TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà (2025) SIÊU HAY

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 145 20/12/2024


Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà

Đề bài: Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải

Dàn ý Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà

1. Mở bài

- Vài nét về Trần Tuấn Khải: Một tác giả với sự nghiệp thơ ca chiếm phần nhiều, đó là nhà thơ thường mượn thơ ca để gửi gắm tình cảm thiêng liêng và rộng lớn- tình yêu quê hương, đất nước

- Vài nét về tác phẩm “Hai chữ nước nhà”: Mượn câu chuyện về hai cha con Nguyễn Trãi, tác giả mong muốn hâm nóng tinh thần yêu nước thiết tha của mỗi con người

2. Thân bài

a. Tâm trạng của người cha khi phải từ biệt con

- Từ ngữ hình ảnh ước lệ: mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu ⇒ Gợi cuộc chia tay diễn ra ở biên giới- nơi tận cùng của Tổ quốc.

⇒ Hoàn cảnh đau đớn, éo le: cha bị bắt giải sang Trung Quốc không mong ngày trở về- nước mất nhà tan, cha con li biệt.

- Hình ảnh: “hạt máu nóng”, “hồn nước”,” tầm tã châu rơi”: Tận cùng đau đớn, tận cùng xót xa.

- Khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nước đền nợ nhà.

⇒ Lời khuyên có ý nghĩa như lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm hơn bao giờ hết khiến người đọc khắc cốt ghi xương.

b. Tình đất nước và nỗi lòng người ra đi

- Hình ảnh ước lệ tượng trưng: bốn phương máu lửa, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con: Hiện lên tình hình đất nước tang tóc, đau thương nhằm kể tội ác của giặc ngoại xâm

- Hình ảnh ước lệ tượng trưng; giọng lâm li, thống thiết: xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than thương tâm, khối uất, vật cơn sầu, càng nói càng đau.

⇒ Nỗi đau vò xé trong lòng. Nỗi đau thương nước mất nhà tan thiêng liêng, cao cả, vượt lên số phận cá nhân trỏ thành nỗi đau non nước, kinh động đất trời.

⇒ Đó còn là tâm trạng của nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV, vừa là tâm trạng của tác giả và nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX.

c. Lời trao gửi sau cùng của người cha cho con

- Hình ảnh người cha: “Thân tàn”, “tuổi già sức yếu”, “sa cơ”, “đành bó tay” ⇒ Khích lệ ý chí gánh vác giang sơn sau này của con.

- Nhấn mạnh nhiệm vụ gánh vác non sông đất nước là nhiệm vụ trọng đại, khó khăn, thiêng liêng vô cùng.

- Hoàn toàn tin tưởng và tin cậy vào con trai sẽ thay mình rửa nhục cho nhà, cho nước ⇒ Tinh thần, ý chí, lòng yêu nước

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật làm nên thành công của tác phẩm

- Liên hệ trình bày lòng yêu quê hương, đất nước của bản thân

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà (mẫu 1)

Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I của Trần Tuấn Khải, được sáng tác vào năm 1926. Bài thơ lấy đề tài lịch sử thời kì nước ta bị quân Minh xâm lược (thế kỉ XV). Cha con Nguyễn Trãi đã bị thất thế trong cuộc xâm lược này của quân giặc. Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt giải về Trung Quốc, Nguyễn Trãi định theo cha nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh khuyên Nguyễn Trãi nên quay trở về để tính chuyện trả thù cho cha, cho dân tộc.

Tác giả bài thơ đã mượn lời người cha căn dặn con để viết nên tác phẩm mang tinh thần yêu nước sâu sắc và ý nguyện độc lập dân tộc. Đoạn trích “Hai chữ nước nhà” gồm 36 câu thơ được Trấn Tuấn Khải sáng tác vào năm 1926, in trong tập Bút quan hoài I. Những đề tài lịch sử, những gương anh hùng dân tộc đã được Trần Tuấn Khải ghi lại nhằm khích lệ tinh thần yêu nước, nói lên nỗi nhục của những người mất nước, qua đó thể hiện khác vọng độc lập, tự do của tác giả.

Trong lời đề từ của bài thơ, tác giả nói rõ cảm hứng của mình là Nghĩ lời ông Phi Khanh dặn ông Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu. Từ chi tiết này, ta có thể thấy Hai chữ nước nhà là bài thơ mượn đề tài lịch sử để thể hiện tinh thần yêu nước của tác giả.

Phần đầu của bài thơ, tác giả gợi lên cảnh đau thương của đất nước khi bị quân Minh xâm lược. Những hình ảnh nhân hóa rất gợi cảm như mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu đã cho thấy sự đau thương của đất nước dưới ách đô hộ của nhà Minh. Sông núi cũng mang một nỗi đau như con người. Cả một không gian rộng lớn từ chốn ải Bắc đến cõi giời Nam và khắp bốn bể đều thấm máu và nước mắt của bao con người Việt Nam:

Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,

Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu,…

Chút thân tàn lần bước dặm khơi,

Trông con tầm tã châu rơi

Trước cảnh đất nước bị đô hộ người cha trên đường đi đày vẫn còn ngỗn ngang nỗi niềm. Các chữ trong đoạn thơ đã thể hiện niềm uất hận của người anh hùng thất thế, một bi kịch mà người cha đang gặp. Câu thơ thấm đầy nỗi niềm, giọng thơ vừa thiết tha vừa nào nùng: Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên. Trước khi ra đi, người cha chỉ kịp nhắn gửi đến con những nỗi niềm của mình giao phó trách nhiệm trọng đại lại cho con:

Giống Hồng Lạc hoàng tiên đã định,

Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay

Giời Nam riêng một cõi này,

Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì!

Câu Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì! như muốn nhắc người con khắc ghi lòng tự tôn dân tộc, nối tiếp truyền thống của những người đi trước quên mình vì độc lập của dân tộc. Những câu thơ sau trở nên đầy hận khí khi người cha nói về những tội ác tày trời của quân giặc:

Bốn phương khói lửa bừng bừng,

Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông!

Những hình ảnh như khói lửa bừng bừng, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, đất khóc giời than… tuy mang tính ước lệ nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ vì đã gợi lên bao nỗi nhục mất nước, lòng căm thù đối với quân giặc. Người cha trước khi đi nhìn cảnh đất nước mà đau đớn lòng. Càng lo cho vận mệnh của đất nước thì nỗi đau ấy càng thêm chất chứa. Câu cảm thán kết hợp với câu hỏi tu từ cất lên vô cùng thống thiết:

Con ơi! càng nói càng đau,

Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?

Lời thơ như chứa đầy lệ, có lời than, có tiếng nức nở. Ở đây không còn là lời cha dặn con đơn thuần mà là lời của cả một dân tộc. Những câu cuối cùng trong bài thơ vừa nói lên bi kịch của người cha: tuổi già sức yếu, sa cơ đành chịu bó tay, vừa đặt niềm tin vào người con trong việc trả thù nhà, gánh nợ nước: Giang sơn gánh vác sau này cậy con. Những lời tha thiết dặn con lần cuối như vì nước, nhớ tổ tông mệnh lệnh cho người con trong hoàn cảnh đau buồn của đất nước.

Con nên nhớ tổ tông khi trước

Đã từng phen vì nước gian lao,

Bắc Nam bờ cõi phân mao

Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây…

Hai chữ nước nhà là bài thơ hay và cảm động. Bài thơ thể hiện một cách cô đọng nỗi đau mất nước, đồng thời khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, nêu cao khát vọng độc lập tự do của cả dân tộc. Hai chữ nước nhà không còn là lời giữa hai cha con với nhau mà là lời của Tổ quốc, của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà (mẫu 2)

Bài thơ Hai chữ nước nhà là những cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa bộc lộ cảm xúc, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.Mở đầu bài thơ, tác giả thuật dựng lại hoàn cảnh mà hai cha con chia li, đó là ở biên giới hoang vu của tổ quốc:

Chốn Ải Bắc mây sầu ảm đạm

Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu

Bốn bề hổ thét chim kêu

Ðoái nom phong cảnh như khêu bất bình

Không thể biết đây là cảnh buồn hay chính là người đang buồn. Nguyễn Phi Khanh bị đưa sang Tàu, đây là chuyến đi mà ông hiểu rằng sẽ là một đi không trở lại, có lẽ đây là lần cuối cùng mà ông có thể đứng trên mảnh đất quê hương mình mà nói chuyện với con trai. Chính vì vậy mà:

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước

Chút thân tàn lần bước dậm khơi

Trông con tầm tã châu rơi

Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:

“Hạt máu nóng” ở đây phải chăng là giọt nước mắt đau đớn như giọt máu rỉ ra từ lòng của một người cha. Hình ảnh “thân tàn lần bước dặm khơi” cho người đọc ấn tượng về dáng đi tiêu điều, xơ xác đau thương của người cha già đang đứt từng khúc ruột vì quê hương. Người cha ấy trong cơn đau đớn, chỉ còn biết khuyên bảo con những lời sau cuối:

Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định

Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay

Trời Nam riêng một cõi này

Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!

Người cha ấy trong lòng còn ôm bao nhiêu là nỗi canh cánh không thể nào dứt ra được, trong lòng ông còn đang đớn đau muôn phần bởi:

Than vận nước gặp khi biến đổi

Ðể quân Minh thừa hội xâm lăng

Bốn phương khói lửa bừng bừng

Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông!

Nơi đô thị thành tung quách vỡ

Chốn dân gian bỏ vợ lìa con

Làm cho xiêu tán hao mòn

Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!

Thảm vong quốc kể sao cho xiết

Trông cơ đồ nhường xé tâm can

Ngậm ngùi khóc đất giời than

Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!

Tất cả những điều mà Nguyễn Phi Khanh còn đau đáu lúc ra đi chỉ có về nòi giống, cơ đồ dân tộc, ông đau đớn xiết bao trước cảnh nhân dân lầm than, bị chà đạp, chịu khổ đau, xót xa biết nhường nào khi thấy cơ đồ cố quốc sụp đổ, điêu tàn. Và có lẽ không chỉ có nỗi đau nơi con người, lòng thù hận nhuốm lên cả thiên nhiên cảnh vật:

Khói Nùng lĩnh như xây khối uất

Sóng Long giang nhường vật cơn sầu

Con ơi! càng nói càng đau...

Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?

Câu hỏi tu từ gói gọn hết tất cả những trăn trở của ông về nước nhà, ông lo lắng cho vận mệnh quốc gia, dân tộc, lo lắng cho cả thế hệ sau và cả cho lịch sử nòi giống. Nhưng hoàn cảnh của ông lúc này chỉ có thể:

Cha xót phận tuổi già sức yếu

Lỡ sa cơ đành chịu bó tay

Thân lươn bao quản vũng lầy

Giang sơn gánh vác sau này cậy con

Vì đem hết cơ ngơi mong muốn đặt lên vai con nên người cha ấy mong đợi ở con rất nhiều, ông muốn răn con những điều hay lẽ phải trong giây phút chia li này để hướng con đến lí tưởng mục đích tốt đẹp:

Con nên nhớ tổ tông khi trước

Ðã từng phen vì nước gian lao

Bắc Nam bờ cõi phân mao

Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây

Kìa Trưng nữ ra tay buồm lái

Phận liễu bồ xoay với cuồng phong

Giết giặc nước, trả thù chồng

Nghìn thu tiếng nữ anh hùng còn ghi

Kìa Hưng Đạo gặp khi quốc biến

Vì giống nòi quyết chiến bao phen

Sông Bạch Đằng phá quân Nguyên

Gươm reo chính khí nước rền dư uy

Coi lịch sử gươm kia còn tỏ

Mở dư đồ đất nọ chưa tan

Giang san này vẫn giang san

Mà nay sẻ nghé tan đàn vì ai?

Nguyễn Phi Khanh đưa ra lịch sử nước nhà nhắc con đến mối thù xâm lăng, đến những tướng lính đã ghi danh sử sách cốt để nhắc nhở trách nhiệm của con đối với giang sơn xã tắc:

Con nay cũng một người trong nước

Phải nhắc câu Gia, Quốc đôi đường

Làm trai hồ thỉ bốn phương

Sao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng

Thời thế có anh hùng là thế

Chữ vinh hoa xá kể làm chi!

Mấy trang hào kiệt xưa kia

Hy sinh thân thế cũng vì nước non

Con đương độ đầu xanh tuổi trẻ

Bước cạnh tranh há dễ nhường ai?

Phải nên thương lấy giống nòi

Đừng tham phú quí mà nguôi tấc lòng

Kiếp luồn cúi, đỉnh chung cũng nhục;

Thân tự do chiên chúc mà vinh

Con ơi nhớ đức sinh thành

Sao cho khỏi để ô danh với đời

Chớ lần lữa theo loài nô lệ

Bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai

Đem thân đầy đọa tôi đòi

Nhục nhằn bêu riếu muôn đời hay chi?

Sống như thế, sống đê, sống mạt

Sống làm chi thêm chật non sông!

Thà rằng chết quách cho xong

Cái thân cẩu trệ ai mong có mình!

Huống con cũng học hành khôn biết

Làm giống người phải xét nông sâu

Tuồng chi gục mặt cúi đầu

Cam tâm làm kiếp ngựa trâu cho đành!

Nỗi tâm sự đinh ninh dường ấy

Cha khuyên con có bấy nhiêu lời

Con ơi! con phải là người

Thì con theo lấy những lời cha khuyên

Cha nay đã muôn nghìn bi thảm

Nói bao nhiêu tâm khảm càng đau!

Chân mây mặt cỏ rầu rầu

Càng trông cố quốc mạch sầu càng thương!

Lời cha dặn khắc xương để dạ

Mấy gian lao con chớ sai nguyền

Tuốt gươm thề với vương thiên

Phải đem tâm huyết mà đền cao sâu

Gan tráng sĩ vững sau như trước

Chí nam nhi lấy nước làm nhà

Tấm thân xẻ với san hà

Tượng đồng bia đá họa là cam công

Nữa mai mốt giết xong thù nghịch

Mũi long tuyền lau sạch màu tanh

Làm cho đất rộng trời kinh

Bấy giờ quốc hiển gia vinh có ngày!

Những điều mà ông khuyên con vô cùng sâu sắc, chân quý, đó đều là những đạo lí để nên người: yêu nước, thương nòi, không tham vinh hoa, biết căm thù số kiếp nô lệ, nuôi chí lớn thống nhất non sông. Đó có lẽ là tất cả những điều ông mong ở người con trai của mình:

Nghĩa vụ đó con hay chăng tá?

Tính toán sao vẹn cả đôi đường

Cha dù đất lạ gởi xương

Trông về cố quốc khỏi thương hồn già

Con ơi! Hai chữ nước nhà!

Thời khắc chia li cuối cùng đã đến, sau tất cả, khi hình ảnh hai cha con đã mờ vào dặm xa, vẫn còn vẳng nghe “hai chữ nước nhà”. Bốn chữ đơn thuần mà gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Đọc "Hai chữ nước nhà" ta cảm động biết bao trước tình cảnh của hai cha con cùng lí tưởng, tình cảm cao đẹp của những con người lịch sử đáng khâm phục

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà (mẫu 3)

Với những áng thơ của thế kỷ XX lấy hướng sáng tác chủ đạo về lịch sử đáng tự hào dân tộc, tình yêu nước và tìm kiếm những hơi hướng mới mẻ để phát triển đất nước. Các nhà thơ đem lòng nhiệt huyết của mình gửi gắm vào mỗi tác phẩm, Hai Chữ Nước Nhà là một trong những tác phẩm hay,tác giả Trần Tuấn Khải đã hóa thân đắm chìm với nhân vật, khai thác thể thơ hay cùng dòng tâm sự chân thực để nói lên cuộc sống của thế hệ chí sĩ yêu nước, truyền tiếp tâm huyết của mình đến những thế hệ trẻ của một dân tộc anh hùng.

Cả bài thơ chính là đoạn trích dài 36 câu được, là bài thơ nổi tiếng được viết trong tập Bút quan hoài I, sáng tác năm 1924, từng suy nghĩ rành mạch của tác giả dường như gửi gắm trọn vẹn, hoàn hảo hơn nhờ thể thơ song thất lục bát rất điêu luyện và mang được nhiều cảm xúc đến độc giả.

Nội dung của bài thơ vô cùng quen thuộc nhưng lại đầy ấn tượng khi đề tài yêu nước ấy lại được thể hiện qua những lời tâm sự rất chân thực, mong mỏi của người cha- nhà chí sĩ, nhà anh hùng, vị quan tài giỏi lại sắp phải ly biệt tổ quốc vì bọn giặc Minh đương thời quá tàn ác với nước ta với người con trai đầy hiếu thảo, có ý chí, giúp con hình dung được hoàn cảnh đất nước với quy luật thịnh suy của các triều đại.

Những tội ác mà bọn giặc gây ra đau khổ lên người dân nhẫn nhục, đắng cay, vô tội và cố gắng gạt tình riêng mà mơ tưởng về một tương lai đầy trách nhiệm với tổ quốc nối tiếp sự nghiệp của người cha với tổ quốc, đánh đuổi giặc, giải phóng đất nước, giúp đất nước đi lên.

Cả bài thơ có thể chia làm 3 phần rõ rệt. Phần 1(8 câu đầu) với nội dung: Tâm trạng của người cha trong khi sắp phải rời xa đất nước. Phần 2( 20 câu tiếp theo) là thể hiện rõ được cảnh ngộ của người cha trong cảnh nước mất nhà tan. Bên cạnh đó phần thứ 3 (còn lại) đưa đến lời dặn làm người và trao con lời tâm nguyện cứu nước. Nội dung của bài thơ có thể thấy đã ngay từ đầu ấn tượng với ta rõ nét qua Nhan đề của bài thơ “Hai chữ nước nhà”.

Nước có nghĩa chỉ chung dân tộc, nhà chỉ những nơi nhỏ rất thân thiết. Trong hoàn cảnh lịch sử hay thời kì hiện đại thì hai từ này vẫn được dùng chung vói nhau để tăng thêm ý nghĩa quan trọng và gần gũi với mỗi con người, nhưng ở thời kì lịch sử của nhân vật- thời kỳ lầm than, phong kiến thống trị, lũ giặc bán nước cướp nước ngang nhiên lộng hành, thì có lẽ hai từ này đi kèm dường như không tách rời được và sâu sắc đến mức được rất nhiều nhà yêu nước đã sớm nhận ra, làm ta hình dung được câu nói “ Nước mất nhà tan”.

Tình yêu gia đình phải được nâng lên thành tình yêu nước, thù nhà được giải quyết chỉ khi nợ nước được giải quyết. Bởi vậy Nhà yêu nước Nguyễn Phi Khanh đã giúp con hiểu được tình cảm cá nhân, tình hiếu thảo với cha mẹ, nên được quện trong tình yêu nước lớn lao mới có ý nghĩa.

Chẳng thể ngừng suy nghĩ, liên tưởng khung cảnh xúc động về cuộc chia ly không hẹn gặp lại giữa người cha, người con biến nơi vùng biên giới trở nên là một nơi ảm đạm, buồn đau nó là nơi ra đi của hàng vạn chiến sĩ yêu nước,chỉ kịp nói lời vĩnh biệt tổ quốc trong lặng lẽ, với nỗi đau nhà chí sĩ phải dồn nén đáy lòng gợi mở ra được sự gửi gắm những niềm tin quý báu cho con những phút giây gặp gỡ cuối cùng ngắn ngủi thể hiện rõ trong từng chữ vần thơ ngắn nhưng lại rất giàu hình ảnh, cảm xúc lắng đọng ở phần đầu

Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,

Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu.

Bốn bề hổ thét chim kêu,

Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.

Và ở ta thấy được qua lời thơ không chỉ là lời trò chuyện chân thành của giữa 2 người đàn ông trưởng thành rất thân thiết đơn thuần mà trong đó là cả những lời dường như là lời trăng trối thiêng liêng nặng ân tình mang nhiều ý nghĩa lớn lao, cuộc chia li diễn ra trong buồn bã đầy căm tức quân giặc nhưng bất lực trong lời than như tiếng khóc ai oán khiến người con phải khắc cốt ghi tâm.

Trước hoàn cảnh Con trai duy nhất luôn mong muốn được đi theo để báo hiếu lại tình phụ tử, nhưng Người cha mẫu mực, đầy khí chất đã gạt đi tình riêng, mang theo nợ nước thù nhà thiêng liêng sâu đậm nhưng còn dang dở đặt lên vai người con như một khẩn nguyện cuối cùng.

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước

Chút thân tàn lần bước dậm khơi

Trông con tầm tã châu rơi

Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:

Phần một đã giúp mở ra những nội dung cụ thể sâu sắc của phần 2 là tình cảm của người cha với đất nước, từ hoàn cảnh thực tế nước nhà vẫn lầm than nô lệ,tội ác tày trời của giặc đã tiếp nối những dòng nhấn mạnh ở đó là xuất thân của dân tộc, khí phách quật cường thời nào cũng có và quan trọng là lời dặn dò về lòng tự hào dân tộc đã khởi tác dụng.

Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định

Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay

Trời Nam riêng một cõi này

Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!

Một lời nhắc đầy tự hào về lịch sử quê hương “giống hồng lạc” đã trở thành chủ của đất nước riêng, được “Trời định đoạt sẵn”. Ông hào hứng phân tích cho con qua các thời kì triều đại có quy luật “ Thịnh suy” là giai đoạn tất yếu lúc lên hưng thịnh r cũng đến lúc phải đối diện với sự suy tàn, thay thế nhưng trong mỗi thời, đều có những anh hùng vĩ đại làm nên những chiến công hiển hách đáng tự hào cho dân tộc, nơi ấy những người đàn bà vốn chỉ được ví “chân yếu tay mềm” giờ cũng đã trở thành những “nữ hiệp cứu nước”.

Tiếp đó những lời than thở đầy hận thù nhưng có chút bế tắc khi nói đến tội ác của quân Minh xâm lược chúng dễ nhằm vào sơ hở và luôn có mưu đồ hòng cướp nước ta, gây bao đau khổ mất mát cho người dân vô tội.

Than vận nước gặp khi biến đổi

Ðể quân Minh thừa hội xâm lăng

Bốn phương khói lửa bừng bừng

Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông! …

Tác giả có lẽ sử dụng hết được ý nghĩa của thể thơ mình chọn để gửi gắm tâm sự, thành công lớn trong việc sử dụng lối nghệ thuật riêng của thể thơ những vần trắc (yên vận) xô xát giữa câu, réo rắt, da diết, rất hợp để diễn đạt nỗi uất ức, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghĩ ngợi, nỗi u sầu.

“Càng nói thì lại càng đau”, suy xét về thời thế triều đại sau, bật tiếng khóc nghẹn ngào cho hoàn cảnh của chính mình “lực bất tòng tâm”, người cha ấy vốn rất mẫu mực suy tính và đầy chí khí anh hùng luôn biết lấy giang sơn làm trọng gạt nước mắt cố khuyên con những điều tâm huyết nhất biết lấy giang sơn làm trọng vì vậy mà Nguyễn Trãi là người có học, sống tình cảm đã dặn lòng, ghi tạc trong lòng để rồi tiếp nối thế hệ, được ghi danh trong bảng vàng những người tài, có công lao to lớn cho dân tộc.

Cha xót phận tuổi già sức yếu

Lỡ sa cơ đành chịu bó tay

Thân lươn bao quản vũng lầy

Giang sơn gánh vác sau này cậy con

Tác giả bài thơ như đắm hồn mình vào cảm xúc của nhân vật để cùng tự hào với người đời về những chiến tích lịch sử rạng ngời không thể quên được của đất nước ngàn đời.

Con nên nhớ tổ tông khi trước

Ðã từng phen vì nước gian lao

Bắc Nam bờ cõi phân mao

Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây ….

Những câu thơ đậm tình yêu nước từ thể thơ cổ điển ước lệ công thức nhưng đã biến thành những hình ảnh truyền tải thêm sắc nét, chân thực khắc họa sâu đậm vấn đề tầm vóc thời đại. Với những hình ảnh mạnh mẽ, tự cường cao của dân tộc, ngọn cờ nước Đại Cồ Việt ấy như luôn bay phấp phới trong trái tim đầy tự hào của mỗi người con khi nhắc về tổ quốc thiêng liêng.

Đây cũng là sự khuyến khích đến người con để hoàn thành trách nhiệm to lớn nhưng không hề trở thành gánh nặng áp lực vì nơi ấy có tình yêu đất nước, sẵn sàng noi gương như nhiều vị anh hùng để củng cố cho nền độc lập, sự phát triển của đất nước.

Bước sang khổ 3 đậm ý nghĩa qua những dòng thơ còn lại lời ông dặn con chính là luôn phải là chính mình- một con người có học thức, sống hiên ngang với “Chí làm trai” vẫn còn thật đúng đắn và là mẫu mực tiêu chuẩn lưu lại cho người đời sau. Và đặc biệt xoáy sâu vào sự kích thích lòng yêu nước nơi người con, phải nuôi một mối thù truyền kiếp của dân tộc,luôn trong thế chủ động tìm cơ hội để đánh đuổi giặc cướp nước, chớ dại dột để mất nước dễ dàng, mù quáng.

Hơn hết thảy vẫn là niềm tin vào thế hệ trẻ và tương lai của đất nước mãnh mẽ có thể làm nên những điều to lớn cho sự vững bền của dân tộc, làm dù có ít những vẫn suy xét hành động quyết liệt để cho thế hệ cha ông dù có nằm xuống vẫn cảm thấy không nuối tiếc.

Hai chữ nước nhà là một trong những bài thơ hay nhất của tác giả,sự mượn lời thông minh trước dòng suy nghĩ đúc kết thống thiết, đau đáu của nhà yêu nước Nguyễn Phi Khanh trong dòng xúc cảm khi đứng trước hoàn cảnh li biệt với Tổ Quốc, thực trạng mất nước hiện thời, để gieo vào đó lòng yêu nước bất diệt, tạo nên sức sống vĩnh cửu cho đất nước là trách nhiệm của các thế hệ trẻ.

Có thể nói đây là một Bài thơ tuyên truyền yêu nước, không khác gì những bài thơ về cách mạng trong phong trào thơ Mới hiện nay.

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà (mẫu 4)

Với những bài thơ của thế kỷ XX, chủ đề chính thường xoay quanh lịch sử đáng tự hào của dân tộc, lòng yêu nước, và sự tìm kiếm những hướng đi mới mẻ để phát triển đất nước. Các nhà thơ đã đưa hết lòng nhiệt huyết của mình vào mỗi tác phẩm, trong đó "Hai Chữ Nước Nhà" của Trần Tuấn Khải là một ví dụ tiêu biểu. Tác giả đã nhập tâm sâu sắc vào nhân vật, khai thác những thể thơ hay và dòng tâm sự chân thực để phản ánh cuộc sống của thế hệ chí sĩ yêu nước, truyền tải tâm huyết của mình đến thế hệ trẻ của một dân tộc anh hùng.

Bài thơ, trích dài 36 câu, nổi tiếng trong tập "Bút quan hoài I" viết năm 1924, thể hiện rõ từng suy nghĩ của tác giả qua thể thơ song thất lục bát điêu luyện, mang đến nhiều cảm xúc cho người đọc. Nội dung bài thơ tuy quen thuộc nhưng lại ấn tượng với những lời tâm sự chân thành của người cha - một chí sĩ, anh hùng, vị quan tài giỏi sắp phải ly biệt tổ quốc vì sự tàn ác của quân Minh, và người con trai hiếu thảo, có ý chí, giúp hình dung hoàn cảnh đất nước với quy luật thịnh suy của các triều đại.

Những tội ác của quân giặc gây đau khổ cho người dân nhẫn nhục, đắng cay, và giấc mơ về một tương lai đầy trách nhiệm với tổ quốc, nối tiếp sự nghiệp của người cha để đánh đuổi giặc, giải phóng đất nước, đưa đất nước đi lên. Bài thơ có thể chia làm ba phần rõ rệt. Phần một (8 câu đầu) thể hiện tâm trạng của người cha khi sắp phải rời xa đất nước. Phần hai (20 câu tiếp theo) khắc họa cảnh ngộ của người cha trong cảnh nước mất nhà tan. Phần ba (8 câu còn lại) là lời dặn dò và trao gửi tâm nguyện cứu nước cho con. Nội dung bài thơ gây ấn tượng mạnh từ nhan đề "Hai chữ nước nhà".

"Nước" tượng trưng cho dân tộc, "nhà" là nơi thân thiết. Trong hoàn cảnh lịch sử hay thời kỳ hiện đại, hai từ này luôn đi cùng nhau để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng và gần gũi với mỗi con người. Trong thời kỳ lầm than, phong kiến thống trị, giặc ngoại xâm lộng hành, hai từ này càng sâu sắc, làm ta hình dung được câu "Nước mất nhà tan".

Tình yêu gia đình phải được nâng lên thành tình yêu nước, thù nhà chỉ được giải quyết khi nợ nước được giải quyết. Vì vậy, nhà yêu nước Nguyễn Phi Khanh đã giúp con hiểu rằng tình cảm cá nhân, tình hiếu thảo với cha mẹ nên hòa quyện trong tình yêu nước lớn lao mới có ý nghĩa.

Khung cảnh cuộc chia ly đầy xúc động giữa người cha và con trai nơi biên giới ảm đạm, buồn đau, nơi ra đi của hàng vạn chiến sĩ yêu nước, chỉ kịp nói lời vĩnh biệt tổ quốc trong lặng lẽ. Nỗi đau nhà chí sĩ dồn nén, gửi gắm niềm tin quý báu cho con trong phút giây ngắn ngủi, thể hiện rõ trong từng câu thơ giàu hình ảnh và cảm xúc lắng đọng ở phần đầu:

"Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,
Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu.
Bốn bề hổ thét chim kêu,
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình."

Qua lời thơ, không chỉ là lời trò chuyện chân thành giữa hai người đàn ông trưởng thành, mà còn là lời trăng trối thiêng liêng, nặng ân tình, cuộc chia ly buồn bã, căm tức quân giặc, khiến người con khắc cốt ghi tâm.

Người con trai duy nhất luôn mong muốn được đi theo để báo hiếu cha, nhưng người cha mẫu mực, đầy khí chất đã gạt bỏ tình riêng, mang nợ nước thù nhà đặt lên vai con như một khẩn nguyện cuối cùng:

"Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dậm khơi
Trông con tầm tã châu rơi
Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:"

Phần một mở ra nội dung sâu sắc của phần hai là tình cảm của người cha với đất nước, từ hoàn cảnh thực tế nước nhà vẫn lầm than nô lệ, tội ác của giặc, nhấn mạnh xuất thân dân tộc, khí phách quật cường, và lòng tự hào dân tộc.

"Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay
Trời Nam riêng một cõi này
Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!"

Lời nhắc đầy tự hào về lịch sử quê hương, "giống Hồng Lạc" là chủ của đất nước riêng, "Trời định đoạt sẵn". Ông phân tích cho con qua các triều đại, quy luật "thịnh suy" là tất yếu, mỗi thời đại có những anh hùng vĩ đại. Tiếp đó là lời than thở đầy hận thù nhưng bế tắc về tội ác của quân Minh:

"Than vận nước gặp khi biến đổi
Để quân Minh thừa hội xâm lăng
Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông!"

Tác giả thành công trong việc sử dụng thể thơ để diễn đạt nỗi uất ức, căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than. Người cha mẫu mực, đầy chí khí anh hùng, lấy giang sơn làm trọng, cố khuyên con những điều tâm huyết nhất, vì vậy mà Nguyễn Trãi dặn lòng, ghi tạc trong lòng, tiếp nối thế hệ, được ghi danh trong bảng vàng.

"Cha xót phận tuổi già sức yếu
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay
Thân lươn bao quản vũng lầy
Giang sơn gánh vác sau này cậy con"

Tác giả bài thơ nhập hồn vào cảm xúc của nhân vật, tự hào với chiến tích lịch sử rạng ngời của đất nước ngàn đời:

"Con nên nhớ tổ tông khi trước
Đã từng phen vì nước gian lao
Bắc Nam bờ cõi phân mao
Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây."

Những câu thơ đậm tình yêu nước từ thể thơ cổ điển, nhưng truyền tải hình ảnh sắc nét, chân thực, khắc họa sâu đậm tầm vóc thời đại. Những hình ảnh mạnh mẽ, tự cường của dân tộc, ngọn cờ Đại Cồ Việt bay phấp phới trong trái tim tự hào của mỗi người con khi nhắc về tổ quốc thiêng liêng.

Khổ ba đậm ý nghĩa, lời ông dặn con phải là chính mình - một người có học thức, sống hiên ngang với "Chí làm trai", khuyến khích lòng yêu nước nơi người con, nuôi mối thù truyền kiếp, chủ động đánh đuổi giặc, không để mất nước dễ dàng.

Niềm tin vào thế hệ trẻ và tương lai đất nước mãnh mẽ có thể làm nên những điều to lớn cho dân tộc, hành động quyết liệt để cha ông dù nằm xuống vẫn cảm thấy không nuối tiếc.

"Hai chữ nước nhà" là một trong những bài thơ hay nhất của tác giả, mượn lời thông minh từ suy nghĩ của nhà yêu nước Nguyễn Phi Khanh trong xúc cảm khi đứng trước cảnh li biệt tổ quốc, mất nước, để gieo lòng yêu nước bất diệt, tạo nên sức sống vĩnh cửu cho đất nước. Đây là bài thơ tuyên truyền yêu nước, không khác gì những bài thơ cách mạng trong phong trào thơ Mới hiện nay.

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà (mẫu 5)

Trần Tuấn Khải thường sử dụng lịch sử để thể hiện lòng yêu nước và nỗi đau mất nước, thức tỉnh tinh thần cộng đồng. Ông là một nhà thơ nổi tiếng thế kỉ XX với giọng điệu bi tráng, thống thiết. Bài thơ Hai Chữ Nước Nhà là một tác phẩm tiêu biểu, sâu sắc với thể thơ song thất lục bát. 'Tâm trạng xã hội khoảng 1926 uất ức, bi tráng, điệu lục bát du dương êm hòa không đủ, mà đòi hỏi một điệu thơ song thất lục bát để toát, để thoát, xé nỗi niềm u uất đè nặng tâm hồn' (Xuân Diệu).

Sự chia ly cảm động giữa cha con Phi Khanh và Nguyễn Trãi trong bối cảnh nước mất nhà tan là những khoảnh khắc đặc biệt, cảm xúc mạnh mẽ mà Trần Tuấn Khải khéo léo sử dụng để thể hiện tâm trạng và cảm xúc hiện tại. Lời biệt ly của người cha đối với con chất chứa nhiều ân tình, nỗi đau thấm đẫm. Tiếng lòng sầu thảm, âm thanh oán trách xen kẽ nhau, tạo nên một bức tranh cảm xúc đậm đà. Sự lựa chọn thể thơ song thất lục bát là chọn lựa chín chắn của tác giả để diễn đạt những cảm xúc sâu sắc đó.

Văn Bản Trích Từ Bài Thơ Hai Chữ Nước Nhà có thể được chia thành ba phần. Phần 1 (8 câu thơ đầu): diễn đạt tâm trạng của người cha trong hoàn cảnh khó khăn, đau đớn; phần 2 (20 câu tiếp theo): mô tả cảnh đau thương tang tóc của đất nước; phần 3 (8 câu thơ cuối cùng): thể hiện sự xót xa và tâm nguyện cứu nước của người cha gửi đến con. Từng phần mang đến cho độc giả những trải nghiệm cảm xúc sâu sắc, chân thành trong bài thơ.

Trong 8 câu thơ đầu, tác giả tạo nên bối cảnh biên giới âm u, cuốn hút và tâm trạng của nhân vật chân thật. Bốn câu đầu mô tả không khí chia ly:

Bên ải Bắc, mây sầu đậm,
Cõi trời nam, gió thảm hiu quạnh.
Bốn phía hổ thét, chim kêu,
Đoái nom phong cảnh như than khóc bất bình.

Các Bài Phân Tích Bài Thơ Hai Chữ Nước Nhà Xuất Sắc Nhất

Trong cuộc rời bỏ mà không hẹn ngày trở lại, biên giới này trở thành nơi Nguyễn Phi Khanh chia tay vĩnh viễn quê hương, tổ quốc, và người con thân yêu. Tâm trạng của người chuẩn bị rời bỏ vĩnh viễn phủ lên khung cảnh đã heo hút, âm u, màu tang tóc thê lương. Tâm hồn u sầu và cảnh đau đớn tô điểm bằng gam màu xám đen của tang tóc, tạo nên không khí u buồn dường như kéo dài mãi mãi. Đoạn thơ này tạo ra bầu không khí chung cho toàn bài, phản ánh không khí thời kỳ lịch sử (thời kỳ của Phi Khanh - Nguyễn Trãi) và cũng là bức tranh của xã hội Việt Nam thập kỷ 20. Bốn câu thơ tiếp theo đầy máu lệ và đau đớn:

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước,
Chút thân tài bước ra khỏi dải biển,
Con ngắm nhìn, lòng chìm nghỉm,
Con ơi, hãy ghi nhớ lời cha dặn.

Phút này đây, cha sẽ rời đi mãi mãi. Đất nước đau khổ, cha và con bắt tay chia tay, tình cha con lưu luyến trong tình thương đất nước lớn lao bị áp bức trong tình cảm phụ tử sâu sắc. Nguyễn Phi Khanh bị đày sang nước Tàu để làm nô lệ. Để báo hiếu với cha già, Nguyễn Trãi muốn theo đi để phụng dưỡng. Tuy nhiên, Phi Khanh từ chối và khuyên con quay về để báo thù cho nhà, đền nghĩa cho nước. Người chuẩn bị rời đi vĩnh viễn thường bày tỏ những lời can đảm, những lời mà người sống phải nhớ mãi. Đó là những lời gan lì ruột, những lời mà người sống phải khắc sâu vào tâm hồn.

Tình cảm của người cha đối với đất nước rất xúc động. Ở những câu thơ tiếp theo trong phần 2, tác giả trải nghiệm cuộc sống của người li biệt để mô tả cảnh đau thương của đất nước bị bóc lột. Tác giả sử dụng cả tự sự và miêu tả kết hợp với những lời cảm thán để làm nổi bật nỗi đau mất nước nhà tan tác, tất cả chìm đắm trong thảm họa 'xương rừng máu sông'; uất hận và đau thương dường như lấn át bầu trời:

Những bi kịch của quốc gia kể sao đủ nặng,
Trông cơ đồ nát bét, lòng xót xa,
Dằn lòng đất khóc, giói than thương tâm,
Thương tâm cho giống lầm than nỗi đau này!

Nỗi đau ở đây không chỉ là nỗi đau riêng lẻ, mà là một nỗi đau to lớn, vươn cao thành nỗi đau cao quý, thiêng liêng của cả đất nước và dòng họ. Sự toàn vẹn này được thể hiện qua hàng loạt hình ảnh lớn mạnh: thảm vong quốc, cơ đồ nát bét, đất khóc, giói than, giống nòi. Xúc cảm mạnh mẽ, sâu sắc được diễn đạt thông qua những từ ngữ mạnh mẽ, bi thương: kể sao, xiết kể, xé tâm can, ngậm ngùi, đất khóc, giói than, thương tâm. Mỗi câu thơ là một lời kêu than bi thảm, chứa đựng sự căm hận, phẫn nộ. Không đủ nước mắt để thấu hiểu những đau thương nổi lên trên cả nền đất, đắng cay chìm sâu vào trái tim, người cha truyền đạt tâm huyết cho con:

Cha, với thân thể yếu đuối ở tuổi già,
Vụng sa cơ đồ, chẳng còn sức mạnh,
Thân lươn nặng gánh đầy bùn lầy,
Nhưng giang sơn đau đớn, con hãy cầy con.
Con hãy nhớ về tổ tiên xa xưa,
Người đã đương đầu với khó khăn vì nước nhà.
Phân biệt Bắc Nam, đất nước chia rẽ,
Ngọn cờ độc lập vẫn nở đỏ máu chiến sự...

Cha bày tỏ sự bất lực của mình, trao phận cho con, 'tuổi già sức yếu', gặp rắc rối và phải chấp nhận bó tay. Khơi gợi truyền thống kiên trì, không khuất phục của tổ tiên, người cha muốn thức tỉnh trong con niềm tin yêu và lòng căm hận đối với sự xâm lăng, là nguồn động viên, niềm tin mạnh mẽ để khôi phục đất nước. Ngôn từ truyền đạt tâm trạng uất hận, hối hận của người cha trước khi rời đi mãi. Ông muốn con biến nỗi đau của mình thành niềm oan trái mất nước.

Mượn lời xưa để tâm sự hiện tại, mượn câu chuyện ngày xưa để kể về chính ta đã từng là phương pháp sáng tạo lâu đời trong văn hóa truyền thống. Trần Tuấn Khải đã thành công khi chơi chơi xổ số tài chia li giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi để truyền đạt tâm sự, nỗi đau mất nước nhằm thức tỉnh tinh thần yêu nước khi đất nước bị chà đạp bởi bước chân thực dân. Với tình cảm sâu đậm, mãnh liệt, và giọng điệu thống thiết, thánh ca, tác giả của Hai chữ nước nhà đã hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ cao quý của nghệ sĩ yêu nước. Thơ ông khuyến khích tâm hồn người, động viên mọi người chiến đấu cho sự độc lập, tự do của giang sơn.

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà (mẫu 6)

Với những áng thơ của thế kỷ XX, các tác giả đã chọn hướng sáng tác chủ đạo là khai thác những khía cạnh lịch sử vẻ vang của dân tộc, khơi dậy tình yêu nước và tìm kiếm những ý tưởng mới mẻ để phát triển đất nước. Các nhà thơ đã gửi gắm lòng nhiệt huyết của mình vào mỗi tác phẩm. Trong số đó, "Hai Chữ Nước Nhà" là một tác phẩm xuất sắc của Trần Tuấn Khải, tác giả đã nhập vai sâu sắc vào nhân vật, sử dụng thể thơ tinh tế và dòng tâm sự chân thực để tái hiện cuộc sống của thế hệ chí sĩ yêu nước, đồng thời truyền tải nhiệt huyết của mình đến những thế hệ trẻ của một dân tộc anh hùng.

Toàn bộ bài thơ là một đoạn trích dài 36 câu, được viết trong tập "Bút Quan Hoài I" vào năm 1924. Mỗi suy nghĩ của tác giả dường như đã được truyền tải một cách hoàn hảo nhờ thể thơ song thất lục bát tinh tế, mang đến nhiều cảm xúc cho người đọc.

Nội dung của bài thơ, dù quen thuộc nhưng vẫn gây ấn tượng mạnh bởi đề tài yêu nước được thể hiện qua những lời tâm sự chân thực và mong mỏi của người cha - một nhà chí sĩ, nhà anh hùng và vị quan tài giỏi. Trong tình cảnh sắp phải ly biệt tổ quốc vì bọn giặc Minh tàn ác, người cha đã giúp con trai hiểu được hoàn cảnh đất nước và quy luật thịnh suy của các triều đại.

Những tội ác mà bọn giặc gây ra đã mang đến đau khổ cho người dân vô tội. Người cha, dẫu phải gạt bỏ tình riêng, vẫn nuôi dưỡng ước mơ về một tương lai đầy trách nhiệm với tổ quốc, nối tiếp sự nghiệp đánh đuổi giặc và giải phóng đất nước.

Bài thơ có thể chia thành ba phần rõ rệt. Phần một (8 câu đầu) thể hiện tâm trạng của người cha trước khi rời xa đất nước. Phần hai (20 câu tiếp theo) miêu tả cảnh ngộ nước mất nhà tan. Phần ba (còn lại) là lời dặn dò và trao gửi tâm nguyện cứu nước cho người con. Ngay từ nhan đề "Hai Chữ Nước Nhà," bài thơ đã gây ấn tượng mạnh mẽ.

"Nước" chỉ chung dân tộc, "nhà" chỉ nơi thân thiết. Trong hoàn cảnh lịch sử hay thời hiện đại, hai từ này vẫn đi kèm nhau, thể hiện sự gắn bó sâu sắc và quan trọng đối với mỗi con người. Nhưng trong thời kỳ phong kiến lầm than, giặc bán nước cướp nước, hai từ này càng trở nên không thể tách rời và sâu sắc, minh chứng qua câu nói "Nước mất nhà tan."

Tình yêu gia đình phải nâng lên thành tình yêu nước, và thù nhà chỉ được giải quyết khi nợ nước được trả. Nhà yêu nước Nguyễn Phi Khanh đã giúp con hiểu rằng tình cảm cá nhân, lòng hiếu thảo với cha mẹ phải được hòa quyện trong tình yêu nước lớn lao.

Không thể ngừng suy nghĩ và liên tưởng đến cảnh chia ly xúc động, nơi vùng biên giới trở nên ảm đạm và buồn đau, nơi mà hàng vạn chiến sĩ yêu nước đã ra đi, chỉ kịp nói lời vĩnh biệt tổ quốc trong lặng lẽ. Nỗi đau của nhà chí sĩ phải dồn nén, gợi mở ra niềm tin quý báu cho con trong những phút giây gặp gỡ cuối cùng, được thể hiện rõ trong từng câu thơ đầy hình ảnh và cảm xúc lắng đọng ở phần đầu.

"Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,

Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu.

Bốn bề hổ thét chim kêu,

Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình."

Qua những lời thơ, ta thấy không chỉ là cuộc trò chuyện chân thành giữa hai người đàn ông mà còn là lời trăng trối thiêng liêng, nặng ân tình và ý nghĩa lớn lao. Cuộc chia ly diễn ra trong nỗi buồn và căm tức quân giặc nhưng đầy bất lực, khiến người con phải khắc cốt ghi tâm.

Người con trai duy nhất muốn đi theo để báo hiếu, nhưng người cha mẫu mực đã gạt bỏ tình riêng, mang theo nợ nước thù nhà thiêng liêng và đặt lên vai người con như một khẩn nguyện cuối cùng.

"Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước

Chút thân tàn lần bước dậm khơi

Trông con tầm tã châu rơi

Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:"

Phần một mở ra những nội dung sâu sắc của phần hai, thể hiện tình cảm của người cha với đất nước. Từ hoàn cảnh nước nhà lầm than nô lệ, tội ác của giặc Minh được nhấn mạnh, xuất thân của dân tộc và khí phách quật cường luôn tồn tại. Quan trọng nhất là lời dặn dò về lòng tự hào dân tộc.

"Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay Trời Nam riêng một cõi này Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!"

Lời nhắc đầy tự hào về lịch sử quê hương "giống Hồng Lạc" đã trở thành chủ nhân của đất nước, được "Trời định đoạt sẵn." Ông phân tích cho con về quy luật "thịnh suy" của các triều đại, rằng trong mỗi thời kỳ đều có những anh hùng làm nên chiến công hiển hách đáng tự hào, kể cả những người phụ nữ "chân yếu tay mềm" cũng trở thành "nữ hiệp cứu nước."

Tiếp đó, những lời than thở đầy hận thù và bế tắc khi nói đến tội ác của quân Minh, chúng luôn có mưu đồ cướp nước, gây đau khổ cho người dân vô tội.

"Than vận nước gặp khi biến đổi

Ðể quân Minh thừa hội xâm lăng

Bốn phương khói lửa bừng bừng

Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông! …"

Tác giả đã tận dụng ý nghĩa của thể thơ để gửi gắm tâm sự, sử dụng lối nghệ thuật riêng để diễn đạt nỗi uất ức, căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than và nỗi u sầu.

“Càng nói thì lại càng đau,” người cha mẫu mực và đầy chí khí anh hùng bật tiếng khóc nghẹn ngào cho hoàn cảnh "lực bất tòng tâm" của chính mình, cố khuyên con những điều tâm huyết nhất vì giang sơn. Nguyễn Trãi, người có học và sống tình cảm, đã ghi tạc trong lòng và tiếp nối thế hệ, được ghi danh trong bảng vàng những người có công lao to lớn cho dân tộc.

"Cha xót phận tuổi già sức yếu

Lỡ sa cơ đành chịu bó tay

Thân lươn bao quản vũng lầy

Giang sơn gánh vác sau này cậy con"

Tác giả như đắm mình vào cảm xúc của nhân vật, tự hào về những chiến tích lịch sử rạng ngời của đất nước.

"Con nên nhớ tổ tông khi trước

Ðã từng phen vì nước gian lao

Bắc Nam bờ cõi phân mao

Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây …."

Những câu thơ đậm tình yêu nước từ thể thơ cổ điển đã khắc họa sâu đậm vấn đề tầm vóc thời đại. Với những hình ảnh mạnh mẽ, ngọn cờ Đại Cồ Việt luôn bay phấp phới trong trái tim đầy tự hào của mỗi người con khi nhắc về tổ quốc thiêng liêng.

Lời dặn dò cuối cùng của người cha là luôn phải là chính mình, sống hiên ngang với “Chí làm trai,” kích thích lòng yêu nước, nuôi dưỡng mối thù truyền kiếp của dân tộc và luôn tìm cơ hội đánh đuổi giặc.

Hơn hết, người cha tin tưởng vào thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, rằng họ sẽ làm nên những điều to lớn để duy trì sự vững bền của dân tộc.

"Hai Chữ Nước Nhà" là một trong những bài thơ hay nhất của Trần Tuấn Khải. Bài thơ không chỉ là lời trăng trối của nhà yêu nước Nguyễn Phi Khanh mà còn là sự gửi gắm lòng yêu nước bất diệt, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tạo nên sức sống vĩnh cửu cho đất nước. Bài thơ này mang tính chất tuyên truyền yêu nước, không khác gì những bài thơ cách mạng trong phong trào thơ Mới.

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà (mẫu 7)

Với những áng thơ của thế kỷ XX lấy hướng sáng tác chủ đạo về lịch sử đáng tự hào dân tộc, tình yêu nước và tìm kiếm những hơi hướng mới mẻ để phát triển đất nước. Các nhà thơ đem lòng nhiệt huyết của mình gửi gắm vào mỗi tác phẩm, Hai Chữ Nước Nhà là một trong những tác phẩm hay,tác giả Trần Tuấn Khải đã hóa thân đắm chìm với nhân vật, khai thác thể thơ hay cùng dòng tâm sự chân thực để nói lên cuộc sống của thế hệ chí sĩ yêu nước, truyền tiếp tâm huyết của mình đến những thế hệ trẻ của một dân tộc anh hùng.

Cả bài thơ chính là đoạn trích dài 36 câu được, là bài thơ nổi tiếng được viết trong tập Bút quan hoài I, sáng tác năm 1924, từng suy nghĩ rành mạch của tác giả dường như gửi gắm trọn vẹn, hoàn hảo hơn nhờ thể thơ song thất lục bát rất điêu luyện và mang được nhiều cảm xúc đến độc giả.

Nội dung của bài thơ vô cùng quen thuộc nhưng lại đầy ấn tượng khi đề tài yêu nước ấy lại được thể hiện qua những lời tâm sự rất chân thực, mong mỏi của người cha- nhà chí sĩ, nhà anh hùng, vị quan tài giỏi lại sắp phải ly biệt tổ quốc vì bọn giặc Minh đương thời quá tàn ác với nước ta với người con trai đầy hiếu thảo, có ý chí, giúp con hình dung được hoàn cảnh đất nước với quy luật thịnh suy của các triều đại.

Những tội ác mà bọn giặc gây ra đau khổ lên người dân nhẫn nhục, đắng cay, vô tội và cố gắng gạt tình riêng mà mơ tưởng về một tương lai đầy trách nhiệm với tổ quốc nối tiếp sự nghiệp của người cha với tổ quốc, đánh đuổi giặc, giải phóng đất nước, giúp đất nước đi lên.

Cả bài thơ có thể chia làm 3 phần rõ rệt. Phần 1(8 câu đầu) với nội dung: Tâm trạng của người cha trong khi sắp phải rời xa đất nước. Phần 2( 20 câu tiếp theo) là thể hiện rõ được cảnh ngộ của người cha trong cảnh nước mất nhà tan. Bên cạnh đó phần thứ 3 (còn lại) đưa đến lời dặn làm người và trao con lời tâm nguyện cứu nước. Nội dung của bài thơ có thể thấy đã ngay từ đầu ấn tượng với ta rõ nét qua Nhan đề của bài thơ “Hai chữ nước nhà”.

Nước có nghĩa chỉ chung dân tộc, nhà chỉ những nơi nhỏ rất thân thiết. Trong hoàn cảnh lịch sử hay thời kì hiện đại thì hai từ này vẫn được dùng chung vói nhau để tăng thêm ý nghĩa quan trọng và gần gũi với mỗi con người, nhưng ở thời kì lịch sử của nhân vật- thời kỳ lầm than, phong kiến thống trị, lũ giặc bán nước cướp nước ngang nhiên lộng hành, thì có lẽ hai từ này đi kèm dường như không tách rời được và sâu sắc đến mức được rất nhiều nhà yêu nước đã sớm nhận ra, làm ta hình dung được câu nói “ Nước mất nhà tan”.

Tình yêu gia đình phải được nâng lên thành tình yêu nước, thù nhà được giải quyết chỉ khi nợ nước được giải quyết. Bởi vậy Nhà yêu nước Nguyễn Phi Khanh đã giúp con hiểu được tình cảm cá nhân, tình hiếu thảo với cha mẹ, nên được quện trong tình yêu nước lớn lao mới có ý nghĩa.

Chẳng thể ngừng suy nghĩ, liên tưởng khung cảnh xúc động về cuộc chia ly không hẹn gặp lại giữa người cha, người con biến nơi vùng biên giới trở nên là một nơi ảm đạm, buồn đau nó là nơi ra đi của hàng vạn chiến sĩ yêu nước,chỉ kịp nói lời vĩnh biệt tổ quốc trong lặng lẽ, với nỗi đau nhà chí sĩ phải dồn nén đáy lòng gợi mở ra được sự gửi gắm những niềm tin quý báu cho con những phút giây gặp gỡ cuối cùng ngắn ngủi thể hiện rõ trong từng chữ vần thơ ngắn nhưng lại rất giàu hình ảnh, cảm xúc lắng đọng ở phần đầu

Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,

Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu.

Bốn bề hổ thét chim kêu,

Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.

Và ở ta thấy được qua lời thơ không chỉ là lời trò chuyện chân thành của giữa 2 người đàn ông trưởng thành rất thân thiết đơn thuần mà trong đó là cả những lời dường như là lời trăng trối thiêng liêng nặng ân tình mang nhiều ý nghĩa lớn lao, cuộc chia li diễn ra trong buồn bã đầy căm tức quân giặc nhưng bất lực trong lời than như tiếng khóc ai oán khiến người con phải khắc cốt ghi tâm.

Trước hoàn cảnh Con trai duy nhất luôn mong muốn được đi theo để báo hiếu lại tình phụ tử, nhưng Người cha mẫu mực, đầy khí chất đã gạt đi tình riêng, mang theo nợ nước thù nhà thiêng liêng sâu đậm nhưng còn dang dở đặt lên vai người con như một khẩn nguyện cuối cùng.

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước

Chút thân tàn lần bước dậm khơi

Trông con tầm tã châu rơi

Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:

Phần một đã giúp mở ra những nội dung cụ thể sâu sắc của phần 2 là tình cảm của người cha với đất nước, từ hoàn cảnh thực tế nước nhà vẫn lầm than nô lệ,tội ác tày trời của giặc đã tiếp nối những dòng nhấn mạnh ở đó là xuất thân của dân tộc, khí phách quật cường thời nào cũng có và quan trọng là lời dặn dò về lòng tự hào dân tộc đã khởi tác dụng.

Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định

Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay

Trời Nam riêng một cõi này

Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!

Một lời nhắc đầy tự hào về lịch sử quê hương “giống hồng lạc” đã trở thành chủ của đất nước riêng, được “Trời định đoạt sẵn”. Ông hào hứng phân tích cho con qua các thời kì triều đại có quy luật “ Thịnh suy” là giai đoạn tất yếu lúc lên hưng thịnh r cũng đến lúc phải đối diện với sự suy tàn, thay thế nhưng trong mỗi thời, đều có những anh hùng vĩ đại làm nên những chiến công hiển hách đáng tự hào cho dân tộc, nơi ấy những người đàn bà vốn chỉ được ví “chân yếu tay mềm” giờ cũng đã trở thành những “nữ hiệp cứu nước”.

Tiếp đó những lời than thở đầy hận thù nhưng có chút bế tắc khi nói đến tội ác của quân Minh xâm lược chúng dễ nhằm vào sơ hở và luôn có mưu đồ hòng cướp nước ta, gây bao đau khổ mất mát cho người dân vô tội.

Than vận nước gặp khi biến đổi

Ðể quân Minh thừa hội xâm lăng

Bốn phương khói lửa bừng bừng

Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông! …

Tác giả có lẽ sử dụng hết được ý nghĩa của thể thơ mình chọn để gửi gắm tâm sự, thành công lớn trong việc sử dụng lối nghệ thuật riêng của thể thơ những vần trắc (yên vận) xô xát giữa câu, réo rắt, da diết, rất hợp để diễn đạt nỗi uất ức, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghĩ ngợi, nỗi u sầu.

“Càng nói thì lại càng đau”, suy xét về thời thế triều đại sau, bật tiếng khóc nghẹn ngào cho hoàn cảnh của chính mình “lực bất tòng tâm”, người cha ấy vốn rất mẫu mực suy tính và đầy chí khí anh hùng luôn biết lấy giang sơn làm trọng gạt nước mắt cố khuyên con những điều tâm huyết nhất biết lấy giang sơn làm trọng vì vậy mà Nguyễn Trãi là người có học, sống tình cảm đã dặn lòng, ghi tạc trong lòng để rồi tiếp nối thế hệ, được ghi danh trong bảng vàng những người tài, có công lao to lớn cho dân tộc.

Cha xót phận tuổi già sức yếu

Lỡ sa cơ đành chịu bó tay

Thân lươn bao quản vũng lầy

Giang sơn gánh vác sau này cậy con

Tác giả bài thơ như đắm hồn mình vào cảm xúc của nhân vật để cùng tự hào với người đời về những chiến tích lịch sử rạng ngời không thể quên được của đất nước ngàn đời.

Con nên nhớ tổ tông khi trước

Ðã từng phen vì nước gian lao

Bắc Nam bờ cõi phân mao

Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây ….

Những câu thơ đậm tình yêu nước từ thể thơ cổ điển ước lệ công thức nhưng đã biến thành những hình ảnh truyền tải thêm sắc nét, chân thực khắc họa sâu đậm vấn đề tầm vóc thời đại. Với những hình ảnh mạnh mẽ, tự cường cao của dân tộc, ngọn cờ nước Đại Cồ Việt ấy như luôn bay phấp phới trong trái tim đầy tự hào của mỗi người con khi nhắc về tổ quốc thiêng liêng.

Đây cũng là sự khuyến khích đến người con để hoàn thành trách nhiệm to lớn nhưng không hề trở thành gánh nặng áp lực vì nơi ấy có tình yêu đất nước, sẵn sàng noi gương như nhiều vị anh hùng để củng cố cho nền độc lập, sự phát triển của đất nước.

Bước sang khổ 3 đậm ý nghĩa qua những dòng thơ còn lại lời ông dặn con chính là luôn phải là chính mình- một con người có học thức, sống hiên ngang với “Chí làm trai” vẫn còn thật đúng đắn và là mẫu mực tiêu chuẩn lưu lại cho người đời sau. Và đặc biệt xoáy sâu vào sự kích thích lòng yêu nước nơi người con, phải nuôi một mối thù truyền kiếp của dân tộc,luôn trong thế chủ động tìm cơ hội để đánh đuổi giặc cướp nước, chớ dại dột để mất nước dễ dàng, mù quáng.

Hơn hết thảy vẫn là niềm tin vào thế hệ trẻ và tương lai của đất nước mãnh mẽ có thể làm nên những điều to lớn cho sự vững bền của dân tộc, làm dù có ít những vẫn suy xét hành động quyết liệt để cho thế hệ cha ông dù có nằm xuống vẫn cảm thấy không nuối tiếc.

Hai chữ nước nhà là một trong những bài thơ hay nhất của tác giả,sự mượn lời thông minh trước dòng suy nghĩ đúc kết thống thiết, đau đáu của nhà yêu nước Nguyễn Phi Khanh trong dòng xúc cảm khi đứng trước hoàn cảnh li biệt với Tổ Quốc, thực trạng mất nước hiện thời, để gieo vào đó lòng yêu nước bất diệt, tạo nên sức sống vĩnh cửu cho đất nước là trách nhiệm của các thế hệ trẻ.

Có thể nói đây là một Bài thơ tuyên truyền yêu nước, không khác gì những bài thơ về cách mạng trong phong trào thơ Mới hiện nay.

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà (mẫu 8)

Trên văn đàn hợp pháp ba mươi năm đầu thế kỉ XX, Á Nam Trần Tuấn Khải là một tên tuổi để lại nhiều dấu ấn sâu đậm. Thơ Trần Tuấn Khải đã rung vào dấy đàn yếu nước thương nòi của mọi lòng người (Xuân Diệu).
Là một hồn thơ yêu nước lưu hành công khai, hợp pháp, nên nội dung yêu nước trong thơ ông thường được biểu hiện một cách riêng biệt để có thể lọt qua vòng kiểm duyệt khắt khe của chính quyền thực dân lúc bấy giờ. Mượn đề tài lịch sử để kí thác tâm sự yêu nước là một cách thức biểu hiện hữu hiệu và là một thành công lớn của Trần Tuấn Khải. Trong đó có thể xem: Hai chữ nước nhà là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ ấy.

Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu cho tập Bút quan hoài I (xuất bản năm 1924). Bài thơ lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta. Nhà thơ đã mượn lời của người cha là Nguyễn Phi Khanh dặn dò con là Nguyễn Trãi để gửi gắm nỗi lòng của mình. Bài thơ mở đầu bằng một cuộc chia li đầy máu và nước mắt:

Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,
Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu,
Bốn bề hổ thét chim kêu,
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.
Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước.
Chút thân tàn lần bước dặm khơi,
Trông con tầm tã châu rơi,
Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên.

Nhà thơ đã chọn một bối cảnh không gian thật đặc biệt để làm nền cho cuộc chia li của hai cha con. Đó là chốn Ải Bắc heo hút, ảm đạm. Ải Bắc là một địa danh có sức gợi cảm lớn, và đối với cuộc ra đi không ngày trở lại của ông Nguyễn Phi Khanh thì đây là điểm cuối cùng để rồi chia biệt vĩnh viễn đối với Tổ quốc, với quê hương:

Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,
Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu,
Bốn bề hổ thét chim kêu,
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình

Và cảnh vật tang tóc, thê lương càng tô đậm thêm nỗi buồn đau trong lòng người hóa thành máu và lệ chia li:

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước,
Chút thân tàn lần bước dặm khơi.
Trông con tầm tã châu rơi,
Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên.

Nước đã mất, nhà đã tan, hai cha con trở thành một kẻ vong quốc. Hơn nữa, tình cảnh của ông Nguyễn Phi Khanh là tình cảnh của một tù binh đang phải chịu cảnh lưu đày biệt xứ. Hình ảnh người cha già với chút thân tàn đang lê bước tới chốn lưu đày khiến người con rất đỗi đau lòng. Nguyễn Trãi những muốn đi theo để phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu.

Nhưng thù nhà, nợ nước chất chồng, làm sao ông Nguyễn Phi Khanh có thể để con báo hiếu. Đối với người cha, nỗi đau mất nước đè nặng tâm hồn ông như: hạt máu nóng thấm quanh hồn nước, khiến ông không thể nghĩ đến tình riêng. Người cha ngậm ngùi gạt nước mắt chia li, dằn lòng khuyên con quay trở lại tìm cách diệt thù báo quốc. Cảnh nước mất nhà tan, cha con li biệt thật đau đớn, xót xa. Bao trùm lên nỗi đau thương ấy là tình nhà nghĩa nước thiết tha, sâu đậm khiến người đọc không thể không bồi hồi, xúc động.

Trong hoàn cảnh cha con chia lìa, lời khuyên của người cha trở thành lời trăn trối thiêng liêng và xúc động. Trong lời trăn trối đầy máu và nước mắt của người cha, hiện tình đất nước hiện ra đầy đau thương tang tóc:

Bốn phương khói lửa bừng bừng,
Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông!
Nơi đô thị thành tung quách vỡ,
Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con,
Làm cho xiêu tán hao mòn

Thảm cảnh ấy gắn liền với tội ác của giặc thù, của bọn lòng lang, dạ sói: Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu. Thảm cảnh của đất nước và tội ác của quân giặc khiến người cha tột cùng đau đớn và căm uất:

Thảm vong quốc kể sao xiết kể,
Trông cơ đồ nhường xé tâm can,
Ngậm ngùi đất khốc giời than,
Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!
Khói Nùng Lĩnh như xây khôi uất,
Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu,
Con ơi! Càng nói càng đau,
Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?

Vượt lên trên số phận của cá nhân là số phận của một dân tộc, một quốc gia. Vì thế nỗi đau của ông Nguyễn Phi Khanh đã trở thành nỗi đau lớn lao, cao cả: nỗi đau non nước; một nỗi đau thấu cả đất trời: Ngậm ngùi đất khóc giời than. Gắn bài thơ với hoàn cảnh ra đời của nó là bối cảnh đầu thế kỉ XX, thì những người dân Việt Nam lúc này cũng chỉ là những kẻ vong quốc đang chịu cảnh lầm than cơ cực. Nỗi đau mất nước của người xưa cũng là nỗi đau thương của cả dân tộc ta đầu thế kỉ XX. Lời thơ Trần Tuấn Khải đã tác động đến sâu thẳm trái tim yêu nước thương nòi của người dân đất Việt.

Trở lại với đoạn thơ và tâm sự của ông Nguyễn Phi Khanh, ta nhận thấy hình như trong tiếng nấc xót xa cho tình cảnh đau thương của đất nước, có cả sự ngậm ngùi chua xót của một người cảm thấy mình có lỗi với nước, với dân:

Cha xót phận tuổi già sức yếu
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay

Nên ông càng thêm tha thiết mong mỏi con trai có thể thay mình mà phục thù, báo quốc, rửa được mối hận cho cha già:

Giang sơn gánh vác sau này cậy con.
Có lẽ, đây cũng là lời tâm huyết cuối cùng của người cha!

Càng đọc kĩ đoạn thơ, ta càng xúc động sâu sắc trước tâm sự yêu nước mãnh liệt của người cha, cũng là tâm sự yêu nước mãnh liệt của nhà thơ. Và ta càng hiểu vì sao thơ Trần Tuấn Khải lại nhận được sự đón chào nồng nhiệt của công chúng độc giả, nhất là tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ.

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà (mẫu 9)

Tác giả: Á Nam Trần Tuấn Khải (1895 - 1983), bút hiệu Á Nam, quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Á Nam Trần Tuấn Khải thường mượn câu chuyện lịch sử để trình bày tấm lòng yêu nước, nỗi đau mất nước, nhằm đánh thức tinh thần của đồng bào. Bài thơ nổi bật và để lại nhiều ấn tượng nhất của tác giả có lẽ là 'Hai chữ nước nhà'. Vì lẽ đó, tác phẩm đã truyền đạt được tâm huyết và tình yêu nước của nhân dân Việt Nam thời điểm đó.

Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu cho tập Bút quan hoài I (xuất bản năm 1924). Bài thơ lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta. Nhà thơ đã sử dụng lời dặn dò của người cha là Nguyễn Phi Khanh để gửi gắm tâm tư của mình. Đoạn trích có 36 câu thơ trong thể thơ song thất lục bát. Phần đầu: 8 câu thể hiện cảnh chia li ở biên giới, giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh - Nguyễn Trãi, khung cảnh đen tối, đau đớn. Phần thứ hai: 20 câu tiếp theo kể về giống Lạc Hồng, lịch sử lâu dài của dân tộc và những tổn thất đau thương đất nước đang phải chịu đựng. Phần cuối cùng: 8 câu tập trung vào lời dặn dò của người cha, thể hiện niềm tin sâu sắc vào đất nước.

Bắt đầu bài thơ, mở ra bức tranh đau lòng của nơi chia li không thể trở về của người cha, tạo nên không khí u buồn bao trùm bài thơ:

Chốn Ải Bắc mây sầu ảm đạm
Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu
Bốn bề hổ thét chim kêu
Ðoái nom phong cảnh như khêu bất bình
Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dậm khơi
Trông con tầm tã châu rơi
Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:

Bài viết Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải

Khởi đầu, tác giả vẽ nên khung cảnh đau thương của đất nước dưới cương vị thống trị của kẻ thù ngoại xâm. Hình ảnh được mô phỏng rất tinh tế: 'mây sầu ảm đạm', 'gió thảm đìu hiu', 'hổ thét chim kêu'... Cảnh sắc núi sông như đeo đuổi nỗi đau của con người. Toàn bộ không gian từ 'chôn ải Bắc' đến 'chốn ải Nam'' và 'khắp bốn bể' đều chia sẻ nỗi đau chung với những con người ở đây. Mỗi câu thơ như một giọt nước mắt, giọng thơ cảm động và chân thành: 'Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước/ Chút thân tàn lần bước dậm khơi / Trông con tầm tã châu rơi' . Hình ảnh của người cha già với chút thân tàn dần bước chân vào chốn lưu đày khiến trái tim người con đau xót. Hoàn cảnh của cha con Nguyễn Trãi rất bi đát, con muốn đồng hành nhưng cha dằn lòng khuyên con quay về, đề xuất con trả thù nhà, đền nợ nước.

Phần thứ hai mang lời dặn từ tâm huyết của Nguyễn Phi Khanh gửi đến Nguyễn Trãi. Ghi nhớ 'hai chữ nước nhà' là nhớ về dòng họ Hồng Lạc, nhớ về lịch sử lâu dài 'mấy ngàn năm' của dân tộc, là kỷ niệm về giang sơn 'giữa Nam bộ một cõi này', là nhớ đến bao 'anh hùng hiền nữ'... mục đích là để đẩy cao lòng tự hào dân tộc. Tác giả có tài hóa thân, mượn lời để diễn đạt tình cảm một cách tài tình. Tuy nhiên, sau đó là những câu thơ bộc lộ bức tranh thê thảm của non sông đất nước, giọng thơ ngày càng trở nên căm phẫn hơn:

Than vận nước gặp biến động
Ðể quân Minh nắm quyền xâm chiếm
Bốn phương khói lửa bốc lên
Tiết lộ bi kịch xương rừng máu sông!
Thành thị tan vỡ đau lòng
Dân thường phải chia lia con
Xiêu tán hao mòn từng nẻo
Không có điểm đâu đáng thương đến!
Thảm vọng quốc kể không xiết
Trông cơ đồ nhường xé tâm can
Ngậm ngùi khóc đất giời than
Khói Nùng lĩnh như làm đau lòng
Sóng Long giang nhường như sầu thảm
Con ơi! càng nói càng đau...
Làm thế nào để xóa mờ dấu vết?

Tác giả sử dụng sự kết hợp của tự sự và miêu tả, xen lẫn những lời cảm thán để làm nổi bật nỗi đau mất nước nhà tan, toàn bộ chìm ngập trong thảm họa 'xương rừng máu sông', lòng dân căm phẫn. Các từ ngữ hình ảnh như 'khói lửa bốc lên', 'xương rừng máu sông', 'thành tan vỡ', 'đất khóc giời than', 'xây khối nát', 'vật cơn sầu'... mặc dù mang đầy tính chất ước lệ, nhưng vẫn truyền đạt một cách mạnh mẽ vì đã đánh thức nỗi nhục mất nước, lòng căm hận đối với kẻ thù xâm lược. Ngoài ra, tác giả sử dụng động từ và tính từ có sức gợi cảm cao như: 'kể không xiết', 'xé tâm can', 'thương tâm', 'lầm than' và những hình ảnh gây xúc động 'Ngậm ngùi khóc đất giời than' đã phản ánh mức độ thảm họa của tình cảnh mất nước lúc đó.

Tám câu cuối cùng là lời kêu gọi, dặn dò của người cha trước lúc chia tay:

Cha tuổi già, sức yếu, lòng xót thương con,
Lỡ mắc sai lầm, chấp nhận bó tay,
Thân lươn nằm trong vùng lầy lội,
Gánh nặng đất nước dựa cậy vào con.
Con hãy nhớ tổ tiên chúng ta trước đây,
Đã gian khổ vì nước, vượt qua gian lao.
Từ Bắc đến Nam, biên cương đổi thay,
Ngọn cờ độc lập vẫn còn đỏ máu đào...

Thay vì lời cha, Á Nam Trần Tuấn Khải lưu lại lời lòng, tâm huyết cho Nguyễn Trãi. Người cha muốn thắp lên trong con ngọn lửa căm thù đối với kẻ xâm lược, ngọn lửa ý chí quyết tâm khôi phục cơ đồ quốc gia. Bàn giao trọng trách sơn hà, xã tắc, uỷ thác cho thế hệ tương lai với tất cả niềm tin và hy vọng.

Mượn cốt truyện xưa để nói về hiện tại, mượn câu chuyện của người khác để diễn đạt tâm trạng của mình là một phương pháp văn học có từ lâu. Trong tác phẩm, Á Nam Trần Tuấn Khải đã thành công khi truyền đạt cảm xúc sâu sắc trước tình cảm yêu nước mãnh liệt của người cha, đồng thời cũng là tâm huyết yêu nước mạnh mẽ của nhà thơ, làm cho tác phẩm trở nên sống động trong tâm trí người đọc.

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà (mẫu 10)

Trần Tuấn Khải, bút danh Á Nam, sinh năm 1895 tại làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Là nhà Nho tiến bộ, ông tinh tế sử dụng đề tài lịch sử và nghệ thuật để diễn đạt lòng căm giận về mất nước, thách thức bọn xâm lược, và kêu gọi tự do. Thơ của ông nổi tiếng qua những bài hát dân ca như Gánh nước đêm, Anh đi anh nhớ, và đặc biệt là Hai chữ nước nhà, sáng tác dưới dạng thơ lục bát và song thất lục bát.

Bài thơ Hai chữ nước nhà mở đầu tập Bút quan hoài I, viết vào năm 1924. Nguyễn Phi Khanh, viên quan tài giỏi bị giặc bắt, đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi muốn đi theo chăm sóc cha, nhưng Nguyễn Phi Khanh khuyên con quay về để mưu tính trả thù nhà, đền nợ nước.

Trích đoạn sách giáo khoa có 36 câu, nói về cuộc chia tay bi thương của cha con Nguyễn Trãi trong lịch sử chiến tranh chống xâm lược. Trong cảnh đau lòng, Nguyễn Phi Khanh khuyên con biết nuốt hận, chờ thời cơ để báo thù nhà, giải phóng đất nước. Cha già gửi niềm tin vào con trai, hy vọng con tiếp tục sứ mệnh lớn.

Trích đoạn có thể chia thành ba phần:

Phần đầu: Tâm trạng đau đớn của cha trong cảnh éo le; Phần tiếp theo: Hiện tình đất nước đau thương, tang tóc; Phần còn lại: Bất lực của cha và lời tâm huyết gửi cho con.

Tại sao Hai chữ nước nhà là tựa đề? Tựa đề kết nối với tư tưởng bài thơ như thế nào?

Nước và nhà, hai khái niệm trong hoàn cảnh cha con Nguyễn Trãi và đất nước vào thế kỉ XV và XX. Mất nước là nhà tan. Thù nhà chỉ có thể trả khi thù nước đã rửa. Nguyễn Phi Khanh khuyến con hãy lấy nước làm nhà, thể hiện sự liên kết không thể tách rời giữa nước và nhà.

Sức truyền cảm mạnh mẽ của bài thơ toát lên từ nội dung yêu nước. Tác giả chân thật tái hiện khung cảnh chia li và tâm trạng đau thương của cha con Nguyễn Trãi, như 'gảy vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người' (Xuân Diệu).

Lời khuyên của Nguyễn Phi Khanh trong bối cảnh nước mất, nhà tan là sự trăn trối của cha với con trong lúc giã biệt vĩnh viễn. Câu cảm thán tạo nên không khí lâm li, thống thiết. Thể thơ song thất lục bát phù hợp diễn tả tâm trạng nặng trĩu buồn thương của nhân vật.

Nội dung bài thơ không chỉ hoài cổ mà còn chứa đựng tâm sự phẫn uất, đau thương của tác giả trước tình cảnh nước mất, nhà tan hiện tại. Bài thơ gây rung động và truyền tụng rộng rãi, đặc biệt trong tầng lớp trí thức, thanh niên và học sinh yêu nước.

Khung cảnh cuộc chia li được mô tả như sau:
Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,
Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu.
Bốn bề hổ thét chim kêu,
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà, văn mẫu tuyển chọn

Cuộc chia tay giữa cha và con diễn ra tại biên ải phía Bắc, vùng đất ảm đạm, heo hút, nơi mây sâu, gió thảm, hổ thốt và tiếng chim kêu rợp. Nơi đây là điểm kết thúc cuộc hành trình, nơi Nguyễn Phi Khanh lựa chọn xa lìa Tổ quốc, quê hương và những người thân yêu. Tâm trạng đau đớn của kẻ lưu đày biệt xứ phản ánh đầy đủ trong cảnh vật, với màu tang tóc và thê lương, như Cơn sầu giữa lòng người nặng tình non nước.

Tình yêu nước của tác giả biến những hình ảnh và từ ngữ ước lệ trong thơ cổ điển thành sự chân thực và cảm động. Tác giả dường như chứng kiến trực tiếp cuộc chia tay đau đớn đó và đồng cảm với tâm trạng nhân vật, viết nên những dòng thơ máu hòa nước mắt:

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước,
Chút thân tàn lần bước dặm khơi,
Trông con tầm tã châu rơi,
Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên.
Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định,
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay.
Giời Nam riêng một cõi này,
Anh hùng hiệp hữ xưa nay kém gì Ị

Hoàn cảnh của cha con Nguyễn Trãi thật éo le: cha bị giặc bắt giải sang Trung Quốc, không ngóng ngày trở về; con muốn đồng hành để phụng dưỡng cha già, nhưng cha khuyên con trở lại, để mưu tính trả nợ nước, đền thù nhà. Đối với cả hai, tình nghĩa đất nước và tình nhà đều thiêng liêng sâu sắc.

Trước biến cảnh mất nước, tan nhà và cuộc chia li cha con, nỗi đau xót xa trong họ càng trở nên gấp bội.

Nguyễn Phi Khanh tâm huyết khuyên con những điều quan trọng. Ông nhắc nhở con về dòng giống cao quý của dân tộc Việt: 'Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định'. Sau đó, ông phân tích lịch sử cho con hiểu về các chu kỳ hưng thịnh và suy vong của triều đại, cùng với những gương anh hùng, hiệp nữ cứu nước không kém phần quan trọng. Người phụ nữ đôi khi làm nghĩa hiệp, thậm chí hơn cả nam nhi.

Nguyễn Phi Khanh tôn trọng bốn chữ 'Giang sơn' và giải thích cho Nguyễn Trãi - người con được ông trân trọng. Trong tình cảnh và tâm lý như vậy, lời khuyên của người cha trở nên như một lời thánh thiêng và cảm động, chạm đến linh hồn của người con.

Tác giả đặt mình vào tâm trạng của Nguyễn Phi Khanh, người lưu đày, đau đớn trước lo lắng cho tương lai đất nước. Tâm tư này miêu tả tình hình thảm thương của đất nước và lên án tội ác của quân xâm lược, nhưng trong ngôn từ của người cha đã biến nó thành một tác phẩm xúc động và trang nghiêm.

Biến động thời vận khiến nước gặp nhiều biến cố,
Quân Minh thừa kế hội bị xâm lăng,
Lửa cháy khắp nơi bốc lên bừng bừng,
Nỗi thảm họa như xương rừng máu chảy sông!
Ở thành thị, những khu dân cư tung ra những tiếng nổ quách vỡ,
Chỗ nông thôn, người dân bỏ mặc gia đình lìa xa con cái,
Điều này làm cho sự suy tàn và hủy hoại gia tộc trở nên thường xuyên,
Có gì mới mẻ khi cảnh tượng giống nhau, nỗi đau khó lòng không còn đủ để thương tâm!

Những câu thơ này đặt người đọc vào trạng thái của sự nhục nhã vì mất nước. Giống như kẻ thù Pháp hiện nay không khác gì giặc Minh ngày xưa, vẫn gây ra những đau thương tang tóc trên đất nước ta.

Liên tục giữa những dòng tâm tư chua cay là những lời cảm thán đau lòng, bi thương:

Thảm vong quê hương tả sao kịp kể,
Trông cơ đồ đất nước nhượng bộ tâm can,
Ngậm ngùi đất khóc, trời than,
Thương tâm với giống nòi trong đau đớn này!

Các từ ngữ như kể sao cho xiết, xé tâm can, thương tâm, lầm than thể hiện sự kinh hoàng của tình trạng mất nước lúc đó. Hình ảnh Ngậm ngùi đất khóc giời than như một biểu tượng cho tình cảm đau đớn, thảm thiết, chẳng khác gì lời đánh giá của Phan Bội Châu.

Tâm sự đau đớn của Nguyễn Phi Khanh trở thành nỗi đau to lớn, vượt lên trên cá nhân, biến thành nỗi đau của cả nước. Mỗi lời nhắn nhủ cho con như một tiếng thanh ca, tiếng nấc nghẹn đắng cay. Giọng thơ bi phẫn của Trần Tuấn Khải phản ánh chân thực tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật Nguyễn Phi Khanh, làm xúc động lòng độc giả, đặc biệt là những tâm hồn đồng điệu thời kỳ.

Trong những giây phút cuối cùng bên con, Nguyễn Phi Khanh đặt ra cho Nguyễn Trãi một câu hỏi lớn, nỗi niềm băn khoăn không dứt trong lòng ông:

Khói Nùng Lĩnh xốc lên như khối uất,
Sông Hồng Giang chảy tràn cơn sầu,
Con ơi! Càng nói, càng thấu đáo,
Ai có thể thay thế chăm sóc đàn em sau này?

Hình ảnh khói Núi Nùng, sóng Sông Nhị (Sông Hồng hay còn gọi là Nhị Hà) được tác giả mượn để biểu hiện sự căm ghét mạnh mẽ về quân xâm lược, cũng như sự lớn lao, vững chắc của cơ nghiệp ông cha, tổ tiên đã xây dựng suốt hàng thế kỷ. Nhưng bây giờ, sao con cháu lại rơi vào tay kẻ thù?

Nói đến tình trạng 'lực bất tòng tâm' của Nguyễn Phi Khanh, nước mắt tràn đầy trên bút tác giả:

Cha lòng xót thương tuổi già yếu đuối,
Một sai lầm, quyết tâm chấp nhận thất bại,
Thân lươn ôm trọn vùng đất lầy lội,
Gánh sơn hà, hy sinh cho con cái.
Con hãy ghi nhớ công lao tổ tiên,
Chinh chiến vì nước, đau khổ mỗi phen.
Bắc Nam, sự chia rẽ phân mao,
Ngọn cờ độc lập, máu nước không phai...

Mọi lời dạy của Nguyễn Phi Khanh đều là lời ruột, tâm huyết truyền đến con cái. Gánh nặng của sơn hà và xã tắc đã được truyền cho thế hệ sau với niềm tin và hy vọng. Lời khuyên của cha là nguồn động viên, thức tỉnh lòng quyết tâm anh hùng trong con. Cha khích lệ con phải làm cho xứng đáng với truyền thống oanh liệt của tổ tiên, những người đã hy sinh vì nước.

Cuộc chia tay giữa cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi, trong bối cảnh đất nước mất nhà tan tác, được Trần Tuấn Khải tài hoa tái hiện trong bài thơ 'Hai chữ nước nhà'. Tác giả không chỉ thể hiện cảm xúc cá nhân mà còn khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của người dân. Tình cảm sâu đậm với đất nước của tác giả đã làm nên sức sống lâu dài cho tác phẩm.

Xuân Diệu - nhà thơ tài năng nhận xét: 'Hai chữ nước nhà' là bài thơ hay nhất tổng hợp mô típ văn thơ yêu nước Á Nam. Tác phẩm này vượt qua các giọng bi tráng, mỉa mai đến chất căm hờn, lời mắng mỏ. Từ sự dỗi tức nguyền rủa bọn Việt gian đến nỗi đau thương ôm lấy bà mẹ giang san.

1 145 20/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: