đáo và đặc biệt, bà đã dám đứng lên, đại diện cho những người phụ nữ yếu thế trong xã hội nói lên tiếng lòng của mình và tất cả mọi người.

- Hai câu thơ kế tiếp:

+" Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/ Cầm bằng làm mướn, mướn không công”

+ Tác giả Hồ Xuân Hương đã bộc lộ sự đắng cay, vất vả, tù túng của số phận người phụ nữ khi đã chọn người đàn ông của mình là người năm thê bảy thiếp. Họ vẫn “cố đấm ăn xôi” và gắng gượng, nhưng cuối cùng họ đã nhận ra sự đáng sợ, xấu xa của chế độ đa thê.

+ Vợ lẽ đến cuối cùng không có cho mình một sự công nhận, danh chính ngôn thuận mà chỉ là một người làm mướn, và tệ hơn những người làm mướn bình thường, họ phải làm việc không công.

- Hai câu thơ cuối:

+ “Thân này ví biết dường như này nhỉ/ Thà trước thôi đành ở vậy xong”

+ Sau khi nhận ra số phận hẳm hiu, đáng thương của người phụ nữ, họ ước rằng bản thân trước giờ “đành ở vậy”, không cần bước vào chế độ đa thê và tự làm khổ mình.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Khẳng định lại những thông điệp chính mà bài thơ muốn gửi gắm đến bạn đọc, sau khi đọc xong bài thơ em rút ra bài học gì cho bản thân mình?

Phân tích bài thơ Làm lẽ (mẫu 1)

Trong thế giới văn học Việt Nam, tác phẩm của Hồ Xuân Hương luôn là điểm sáng với sự hài hước, sâu sắc và đầy ý nghĩa. Bài thơ "Làm Lẽ" của bà không chỉ là một tác phẩm văn học đẹp mắt mà còn là một tác phẩm mang đậm tinh thần của một người phụ nữ tự do, sáng tạo và không ngần ngại thể hiện quan điểm của mình.

Bài thơ "Làm Lẽ" của Hồ Xuân Hương được xây dựng với một cấu trúc đơn giản nhưng sâu sắc. Thơ ngắn với ba câu chữ nhưng lại chứa đựng một thông điệp lớn lao về sự tự do, tinh thần sáng tạo và ý chí mạnh mẽ của con người. Từ ngôn ngữ đến cấu trúc, tất cả đều phản ánh phong cách riêng của Hồ Xuân Hương, với sự hài hước, sắc bén và sự độc đáo.

Bài thơ "Làm Lẽ" mở đầu bằng câu "Nữ tử ở chung với nam phòng", một cách miêu tả rất hình dung và sắc bén về hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nơi mà phụ nữ thường bị ràng buộc và hạn chế trong quyền lực và tự do cá nhân. Tuy nhiên, câu thơ này cũng chứa đựng một sự phản kháng, bởi từ "ở chung" đã tỏ ra sự không hài lòng và tự do bị hạn chế của người phụ nữ.

Tiếp theo, câu thơ "Trong một góc chật hẹp một mình" nhấn mạnh sự cô đơn và hẹp hòi của cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội, nhưng đồng thời cũng là sự tự chủ và sáng tạo của họ trong việc tìm kiếm tự do và ý chí riêng của mình.

Cuối cùng, câu thơ "Chớ coi đời nàng phụ bạc làng" là một lời khuyên mạnh mẽ, gợi nhắc về sự đề cao giá trị và phẩm chất của phụ nữ, đồng thời phản ánh tinh thần mạnh mẽ và không ngần ngại của Hồ Xuân Hương trong việc khẳng định bản thân và quan điểm của mình.

Tóm lại, bài thơ "Làm Lẽ" của Hồ Xuân Hương không chỉ là một tác phẩm văn học nổi tiếng của văn học Việt Nam mà còn là một tuyên ngôn về sự tự do, sự độc lập và sự đánh giá cao giá trị của người phụ nữ trong xã hội. Đồng thời, nó cũng là một tác phẩm đầy ý nghĩa và cảm hứng cho những người đang tìm kiếm sự tự do và sáng tạo trong cuộc sống.

Phân tích bài thơ Làm lẽ (mẫu 2)

Hồ Xuân Hương, con người có sức sống mãnh liệt, có ý thức cá nhân sâu sắc, khao khát hạnh phúc lứa đôi lại rơi vào tấn bi kịch đau lòng nhất của người phụ nữ: làm lẽ. Bà là đứa con của một người vợ lẽ. Rồi chính bà lấy chồng hai lần, cả hai lần đều làm lẽ. Tất cả những thảm cảnh làm lẽ của mẹ bà, của bà và của bao người đàn bà bất hạnh khác dưới chế độ đa thê đáng nguyền rủa trong xã hội phong kiến đã dồn nén lại thành một khôi thuốc nổ: bài thơ “Làm lẽ”. Bài thơ có sức công phá ghê gớm vào chế độ đa thê, lớn tiếng đòi quyền sống, đòi hạnh phúc lứa đôi cho người phụ nữ

Hồ Xuân Hương bị dồn nén, bị ấm ức với kiếp làm lẽ nên thơ mở lời đã bùng nổ:

“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”

Câu thơ mở đầu nói thẳng vào sự bất công trong hôn nhân, trong tình cảm “Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” thì thật là tài tình. Hình tượng thơ gợi ngay đến chuyện buồng the, chăn gối, hạnh phúc lứa đôi vợ chồng. Và sự bất công giữa vợ cả, vợ lẽ hiện ra như núi đồi và vực thẳm. Kẻ “đắp chăn bông” ấm áp bao nhiêu thì kẻ “nằm suông ngoài nhà” lạnh bấy nhiêu. Mà cái lạnh của thể xác chưa thấm vào đâu với cái lạnh tinh thần, lạnh trong lòng, “lạnh lùng”.

Hồ Xuân Hương đã chửi thẳng vào cái kiếp lẽ mọn, chung chạ:

“Chém cha cái kiếp lẩy chồng chung”

Chửi cả bằng lời và bằng nhạc, câu thơ bảy chữ thì có bốn thanh trắc, dấu sắc (chém, cái, kiếp, lấy) sắc như gươm. Nhưng chửi rồi vẫn còn nguyên nỗi đau, ấy là “cái kiếp lấy chồng chung”. Chung cái không thể nào chung được, có đáng nguyền rủa không? Ca dao cũng đã cự tuyệt cảnh chồng chung:

“Đói lòng nằm gốc cây sung

Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng”

Mà sao Xuân Hương là bậc trí giả mà không đủ sáng suốt để hai lần đều lâm vào cảnh “chồng chung”? Đó chính là chỗ đáng thương của người phụ nữ. Vì khao khát hạnh phúc lứa đôi nên biết rằng mình làm lẽ chẳng ra gì nhưng vẫn không “đừng” được.

Nữ sĩ Xuân Hương, nạn nhân của chế độ đa thê đã nói huỵch toẹt những bi thảm trong buồng the của “kiếp lấy chồng chung”:

“Năm thì mười họa hay chăng chớ

Một tháng đôi lần có cũng không”.

Nhà thơ đã dồn hai thành ngữ “năm thì mười họa” và “gặp chăng hay chớ” thành một câu thơ lấp lửng thật hay: “Năm thì mười họa hay chăng chớ”. Câu thơ Đường đã trở thành câu thơ thuần Việt diễn tả sự thưa thớt, họa hoằn của hành vi ái ân giữa chồng với vợ lẽ. Có thể gọi ngôn ngữ Hồ Xuân Hương trong trường hợp này là ngôn ngữ mờ, diễn đạt mờ vì là chuyện khó nói. Vậy mà ai cũng hiểu, tài hoa Xuân Hương chính là ở đấy. Cách đây hơn trăm năm giữa một xã hội khô cứng, đạo đức giả mà có một phụ nữ đã nói to lên khát vọng của da thịt, của ái ân, của yêu đương thì phải nói là Hồ Xuân Hương đã đi trước thời đại rất xa. Có lẽ vì thế mà những thanh niên Pháp ngày nay đọc Hồ Xuân Hương đã cả quyết rằng nàng thơ đang sống cùng thời với họ!

Hồ Xuân Hương là người đàn bà có ý thức cá nhân sâu sắc, có bản lĩnh, lịch lãm mà vẫn không thoát khỏi tấn bi kịch “làm lẽ”? Có lẽ tấn bi kịch này không thuộc về phần ý thức, bản lĩnh, hay trí tuệ mà thuộc vào điều sâu thẳm trong tâm hồn của người đàn bà, mà Xuân Hương lại đàn bà hơn bất kì người đàn bà nào trên cõi đời này. Hãy lắng nghe nhịp tim đau đớn của người đàn bà đáng thương đáng kính này:

“Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công”.

Chỉ có Xuân Hương mới đủ can đảm và đủ tài hoa để vớ một thành ngữ mà lí giải hành vi dẫn đến bi kịch hôn nhân. “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”, từ hành vi vật chất, hiện tượng vật chất, tác giả gợi đến hành vi tinh thần, tâm trạng của một kẻ lẽ mọn. Từ cái mùi “hẩm” đến “buồn nôn” của xôi, nhà thơ đã gợi đến sự hẩm hiu của cảnh “chồng chung”. Cách cụ thể hóa cái trừu tượng như vậy rất gần với thi pháp dân gian. Vì khát vọng một chút hạnh phúc lứa đôi nhỏ nhoi mà người đàn bà phải hạ mình “cố’ đấm ăn xôi”, nhưng nhập cuộc rồi, người vợ lẽ mới nhận ra bản chất xấu xa của chế độ đa thê:

“Cầm bằng làm mướn, mướn không công”.

Vợ lẽ chẳng qua là một người “làm mướn”, một người ở, mà còn tệ hơn người làm mướn là “mướn không công”. Thật là hẩm hiu, tủi nhục. Những điệp từ “xôi, xôi”, “mướn, mướn” tạo ra âm điệu day dứt, đay nghiến, uất hận của kiếp làm lẽ.

Bài thơ kết thúc bằng lời tự nhủ chua chát:

“Thân này ví biết dường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong”.

Đây là một cách nhận thức lại, không hình ảnh, không bóng bẩy, chỉ phô diễn trực tiếp ý tưởng của một đời làm lẽ. Người đàn bà thuộc vào hàng trí giả như Xuân Hương cũng không thể hình dung hết những điều cay nghiệt của “kiếp lấy chồng chung”. Bà ngậm ngùi mà nghĩ rằng “Thà trước thôi đành ở vậy xong”. Người đàn bà với thiên chức làm vợ, làm mẹ mà “ở vậy” là bi thảm nhất, vậy mà làm lẽ lại còn bi thảm hơn. Thế mới càng thấy “kiếp lấy chồng chung” cay nghiệt đến chừng nào!

Bài thơ “Làm lẽ” hay ở tình cảm chân thành, nồng nàn, tư tưởng sâu sắc, tinh thần phản kháng quyết liệt. Nghệ thuật diễn đạt tài tình, những điều khó nói của “kiếp lấy chồng chung” nhà thơ đã nói một cách thanh tao, gợi cảm. Những thành ngữ tiếng Việt đã chắp cánh cho thơ Xuân Hương, thuần hóa thơ Đường thành một hình thức thơ giàu âm điệu dân tộc.

Với bài thơ “Làm lẽ”, chế độ đa thê của xã hội phong kiến đã bị một đòn trí mạng. Để nói lên những bất công trong chế độ đa thê, để đòi quyền sông, quyền hạnh phúc lứa đôi, Hồ Xuân Hương đã phải trả giá cả cuộc đời của mình. Cho nên càng nghĩ càng cảm thấy yêu mến, kính nể Hồ Xuân Hương, người đàn bà kì bí, “Bà Chúa Thơ Nôm” trong nền văn học của nước nhà.

Phân tích bài thơ Làm lẽ (mẫu 3)

Có ý kiến đã từng viết rằng: “Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, bởi vì thơ bà trước hết là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ. Đặc biệt, không phải là người phụ nữ lầu son gác tía, chinh phụ hay cung tần mà là người phụ nữ bình thường, người phụ nữ lao động có nhiều bất hạnh trong cuộc sống.” Thật đúng như vậy, những tác phẩm của bà đều để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc, đặc biệt là bài thơ Làm lẽ viết về số phận đáng thương của người phụ nữ và vạch trần bộ mặt xấu xa của chế độ đa thê.

“Kẻ đắp chăn bông, kể lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không.
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công,
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong. ”

Hồ Xuân Hương là một thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, bà là một trong hai nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam được UNESCO công nhận là “danh nhân văn hoá thế giới. Những sáng tác của bà để lại rất nhiều cảm xúc khó tả và đặc biệt trong lòng bạn đọc.

Bài thơ Làm lẽ ra đời như một lời khẳng định, phản kháng mạnh mẽ chế độ đa thê chèn ép số phận của những người phụ nữ đáng thương, đòi cho họ quyền được sống, yêu thương và hạnh phúc.

Bài thở mở đầu với hai câu:

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Bài thơ đã gợi cho người đọc những suy nghĩ đặc biệt khi đã miêu tả sự khác nhau rõ rệt giữa số phận hai người phụ nữ khi phải lấy chồng chung. Vợ cả trong nhà sẽ được nằm nơi ấm áp, chăn bông còn vợ lẻ thì phải ra ngoài hiên nằm, chịu gió và lạnh.

Lúc này đây tác giả Hồ Xuân Hương phải thốt lên rằng “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”, đó là số phận đáng thương của người phụ nữ khi không lựa chọn được cho mình một người chồng chung thuỷ, yêu thương và bảo vệ mình.

Năm thì mười họa hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không

Câu thơ này đã bộc lộ tư duy mới lạ và đặc biệt của Hồ Xuân Hương trong sáng tác. Bà đã không ngại che giấu suy nghĩ và cảm xúc của mình. Khi làm vợ chồng, ai cũng đòi hỏi sự gần gũi, thân mật với chồng mình. Thế nhưng bà đã không ngại ngùng mà nói rằng “Một tháng đôi lần có cũng không”

Hai câu thành ngữ “Năm thì mười hoạ” kết hợp với “gặp hay chẳng nhớ” đã gợi lên những suy nghĩ không cất thành lời của chính tác giả.

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công,

Cố đấm ăn xôi để thể hiện sự cam chịu, nhẫn nhục của số phận người vợ lẽ đáng thương. Ở đây Hồ Xuân Hương còn muốn nói rằng người vợ lẻ phải làm mướn, lao động cật lực nhưng cuối cùng lại còn đáng thương hơn những người làm mướn bình thường, ít ra họ còn được trả tiền nhưng những người vợ lẻ thì không.

Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.

Hai câu thơ cuối cùng đã khép lại bài thơ đồng thời thể hiện sự đổi mới trong nhận thức của Hồ Xuân Hương và rất nhiều người phụ nữ khác. Sau khi biết được bộ mặt xấu xa, độc ác của những tầng lớp, chế độ đa thê, người phụ nữ ước gì bản thân ở đành vậy từ trước đến nay, đó là sự hối tiếc và buồn bã.

Bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương là một bài thơ xuất sắc đã bộc lộ thành công số phận đáng thương của những người phụ nữ phải làm vợ lẽ đồng thời thể hiện quyền được khao khát hạnh phúc và yêu thương của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Phân tích bài thơ Làm lẽ (mẫu 4)

...

1 220 02/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: