Biện pháp so sánh là gì? Cấu trúc, phân loại, tác dụng của biện pháp so sánh
Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về biện pháp so sánh với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được biện pháp so sánh để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:
Biện pháp so sánh
1. Biện pháp so sánh là gì?
Biện pháp so sánh là biện pháp sử dụng cách thức đối chiếu sự việc hay sự vật này với sự việc hay sự vật khác khác có nét tương đồng đê làm tăng tính gợi hình, cảm xúc hay sự nhấn mạnh cho người đọc.
2. Dấu hiệu nhận biết phép so sánh
Phép so sánh trong các câu khá dễ để nhận biết. Chúng ta có thể nhận biết bằng các cách như sau:
- Trong câu văn hoặc lời nói có xuất hiện từ so sánh.
Các từ so sánh thường gặp đó là: như, giống như, là, ví như...
Ví dụ: "Quê hương là chùm khế ngọt" có sử dụng từ so sánh "là"
- Dựa vào nội dung, ý nghĩa diễn đạt trong một câu.
Nếu trong câu văn có đối tượng, so sánh nét tương đồng của hai sự vật, hiện tượng, đối tượng bất kì thì đó chính là biện pháp so sánh.
3. Tác dụng của biện pháp so sánh
-
Tăng tính gợi hình: So sánh giúp cho việc miêu tả sự vật, hiện tượng, con người được sinh động, cụ thể, rõ ràng hơn. Khi so sánh một sự vật với một hình ảnh quen thuộc, người đọc có thể dễ dàng hình dung ra đặc điểm của sự vật được miêu tả.
-
Nhấn mạnh đặc điểm: So sánh giúp cho việc làm nổi bật đặc điểm của sự vật, hiện tượng được miêu tả. Qua đó, tác giả thể hiện được quan điểm, tư tưởng, tình cảm của mình.
-
Gây ấn tượng: So sánh giúp cho việc tạo ra những hình ảnh thơ mộng, giàu sức gợi cảm. Qua đó, tác phẩm có sức lay động, thuyết phục người đọc hơn.
-
Tăng tính logic: So sánh giúp cho việc lập luận chặt chẽ, logic hơn. Qua đó, người đọc có thể dễ dàng hiểu được nội dung mà tác giả muốn truyền tải.
Ví dụ:
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]
4. Cấu trúc của biện pháp so sánh
Vế 1: Tên hay những từ chỉ sự vật, sự việc được so sánh (Từ ngữ chỉ phương diện so sánh)
Vế 2: Tên hay những từ chỉ sự vật hay sự việc được sử dụng để so sánh với sự vật sự việc được so sánh trong vế 1 (Từ ngữ chỉ ý so sánh – gọi tắt là từ so sánh).
5. Phân loại các kiểu so sánh
*Theo từ so sánh
a. So sánh ngang bằng
So sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Mục đích ngoài tìm kiếm sự giống nhau còn là để thể hiện sự hình ảnh hoá các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật, giúp cho người nghe, người đọc dễ hiểu, dễ hình dung. Thông thường, trong so sánh ngang bằng thường có các từ so sánh ngang bằng: như, y như, tựa như, giống như, giống là...
Ví dụ:
- Anh em như thể tay chân.
- Trên trời mây trắng như bông/ Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
- Chậm như rùa.
- Ngang như cua.
c. So sánh không ngang bằng (hơn / kém)
Đây là loại so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại. Các từ so sánh hơn kém: hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì...
Ví dụ:
- Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
- Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngon lửa hồng.
- Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm/ Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
*Theo đối tượng so sánh
a. So sánh sự vật này với sự vật khác: đây là cách so sánh thông dụng nhất, là kiểu so sánh đối chiếu một sự vật này với sự vật khác dựa trên nét tương đồng.
Ví dụ:
- Màn đêm tối đen như mực.
- Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.
b. So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại: đây là cách so sánh dựa trên những nét tương đồng về một đặc điểm của sự vật với một phẩm chất của con người. Tác dụng là để làm nổi bật lên phẩm chất của con người.
Ví dụ:
- Trẻ em như búp trên cành.
- Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
c. So sánh hoạt động với các hoạt động khác: đây là các so sánh thường được sử dụng với mục đích cường điệu hoá sự vật, hiện tượng, hay được dùng trong ca dao, tục ngữ.
Ví dụ:
- Con trâu đen chân đi như đạp đất.
- Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
d. So sánh âm thanh với âm thanh: đây là kiểu so sánh dựa trên sự giống nhau về đặc điểm của âm thanh này với đặc điểm của âm thanh kia, có tác dụng làm nổi bật sự vật được so sánh.
Ví dụ:
- Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.
- Sông ngòi vùng Cà Mau chằng chịt hệt như mạng nhện.
6. Những lưu ý khi sử dụng biện pháp so sánh
- So sánh thông thường chỉ có giá trị về mặt nhận thức, thông báo và không tạo ra giá trị biểu cảm.
Ví dụ: Hoa hồng thơm hơn hoa cúc.
- So sánh tu từ làm cho đối tượng miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức biểu cảm
Ví dụ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
7. Sơ đồ tổng kết về biện pháp so sánh
8. Bài tập về biện pháp tu từ so sánh
Bài 1: Phân tích tác dụng của phép so sánh
"Mặt trời mọc lên từ phía xa, to như một quả cầu lửa."
Trả lời:
Phép so sánh "Mặt trời mọc lên từ phía xa, to như một quả cầu lửa" có tác dụng:
-
Tăng tính gợi hình: giúp người đọc hình dung rõ ràng về hình ảnh mặt trời mọc.
-
Nhấn mạnh đặc điểm: mặt trời mọc to, rực rỡ như một quả cầu lửa.
-
Gây ấn tượng: tạo hình ảnh thơ mộng, hùng vĩ.
Bài 2: Xác định các phép so sánh trong văn bản
"Mặt trời mọc lên từ phía xa, to như một quả cầu lửa. Những tia nắng đầu tiên như những sợi tơ vàng óng, nhẹ nhàng len lỏi qua từng kẽ lá, tô điểm cho vạn vật thêm lung linh. Tiếng chim hót líu lo như chào đón một ngày mới bắt đầu.".
Trả lời:
Mặt trời mọc lên từ phía xa, to >< như một quả cầu lửa
Những tia nắng đầu tiên >< như những sợi tơ vàng óng, nhẹ nhàng len lỏi qua từng kẽ lá, tô điểm cho vạn vật thêm lung linh
Tiếng chim hót líu lo >< như chào đón một ngày mới bắt đầu.
Bài 3: Viết một đoạn văn miêu tả về một loài hoa có sử dụng phép so sánh.
Hoa sen là một loài hoa đẹp và thanh tao. Nó được mệnh danh là quốc hoa của Việt Nam. Hoa sen có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng phổ biến nhất là màu trắng và màu hồng. Hoa sen mọc trong đầm lầy, nhưng nó vươn lên cao và tỏa hương thơm ngát. Cánh hoa sen mỏng manh như lụa, nhưng lại có sức sống mãnh liệt. Nhụy hoa sen vàng óng như những hạt ngọc. Hoa sen là biểu tượng cho sự thanh cao, thuần khiết và nghị lực phi thường.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)