TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Tiếng Việt mến yêu (2025) SIÊU HAY

Phân tích bài thơ Tiếng Việt mến yêu gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 25 03/01/2025


Phân tích bài thơ Tiếng Việt mến yêu

TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Tiếng Việt mến yêu (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích bài thơ Tiếng Việt mến yêu của Nguyễn Phan Hách

Tiếng Việt mến yêu

Năm mươi người con theo cha xuống biển

Năm mươi người con theo mẹ lên rừng

Những người con ngồi đúc trống đồng

Tiếng chim hót phổ vào giọng nói

Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

Tiếng Việt ơi, tiếng Việt có từ đâu

Sau tiếng Mẹ là tiếng Yêu thánh thót

Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt

Tiếng Đất nghe chắc nịch vững bền

Tiếng Cơm nghe ngạt ngào hương thơm

Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió

Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ

Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang

Tiếng xôn xao của nắng thu vàng

Tiếng dế đêm trăng thanh vời vợi

Tiếng hồ gầm vang trong hốc núi

Tiếng mây bay vương vấn sắc trời

Tiếng sấm rền và tiếng mưa rơi

Tiếng nhịp đập trái tim thiếu nữ

Tiếng bập bùng nhen trong bếp lửa

Những thanh âm tha thiết bồi hồi

Bật ra thành tiếng Việt trên môi.

Dàn ý Phân tích bài thơ Tiếng Việt mến yêu

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Trích thơ

2. Thân bài:

* Đánh giá nhan đề

* Phân tích thơ

- Lí giải cội nguồn, nguồn gốc cao quý thiêng liêng của người con đất Việt

- Chất liệu văn hóa dân gian “trống đồng”, “giao chỉ”,...để khẳng định giá trị trường tồn của bản sắc văn hóa lịch sử của tiếng Việt.

- Tiếng Việt bắt đầu từ tìn mẫu tử thiêng liêng

- Tiếng Việt bắt nguồn từ những âm thanh tha thiết của cuộc sống đó là tiếng chim hót, tiếng gọi mẹ, tiếng nước chảy,...

* Nội dung + Nghệ thuật:

- Giọng điệu ngọt ngào, thiết tha nhà thơ đã thể hiện sự trân trọng, yêu quý và niềm tự hào của mình với tiếng Việt

- Trách nhiệm trong việc giữ gìn và trân trọng sự trong sáng của tiếng Việt

3. Kết bài:

- Giá trị bài thơ

- Tình cảm và thông điệp tác giả muốn nhắn gửi

Phân tích bài thơ Tiếng Việt mến yêu

Nguyễn Phan Hách là một nhà văn, nhà thơ đa tài. Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã có những cống hiến to lớn với nhiều tác phẩm có giá trị ở nhiều thể loại khác nhau. Bài thơ “tiếng Việt mến yêu” là tác phẩm tiêu biểu trong phong cách sáng tác của tác giả. Bài thơ thể hiện sự đặc sắc của tiếng Việt, với ngôn ngữ đa dạng và phong phú Nguyễn Văn Hách thể hiện niềm tự hào lớn lao của tác giả nói riêng và của nhân dân nói chung đối với ngôn ngữ dân tộc.

“Năm mươi người con theo cha xuống biển

Năm mươi người con theo mẹ lên rừng

Những thanh âm tha thiết bồi hồi

Bật ra thành tiếng Việt trên môi...”

Tác giả gửi gắm tình yêu lớn lao với tiếng Việt trong từng lời thơ của bài “tiếng Việt mến yêu”. Tình yêu ấy được thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm, trở thành cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ. Tình yêu tiếng Việt cuộn chảy, xuyên suốt qua các sự vật. Mở đầu tác phẩm là những câu thơ nói về cội nguồn của con người Việt Nam:

“Năm mươi người con theo cha xuống biển

Năm mươi người con theo mẹ lên rừng”

Hai câu thơ trên lý giải về nguồn gốc cao quý thiêng liêng của người con đất Việt. Câu thơ gợi nhắc ta nhớ đến truyện “con rồng cháu tiên” là huyền thoại đẹp và ý nghĩa về dòng giống Việt Nam. Truyện thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc, ca ngợi mối quan hệ gắn bó thân thiết tốt đẹp từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam tự gọi mình là con rồng cháu tiên, tự nhận mình là dòng dõi của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ. Chúng ta đều sinh ra từ bọc trăm trứng, cùng sống trên một Đất Nước và cùng có một tiếng nói chung. Tiếng Việt là hơi thở của sự sống, mỗi khi chúng ta cất tiếng nói lên thể hiện những suy nghĩ cảm xúc riêng của mỗi người.

Bài thơ còn được tác giả sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian như: “trống đồng”, “giao chỉ”,...để khẳng định giá trị trường tồn của bản sắc văn hóa lịch sử của tiếng Việt.

“Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

Nghe dịu dàng âu yếm biết bao”

Câu thơ gợi lên tình mẫu tử thiêng liêng, thể hiện qua tiếng nói đầu đời của con. Đó là những lời ru đưa con vào giấc ngủ, là nơi mẹ thể hiện tình thương dành cho đứa con nhỏ của mình. Là lúc con bập bẹ gọi tiếng “mẹ ơi”, bao nhiêu cảm xúc vỡ òa trong tâm tư người mẹ.

Nguồn gốc tiếng Việt bắt nguồn từ những âm thanh tha thiết của cuộc sống đó là tiếng chim hót, tiếng gọi mẹ, tiếng nước chảy, tiếng cơm, tiếng dòng sông, tiếng trời xanh, tiếng nắng, tiếng dế,... Nguyễn Phan Hách đã liệt kê một loạt âm thanh của cuộc sống cùng với việc sử dụng điệp ngữ “tiếng” được lặp lại nhiều lần trong câu thơ tạo nên ấn tượng về sự bất tận của tiếng Việt. Tiếng Việt không chỉ giàu giá trị biểu cảm mà tiếng Việt còn là hơi thở không bao giờ ngừng của cuộc sống. Sự phong phú của tiếng Việt được tác giả ngầm so sánh với dòng Trường Giang không bao giờ cạn, như ngàn vì sao tinh tú trên bầu trời. Sự đặc sắc và dữ dội của tiếng Việt được thể hiện rõ hơn qua tiếng hổ gầm, tiếng mây bay, tiếng sấm rền và đặc biệt là tiếng nhịp đập trái tim của người thiếu nữ. Những âm thanh nghe thật tha thiết bồi hồi. Sự mềm mại thanh thoát trong tiếng nước, sự vững chắc bền bỉ của đất trời, sự no ấm và sung túc của tiếng cơm,… tất cả đều tạo nên bức tranh sinh động, giàu cảm xúc. Nhà thơ đã sử dụng một loạt động từ “tuôn trào”, “cuồn cuộn”, “chi chít”,... để diễn tả sự phong phú và mãnh liệt của tiếng Việt. Trong tâm hồn mỗi người con đất Việt, tiếng Việt là tiếng nói đầu tiên thể hiện tình yêu quê hương, yêu Đất Nước. Tiếng Việt tồn tại và là dòng chảy của mỗi sự vật, gắn liền với đất nước. Nhà thơ đã khéo léo đưa sự kết nối giữa âm thanh với những liên tưởng đặc biệt của sự vật để làm lên những lời thơ vô cùng thú vị.

Với giọng điệu ngọt ngào, thiết tha nhà thơ đã thể hiện sự trân trọng, yêu quý và niềm tự hào của mình với tiếng Việt. Đó là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng, tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ, là tiếng nói chung. Chính tình cảm ấy đã thôi thúc chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn và trân trọng sự trong sáng của tiếng Việt. Là người con đất Việt, mỗi chúng ta cần phải luôn giữ gìn vẻ đẹp vốn có của tiếng Việt bằng cách nói đúng, viết đúng,…. Học hỏi giao lưu và lĩnh ngộ những ngôn ngữ nước ngoài là điều cần thiết để phát triển đất nước nhưng chúng ta cần biết dung hòa hai loại ngôn ngữ này. Cần phải sử dụng một cách hợp lý, luôn đặt trách nhiệm giữ gìn trong sáng của tiếng mẹ để lên hàng đầu. Từ đó giúp ta vừa học tập được ngôn ngữ, mở rộng tri thức và những cao tầm giá trị của con người Việt Nam.

Bài thơ được Nguyễn Phan Hách viết lên với cảm xúc tự trào từ trong trái tim của mình. Tác giả đã đưa những lời thơ nhẹ nhàng sâu lắng mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực nhất về tiếng Việt. Tiếng Việt cuộn chảy trong từng hơi thở là mạch cảm xúc tạo nên giá trị của con người và đất nước. Qua đó thể hiện tình yêu đất nước sâu nặng, gửi gắm thông điệp về trách nhiệm bảo vệ ngôn ngữ cao cả của Đất Nước. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc, có ý nghĩa trường tồn mãi với thời gian.

1 25 03/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: