TOP 10 mẫu Phân tích Đập đá ở Côn Lôn (2025) SIÊU HAY

Phân tích Đập đá ở Côn Lôn gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 134 23/12/2024


Phân tích Đập đá ở Côn Lôn

TOP 10 mẫu Phân tích Đập đá ở Côn Lôn (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh

Dàn ý Phân tích Đập đá ở Côn Lôn

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

- Tác giả Phan Châu Trinh quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam. Là một trong những chiến sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỷ XX.

- Tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn ( Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã dựng lên một hình ảnh đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước, dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn chí; Bài thơ cũng thể hiện được tài năng nghệ thuật của Phan Châu Trinh với tư cách của một nhà văn,nhà thơ).

II. Thân bài: Phân tích chi tiết bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

- Hình ảnh ngang tàng, khí phách của người anh hùng được thể hiện qua công việc đập đá:

+ Khẩu khí đầy ngang tàng, sừng sững của chí làm trai với lòng kiêu hãnh và khát vọng hành động mãnh liệt.

+ Hình ảnh người tù đẹp đẽ, hùng tráng. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong tư thế ngạo nghễ, vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến một công việc lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì.

+ Xách búa đánh tan

+ Ra tay đạp bể

- Ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày

+ Tháng ngày gian khổ chỉ càng làm tôi luyện sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, hun đúc ý chí chiến đấu sắt son.

+ Tự thấy mình có tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi chí trước gian lao thử thách. Có sức chịu đựng mãnh liệt cả về thể xác lẫn tin thần. Thể hiện sự bất khuất trước gian nguy. Trung thành với lí tưởng yêu nước

+ Những người có gan làm chuyện lớn khi phải chịu cảnh tù đày chỉ là việc nhỏ. Tự hào, kiêu hãnh công việc mình theo đuổi.

III. Kết luận:

- Khái quát lại những nội dung cơ bản và giá trị nghệ thuật của bài Đập đá ở Côn Lôn

Phân tích Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 1)

Có những người anh hùng dù bị gông tù giam cầm nhưng vẫn hiên ngang, ngẩng cao đầu hướng về tương lai. Có những người tù bị tra tấn dã man nhưng vẫn cất cao lời ca yêu nước, yêu dân. Bài “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh là một bài thơ tiêu biểu cho tinh thần như vậy, đồng thời khẳng định chí làm trai ở trên đời cần phải sống có lý tưởng, có mục tiêu.

Nhắc đến đảo Côn Lôn, chúng ta lại nhớ đến nhà tù Côn Đảo, nơi đã giam giữ biết bao nhiêu người con cách mạng. Nơi đó có máu, có nước mắt và có cả những khát khao được đập tung cánh cửa nhà tù, ra với thế giới bên ngoài để kháng chiến chống lại kẻ thù.

Bài thơ là tiếng hát, tiếng lòng của người anh hùng cách mạng được cất lên giữa gông cùm Côn Đảo. Giọng thơ hào hùng, đanh thép tạo nên âm hưởng chủ đạo cho cả bài thơ. Hai câu thơ mở đầu đã khẳng định chí làm trai khi sống trên đời này cần phải hiên ngang, bất khuất:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non

Hình ảnh một con người hiện lên giữa nhà tù Côn Lôn thật hiên ngang, trong tư thế ngẩng cao đầu. Dù bị giam cầm, bị khổ sai nhưng vẫn “lừng lẫy”, công việc đập đá nặng nhọc, vất vả nhưng đối với người chiến sỹ cách mạng nó chỉ là việc “con con”. Người tù bỗng trở nên hùng vĩ, to lớn, mang tầm vóc vĩ đại.

Như vậy ngay từ đầu bài thơ, tác giả như ném một tiếng thét, tiếng lòng đầy sức sống vào giữa chốn ngục tù tăm tối; khắc họa thành công người con cách mạng. Đây cũng chính là cảm hứng chính của bài thơ. Hành động đập đá được Phan Châu Trinh tái diễn rất chân thực, sinh động và không kém phần hào hùng. Nhịp thơ cứ thể dẫn ra, dồn dập:

Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn

Một loạt động từ mạnh xuất hiện liên tiếp trong hai câu thơ đã đặc tả sự mạnh mẽ, dứt khoát của người tù cách mạng. Việc đập đá chỉ là việc thường tình. Hình ảnh ước lệ “năm bảy đống”, “mấy trăm hòn” mang ý nghĩa phóng đại thể hiện sức mạnh phi thường, không thể địch nổi của người anh hùng cách mạng.

Cá tính mạnh mẽ, hiên ngang của người chiến sỹ ấy không chỉ dừng lại ở đó mà còn được tác giả tái hiện qua khí phách:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son

Giữa nơi đất khách quê người, tù ải khổ sai, hứng chịu sự giận dữ của thiên nhiên nhưng người tù vẫn hiên ngang, không hề sợ hãi. Ngược lại dù nắng mưa thì nó càng khiến cho “bền dạ sắt son”. Một ý chí, nghị lực đáng khâm phục và ngưỡng mộ. Hình ảnh mưa nắng hoàn toàn đối lập với hình ảnh người chiến sỹ cách mạng có lẽ là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Và bài thơ khép lại bằng một hình ảnh hào hùng, kiên cường hơn nữa:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con

Người tù khổ sai chỉ còn việc bị đày đọa ở nhà tù Côn Đảo chỉ là “lỡ bước”, và tự nhận mình là kẻ “vá trời”. Khi làm việc lớn thì những việc như thế này không có gì làm chùn bước được. Những việc gian nan, chông gai còn rất nhiều nên người tù xem rằng không đáng kể lể. Một chí khí thật ngang tàng, một châm ngôn sống khiến người khác phải ngưỡng mộ

Phan Châu Trinh bằng ngòi bút phóng khoáng, giọng điệu thơ hào hùng đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sỹ cách mạng vẫn luôn ngang nhiên, ý chí quật cường. Đó là hình tượng của những người chiến sỹ cách mạng giữ nước, chống giặc ngoại xâm.

Phân tích Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 2)

Là nhà thơ, nhà văn, và là nhà hoạt động chính trị thời cận đại trong lịch sử Việt, Phan Châu Trinh là một chí sĩ yêu nước quả cảm và tài hoa. Dường như trong những tâm hồn chí sĩ như ông, khí phách ngang tàn đã thấm vào máu xương để dù trong hoàn cảnh nào thì vẫn sáng lên như ngọn hải đăng trong đêm tối mịt mùng của thời đại.

Bài thơ: “Đập đá ở Côn Lôn” ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo, trong hoàn cảnh ấy, cả bài thơ vẫn sáng bừng khí phách của người anh hùng thời đại. Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã phác họa nên chân dung vị anh hùng hào sảng:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Đây là bài thơ ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo vì vụ chống thuế ở Trung Kì nhưng đọc hai câu thơ đầu, ta không hề cảm nhận được đây là một người tù khổ sai ở cái nơi mệnh danh là “địa ngục trần gian” mà là một trang nam nhi khí khái hơn người ở giữa trời đất bao la mà Côn Lôn không chỉ là một địa danh đơn thuần mà là một vùng rộng lớn bao la, là phông nền cho hình ảnh cao lớn của con người.

Ở giữa nơi bao la hoang vắng ấy, khí phách của con người dường như “lừng lẫy”, hiên ngang tới mức núi non cũng phải rung chuyển.

Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Những hành động “xách búa”, “ra tay” đi kèm với những động từ mạnh “đánh tan”, “đập bể” trong biện pháp nói quá đã vẽ nên chân dung vạm vỡ khỏe mạnh của người chí sĩ yêu nước. Đây là những chi tiết tả thực được lí tưởng hóa cao độ. Là người tù khổ sai ở Côn Lôn, công việc nặng nhọc chính của những người tù cách mạng đó là đập đá để xây nhà tù.

Họ phải dùng những dụng cụ vô cùng thô sơ như búa, xẻng để đập những ghè đá to và vững trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt cùng hoàn cảnh sống kham khổ lại dưới sự quản thúc đòn roi của bè lũ tay sai. Những hành động ấy đi vào trong thơ của Phan Châu Trinh không còn nhuốm màu bi thương mà hùng tráng vô cùng.

Ta như cảm nhận được sức mạnh dời non lấp bể của một trang nam nhi trí lớn, trong từng nhát búa bổ xuống không chỉ là sức mạnh thể chất phi thường mà còn là ý chí sắt đá, lòng căm thù giặc sâu sắc. Và có lẽ cũng chính vì như vậy mà Phan Châu Trinh coi những ngày tháng phải chịu khổ sai ở nơi đây chỉ là thử thách để tôi rèn ý chí và sức mạnh:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Ngày tháng càng dài, con người ta như càng kiên trì, sành sỏi hơn, càng nhiều khổ cực, nắng mưa dãi dầu, lòng con người ta như càng vững, càng tin hơn. Côn Đảo thực chất là nơi mà thực dân Pháp cố tình lập ra để giam cầm những chí sĩ yêu nước, những nhà cách mạng trong khổ sai và tra tấn, muốn làm thui chột ý chí chiến đấu của họ để tiêu tan đi mọi lí tưởng về một dân tộc tự do.

Nhưng chúng đã lầm, tinh thần sắt son của những chí sĩ cách mạng không những không mất đi mà giống như vàng càng thử qua lửa thì càng giá trị. Phan Châu Trinh đã coi những năm tháng này chỉ như thử thách tôi rèn bản thân và lí tưởng nơi ông chỉ có thể ngày càng rõ ràng, hun đúc, không bao giờ tàn lụi. Bởi ông đã tự coi mình là:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con.

Ông tự cho mình là “kẻ vá trời”, người nhận trách nhiệm cao cả và vĩ đại vì sự bình yên và no ấm của muôn dân vì vậy khổ sai ở Côn Lôn chỉ là việc “con con” không đáng kể trong hành trình vĩ đại của ông. Cả bài thơ toát lên một khí phách kiên cường bất khuất với một giọng hào sảng, hiên ngang. Đó chính là tinh thần của những chí sĩ yêu nước cuối thế kỉ XIX với quyết tâm giải phóng dân tộc khỏi gông kìm nô lệ của chế độ thực dân.

Hình ảnh người chí sĩ yêu nước hiên ngang dõng dạc sẽ không thể phai mờ trong lòng những thế hệ sau, cổ vũ thế hệ tiếp tục bước lên phía trước với một khí phách kiên cường bất khuất, xứng đáng với cha ông ta ngày trước.

Phân tích Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 3)

Là nhà thơ, nhà văn, và là nhà hoạt động chính trị thời cận đại trong lịch sử Việt, Phan Châu Trinh là một chí sĩ yêu nước quả cảm và tài hoa. Dường như trong những tâm hồn chí sĩ như ông, khí phách ngang tàn đã thấm vào máu xương để dù trong hoàn cảnh nào thì vẫn sáng lên như ngọn hải đăng trong đêm tối mịt mùng của thời đại.

Bài thơ: “Đập đá ở Côn Lôn” ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo, trong hoàn cảnh ấy, cả bài thơ vẫn sáng bừng khí phách của người anh hùng thời đại. Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã phác họa nên chân dung vị anh hùng hào sảng:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Đây là bài thơ ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo vì vụ chống thuế ở Trung Kì nhưng đọc hai câu thơ đầu, ta không hề cảm nhận được đây là một người tù khổ sai ở cái nơi mệnh danh là “địa ngục trần gian” mà là một trang nam nhi khí khái hơn người ở giữa trời đất bao la mà Côn Lôn không chỉ là một địa danh đơn thuần mà là một vùng rộng lớn bao la, là phông nền cho hình ảnh cao lớn của con người.

Ở giữa nơi bao la hoang vắng ấy, khí phách của con người dường như “lừng lẫy”, hiên ngang tới mức núi non cũng phải rung chuyển.

Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Những hành động “xách búa”, “ra tay” đi kèm với những động từ mạnh “đánh tan”, “đập bể” trong biện pháp nói quá đã vẽ nên chân dung vạm vỡ khỏe mạnh của người chí sĩ yêu nước. Đây là những chi tiết tả thực được lí tưởng hóa cao độ. Là người tù khổ sai ở Côn Lôn, công việc nặng nhọc chính của những người tù cách mạng đó là đập đá để xây nhà tù.

Họ phải dùng những dụng cụ vô cùng thô sơ như búa, xẻng để đập những ghè đá to và vững trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt cùng hoàn cảnh sống kham khổ lại dưới sự quản thúc đòn roi của bè lũ tay sai. Những hành động ấy đi vào trong thơ của Phan Châu Trinh không còn nhuốm màu bi thương mà hùng tráng vô cùng.

Ta như cảm nhận được sức mạnh dời non lấp bể của một trang nam nhi trí lớn, trong từng nhát búa bổ xuống không chỉ là sức mạnh thể chất phi thường mà còn là ý chí sắt đá, lòng căm thù giặc sâu sắc. Và có lẽ cũng chính vì như vậy mà Phan Châu Trinh coi những ngày tháng phải chịu khổ sai ở nơi đây chỉ là thử thách để tôi rèn ý chí và sức mạnh:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Ngày tháng càng dài, con người ta như càng kiên trì, sành sỏi hơn, càng nhiều khổ cực, nắng mưa dãi dầu, lòng con người ta như càng vững, càng tin hơn. Côn Đảo thực chất là nơi mà thực dân Pháp cố tình lập ra để giam cầm những chí sĩ yêu nước, những nhà cách mạng trong khổ sai và tra tấn, muốn làm thui chột ý chí chiến đấu của họ để tiêu tan đi mọi lí tưởng về một dân tộc tự do.

Nhưng chúng đã lầm, tinh thần sắt son của những chí sĩ cách mạng không những không mất đi mà giống như vàng càng thử qua lửa thì càng giá trị. Phan Châu Trinh đã coi những năm tháng này chỉ như thử thách tôi rèn bản thân và lí tưởng nơi ông chỉ có thể ngày càng rõ ràng, hun đúc, không bao giờ tàn lụi. Bởi ông đã tự coi mình là:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con.

Ông tự cho mình là “kẻ vá trời”, người nhận trách nhiệm cao cả và vĩ đại vì sự bình yên và no ấm của muôn dân vì vậy khổ sai ở Côn Lôn chỉ là việc “con con” không đáng kể trong hành trình vĩ đại của ông. Cả bài thơ toát lên một khí phách kiên cường bất khuất với một giọng hào sảng, hiên ngang. Đó chính là tinh thần của những chí sĩ yêu nước cuối thế kỉ XIX với quyết tâm giải phóng dân tộc khỏi gông kìm nô lệ của chế độ thực dân.

Hình ảnh người chí sĩ yêu nước hiên ngang dõng dạc sẽ không thể phai mờ trong lòng những thế hệ sau, cổ vũ thế hệ tiếp tục bước lên phía trước với một khí phách kiên cường bất khuất, xứng đáng với cha ông ta ngày trước.

Phân tích Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 4)

Phan Châu Trinh, nhà cách mạng kiệt xuất, đã để lại bài thơ Đập đá ở Côn Lôn trong giai đoạn bị đày đọa tại đảo Côn Lôn. Thơ mang đậm tinh thần chiến đấu, là biểu tượng cho khí phách quật cường và lòng dũng sĩ thần thoại của ông.

Nhà tù Côn Đảo, một địa ngục trần gian, nơi những người yêu nước bị thực dân đày đọa. Trong khó khăn đó, việc đập đá trở thành thách thức khổ sai. Tuy nhiên, giữa bất công và gian khổ, Phan Châu Trinh, người tù vĩ đại, đã xây dựng nên một tượng đài bằng những câu thơ, thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ và tinh thần cứng cỏi. Những dòng thơ đầu tiên mô tả cảnh đập đá, đồng thời gợi lên hình ảnh anh hùng đứng giữa đất Côn Lôn.

Câu mở đầu táo bạo khám phá không gian, với tư thế kiêu hãnh của 'làm trai' đối mặt với trời, đạp đất kiêu hùng. Dân gian có câu 'Làm trai cho đáng nên trai', Phan Chu Trinh nâng niu tinh thần làm trai trong bối cảnh đặc biệt: '... đứng giữa đất Côn Lôn', vững vàng như là chủ nhân giang sơn. Hình ảnh khai thác đá trở nên biểu tượng cho sức mạnh vươn lên vượt bậc, những hành động mạnh mẽ như 'xách búa', 'ra tay', 'lừng lẫy' tạo nên bức tranh anh hùng dời non lấp bể. Những từ ngữ mạnh mẽ như 'đánh tan năm bảy đống', 'đập bể mấy trăm hòn' càng làm nổi bật vẻ ngạo nghễ, tầm vóc lớn lao trong không gian biển trời.

Những bài phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn ấn tượng

Bốn câu cuối thể hiện trực tiếp cảm xúc và tư duy của người anh hùng:

Tháng ngày bao quản thông sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chỉ kể việc con con!

'Thân sành sỏi', 'dạ sắt son' sẽ vững vàng qua thời gian, cùng 'tháng ngày', mưa nắng'. Tính đối lập ở câu 5-6 thể hiện lòng kiên trì, tinh thần mạnh mẽ dù trong mọi khó khăn. Tấm lòng thủy chung, dạ sắt son 'mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen' như là sự kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất của Việt Nam. Bối cảnh đầy gian nan khiến người chiến sĩ dám hy sinh vì giang sơn xã tắc, Phan Chu Trinh từ ngữ như nhà nho nhưng vẫn toát lên tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng. Cảm hứng lãng mạn hào hùng được thể hiện ở hai câu thơ cuối với hình ảnh thần thoại 'vá trời', làm nổi bật sức mạnh khác thường của người anh hùng. Đối lập giữa 'vá trời' và thực tế khó khăn chỉ là 'việc con con' nhưng là kết quả của ý chí quật cường, niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa.

Đập đá ở Côn Lôn và Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là những tác phẩm xuất sắc đại diện cho lòng yêu nước, anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX. Điều này thể hiện rõ trong văn học kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp.

Phân tích Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 5)

“Đập đá ở Côn Lôn” là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Phan Châu Trinh. Qua bài thơ, nhà thơ muốn nhấn mạnh vào mạch chảy dào dạt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam

Phan Châu Trinh là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn làm trong thời gian ông bị đày ở đảo Côn Lôn thể hiện khí phách quật cường, một bản lĩnh ngang tầm với dũng sĩ thần thoại.

Chắc hẳn không ai là không từng nghe đến cái tên nhà tù Côn Đảo - nơi được mệnh danh là địa ngục trần gian. Chính quyền thực dân Pháp sử dụng nơi này với mục đích giam giữ những nhà cách mạng của dân tộc. Chúng không chỉ tra tấn họ bằng những cực hình mà còn bắt họ phải lao động khổ sai. Trong đó, đập đá là một trong những công việc cực nhọc nhất. Dù vậy, người tù cách mạng vẫn hiện lên với nét đẹp hiên ngang, phong thái cứng cỏi ngang tàng của người anh hùng cứu nước. Bốn câu thơ đầu tác giả miêu tả cảnh tượng đập đá của người tù và cũng bằng những hình ảnh ấy mà khắc họa dáng vóc phi thường của người anh hùng đấng nam nhi:

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn”

Câu mở đầu, tác giả phác ra bối cảnh không gian, gợi mở âm hưởng hùng tráng bằng tư thế hiên ngang, sừng sững của phận “làm trai” - đầu đội trời, chân đạp đất kiêu hùng. Ông cha ta cũng từng có câu: “Làm trai cho đáng nên trai”. Nguyễn Công Trứ thì viết:

“Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông
Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể”

Điều đó cho thấy quan niệm về chí trai, làm trai có mạch nguồn trong quan niệm nhân sinh truyền thông. Trong câu thơ của Phan Châu Trinh quan niệm ấy được khẳng định trong một bối cảnh cụ thể: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn” là “đứng giữa” biển - trời - đất, thật kiêu hãnh, đường hoàng, đúng là tư thế của người làm chủ giang sơn.

Ba câu thơ tiếp theo, qua những hình ảnh chân thực diễn tả công việc nặng nhọc (khai thác đá) tác giả đã khắc họa thành những hình ảnh biểu trưng cho tầm vóc sức mạnh dời non lấp bể, kinh thiên động địa của nhân vật trữ tình. Những hành động mạnh mẽ cho phép ta hình dung ra hình ảnh người dũng sĩ với sức vóc thần kỳ đang xung trận: “xách búa”, “ra tay”; và “lừng lẫy” những chiến công “lở núi non”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”. Những từ ngữ cực tả sức mạnh dũng mãnh đã làm nổi bật hình tượng con người trong tư thế ngạo nghễ, lớn ngang tầm vũ trụ. Giữa không gian biển trời bao la sừng sững một tượng đài kết bằng những hình khối phi thường.

Bốn câu cuối bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ của người anh hùng:

“Tháng ngày bao quản thông sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con”

“Thân sành sỏi” và “ạ sắt son” sẽ bền bỉ trụ lại được cùng “tháng ngày”, “mưa nắng”. Thế đối lập ở câu thứ 5 và thứ 6 đã thể hiện sự kiên tâm, vững trí của nhà cách mạng dù trong bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt nào. Tấm lòng thủy chung, son sắt “mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen” (Nguyễn Trãi) kia cũng là sự kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất đã được khẳng định trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vững vàng đến “trơ gan cùng tuế nguyệt”, đến ngạo nghễ đã là đạo sống, phẩm cách của người chiến sĩ chẳng tiếc thân mình cho sự nghiệp chung. Phan Châu Trinh cũng xuất thân từ Nho học, ở những vần thơ này ta thấy bản lĩnh của nhà nho đã hòa thấm thuần thục với tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng. Trong bối cảnh đầy những gian nan, thử thách hồi đầu thế kỷ XX người chiến sĩ dám dấn thân vì giang sơn xã tắc cũng phải là những con người bất chấp hy sinh, nguy khó, biết quên thân mình. Có khi còn phải biết gồng mình lên, chiến thắng hoàn cảnh bằng ý chí. Hai chữ “vá trời” lấy từ tích Nữ Oa vá trời. Tầm vóc, sức mạnh ở đây đã được thi vị hóa đến mức thần kỳ, giống như bà Nữ Oa trong truyền thuyết đội đá vá trời. Hình ảnh “những kẻ vá trời” vừa thực vừa bay bổng, khoa trương. Thực ở mức liên hệ với hình ảnh những người tù lao động khổ sai đập đá, làm lở núi non đã được miêu tả ở bốn câu thơ đầu. Bay bổng, khoa trương ở lối ví với nhân vật trong thần tích. Hai câu thơ cuối này gợi tả sự đối lập giữa cái lớn lao, kì vĩ (vá trời) với thực tế gian nan chỉ là “việc con con”. Sự đối lập ấy là kết quả của một ý chí sắt đá, niềm tin lớn vào sự nghiệp chính nghĩa, kẻ vá trời bằng sức mạnh đội đá vá trời có thể đè bẹp mọi trở ngại gian nan. Thực tế thì những khó khăn tác giả đang phải đương đầu không “con con” chút nào nhưng chỉ có bằng cách ấy, bằng ý chí quật cường tích tụ từ nguồn mạch dân tộc người chiến sĩ mới có thể tiếp tục được con đường dằng dặc chông gai trước mắt. Đó cũng là một cuộc chiến thắng chính mình.

Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã đóng góp phần vào mạch chảy dào dạt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam.

Phân tích Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 6)

Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh thực sự là một tượng đài tôn vinh tinh thần anh hùng, ý chí mạnh mẽ và lòng yêu nước sâu sắc trong bối cảnh khắc nghiệt của nhà tù Côn Đảo. Bài thơ này không chỉ kể về sự bất khuất của những người tù cách mạng mà còn tạo ra một biểu tượng cho tất cả những ai đang đấu tranh vì tự do, quyền lý và tình yêu đối với quê hương. Chủ đề của bài thơ xoay quanh việc làm trai trong bóng tối của nhà tù Côn Lôn, nơi có hàng loạt anh hùng cách mạng đang chịu đựng sự giam giữ và tra tấn dã man. Phan Châu Trinh mở đầu bài thơ bằng hai câu thơ mạnh mẽ:

"Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non"

Những dòng này thể hiện lòng dũng cảm và kiên định của người tù cách mạng, họ không chấp nhận bị bóp nghẹt bởi tình thế khó khăn. Thay vào đó, họ đứng cao đầu, tự hào về sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu. Bài thơ tiếp tục miêu tả cuộc đấu tranh tại nhà tù Côn Đảo, nơi những người tù đối diện với những thử thách tàn khốc. Tuy nhiên, họ không bao giờ đánh mất tinh thần, vẫn giữ lửa đam mê và tình yêu đối với quê hương:

"Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mưa nắng càng bền dạ sắt son"

Những câu thơ này thể hiện tinh thần kiên trì và bất khuất của những người tù cách mạng. Dù bị giam cầm và tra tấn, họ vẫn giữ vững niềm tin vào lý tưởng và mục tiêu của họ. Cuối cùng, bài thơ kết thúc với một thông điệp mạnh mẽ về lòng quyết tâm và tầm vóc của những người tù:

"Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con"

Những người tù cách mạng xem những khó khăn và khổ sai như những thử thách cần vượt qua trong cuộc đấu tranh lớn hơn cho quyền tự do và quyền dân tộc. Họ không ngừng đấu tranh và làm việc "con con" để bảo vệ lý tưởng và tình yêu đối với quê hương. Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh là một tác phẩm vĩ đại tôn vinh tinh thần anh hùng và lòng yêu nước trong bối cảnh khó khăn. Nó thể hiện tư duy chiến đấu và kiên nhẫn của những người tù cách mạng và là một nguồn cảm hứng cho mọi người về ý chí và quyết tâm trong cuộc đời. Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh thể hiện một sự thấu hiểu và tôn vinh tinh thần anh hùng của những người tù cách mạng trong môi trường đầy khó khăn và gian khổ. Hành động đập đá, mặc dù có vẻ bình thường và hàng ngày, được tác giả tái diễn một cách rất chân thực, tạo nên một hình ảnh đầy sức mạnh và ý nghĩa sâu sắc.

Dòng thơ "Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn" thể hiện sự mạnh mẽ, quyết tâm và kiên định của những người tù. Động từ "đánh tan" và "đập bể" tạo ra một cảm giác về sự xác định và định hướng, họ không chỉ đập đá mà còn đập tan nỗi khó khăn và khổ cực. Số lượng "năm bảy đống" và "mấy trăm hòn" được phóng đại để thể hiện sức mạnh phi thường của họ, làm cho công việc khó khăn trở nên bá đạo và ấn tượng.

Tác giả cũng truyền đạt cái tính cách mạnh mẽ và kiên định của những người tù thông qua những câu thơ về thời tiết khắc nghiệt tại Côn Đảo. "Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắt son" cho thấy họ không ngừng đối mặt với những khó khăn và tra tấn dã man. Tuy nhiên, họ không bao giờ đánh mất tinh thần và sức mạnh tinh thần. Mưa nắng chỉ khiến cho họ trở nên "bền dạ sắt son," thể hiện sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm vượt qua mọi thách thức. Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh kết thúc bằng một hình ảnh hùng hồn và kiên cường hơn nữa, tạo ra một cú kết mạnh mẽ và sâu sắc về tinh thần của những người tù cách mạng tại nhà tù Côn Đảo:

"Gian nan chi kể việc con con"

Những dòng này là một lời tuyên bố mạnh mẽ về sự quyết tâm và tinh thần kiên nhẫn của những người tù cách mạng. Họ tự nhận mình như những "kẻ vá trời," người sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn và khổ sai để bảo vệ lý tưởng của họ. Dù bị giam cầm và gặp nhiều khó khăn, họ vẫn không chấp nhận bị đánh bại và vẫn đặt mục tiêu cao cả. Hình ảnh "vá trời" mang ý nghĩa biểu tượng cho việc làm những công việc phi thường và khó khăn. Bài thơ nhấn mạnh rằng việc đấu tranh cho tự do và quyền lý không bao giờ dừng lại, và những khó khăn trước mắt chỉ là những "việc con con" trong cuộc đấu tranh lớn hơn.

Tác giả Phan Châu Trinh sử dụng ngòi bút phóng khoáng và giọng điệu thơ hùng hào để khắc họa thành công hình ảnh những người chiến sỹ cách mạng, những người không chịu sự khủng bố của tù đày, những người vẫn luôn hiên ngang, và ý chí của họ vẫn luôn quật cường. Đó là hình tượng của những người chiến sỹ cách mạng đang giữ vững lý tưởng của họ và chiến đấu để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược ngoại xâm. Tóm lại, bài thơ này tôn vinh tinh thần anh hùng và ý chí kiên cường của những người tù cách mạng và thể hiện thông điệp về quyết tâm và lòng yêu nước trong cuộc đấu tranh cho tự do và quyền lý.

Phân tích Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 7)

Bên cạnh vai trò của một nhà hoạt động cách mạng, Phan Châu Trinh còn được biết đến với tư cách là một nhà thơ. Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được ông sáng tác trong thời gian ông bị đày ở đảo Côn Lôn đã thể hiện khí phách quật cường của người tù cách mạng.

Được biết đến với cái tên “địa ngục trần gian”. Chính quyền thực dân đã biến nơi đây thành nơi giam giữ những nhà chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Nhưng kẻ thù chỉ có thể làm nhục được thân thể họ chứ không thể làm nhụt ý chí của họ. Những câu thơ mở đầu đã gợi ra tư thế của kẻ làm trai:

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non”

Mảnh đất Côn Lôn xa xôi, khí hậu lại khắc nghiệt. Côn Lôn có thể coi là mảnh đất của cái chết, huỷ diệt sinh mạng của con người. Giữa cái mảnh đất tử thần đó, người làm trai phải khẳng định được tư thế của mình. Từ láy “lừng lẫy” kết hợp với hình ảnh “làm cho lở núi non” cho thấy sự ngang hàng của con người trước núi non. Tư thế của người tù khổ sai thật đĩnh, đạc, hiên ngang, ngạo nghễ của một người anh hùng trong trời đất.

Đến hai câu thơ sau nhà thơ mới đi vào tả cụ thể việc đập đá ở Côn Lôn. Với nhà thơ, đây là một trong những biểu hiện cho việc làm trai giữa trời đất:

“Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn”

Những cụm động từ “xách búa”, “ra tay” đứng đầu câu tạo một chất giọng khỏe khoắn, hăng hái. Cùng với đó là các động từ “đánh tan”, “đập bể” gợi tả sức mạnh. Kết hợp với các số từ chỉ số lượng “dăm bảy đống”, “mấy trăm hòn” càng tôn thêm cho sức mạnh như vũ bão ấy. Cả hai câu thơ đầy khí thế, tưởng chừng như sẵn sàng đập tan những gì cứng rắn nhất. Ta cảm giác như trong hành động đập đá của người tù khổ sai ấy là một ý chí và một sức mạnh không có gì địch nổi.

Tinh thần, khí thế bừng bừng của người tù khổ sai ấy đã nâng lên thành một lời hứa chắc nịch :

“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son”

“Tháng ngày” là một khoảng thời gian dài, triền miên từ ngày này sang ngày khác. Nói đến tháng ngày lúc này chính là nhà thơ đang nói đến những ngày tháng ở Côn Lôn. “Thân sành sỏi” là thân phận của người tù khổ sai. Nhưng cụm từ “bao quản” đứng giữa câu thơ như một lời khẳng định chắc nịch tinh thần không sợ hiểm nguy của người tù. Còn “mưa nắng” là những hiện tượng của tự nhiên, nhưng ở đây được hiểu như là những hiểm nguy của cuộc sống tù đày nơi Côn đảo. Nắng mưa ấy có thể làm xoáy mòn đá núi, nhưng không thể làm sờn lòng người tù cách mạng, “chi sờn dạ sắt son”. Cụm từ “dạ sắt son” là dạ rắn như sắt, đỏ như son, thuỷ chung như nhất. Dù nắng mưa có thế nào thì nó vẫn không bao giờ đổi thay. Hai câu thơ tả sức chịu đựng gian khổ, thử thách nghe như một lời tự khẳng định và như một lời thề thiêng liêng.

Bài thơ kết thúc với lời khẳng định:

“Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con"

Với người tù này, thân phận tù đày chỉ là một phút sa cơ, gặp tai ách rủi ro trên bước đường hoạt động cách mạng. Họ gọi mình là “những kẻ vá trời”. Câu thơ gợi nhắc cho ta đến câu chuyện Nữ Oa vá trời. Thì ra những kẻ đập đá, làm lở núi non trên kia là những kẻ đang luyện đá vá trời, đang đưa vai gánh vác vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Họ không phải là những người tù khổ sai bình thường.

Như vậy, “Đập đá ở Côn Lôn” là một bài thơ hấp dẫn. Với một khí phách hiên ngang, ngạo nghễ thì người tù đã khẳng định bản lĩnh cách mạng của mình, với niềm tin vào tương lai tốt đẹp của đất nước.

Phân tích Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 8)

Những năm đầu thế kỉ XX, cùng với Phan Bội Châu, tên tuổi Phan Châu Trinh trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước. Hình ảnh Phan Tây Hồ, nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước, khảng khái sông núi trong tâm tưởng của nhân dân Việt Nam. Đọc bài thơ Đập đá ở Côn Lôn ta càng hiểu thêm phẩm chất cách mạng của Cụ:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dụ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!

Năm 1908, Phan Châu Trinh bị bắt và đày đi Côn Lôn, 'địa ngục trần gian' nơi giam cầm và đoạ đày những người yêu nước. Địa danh Côn Lôn gợi lên sự chết chóc, rùng rợn. Giữa biển cả mênh mông, đây là nơi đã man những con người ưu tú của dân tộc. Bị đày đến địa ngục, Phan tự xác định:

Đứng giữa đất Côn Lôn

Tư thế 'đứng' của nhà chí sĩ cách mạng không chỉ là biểu hiện của sự ngang tàng và bất khuất mà còn là sự chủ động tự tin. Trước cảnh ngục tù tàn bạo của kẻ thù, dáng đứng của Phan trở nên vững vàng như một tượng đài hiên ngang. Ông không còn là người tù bị đày nữa mà là biểu tượng của tự do. Chí 'làm trai' của người quân tử hiện lên rõ nét và kiêu hãnh.

Bài văn Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được tuyển chọn

Thách thức rất lớn khi người tù hàng ngày phải đối mặt với công việc đập đá khổ sai. Đối với Phan, một nhà nho chân yếu tay mềm, công việc nặng nhọc này là thử thách. Mặc dù bị cảnh đối với thể xác, tinh thần ông vẫn giữ vững:

Làm cho lở núi non lung linh ánh sáng.

Không chỉ là câu chuyện về người tù đập đá, đây là biểu tượng của chí khí hùng tráng, quyết tâm xoay chuyển thời cuộc và đất nước.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mây trăm hòn.

'Xách búa', 'ra tay' thể hiện tư thế chủ động; 'đánh tan', 'đập bể' động từ chỉ hành động dứt khoát, mạnh mẽ, khoẻ mạnh. Nhà chí sĩ đang hình dung như đẩy mạnh mọi nỗ lực và lòng căm thù vào cánh tay để 'đập bể', 'đánh tan' cái dinh luỹ của chế độ thực dân phong kiến thối nát.

Ba năm dài đằng đẵng, Phan gắn bó với cuộc sống tù tội, chịu đựng hàng loạt đoạ đày, nhưng thời gian (tháng ngày) và gian nan (mưa nắng) cũng là bài kiểm tra để làm cho tâm hồn của người cách mạng trở nên mạnh mẽ.

Tháng ngày bảo quản thân sành sỏi,
Mưa nắng làm cho linh hồn sắt son.

'Lửa thử vàng, gian nan thử sức', nhà tù của đế quốc trở thành trường quay để tôi trải qua những thách thức rèn luyện. Phan Bội Châu trong nhà ngục Quảng Đông vẫn giữ vững hào kiệt, Hồ Chí Minh trong nhà tù Tưởng Giới Thạch vẫn tự mình động viên:

Nghĩ về mình trong những bước đi đầy gian truân,
Tai ương là cơ hội rèn luyện tinh thần, thêm sức mạnh.

Những thách thức gay go của lao lực đã làm cho Phan Châu Trinh trở nên mạnh mẽ, kiên cường, và tâm hồn ông càng sáng lạn như 'sắt son' với niềm tin mạnh mẽ trong sứ mệnh cứu dấn và cứu nước.

Bài thơ kết thúc bằng một tuyên bố mạnh mẽ, đầy tự tin:

Những người 'vá trời' khi gặp trục trặc,
Gian nan chỉ là câu chuyện con con!

Phan tự so sánh chính mình với những người 'vá trời', người làm nên công trình lớn lao, mơ ước về sứ mệnh cứu nước. Anh hùng, mặc dù có tâm hồn lớn, tin vào khả năng và quyết tâm của bản thân, nhưng đôi khi lại trượt chân! Sự 'trượt chân' trên con đường đầy thách thức là điều không tránh khỏi, điều mà ông chấp nhận như là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc chiến đấu đầy hiểm nguy. Thậm chí, khi nói về tù đày và sự chết chóc, lời thơ vẫn nhẹ nhàng, tự nhiên:

Khó khăn chỉ là câu chuyện con con!

Phan Châu Trinh coi đó chỉ là một trở ngại nhỏ, thái độ bản lĩnh và thanh thản của nhà cách mạng là điều rất thú vị, và tại đây, chúng ta có cơ hội nhìn thấy sự đồng điệu đặc biệt giữa hai anh hùng mang họ Phan:

Thân thể vẫn còn, sứ mệnh vẫn tiếp tục,
Mọi nguy hiểm đều trở nên vô nghĩa.
(Cảm tác khi vào tù Quảng Đông - Phan Bội Châu)

Kẻ thù có thể sử dụng bạo lực và đau đớn để áp đặt ý chí, nhưng họ đã đánh giá sai, sức mạnh tinh thần của những người yêu nước vô song.

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn phản ánh giọng điệu hùng tráng, hân hoan của con người khinh thường khó khăn, coi thường đối thủ. Đây là tư thế của những chiến thắng, người 'đứng trên đầu thù'. Phan Châu Trinh, nhà yêu nước lớn lao, chiến sĩ bất khuất, đã ghi dấu trong trang sử dân tộc.

Phân tích Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 9)

Phan Châu Trinh là một trong những chí sĩ yêu nước nổi tiếng của cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Không chỉ vậy, ông còn được biết đến với tư cách là một nhà thơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã thể hiện được tư thế hiên ngang của người chí sĩ cách mạng trước hoàn cảnh chốn lao tù vẫn lạc quan quyết không “sờn lòng đổi chí".

Vào năm 1908, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân khép vào tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì và bị bắt đày ra Côn Đảo. Tháng 6 năm 1910, ông được tha do có sự can thiệp của Hội nhân quyền (Pháp). Bài thơ được sáng tác khi ông đang cùng những người tù khác lao động khổ sai tại nhà tù ở Côn Đảo (Côn Lôn).

Những câu thơ đầu tiên gợi ra hình ảnh người tù cách mạng với tư thế hiên ngang:

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non”

Tác giả đã cho người đọc thấy được một hoàn cảnh sống vô cùng khắc nghiệt nơi Côn Đảo - chỉ có núi non hiểm trở, biển cả mênh mông. Nhưng trước hoàn cảnh đó, người tù vẫn giữ được tư thế vững vàng của một đấng nam nhi. Hình ảnh người chí sĩ cách mạng đầu đội trời, chân đạp đất - lừng lẫy, oai phong hiện ra trước mắt người đọc thật đẹp đẽ. Giữa hoàn cảnh sống như vậy, họ phải lao động khổ sai với công việc đập đá. Một công việc mà mới chỉ nghe tên thôi đã thấy được sự nặng nhọc. Công cụ lao động là “búa” và “tay”, cùng với hành động đầy quyết liệt “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn” - quả là một sức mạnh phi thường.

Tiếp đến, hình ảnh người tù cách mạng hiện lên với ý chí dẻo dai, bền bỉ và kiên cường:

“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son”

Cụm từ “tháng ngày” chỉ thời gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài, còn “mưa nắng” tượng trưng cho gian khổ, cho mọi nhục hình, đày đọa. Trước những thử thách ghê gớm ấy, người chí sĩ “bao quản” chí khí. Cùng với đó, hình ảnh “thân sành sỏi”, “dạ sắt son” là hai ẩn dụ nói lên chí khí bền vững, lòng son sắt thủy chung đối với nước với dân của một đấng nam nhi. có chí lớn, của một kẻ sĩ chân chính: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Đó chính là cốt cách của những bậc trượng phu trong thời xưa. Trong gian khổ, ý chí của người tù cách mạng hiện lên càng đẹp đẽ, sáng ngời.

Hai câu cuối cùng vang lên như một lời thề với non sông, đất nước:

“Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con”

Ở đây, Phan Châu Trinh đã mượn sự tích “vá trời” của bà Nữ Oa trong thần thoại Trung Hoa để nói lên chí lớn làm cách mạng, cứu nước cứu dân. Đối với họ, dù “có lỡ bước” - có gặp khó khăn, có chịu thất bại, dù có nếm trải gian nan cay đắng tù đày thì với nhà chí sĩ chân chính việc “con con” ấy không đáng kể, không đáng nói, không đáng quan tâm. Cùng với đó là niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong tương lai.

Như vậy, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã khắc họa hình tượng lẫm liệt, ngang tàn của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.

Phân tích Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 10)

Phan Châu Trinh không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng, mà còn là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc. Các tác phẩm của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu kiên trì, bền bỉ. “Đập đá ở Côn Lôn” là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện tinh thần cứng cỏi, yêu nước của tác giả.

Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh ông bị bắt giam, lưu đày ngoài Côn Đảo với công việc đập đá khổ sai. Nhưng ngay từ những câu thơ đầu đã thể hiện được tinh thần sắt đá, tư thế sừng sững, lớn lao, nổi bật giữa đất trời của người chí sĩ cách mạng:

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn”

Hai câu thơ đầu đã thể hiện chí nam nhi của các bậc trượng phu thời xưa. Văn học dân gian đã từng khẳng định, làm trai thì phải:

“Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên”

Sống cùng thời với Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu cũng có quan điểm tương tự:

“Sinh vi nam tử yếu hi kì”

Trong câu thơ của Phan Châu Trinh chí làm trai thật lớn lao, mạnh mẽ. Nhân vật trữ tình hiện lên trong tư thế làm chủ, hiên ngang, đầu đội trời, chân đạp đất, vô cùng anh dũng, kiêu hùng. Đây cũng là nét mới trong cách thể hiện chí làm trai của ông. Giữa non nước, đất trời Côn Lôn, con người được đặt vào vị trí trung tâm với sức mạnh “làm cho lở núi non”. Từ “lừng lẫy” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh hơn nữa sức mạnh phi thường của nhân vật trữ tình.

Để làm rõ sức mạnh phi thường của kẻ làm trai, hai câu thơ tiếp theo miêu tả trực tiếp sức mạnh đó: “Xách búa đánh tan năm bảy đống/ Ra tay đập bể mấy trăm hòn”. Tác giả sử dụng hàng loạt các động từ mạnh: “xách búa, ra tay, đập bể” cho thấy sức mạnh thần kì của con người. Sử dụng số từ “năm, bảy, mấy trăm” có tính chất ước lệ càng khẳng định hơn nữa vẻ đẹp sức mạnh của con người. Hai câu thơ dùng nhiều thanh trắc với nhịp điệu mạnh mẽ như chính những hành động trong thực tế công việc của tác giả. Đây đồng thời cũng là hình ảnh thực tế của công việc đập đá mà người tù khổ sai phải làm. Tuy nhiên, câu thơ không dừng lại là tái hiện công việc mà nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh của kẻ làm trai - gây ấn tượng mạnh về tầm vóc của đấng nam nhi.

Những câu thơ cuối thể hiện những suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhân vật trữ tình:

“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con”

Bốn câu thơ cuối tạo tương quan đối lập giữa hoàn cảnh thực tế với ý chí kiên cường, dẻo dai của người chiến sĩ. Hai câu thực có sự đối lập giữa “tháng ngày”, “mưa nắng” với “thân sành sỏi”, “dạ sắt son” – sự đối lập giữa gian khổ với sức chịu đựng dẻo dai và ý chí bền bỉ phi thường của người chiến sĩ. Hai câu thơ cuối thật đẹp đẽ. Đây không còn là công việc khổ sai mà trở thành trọng trách lớn lao “vá trời”. Ông tự nhận trách nhiệm to lớn, cứu nước cứu dân, bởi vậy những gian nan vất vả này chỉ là thử thách nhỏ bé, tầm thường không đáng quan tâm. Câu thơ đã hoàn chỉnh bức tranh chân dung tinh thần của người chiến sĩ. Bài thơ kết hợp hài hòa giữa giọng điệu hào hùng và bút pháp lãng mạn, người chí sĩ cách mạng được xây dựng bằng bút pháp khoa trương, phóng đại và thủ pháp đối lập. Thể thơ thất ngôn bát cú phù hợp với nội dung tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của bài.

Tác phẩm đã cho thấy ý chí kiên trung, nghị lực phi thường của người chí sĩ cách mạng trong hoàn cảnh khổ sai, tù đày vẫn vững lòng với sự nghiệp cứu nước của mình. Bài thơ còn có ý nghĩa nêu gương và động viên to lớn đối với thế hệ cách mạng sau này.

1 134 23/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: