TOP 10 mẫu Phân tích nhân vật bà lão trong Một bữa no (2025) SIÊU HAY

Phân tích nhân vật bà lão trong Một bữa no gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 834 20/12/2024


Phân tích nhân vật bà lão trong Một bữa no

Đề bài: Phân tích nhân vật bà lão trong truyện ngắn Một bữa no của nhà văn Nam Cao.

Dàn ý Phân tích nhân vật bà lão trong Một bữa no

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát nhà văn Nam Cao

- Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm Một bữa no

- Vào đề: Phân tích nhân vật bà lão trong Một bữa no

2. Thân bài

a. Giới thiệu phong cách sáng tác của Nam Cao và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Một bữa no.

b. Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm Một bữa no.

Tác phẩm lấy bối cảnh hiện thực Việt Nam vào những năm 1943. Có một bà lão suốt đời nuôi con, nuôi cháu. Đến khi con lớn, cứ ngỡ sẽ được an dưỡng tuổi già nhưng số phận lại trớ trêu thay “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”. Sau khi con bà mất, con dâu chịu tang chồng bảy ngày cũng bỏ bà cùng đứa cháu nhỏ đi. Dành cả một đời để một mình nuôi con lớn, đến khi già ốm lại phải tiếp tục một mình chăm đứa cháu nhỏ. Hai bà cháu nương tựa, sinh sống cùng nhau bảy năm thì bà lại bán đứa cháu gái nhỏ cho nhà bà Phó làm con nuôi. Bà sống lay lắt qua ngày, nhờ vào năm đồng tiền bán đứa cháu nhỏ. Cứ ngỡ sẽ sống một tuổi già an yên, nhưng ông trời lại khiến bà phải trải qua một cơn ốm nặng thập tử nhất sinh, số tiền tiết kiệm cũng vơi đi không ít. Đến cuối cùng, bà không thể giữ lại phẩm giá của mình, cúi mình ra chợ xin ăn. Đến khi có một bữa ăn no, thì đấy lại là bữa ăn cuối cùng của bà.

c. Phân tích nhân vật bà lão trong Một bữa no

- Là một người góa chồng, gà mái nuôi con

- Khi con lớn thì “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”, con dâu bỏ đi, để lại bà với đứa cháu nhỏ

=> Đại diện cho kiếp nghèo nghèo khổ, bất hạnh khi già yếu đã không có miếng ăn lại phải nuôi đứa cháu nhỏ.

- Bán cháu gái nhỏ để có tiền sinh sống nhưng phải trải qua cơn thập tử nhất sinh→ Số tiền vơi đi không ít

=> Cuộc sống của bà là một chuỗi ngày tháng cơ cực, khổ đau.

- Đánh mất hết liêm sỉ, nhân phẩm của mình để cúi đầu xin ăn

- Bà ra đi trong sự đau khổ, tủi nhục. Bữa ăn no đầu tiên lại là bữa ăn kết thúc đời mình, một bữa ăn đầy sự hèn hạ, khinh bỉ để rồi lại chết một cách nhục nhã, đáng hổ thẹn.

=> Bà lão là đại diện cho số phận bất hạnh của người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Một người có số kiếp nghèo khổ, suốt đời làm lụm nhưng cũng không đủ để có miếng ăn hàng ngày.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Phân tích nhân vật bà lão trong Một bữa no (mẫu 1)

Nhà văn Nam Cao đã từng viết như sau: “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất...”. Thật vậy, ta có thể cảm nhận được sự đau khổ, nghèo đói đến tột cùng của nhân vật bà lão qua tác phẩm Một bữa no. Khi đói bà đã bỏ qua hết mọi liêm sỉ, lời đàm tiếu, khinh bỉ để có được một bữa ăn no, nhưng không ai ngờ rằng đó lại là bữa ăn cuối cùng của bà…

Nam Cao là cây bút hiện thực tài hoa của nền văn học Việt Nam. Đối với ông “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Chính vì vậy, nhà văn đã khắc họa nên tác phẩm “Một bữa no” trên cái nền hiện thực của đất nước vào những năm 1943 – thời gian ấy mọi loại giặc đều xuất hiện ở trên đất nước ta: giặc ngoại xâm, giặc dốt,… và đặc biệt là nạn đói đã cướp mất đi bao nhiêu sinh mạng. Khi ấy, con người ta thường sẽ chết vì đói, nhưng ở tác phẩm lại có một cốt truyện vô cùng đặc sắc và thú vị, khiến người đọc phải suy ngẫm: bà lão trong tác phẩm chết vì no.

Tác phẩm lấy bối cảnh hiện thực Việt Nam vào những năm 1943. Có một bà lão suốt đời nuôi con, nuôi cháu. Đến khi con lớn, cứ ngỡ sẽ được an dưỡng tuổi già nhưng số phận lại trớ trêu thay “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”. Sau khi con bà mất, con dâu chịu tang chồng bảy ngày cũng bỏ bà cùng đứa cháu nhỏ đi. Dành cả một đời để một mình nuôi con lớn, đến khi già ốm lại phải tiếp tục một mình chăm đứa cháu nhỏ. Hai bà cháu nương tựa, sinh sống cùng nhau bảy năm thì bà lại bán đứa cháu gái nhỏ cho nhà bà Phó làm con nuôi. Bà sống lay lắt qua ngày, nhờ vào năm đồng tiền bán đứa cháu nhỏ. Cứ ngỡ sẽ sống một tuổi già an yên, nhưng ông trời lại khiến bà phải trải qua một cơn ốm nặng thập tử nhất sinh, số tiền tiết kiệm cũng vơi đi không ít. Đến cuối cùng, bà không thể giữ lại phẩm giá của mình, cúi mình ra chợ xin ăn. Đến khi có một bữa ăn no, thì đấy lại là bữa ăn cuối cùng của bà.

Qua câu chuyện, có thể thấy bà lão là một người có số kiếp nghèo khổ, suốt đời làm lụm nhưng cũng không đủ để có miếng ăn hàng ngày. Sớm góa bụa, gà mái nuôi con nhưng cuối cùng con của bà cũng bỏ bà mà đi sớm. Sự tuyệt vọng, cùng cực được đẩy lên đỉnh điểm khi người con dâu – người duy nhất mà bà có thể nhờ vả, trông cậy lại lạnh lùng bỏ bà mà đi để lại bà cùng đứa cháu nhỏ. Bà là đại diện cho kiếp nghèo nghèo khổ, bất hạnh khi già yếu đã không có miếng ăn lại phải nuôi đứa cháu nhỏ. Cuộc sống của bà là một chuỗi ngày tháng cơ cực, khổ đau. Hình ảnh bà phải đánh mất hết liêm sỉ, nhân phẩm của mình để cúi đầu xin ăn khiến con người ta cảm thấy thấy xót thương, thương cho số kiếp nghèo khổ của con người lao động. Và đúng là không có gì đáng sợ hơn cái đói, chính cái đói đã đưa con người vào bước đường cùng cùng. Bà lão là một ví dụ điển hình. Vì quá đói mà bà đã dành hết sức lực cuối cùng của mình để qua nhà phó Thụ - nơi đưa cháu nhỏ đang ở để xin ăn. Bà nhận được bữa ăn dưới sự khinh bỉ, chì triết suốt bữa ăn, nhưng vì đói mà bà mặc kệ tất cả, bỏ qua mọi sự xấu hổ, tủi nhục mà ăn ngon lành. Bữa ăn no đầu tiên lại là bữa ăn kết thúc đời bà. Bà ra đi trong sự đau khổ, tủi nhục, một bữa ăn đầy hèn hạ để rồi lại chết một cách nhục nhã.

Có thể nói, bút pháp của Nam Cao tuy lạnh lùng những vẫn tràn đầy tình thương. Nhân vật trong các tác phẩm của ông đều là những con người mang trong mình một phẩm chất hiền hậu, tốt bụng nhưng đều vì hoàn cảnh mà biến chất. Xã hội phong kiến tàn bạo, thối nát đã đẩy con người ta đến bước đường cùng. Nhân vật bà lão suốt đời sống trong số kiếp nghèo đói, rách rưới, không nơi nương tựa, đã tố cáo, lên án sự tàn bạo của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đặc biệt, truyện của Nam Cao đã tuy lột tả được hiện thực tàn khốc của xã hội lúc bấy giờ, nhưng vẫn chưa tìm được lối thoát cho người nông dân nghèo, người tri thức nghèo, các nhân vật đến cuối cùng đều không thấy được ánh sáng của cách mạng, một cuộc đời vô cùng bế tắc. Bà lão trong tác phẩm là một nhân vật đại diện cho số phận bất hạnh của người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, cái đói và hoàn cảnh bần cùng đã cướp đi của bà quá nhiều, nhưng đến cuối cùng, kết cục bà nhận lại là cái chết.

Tác phẩm “Một bữa no” đã thể hiện niềm thương cảm và sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn Nam Cao đối với số phận con người trong xã hội cũ. Qua đó, cũng là sự lên án gay gắt, quyết liệt của nhà văn đối với xã hội nửa thực dân – nửa phong kiến tàn bạo, thối nát, vô nhân đạo. “Một bữa no” là tác phẩm xuất sắc, thể hiện rõ nét tinh thần nhân đạo, nghệ thuật miêu tả tâm lí chân thật và tài hoa trong việc xây dựng cốt truyện độc đáo của Nam Cao. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc và những góc nhìn mới mẻ, độc đáo khiến người đọc phải suy ngẫm sâu sắc.

Phân tích nhân vật bà lão trong Một bữa no (mẫu 2)

Nhân vật bà lão trong "Một bữa no" là một trong những hình tượng nhân vật tiêu biểu và ấn tượng nhất trong tác phẩm. Tác giả đã khắc họa bà lão một cách sinh động, đầy sức sống, góp phần làm nổi bật được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.

Trước hết, bà lão được miêu tả với một ngoại hình đặc trưng của người nông dân miền quê. Bà có diện mạo phúc hậu, gương mặt ấm áp và cái nhìn hiền từ. Tuy tuổi cao, song bà vẫn còn sức khỏe, với đôi tay chai sần vì lao động. Điều này phản ánh một cuộc đời gian nan, vất vả nhưng đầy ắp niềm vui sống của người nông dân.

Tính cách của bà lão cũng rất đặc sắc. Bà là người giàu lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không cần đền đáp. Khi thấy cậu bé đói, bà không chút do dự mà mời cậu vào nhà ăn cơm. Bà nấu nướng với tất cả sự vui vẻ, niềm tin và sự tương trợ đúng với truyền thống "lá lành đùm lá rách" của người nông dân. Điều này cho thấy bà lão mang một tính cách vô cùng quý báu - lòng nhân ái, sự cưu mang và chia sẻ.

Bên cạnh đó, bà lão còn thể hiện sự giản dị, chân thành và tĩnh lặng. Bà không hề phô trương hay khoe khoang về những gì mình làm. Thay vào đó, bà tận tụy, âm thầm trong việc chăm sóc, dâng cơm cho cậu bé. Những hành động của bà toát lên vẻ bình dị, thanh thản của cuộc sống nông thôn, của người phụ nữ hiền lành, chất phác.

Đặc biệt, trong hoàn cảnh nghèo khó, bà lão vẫn thể hiện được lòng tự trọng và phẩm giá cao quý của mình. Khi cậu bé muốn trả tiền, bà đã dứt khoát từ chối, bởi bà không xem việc giúp đỡ người khác là để kiếm lợi. Hành động này thể hiện sự cao cả, đạo đức của bà, khẳng định tư cách con người của một người nông dân giản dị.

Ngoài ra, bà lão còn là người gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn. Không gian làng quê, những cánh đồng lúa, những hàng tre, những bức tường đất nung, những gian nhà tranh... đều thể hiện rõ dấu ấn của sự gắn bó ấy. Bà lão như là một biểu tượng thu nhỏ cho bức tranh cuộc sống nông thôn Việt Nam, với những phẩm chất cao đẹp như lòng nhân ái, sự tự trọng, sự chân thành.

Chính những phẩm chất cao quý ấy của bà lão đã tạo nên sức hấp dẫn và ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Bà lão trở thành một hình ảnh đẹp, một tấm gương sáng về những giá trị đạo đức truyền thống cao quý của dân tộc Việt Nam. Qua bà, tác giả Nguyễn Tuân muốn gửi gắm thông điệp về lòng nhân ái, sự chia sẻ, về sự giản dị và tự trọng - những phẩm chất quý báu cần được gìn giữ trong xã hội đương đại.

Tóm lại, nhân vật bà lão trong "Một bữa no" là một trong những hình tượng nhân vật tiêu biểu và ấn tượng của Nguyễn Tuân. Bà là biểu tượng cho những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người nông dân Việt Nam, góp phần làm nổi bật ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác phẩm.

Phân tích nhân vật bà lão trong Một bữa no (mẫu 3)

Nhân vật bà lão trong truyện ngắn "Một bữa no" của Nam Cao là một hình ảnh đầy bi kịch của người nông dân. Bà lão sống trong cảnh nghèo khó, mất chồng, con và phải nuôi đứa cháu gái duy nhất. Cuộc sống khổ cực khiến bà phải đối diện với sự thiếu thốn và cảm giác đói mỗi ngày. Bà lão đã phải bán đứa cháu gái cho bà phó thụ để kiếm tiền nuôi sống mình.

Bà lão được miêu tả là người phụ nữ kiên cường, nhưng cũng rơi vào tình cảnh tuyệt vọng và tuyệt vọng. Bức tranh cuộc sống khốn khổ của bà lão được tác giả vẽ nên qua những câu văn đầy xúc động, khiến người đọc không thể không cảm thông và đau lòng cho số phận của nhân vật này.

Từ hình ảnh của bà lão, ta có thể thấy rõ sự áp đặt của xã hội và hoàn cảnh khó khăn mà người nông dân phải đối mặt hàng ngày. Nhân vật bà lão không chỉ là biểu tượng cho sự kiên cường và hy sinh của người nông dân mà còn là hình ảnh bi kịch của cuộc sống quê hương.

Trong truyện, Nam Cao đã sử dụng hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp để tái hiện lại tâm trạng, suy tư và lo âu của bà lão. Điều này giúp tạo ra sự gần gũi, chân thực và xúc động trong việc miêu tả nhân vật này.

Tóm lại, nhân vật bà lão trong "Một bữa no" không chỉ là biểu tượng cho cuộc sống khó khăn của người nông dân mà còn là minh chứng cho sức mạnh tinh thần phi thường và lòng hy sinh cao ca của con người khi đối diện với hoàn cảnh éo le.

1 834 20/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: