TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Xuân không mùa (2025) SIÊU HAY

Phân tích bài thơ Xuân không mùa gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 22 16/01/2025


Phân tích bài thơ Xuân không mùa

TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Xuân không mùa (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích bài thơ Xuân không mùa của Xuân Diệu

Dàn ý Phân tích bài thơ Xuân không mùa

I. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

II. Thân bài:

- Nội dung của bài thơ

+ Mùa xuân đã tới, một mùa xuân bắt đầu cho năm mới tràn đầy nhựa sống, kết tinh những gì tinh tuý nhất.

+ Tình yêu luôn hiện diện xung quanh thế giới con người và mùa xuân cũng vậy.

+ Nó đi đôi, gắn bó với nhau bền chặt.

+ Thơ ông luôn hiện hữu trong tiềm thức mỗi người con đất Việt.

Nghệ thuật của bài thơ

+ Liệt kê, điệp ngữ

+ Từ ngữ, hình ảnh đặc sắc

+ Trân trọng những gì mà thi nhân dành tặng cho bài thơ.

III. Kết bài: Đóng góp của nhà thơ dành cho bài thơ Xuân không màu. Nội dung và nghệ thuật đặc sắc.

Phân tích bài thơ Xuân không mùa (mẫu 1)

Nguyễn Tuân từng có câu: “Nhà thơ Xuân Diệu mất đi, thấy có mang theo một mảng đời văn tôi”. Quả thật, tuy ông đã mất đi nhưng đều để lại cho đời vô vàn bài thơ hay, có giá trị sâu sắc. Và bài thơ Xuân không mùa là bài thơ tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của ông.

“Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,

Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu.

Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.

Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng”

Hình ảnh mùa xuân được hiện lên đầy đủ và rõ rệt . Những đặc trưng của mùa xuân đã hiện ra trước mắt. Xuân sang với khí hậu ít nắng hơn mùa hè, không phải cái nóng ngột ngạt khi hè đến, không phải cái không khí oi ả mà khí hậu dường như rất ấm áp, mát mẻ. “Vài ba sương mỏng thắm” của mùa đông trước còn để lại, như vương vấn mà không thể quên năm cũ. Mùa xuân mùa bắt đầu cho một năm mới, là thời điểm hội tụ tinh hoa đất trời, mùa bắt đầu cho sự sống sinh sôi. Quang cảnh mùa xuân vô cùng trong lành, thanh mát là thế rồi “mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu”. Đây chính là khoảng thời gian mà cỏ cây hoa lá sinh sôi, nảy nở. Chỉ với ba từ “Thế là xuân” đã cho thấy tình cảm của nhân vật trữ tình đối với mùa xuân, cho chính vạn vật thiên nhiên nơi đây. Ông đã khẳng định rằng mùa xuân đã tới, bắt đầu một mùa xuân lòng đầy bồi hồi, thương mến. Cách liệt kê những đặc trưng của mùa xuân có tác dụng miêu tả khung cảnh thiên nhiên khi xuân sang vô cùng tươi đẹp và góp phần thể hiện tình yêu đời, yêu cuộc sống của chính tác giả.

“Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng

Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ

Chim trên cành há mỏ hót ra thơ

Xuân là lúc gió về không định trước”

Biện pháp điệp ngữ “Xuân” có tác dụng nhấn mạnh được vẻ đẹp của mùa xuân, một mùa tràn đầy nhựa sống, vô cùng lãng mạn mà chính tác giả gửi gắm vào bài thơ. Đúng như Hoài Thanh đã nói: Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Cái mới ấy chính là sự kết tinh huyền diệu của tuổi trẻ và mùa xuân. Nhà thơ đã thể hiện tình yêu đời, yêu cuộc sống với tinh thần lãng mạn, yêu đời nồng nhiệt của ông. Tình yêu luôn hiện diện xung quanh thế giới con người và mùa xuân là hiện thân của tình yêu. Nó đi đôi với nhau, gắn bó bền chặt nhưng đáng tiếc thay tác giả đã không không còn trên đời để đón xuân sang được nữa. Và dẫu rằng Xuân Diệu đã mất đi nhưng thơ ông vẫn luôn hiện hữu trong lòng người là vô tận. Và đó là một giá trị không thể nào thay thế. Bài thơ có giá trị nhất là khung cảnh mùa xuân, góp phần thể hiện tình yêu cuộc sống với tinh thần lãng mạn, nồng nhiệt của chính tác giả. Nghệ thuật thì rất đặc sắc, sinh động đã bộc lộ rõ vẻ đẹp mùa xuân, mùa bắt đầu một năm mới với bao hi vọng tràn đầy. Cũng chính vì thế ta cảm nhận được tình cảm cũng như nghệ thuật mà Xuân Diệu gửi gắm. Hiện lên qua từng câu chữ là một màu tươi mới, sinh động. Với một loạt biện pháp tu từ đặc sắc, dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động đã thể hiện một tình yêu tuổi trẻ, mùa xuân của thiên nhiên đã kết tinh thành lẽ sống với khát vọng mạnh mẽ của một thi nhân luôn trân quý sự sống.

Những khát vọng về mùa xuân mà ông không thành. Ông không thể hưởng những phút giây tuyệt đẹp bên những bài thơ mà chính ông thả hồn vào. Điều đó chỉ có thể là khát vọng, mùa xuân của chính ông khát khao, hi vọng.

Phân tích bài thơ Xuân không mùa (mẫu 2)

Có người từng tâm niệm: “Thơ hay giống như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống với nhau lâu là đức hạnh. Nhan sắc của thơ là chữ nghĩa, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ.” Trong nền văn học, có rất nhiều bài thơ nhưng những bài thơ có thể đọng lại trong lòng người đọc thì không nhiều. Phải chăng bằng trải nghiệm và vốn sống phong phú của mình mà những vần thơ của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn mang đến những vần thơ nồng nàn, sâu sắc và có giá trị trong kho tàng văn học Việt Nam. Đặc biệt, thi phẩm Xuân không mùa của hồn thơ khát khao luyến ái còn để lại dấu ấn không phai trong lòng độc giả.

Xuân Diệu là một trong những cây bút lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nhà thơ đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông còn là nhà thơ lớn của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ đắm say, sôi nổi và yêu đời. Thi sĩ được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, chất thơ của Xuân Diệu luôn tạo ra sự khác biệt, cách dùng ngôn từ sáng tạo và hấp dẫn người đọc. Một trong những sáng tác tiêu biểu của Xuân Diệu là thi phẩm Xuân không mùa. Tác phẩm là một trong những bài thơ thuộc chùm thơ của mùa xuân và của tình yêu. Với Xuân Diệu, tình yêu và tuổi trẻ luôn song hành cùng mùa xuân, vậy nên tư tưởng ấy đã được nhà thơ khéo léo đưa vào trong thi phẩm và rồi đi vào trong trái tim độc giả.

Ai đã một lần đọc qua thơ của Xuân Diệu chắc hẳn rằng sẽ khó lòng mà quên được sức sống mãnh liệt trong những vần thơ ấy, mang đến cho họ một niềm khao khát hòa mình với thiên nhiên, với cuộc sống tươi đẹp này. Tình yêu vốn là điều kì diệu mà thượng đế đã ban cho chúng ta, ai sinh ra cũng mang trong mình vô vàn tiếng yêu. Tình yêu với Xuân Diệu như được tôn thờ và trân trọng như một thức quà quý giá:

“Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,
Mây càng xanh, năm bảy sắc yêu yêu
Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều
Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng.”

Hình ảnh mùa xuân được hiện lên đầy đủ và rõ rệt . Những đặc trưng của mùa xuân đã hiện ra trước mắt. Xuân sang với khí hậu ít nắng hơn mùa hè, không phải cái nóng ngột ngạt khi hè đến, không phải cái không khí oi ả mà khí hậu dường như rất ấm áp, mát mẻ. “Vài ba sương mỏng thắm” của mùa đông trước còn để lại, như vương vấn mà không thể quên năm cũ. Mùa xuân mùa bắt đầu cho một năm mới, là thời điểm hội tụ tinh hoa đất trời, mùa bắt đầu cho sự sống sinh sôi. Quang cảnh mùa xuân vô cùng trong lành, thanh mát là thế rồi “mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu”. Đây chính là khoảng thời gian mà cỏ cây hoa lá sinh sôi, nảy nở. Chỉ với ba từ “Thế là xuân” đã cho thấy tình cảm của nhân vật trữ tình đối với mùa xuân, cho chính vạn vật thiên nhiên nơi đây. Ông đã khẳng định rằng mùa xuân đã tới, bắt đầu một mùa xuân lòng đầy bồi hồi, thương mến. Cách liệt kê những đặc trưng của mùa xuân có tác dụng miêu tả khung cảnh thiên nhiên khi xuân sang vô cùng tươi đẹp và góp phần thể hiện tình yêu đời, yêu cuộc sống của chính tác giả.

“Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ
Chim trên cành há mỏ hót ra thơ
Xuân là lúc gió về không định trước”

Biện pháp điệp ngữ “Xuân” có tác dụng nhấn mạnh được vẻ đẹp của mùa xuân, một mùa tràn đầy nhựa sống, vô cùng lãng mạn mà chính tác giả gửi gắm vào bài thơ. Đúng như Hoài Thanh đã nói: Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Cái mới ấy chính là sự kết tinh huyền diệu của tuổi trẻ và mùa xuân. Nhà thơ đã thể hiện tình yêu đời, yêu cuộc sống với tinh thần lãng mạn, yêu đời nồng nhiệt của ông. Tình yêu luôn hiện diện xung quanh thế giới con người và mùa xuân là hiện thân của tình yêu. Nó đi đôi với nhau, gắn bó bền chặt nhưng đáng tiếc thay tác giả đã không không còn trên đời để đón xuân sang được nữa. Và dẫu rằng Xuân Diệu đã mất đi nhưng thơ ông vẫn luôn hiện hữu trong lòng người là vô tận. Và đó là một giá trị không thể nào thay thế. Bài thơ có giá trị nhất là khung cảnh mùa xuân, góp phần thể hiện tình yêu cuộc sống với tinh thần lãng mạn, nồng nhiệt của chính tác giả. Nghệ thuật thì rất đặc sắc, sinh động đã bộc lộ rõ vẻ đẹp mùa xuân, mùa bắt đầu một năm mới với bao hi vọng tràn đầy. Cũng chính vì thế ta cảm nhận được tình cảm cũng như nghệ thuật mà Xuân Diệu gửi gắm. Hiện lên qua từng câu chữ là một màu tươi mới, sinh động. Với một loạt biện pháp tu từ đặc sắc, dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động đã thể hiện một tình yêu tuổi trẻ, mùa xuân của thiên nhiên đã kết tinh thành lẽ sống với khát vọng mạnh mẽ của một thi nhân luôn trân quý sự sống.

Xuân Diệu đã nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa xuân như lời nhắc nhở mỗi người hãy cảm nhận hương xuân, cảm nhận sắc xuân khi còn đang gần kề chúng ta. Hơn nữa, hình ảnh xuân trong liên tưởng của nhà thơ còn bay bổng lạ hóa:

“Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược,
Mây bay đi để hở một khung trời
Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi,
Như được nắm một bàn tay son trẻ…”

Câu thơ như nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa xuân-mùa tràn đầy nhựa sống, lãng mạn mà tuyệt sắc. Tác giả đã gửi gắm tình yêu của mình vào những áng thơ bất hủ, thể hiện tình yêu đời, yêu cuộc sống đến nỗi luôn để ý những thay đổi của thiên nhiên đất trời. Tình yêu luôn hiện hữu xung quanh con người và mùa xuân chính là hiện thân của tình yêu. Xuân đến xua tan cái lạnh của không khí mùa đông lạnh giá, như tình yêu đến xua tan cô đơn, xua tan sự nhạt nhòa của tuổi trẻ. Bởi vậy, đọc các thi phẩm của Xuân Diệu ai cũng gật gù tâm đắc những vần thơ tình mang ý nghĩa sâu sắc của thi nhân.

Thêm vào đó, điều đặc biệt trong xuân của thi sĩ của tình yêu là hình ảnh xuân xuất hiện giữa mùa đông, mùa hè và mùa thu:

“Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé;
Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa;
Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa
Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng.”

Cách miêu tả mùa xuân khi nó hiện diện trong mùa đông “khi nắng hé”, giữa mùa hè “khi trời biếc sau mưa” còn giữa mùa thu “khi gió sáng bay vừa”. Mùa xuân có mặt trong các mùa bởi mùa xuân mang những đặc điểm tự nhiên phong phú. Đó là sự độc đáo và đặc trưng của mùa đặc biệt trong năm, là những phát hiện mới mẻ trong lăng kính của Xuân Diệu. Bởi thế mà tình yêu không những tồn tại trong lòng mỗi người theo một cách mà có vô vàn cách thể hiện tình yêu cùng những biểu hiện phong phú, độc đáo của tình yêu. Không dừng lại ở những vẻ đẹp đó, mùa xuân còn mang bao màu sắc mà ta không thể bỏ lỡ:

“Nếu lá úa trên cành bàng không rụng,
Mà hoa thưa ửng máu quá ngày thường;
Nếu vườn nào cây nhãn bỗng ra hương,
Là xuân đó. Tôi đợi chờ chi nữa?”

Tác giả sử dụng hình ảnh lá úa không rụng, hoa ửng máu và mùi hương từ cây nhãn để miêu tả vẻ đẹp đặc biệt của xuân. Thêm vào đó là sự nhấn mạnh những dấu hiệu được cho là minh chứng xuất hiện của mùa xuân, góp phần tạo nên một không gian thú vị và tươi mới. Và tôi tin chắc rằng chỉ có tan hòa trong cõi thiên thai của cảm thức: Mùa xuân – Tuổi trẻ – Sống và yêu, Xuân Diệu mới viết được những câu thơ đầy khát vọng sống mãnh liệt như thế nầy.

Xuân Diệu đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân tình yêu đầy tươi mới và rực rỡ. Cùng với đó, nhà thơ đã miêu tả mùa xuân với cảm nhận “như được nắm một bàn tay son trẻ”, câu ví von bằng thủ pháp chuyển đổi cảm giác khiến mùa xuân như một thực thể hữu hình mặc ta cầm nắm trong tay. Hơn hết, Xuân Diệu còn khéo léo sử dụng hình ảnh bình minh và những cảm xúc trong lòng để tạo nên sự kết thúc ấn tượng cho thi phẩm của mình! Như một cách khẳng định: mùa xuân là tình yêu không tuổi và không bị giới hạn bởi thời gian.

Thế Lữ trong lời tựa tập Thơ thơ từng nói: “ Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xậy dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Quả thực, thi sĩ đã mang đến cho thơ ca dân tộc một cách nhìn mới, một bút pháp mới, một cảm xúc mới đúng như ông quan niệm: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Đến đây mới thấy, Xuân Diệu hoàn toàn xứng đáng với danh xưng “Nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”

Phân tích bài thơ Xuân không mùa (mẫu 3)

"Xuân không mùa" của Xuân Diệu là một trong những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của văn học Việt Nam, nó đem lại không chỉ sự cảm xúc sâu lắng mà còn làm nổi bật những nét đặc trưng về hình thức và nghệ thuật.

Đầu tiên, ta nên nhận ra rằng "Xuân không mùa" là một tác phẩm thơ mang tính chất biểu cảm cao, nó thể hiện sự phê phán sâu sắc về cuộc sống và tình yêu trong thời kỳ đau khổ và bất ổn. Tác giả không chỉ miêu tả mà còn bày tỏ cảm xúc của mình thông qua từ ngữ giàu hình ảnh và ý tưởng sâu sắc.

Bản chất của "Xuân không mùa" nằm ở việc tác giả khéo léo kết hợp giữa hình ảnh thiên nhiên và tâm trạng con người. Những bức tranh thơ mô tả về những cảnh vật đẹp mắt nhưng mang sắc màu buồn bã, cùng với những cung bậc cảm xúc từ sự tương tư, hoài niệm đến nỗi buồn, cô đơn.

Một trong những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của "Xuân không mùa" chính là cách sắp xếp và lựa chọn từ ngữ. Tác giả đã tận dụng sức mạnh của từ ngữ để tạo ra những hình ảnh sống động và sâu sắc, làm cho người đọc dễ dàng hiểu và đồng cảm với tâm trạng của nhân vật.

Ngoài ra, "Xuân không mùa" còn gây ấn tượng với độc giả qua việc sử dụng các kỹ thuật thơ như chữ viết lên nền trắng, âm nhạc từ lời thơ, và sự cân đối về âm điệu và nhịp điệu trong từng câu thơ.

Tóm lại, "Xuân không mùa" không chỉ là một tác phẩm thơ đẹp mắt mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc, thể hiện sự tinh tế và tài năng của tác giả trong việc biểu đạt và truyền đạt những ý nghĩa tinh tế và sâu sắc về tình yêu và cuộc sống.

1 22 16/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: