Từ tượng hình là gì? Đặc điểm, tác dụng của từ tượng hình. Phân biệt từ tượng hình và từ tượng thanh

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về từ tượng hình với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được từ tượng hình để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 329 10/12/2024


Từ tượng hình

1. Từ tượng hình là gì?

Từ tượng hình là các từ gợi tả, mô phỏng theo hình dáng, trạng thái của sự vật, còn từ tượng thanh gồm các từ ngữ dùng để mô phỏng theo âm thanh phát ra trong tự nhiên hoặc âm thanh của con người.

Thường thì từ tượng hình là từ láy, thể hiện sự nhịp nhàng, hài hòa trong cách phối hợp âm thanh để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng được miêu tả.

Ví dụ:

Gợi tả hình dáng: dong dỏng, mảnh mai, tròn trịa, lùn tịt, cao lêu khêu...

Gợi tả trạng thái: lấp lánh, lung linh, lờ đờ, mệt mỏi, tươi tắn...

Gợi tả chuyển động: lững thững, thoăn thoắt, vụt qua, lượn lờ, lướt đi...

2. Đặc điểm của từ tượng hình

- Gợi hình ảnh: Từ tượng hình tạo ra những hình ảnh cụ thể, sống động trong đầu người đọc.

- Tăng sức gợi cảm: Nhờ các từ tượng hình, câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

- Làm đa dạng ngôn ngữ: Từ tượng hình góp phần làm cho ngôn ngữ trở nên phong phú và giàu biểu cảm.

3. Tác dụng của từ tượng hình

– Làm tăng tính biểu cảm, biểu đạt của ngôn ngữ và làm miêu tả trở nên cụ thể và sinh động hơn. Vì đa số từ tượng thanh, tượng hình đều là từ láy

– Giúp khả năng miêu tả, diễn tả cảnh vật, con người, thiên nhiên chi tiết, thực tế và đa dạng.

Lưu ý đa số từ tượng thanh, tượng hình là từ láy, nhưng tất cả từ láy đều không phải là tượng thanh hoặc tượng hình. Đôi khi 2 loại từ này có thể không là từ láy.

Không nên quá lạm dụng 2 loại từ này vì sẽ ảnh hưởng đến nội dung, nghệ thuật tác phẩm.

4. Ý nghĩa của các từ tượng hình phổ biến

Cả từ tượng thanh từ tượng hình đều có tác dụng mang lại sự biểu cảm, phong phú, sinh động cho sự diễn đạt. Đặc biệt trong văn miêu tả từ tượng thanh và từ tượng hình giúp mọi thứ hiện ra thật tự nhiên, sống động, nhiều sắc thái.

Phân biệt ý nghĩa của những từ tượng hình: lênh đênh, lềnh bềnh, lều bều, lênh khênh, lêu đêu, lêu nghêu.

– Lênh đênh: Chỉ trạng thái trôi nổi, không biết đi đâu về đâu

– Lềnh bềnh: Chỉ trạng thái trôi nổi nhẹ nhàng, thuận theo chiều gió

– Lều sều: Trôi nổi bẩn thỉu

– Lênh khênh: Cao ngất ngưởng, không cân đối, dễ đổ ngã

– Lêu đêu: Cao ngất ngưởng, nhỏ và cao

– Lêu nghêu: Cao gầy ngất ngưởng

5. Phân biệt từ tượng hình và từ tượng thanh

Từ tượng hình

Từ tượng thanh

Giống nhau

- Đều có giá trị biểu cảm cao.

- Thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. Phần lớn, từ tượng hình và từ tượng thanh là những từ láy. Mỗi khi xuất hiện trong thơ, nó khiến cho thơ giàu hình tượng, cảm xúc thơ ấn tượng, thi vị, gần gũi với âm nhạc.

Khác nhau

Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

6. Bài tập về từ tượng hình

Bài 1. Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau đây: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập loè, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào.

Trả lời:

- Mưa xuân lắc rắc trên những thảm cỏ non xanh mướt

- Nước mắt nó tuôn lã chã mãi khi nghe tin ông nội mất

- Mặt mẹ lấm tấm mồ hôi mỗi khi ngồi bên bếp lửa nếu cơm

- Đoạn đường vào nhà tôi quanh co, khúc khuỷu

- Ánh đèn đom đóm lập loè giữa đêm

- Chiếc đồng hồ tích tắc không ngơi nghỉ

- Mưa rơi xuống lộp bộp trên tàu lá chuối

- Buổi chiều trên cánh đồng, bầy vịt lạch bạch đi về chuồng

- Giọng nói ông ấy ồm ồm rất khó nghe

- Cơn mưa đầu mùa hạ tuôn ào ào qua những mái hiên.

Bài 2. Tìm từ tượng hình trong đoạn trích bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông rợ mấy nhà

Trả lời:

- Từ tượng hình: Lom khom, Lác đác,

1 329 10/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: