5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào...

Bác Hồ đã để lại nhiều lời dạy vô cùng quý báu đặc biệt là 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của câu nói đó như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin trên:

1 64 04/10/2024


5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng

5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào... (ảnh 1)

I. Nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng

"1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

2. Học tập tốt, lao động tốt

3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

4. Giữ gì vệ sinh thật tốt

5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm"

II. Nguồn gốc của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Lễ kỷ niệm 20 của Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền Phong Việt Nam từ 15/05/1941 đến 15/05/1961. Dựa trên lời đề nghị từ Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư dành riêng cho thiếu niên và nhi đồng. Hiện nay tại bảo tàng chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn lưu giữ các bản thảo của bức thư đó. Nội dung trong bức thư Bác đã căn dặn “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện những điều sau đây.

III. Ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng

Hiện nay, 5 điều Bác Hồ dạy được đưa vào để giảng dạy cho các em học sinh từ rất sớm. Nhưng đôi khi, các bạn học sinh chỉ học thuộc lòng 5 điều Bác dạy nhưng chưa thật sự hiểu rõ ý nghĩa của 5 điều này là gì. Dưới đây là ý nghĩa của 5 điều Bác đã dạy cho thiếu niên và nhi đồng mà bạn nên biết:

Điều 1 - Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Yêu Tổ quốc: Nghĩa là trong mỗi chúng ta cần phải có tầm hiểu biết về lịch sử, về truyền thống dân tộc, những nét vãn hóa tốt đẹp của đất nước, vùng miền, từng địa phương, tham gia cùng gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước, Tổ quốc với bạn bè năm châu. Ngoài ra trong quá trình học tập hiện nay việc học tập, giáo dục nên cần được khơi dậy lòng yêu nước nhiều hơn nữa đặc biệt là trong việc giáo dục môn Lịch sử.

Yêu đồng bào: nghĩa là tình yêu thương đối với mọi người trong cùng dân tộc, đất nước được thể hiện bằng cách ứng xử, giao tiếp và cư xử. Đặc biệt, bé cần phải lễ phép với mọi người xung quanh như gia đình, thầy cô. Bé cần phải luôn có tinh thần sẵn sàng giúp đỡ bè trong học tập và cuộc sống.

Điều 2 - Học tập tốt, lao động tốt

Học tập tốt: Nghĩa là trong mỗi thiếu niên, nhi đồng cần phải có tinh thần rèn luyện, tinh thần tự giác trong học tập, thái độ cầu thị, chăm chỉ, được khơi dậy niềm hào hứng đối với các môn học, không chỉ trong học tập trên trường lớp mà còn học tập trong cuộc sống. Một số gợi ý để việc học tập đạt kết quả tốt như: Chuẩn bị bài học đầy đủ, luôn lắng nghe giảng từ thầy cô, có tinh thần ham học hỏi ngoài giờ học...

Lao động tốt: Nghĩa là cần hiểu sức lao động quan trọng như thế nào. Đặc biệt cần phải trân trọng được thành quả và giá trị lao động của bản thân hoặc của người khác tạo ra. Bên cạnh đó, học sinh, nhi đồng, thiếu niên cần phải biết thực hiện những công việc lao động vừa sức với bản thân, và tích cực tham gia một số hoạt động tập thể về lao động. Ví dụ như trực nhất ở trường, lớp học, chăm sóc cây cảnh, bồn hoa ở trường.

Điều 3 - Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt

Đoàn kết tốt: Điều này cần thể hiện ở những mối quan hệ giữa bạn bè, anh, chị, em trong gia đình cũng như là tập thể và tiến xã hơn nữa là trong cộng đồng và xã hội. Thể hiện ở những việc như quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập, tương trợ lúc gặp khó khăn hoạn nạn, cùng nhau khắc phục, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn tiến bộ trong học tập, rèn luyện.

Kỷ luật tốt: Được thể hiện ở việc ý thức chấp hành tốt nội quy, cũng như là quy định của trường, lớp, quy định chung nơi công cộng, đặc biệt là phải tự tạo được cho bản thân mình kỷ luật cá nhân, từ đó rèn được ý chí, bản lĩnh.

Điều 4 - Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Thiếu niên, nhi đồng cần phải giữ gìn vệ sinh môi trường chung như ở nhà, nơi công cộng và đặc biệt phải giữ gìn vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ. Cụ thể khi ở trường phải vứt rác được đặt ở đúng nơi đã quy định. Khi ở môi trường công cộng cần phải giữ gìn vệ sinh chung. Đối với cá nhân phải luôn giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ như ăn mặc, đầu tóc buộc gọn gàng, phải ăn chín và uống sôi.

Điều 5 - Kiêm tốn, thật thà, dũng cảm

Khiêm tốn: Là một đức tính đáng để học hỏi là bản thân không được tự cao, tự kiêu, phải biết lễ phép, biết kính trên nhường dưới, biết phép tắc trong khuôn khổ, giao tiếp nhẹ nhàng kính trọng đối với mọi người xung quanh.

Thật thà: Đức tính của sự trung thực, cần được có trong cuộc sống, phải có lối sống trung thực, không gian dối, ngay thẳng đặc biệt là đối với bố mẹ trong gia đình.

Dũng cảm: Là một đức tín cao quý của mỗi con người, người dũng cảm không chỉ là người mạnh mẽ dám đứng lên, tiên phong phát triển mà ngoài ra người dũng cảm còn là người biết nhìn nhận những khuyết điểm, dám đối đấu với những thiếu sót, hạn chế của mình, luôn được người đời kính trọng.

IV. Những phương pháp giáo dục, rèn luyện thiếu niên và nhi đồng

- Nêu gương, khen thưởng

Nêu gương, khen thưởng là một phương pháp giáo dục, rèn luyện hiệu quả, được áp dụng phổ biến trong giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Phương pháp này giúp giáo dục thiếu niên, nhi đồng bằng những tấm gương người tốt, việc tốt, từ đó khơi dậy lòng yêu mến, ngưỡng mộ và ý chí phấn đấu vươn lên trong các em.

Khi giáo dục thiếu niên, nhi đồng theo 5 điều Bác dạy, cần thường xuyên nêu gương những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước, tinh thần học tập, lao động, đoàn kết, kỷ luật, giữ gìn vệ sinh, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Những tấm gương này có thể là những người nổi tiếng trong xã hội, những người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, hoặc chính bản thân các em.

- Kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường

Trường lớp là nơi có chức năng chuyên về mảng giáo dục, nơi các thế hệ trẻ phát triển về nhân cách và trí tuệ, tiếp nhận văn hóa, thông tin qua sự hướng dẫn của giáo viên và công cụ khác như giáo khoa, thiết bị dạy học, tuy nhiên việc giáo dục tại trường lớp chỉ là một khoảng thời gian, và phần giáo dục tại gia đình, giáo dục trong gia đình cũng không kém phần quan trọng, sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm tạo cho thế hệ trẻ một môi trường phát triển toàn diện, an toàn, lành mạnh, cũng như là kịp thời phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng của giới trẻ, định hướng tương lai phát triển của trẻ.

- Tuyên truyền giáo dục và đạo đức

Giáo dục truyền thống, đạo đức là một nội dung quan trọng trong giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Giáo dục truyền thống, đạo đức giúp thiếu niên, nhi đồng hiểu biết về lịch sử, văn hóa dân tộc, hình thành lòng yêu nước, yêu quê hương, đất nước, đồng bào. Đồng thời, giáo dục truyền thống, đạo đức cũng giúp thiếu niên, nhi đồng hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, như: trung thực, dũng cảm, nhân ái, vị tha.

Để giáo dục truyền thống, đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Tăng cường giảng dạy và tuyên truyền lịch sử hào hứng và truyền thống của dân tộc.
  • Tích cực tuyên truyền, giáo dục về truyền thống, đạo đức thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.
  • Tuyên truyền giáo dục và đạo đức trong gia đình, nhà trường, xã hội.

- Nâng cao vai trò của cán bộ phụ trách thiếu niên

Trong giáo dục thì người phục trách, quản lý thiếu niên, nhi đồng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, họ là những người truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ để các cháu vui chơi, học hành, dạy bảo các cháu cần phải biết quý trọng lao động, giữ kỷ luật, vệ sinh, văn hóa nơi công cộng...

- Giảm áp lực học tập, tăng các hoạt động ngoại khóa dành cho trẻ em

Hiện nay, với thời đại mới, kỷ nguyên mới, trẻ em hiện đại dần có những biểu hiện bệnh như của người lớn là stress, lo âu, thậm chí trầm cảm trong quá trình học tập, đặc biệt như trong dịch bệnh các em hầu như ở nhà một mình mà không có tiếp xúc với bạn bè thầy cô, áp lực căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến thay đổi hành vi, suy nghĩ, vì vậy các bậc phụ huynh và nhà trường cần giảm áp lực cho các con, tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí cũng như là tâm sự làm một người bạn của con, thay đổi các dạy, dành thời gian cho các con vui chơi.

- Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, hiện nay hầu hết gia đình nào các bậc phụ huynh cũng sắm cho con em 1 chiếc điện thoại di động, nhưng tuyệt nhiên không phải bậc phụ huynh nào cũng theo sát con được 24/24 giờ, nhiều bạn được tiếp cận sớm với internet và thiết bị công nghệ khác ngoài điện thoại dễ dàng bị đe dọa, là nạn nhân của các trò lừa đảo, phạm pháp, thậm chí bị bắt nạt trên không gian mạng, vì vậy chính bản thân các bậc phụ huynh cũng như nhà trường, sự vào cuộc của các tổ chức bảo vệ trẻ em cũng như người dân cần trang bị những kiến thức bổ ích, dạy trẻ em cách tự bảo vệ bản thân, những kiến thức trên không gian mạng cũng như là những thông báo, tố giác những hành vi vi phạm pháp luật.

Bác đã từng nói:

"Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan"

Bác là người luôn kỳ vọng vào lớp trẻ, lớp thiếu nhi của đất nước, mọi sự yêu thương bác đều dành cho thiếu niên, nhi đồng. Qua nhiều năm trôi qua nhưng những điều Bác răn dạy vẫn luôn mãi trường tồn, khích lệ tuổi trẻ trên mọi miền của Tổ quốc gắng sức học tập và rèn luyện.

1 64 04/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: