TOP 10 mẫu Phân tích truyện ngắn Cơm mùi khói bếp (2025) SIÊU HAY
Phân tích truyện ngắn Cơm mùi khói bếp gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.
Phân tích truyện ngắn Cơm mùi khói bếp
Đề bài: Phân tích truyện ngắn Cơm mùi khói bếp của Hoàng Công Danh.
Dàn ý Phân tích Cơm mùi khói bếp
I. Mở bài |
+ Văn học luôn là một tấm gương phản ánh cuộc sống, đưa ta trở về những giá trị đơn sơ, mộc mạc nhưng thấm đượm tình người. + Với truyện ngắn "Cơm Mùi Khói Bếp" Hoàng Công Danh đã đưa người vào một không gian quê hương đầy ấm áp, nơi tình mẹ con được thể hiện qua những bữa cơm bình dị, những miếng cơm cháy vàng giòn, thơm mùi khói rơm. + Truyện không chỉ khắc họa hình ảnh người mẹ với tình yêu thương con vô bờ bến, mà còn khơi dậy trong lòng người đọc sự trân trọng đối với những điều giản dị mà quý giá trong cuộc sống hàng ngày. |
II. Thân bài |
|
Khái quát |
+ Hoàng Công Danh là một nhà văn thuộc thế hệ trẻ, xuất hiện trong giai đoạn văn học hiện đại với phong cách sáng tác đậm chất trữ tình, giản dị mà sâu sắc. + Truyện ngắn của ông thường xoay quanh những câu chuyện đời thường, nhưng lại chứa đựng những thông điệp nhân văn sâu sắc, khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ trong lòng người đọc. “Cơm mùi khói bếp” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của ông. + Truyện được kể theo ngôi thứ ba, qua điểm nhìn của nhân vật người con trai. + Cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào mối quan hệ giữa anh và mẹ, từ đó làm nổi bật chủ đề về tình mẫu tử, về những giá trị truyền thống mà đôi khi ta lãng quên giữa cuộc sống hiện đại. + Truyện có ít nhân vật, nhân vật trung tâm là người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. |
Tóm tắt và nêu chủ đề |
+ Truyện kể về người con trai sau nhiều năm xa quê mới có dịp đưa vợ con về thăm mẹ. Trong suốt những ngày Tết, người mẹ luôn cố gắng nấu những bữa cơm bằng bếp rơm, với mong muốn mang lại cho con cái cảm giác ấm áp, quen thuộc của quê hương. Tuy nhiên, người con trai và vợ lại không quen với những bữa cơm đậm chất quê, và họ chỉ ăn lấy lệ. Đến khi mẹ qua đời, người con trai mới thực sự thấm thía những giá trị của những bữa cơm mẹ nấu, những miếng cơm cháy thơm mùi khói bếp – biểu tượng cho tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ. + Chủ đề của truyện xoay quanh tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẫu tử. Đây là một đề tài không mới, nhưng dưới ngòi bút của Hoàng Công Danh, nó trở nên đặc biệt sâu sắc và cảm động, khi tác giả khéo léo kết hợp những chi tiết giản dị, đời thường với những cảm xúc tha thiết, chân thành. |
Phân tích nhân vật chính |
+ Người mẹ trong truyện hiện lên với hình ảnh của một người phụ nữ đã già, lưng đã còng, nhưng tình yêu thương dành cho con cái thì không gì có thể đon đếm được. Bà chăm sóc con từ những điều nhỏ nhặt nhất, từ việc cắp bồng đứa cháu nội ra đón con, đến việc nấu cơm bằng rơm, pha nước chanh từ chanh vườn nhà. Mỗi hành động, mỗi lời nói của bà đều toát lên sự quan tâm, lo lắng cho con cái, dù biết rằng họ không còn quen với những thứ đơn sơ, mộc mạc ấy nữa. + Hình ảnh người mẹ lụi cụi bên bếp rơm, khói bốc ngùn ngụt vào buổi sáng sớm, hay câu nói "Không ai thương bằng cơm thương" đều gợi lên một nỗi nhớ về những điều giản dị mà thiêng liêng, những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam. Bà là hiện thân của tình mẫu tử, của sự hi sinh thầm lặng và tình yêu vô bờ bến mà người mẹ dành cho con cái. + Nhà văn xây dựng hình ảnh người mẹ với dụng ý làm nổi bật sự tương phản giữa những giá trị truyền thống và lối sống hiện đại, đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa của tình cảm gia đình, sự trân trọng những điều giản dị nhưng quý giá trong cuộc sống. |
Phân tích các nhân vật khác |
+ Người con trai là nhân vật đại diện cho thế hệ trẻ, những người đã rời xa quê hương để sống và làm việc ở thành phố. Dù yêu thương mẹ, nhưng anh lại không còn quen với những giá trị truyền thống, những điều giản dị mà mẹ vẫn giữ gìn. Anh yêu thương mẹ, nhưng không hiểu được tầm quan trọng của những bữa cơm mẹ nấu, của miếng cơm cháy thơm mùi khói bếp. + Vợ của anh, dù là con dâu, nhưng không có mối liên kết tình cảm sâu sắc với mẹ chồng. Cô coi những điều mẹ chồng làm là không cần thiết, không phù hợp với cuộc sống hiện đại. Điều này tạo ra một khoảng cách vô hình giữa cô và mẹ chồng, khiến cho những bữa cơm gia đình trở nên gượng gạo, thiếu đi sự ấm áp. =>Cả hai nhân vật phụ này đều có vai trò làm nổi bật sự tương phản giữa hai thế hệ, giữa những giá trị truyền thống và hiện đại. => Qua đó, tác giả nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc giữ gìn và trân trọng những giá trị truyền thống, những điều giản dị mà rất đỗi thiêng liêng. |
Đánh giá về nghệ thuật của đoạn trích |
Truyện “Cơm mùi khói bếp” có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện. + Truyện có cốt truyện đơn giản, không nhiều kịch tính nhưng lại đầy xúc động. Cách kể chuyện tự nhiên, nhẹ nhàng mà thấm thía, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được những cảm xúc chân thành của các nhân vật. + Ngôi kể thứ ba, qua điểm nhìn của người con trai, tạo nên một sự gần gũi, chân thực, giúp người đọc hiểu sâu hơn về những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Điểm nhìn này cũng làm nổi bật sự hối tiếc của người con trai khi không còn cơ hội được ăn cơm với mẹ, được thưởng thức miếng cơm cháy thơm mùi khói bếp. + Cách dựng tình huống đơn giản nhưng hiệu quả, như việc người mẹ lụi cụi nấu cơm bằng bếp rơm, hay việc anh lùa cơm vào lại nồi khi mẹ không để ý, đều là những chi tiết nhỏ nhưng đầy ý nghĩa, làm nổi bật chủ đề của truyện. + Ngôn ngữ truyện giàu cảm xúc, đầy hình ảnh, đặc biệt là những chi tiết miêu tả cảnh quê, cảnh nấu cơm bằng bếp rơm, mùi hương của đồng quê, của khói bếp. Giọng điệu truyện nhẹ nhàng, trầm buồn, pha lẫn chút tiếc nuối, tạo nên một không khí lắng đọng, đầy suy tư. |
Đánh giá chung và liên hệ |
+"Cơm Mùi Khói Bếp" là một truyện ngắn đặc sắc với nghệ thuật kể chuyện giản dị mà sâu sắc, khắc họa hình ảnh người mẹ với tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái. + Qua câu chuyện, tác giả đã khéo léo gửi gắm thông điệp về tình cảm gia đình, về sự trân trọng những điều giản dị mà thiêng liêng trong cuộc sống. + Từ câu chuyện này, ta thấy được tình yêu và sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, cũng như tầm quan trọng của việc giữ gìn và truyền lại những giá trị truyền thống cho thế hệ sau. + So với các tác phẩm khác cùng đề tài, "Cơm mùi khói bếp" nổi bật bởi cách kể chuyện gần gũi, giàu cảm xúc chạm đến trái tim người đọc. |
III. Kết bài |
+ "Cơm Mùi Khói Bếp" không chỉ là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử mà còn là một tác phẩm đặc sắc, khơi gợi trong lòng người đọc những tình cảm đẹp. + Truyện nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm giữ gìn và truyền lại những giá trị truyền thống, nhất là tình cảm gia đình – một thứ tình cảm thiêng liêng không có gì so sánh được. + Với những ai đã từng trải qua cảm giác mất mát khi người thân không còn, và cả với người đọc, truyện sẽ mãi sống như một lời nhắc nhở về về tình thân, tình cảm gia đình. |
Phân tích Cơm mùi khói bếp (mẫu 1)
Trong không gian văn học Việt Nam, những tác phẩm khắc họa đời sống thôn quên luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng độc giả. “Cơm mùi khói bếp” của Hoàng Công Danh không nằm ngoài quy luật ấy. Bằng ngôn từ giản dị mà sâu lắng, tác giả đã đưa người đọc về với hương vị của quê hương, nơi mà dù cho cuộc sống có biết bao biến đổi, thì những giá trị truyền thống vẫn luôn được tôn vinh và giữ gìn. Phân tích tác phẩm này không chỉ là đánh giá nội dung và nghệ thuật, mà còn là hành trình tìm về với cội nguồn, với những rung động đầu đời qua từng làn khói bếp, qua từng hạt cơm thơm phức.
Hoàng Công Danh là một nhà văn Việt Nam, tác giả sinh năm 1987, quê ở Quảng Trị. Ông được biết đến với các tác phẩm văn học phản ánh cuộc sống, tình yêu và những vấn đề xã hội thông qua lăng kính nhân văn sâu sắc. Hoàng Công Danh là một thạc sĩ vật lý, nhưng với tình yêu mãnh liệt với văn chương đã chỉ đường đưa lối ông đến với những con chữ có cảm xúc.
Tác phẩm “Cơm mùi khói bếp” là một trong những truyện ngắn của ông được in trong trong tập truyện “Chuyến tàu vé ngắn”(2015). Tác phẩm kể về một gia đình ở quê sau bốn năm lấy vợ sống trên thành phố và lần đầu tiên đưa cả vợ và con về quê ăn Tết. Tác phẩm này gợi nhớ đến hình ảnh quê hương, tình cảm gia đình và sự khác biệt giữa cuộc sống hiện đại và truyền thống. Qua đó chúng ta thấy được những giá trị đời sống văn hóa của gia đình Việt Nam.
Nông thôn dân dã, bình dị , nơi những nồi cơm được bắc trên bếp củi đượm mùi khói đã trở thành một kí ức tuổi thơ khó quên của biết bao người. Không gian quê hương trong truyện ngắn này không chỉ là nơi lưu giữ và tái hiện những giá trị truyền thống, sự gắn kết gai đình và chan chứa tình yêu thương mà những bữa cơm mang lại. Mùi khói bếp không chỉ là mùi lửa, mùi rơm rạ mà còn là biểu tượng ngọn lửa yêu thường đang cháy bừng trong lòng mỗi con người của những bữa cơm đầm ấm bên gia đình. Là hình ảnh nồi cơm trắng bốc khói nghi ngút, thơm lừng mùi gạo quê hương, mùi của những giọt mồ hôi đã rơi xuống đồng để có những “hạt ngọc trời” dẻo thơm đến vậy. Chỉ là một chút kí ức nhưng lại là sự nhắc nhớ về việc giữ gìn và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống trong thời đại nay.
Những bữa cơm gia đình không còn quá xa lạ với mỗi người, nhưng những bữa cơm có đầy đủ thành viên trong gia đình sẽ mang lại cảm giác ấm cúng thân mật đượm tình máu mủ. Cuộc sống gia đình và tình cảm giữa các thành viên trong tác phẩm được thể hiện một cách chân thực và sâu sắc. Mùi khói bếp trong truyện không chỉ đơn thuần là mùi củi đốt mà còn là những giá trị gia đình được lưu trữ qua thời gian.
Tác phẩm còn thể hiện sự xung đột giữa lối sống truyền thống và hiện đại qua việc miêu tả cuộc sống của một gia đình sống trên thành thị đã lâu khi họ trở về quê. Sự khác biệt thể hiện ở việc nấu cơm: dưới quê nấu cơm bằng bếp củi, ở thành thị thì dùng bếp ga bếp điện. Một bên là mùi khói bếp cùng với những kí ức tuổi thơ với quá khứ giản dị nhưng đầy ắp những yêu thương, một bên là bếp dùng gas, dùng điện với những guồng quay của cuộc sống. Sự nhìn nhận của người mẹ đối lập với cặp vợ chồng, người mẹ đại diện cho lối sống truyền thống và người con trai con dâu đại diện cho lối sống hiện đại.
Tác giả đã sử dụng cảnh quan và không gian quê hương, cùng với hình ảnh cơm mùi khói bếp đẻ phản ánh sự đấu tranh nội tâm giữ hai thế giới: một bên là sự gắn bó ấm áp của gia đình truyền thống, còn một bên là sự tiện nghi và cá nhân chủ nghĩa cuộc sống hiện đại.
Nghệ thuật cũng là một khía cạnh được tác giả dùng một cách chỉn chu và đưa được hồn vào câu chữ. Tác giả sử dụng ngôn ngữ được đánh giá là giản dị nhưng giàu chất thơ, phản ánh sâu sắc về cuộc sống thôn quê và tình cảm gia đình. Đi cùng với lối kể chuyện chậm rãi, nhẹ nhàng, đưa người đọc vào không gian của câu chuyện một cách tự nhiên khiến người đọc cảm nhận được không những hình ảnh mà còn cả mùi vị cảm xúc của nhân vật. Các biểu tượng và hình ảnh không chỉ tạo nên bối cảnh sinh động àm còn mang ý nghĩa sâu sắc như là khói bếp – trung tâm của tác phẩm, bếp củi – đại diện cho lối sống truyền thống, cơm – biểu tượng của sự nuôi dưỡng và sự sống, quê hương – biểu tượng của cội nguồn và cho những giá trị truyền thống. Cách tác giả xây dựng nhân vật cũng như mạch cảm xúc, được thể hiện một cách tin tế, phản ánh sự đan xe giữa truyền thống và hiện đại. Mạch cảm xúc được dẫn dắt nhẹ nhàng, tưg sự ấm á của bữa cơm gia đình đến những suy tư về sự thay đổi của thời gian và giá trị sống. Tác giả đã thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng giàu hình ảnh để đưa người đọc vào không gian câu chuyện.
Tác phẩm “Cơm mùi khói bếp” của Hoàng Công Danh là một truyện ngắn đầy ý nghĩa, phản ánh sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và hiện đại. Sự đối lập giữa lối sống thôn quê và thành thị được thể hiện rõ ngay trong câu chuyện thể hiện qua việc nấu cơm, một hành động tưởng chừng như đơn giản lại chứ đựng ý nghĩa sâu sắc. Nội dung xoay quanh bữa cơm gia đình, nơi mùi khói bếp không chỉ là hình ảnh của sự ấm cúng mà còn là biểu tượng của tình cảm. Với cách sử dụng ngôn ngữ giản dị đời thường, lối kể chuyện chậm rãi đã thành công thuyết phục tâm lý người đọc cuốn vào câu chuyện.
“Cơm mùi khói bếp” là một tác phẩm có giá trị nhân văn cao cả nhấn mạnh sự trân trọng đối với những giá trị truyền thống và tình cảm gia đình trong bối cảnh xã hội đang không ngừng thay đổi. Tác phẩm này không chỉ là một câu chuyện về bữa cơm mà còn là một thông điệp giữ gìn và trân trọng những mối quan hệ và giá trị sống đích thực. “Cơm mùi khói bếp” không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là trải nghiệm sống động về cuộc sống tình cảm con người.
Phân tích Cơm mùi khói bếp (mẫu 2)
Hoàng Công Danh là một cây bút trẻ tiêu biểu của văn học Việt Nam. Truyện ngắn của Hoàng Công Danh thường đi vào phản ánh những còn – mất, được – thua của con người trong xã hội hiện đại xô bồ, vội vã bằng một lối văn phong giản dị, tự nhiên, đi thẳng vào lòng người. Tác phậm truyện ngắn tieu biểu cho lối viết văn của Hoàng Công Danh phải kể tới truyện “Cơm mùi khói bếp” in trong tập truyện Chuyến tàu vé ngắn với cách xây dựng hình tượng nhân vật người mẹ vô cùng đặc sắc.
Người mẹ trong truyện ngắn của Hoàng Công Danh hiện lên là một bà mẹ quê đã ngoài sáu mươi, lưng đã bắt đầu cong hình đòn gánh. Bà phải sống một mình, bởi gia đình người con trai sinh sống ở Sài Gòn. Bà là người mẹ quê đôn hậu, yêu thương con cái hết mực. Bà vui mừng khi thấy gia đình người con trai về, đon đả chạy ra tận ngõ đón. Bà luôn quan tâm lo lắng cho những đứa con, nhất là cái ăn, khi vừa xếp đồ đạc xong, câu hỏi đầu tiên của bà là: “Chắc bây đói bụng rồi, để mẹ đi nấu cơm cho ăn”. Khi biết các con đã ăn trên thị xã, bà hơi chạnh lòng. Bà chạnh lòng vì muốn được tự mình nấu cho các con ăn, muốn được cùng các con ăn một bữa cơm sum vầy, ấm cúng sau bao năm xa cách. Mỗi sáng sớm, bà đều trở dậy nấu cơm, bởi trong suy nghĩ chân chất của bà, chỉ có cơm mới chắc bụng, no lâu, phải ăn cơm mới khỏe: “Không ai thương bằng cơm thương”. Bà dậy sớm nấu cơm bếp rơm cũng là muốn cho con trai được ăn lại miếng cơm cháy mà ngày còn nhỏ anh rất thích. Những hành động đó của bà đều xuất phát từ tấm lòng yêu thương con của một người mẹ.
Buổi sáng khi gia đình người con chuẩn bị vào lại Sài Gòn, bà lại dậy sớm chuẩn bị mọi thứ cho các con mang theo ăn dọc đường: Bà mẹ dậy sớm làm gà, nấu cơm. Vẫn một mình bà cặm cụi với cái bếp. Bà xúc đầy đơm cơm vào chiếc cà mèn. Gà luộc cho vào hộp đựng. “Bây đem lên xe mà ăn. Cơm dọc đường dọc sá không ngon đâu”. Sự quan tâm ấy, đối với con người hiện đại bấy giờ có thể là nhiêu khê, nhưng ẩn chứa trong đó là một sự quan tâm ân cần, chu đáo, sự lo lắng khôn nguôi của người mẹ dành cho những đứa con mình. Khi con cháu lên xe, bà còn dặn với: “Vào trong nhớ ăn uống đàng hoàng nghe bây. Đừng bỏ bữa sáng. Không ai thương bằng cơm thương”. Quả thật, trong mắt mẹ, con cái bao giờ cũng nhỏ dại, cũng cần được quan tâm, lo lắng. Khi bà bị ốm, nằm không dậy được, gặp con, câu đầu tiên bà hỏi: “Con ăn chi chưa? Mẹ không bắc cơm được. Thôi ra đầu chợ ăn tạm. Bữa nào khỏe mẹ nấu cơm cho ăn. Tội nghiệp”. Vẫn là nỗi lo lắng về con, vẫn là niềm thương con, không hề nghĩ gì cho bản thân mình.
Tư tưởng của tác giả gửi gắm qua hình tượng nhân vật người mẹ là việc ca ngợi tấm lòng của những người mẹ quê đã luôn yêu thương con bằng một tình yêu chân chất, mộc mạc mà sâu sắc. Cũng như là dóng lên một hồi chuông để cảnh tỉnh con người hiện đại về lối sống xô bồ, vô cảm, bỏ quên những điều tưởng chừng như bình dị nhưng lại vô cùng quý giá. Bao hàm rộng hơn nữa đó chính là gửi gắm thông điệp nhân văn tới mỗi người con là hãy luôn biết trân trọng tình yêu của mẹ dành cho mình, để sau này không phải day dứt, ân hận khi mẹ không còn nữa.
Hoàng Công Danh đã thành công khắc họa tính cách nhân vật người mẹ thông qua ngôn ngữ đối thoại và qua hành động. Xây dựng tình huống truyện độc đáo bằng cách chỉ qua một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, nhưng vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thương chân chất của người mẹ quê đã được khắc họa rõ nét.
Dàn ý Phân tích hình tượng nhân vật mẹ
I. Mở bài:
Giới thiệu tác giả Hoàng Công Danh và tác phẩm “Cơm mùi khói bếp”.
Nêu vai trò quan trọng của hình tượng người mẹ trong văn học, biểu tượng của tình yêu thương, sự hi sinh.
Nhận định về hình tượng người mẹ trong truyện ngắn, mang đậm nét truyền thống và tình mẫu tử.
II. Thân bài:
1. Khái quát về nhân vật người mẹ:
Người mẹ trong truyện là một người phụ nữ đã ngoài 60 tuổi, sống một mình ở quê khi con trai đi xa lập nghiệp.
Vẻ ngoài bình dị, tính cách hiền hậu, chịu thương chịu khó, giàu tình yêu thương và nhẫn nại.
Bà luôn tần tảo và không bao giờ ngừng nghĩ về con, dù cuộc sống có khó khăn, bà vẫn dành tình yêu thương vô bờ bến cho con cái.
2. Biểu hiện của tình yêu thương con:
Tình yêu thương vô bờ bến:
Mẹ luôn lo lắng cho con, đặc biệt là những thứ nhỏ nhặt như bữa cơm, đồ ăn.
Bà thường dậy sớm để nấu cơm, nhóm lửa bếp rơm để làm món cơm cháy yêu thích của con, biểu tượng của tình thương.
Khi con đi xa, mẹ vẫn chuẩn bị đồ ăn và dặn dò con từng chút, thể hiện sự quan tâm.
Câu nói “Không ai thương bằng cơm thương” là thông điệp sâu sắc về tình mẫu tử trong văn hóa Việt Nam.
Nỗi buồn tủi khi con cái thiếu quan tâm:
Con dâu không quan tâm, không hiểu và không trân trọng tình thương của mẹ.
Con trai ăn cơm chỉ để làm mẹ vui nhưng không thực sự cảm nhận hết tình cảm của mẹ.
Tấm lòng hy sinh cao cả:
Mẹ luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con, hy sinh sức khỏe và niềm vui cá nhân để chăm lo cho con.
Dù cô đơn và ốm đau, mẹ vẫn muốn làm mọi thứ tốt nhất cho con cái.
Tư tưởng của tác giả qua hình tượng người mẹ:
Tình mẫu tử thiêng liêng: Tác giả đề cao mối quan hệ thiêng liêng giữa mẹ và con, tôn vinh lòng hy sinh của người mẹ.
Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: Tần tảo, yêu thương, nhẫn nại, luôn hi sinh vì gia đình.
Phê phán sự vô tâm trong xã hội hiện đại: Tác giả cũng phê phán lối sống vô tâm, thiếu trách nhiệm của một số người con.
Thông điệp: Tác phẩm gửi gắm lời nhắc nhở về sự trân trọng tình cảm gia đình, đặc biệt là tình yêu thương của mẹ.
III. Kết bài:
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, ca ngợi hình tượng người mẹ.
Cảm nhận sâu sắc về sự thiêng liêng của tình mẫu tử và lòng biết ơn đối với mẹ.
Tôn vinh người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất cao quý, luôn yêu thương và hi sinh vô điều kiện cho con cái.
Phân tích hình tượng nhân vật mẹ trong Cơm mùi khói bếp
Trong văn học, hình tượng người mẹ luôn được tôn vinh với vai trò là người phụ nữ mạnh mẽ, tần tảo và hy sinh vô điều kiện cho gia đình. Tác phẩm “Cơm Mùi Khói Bếp” của Hoàng Công Danh, in trong tập truyện “Chuyến tàu vé ngắn” (2015), khắc họa rõ nét hình tượng người mẹ, một biểu tượng đầy thiêng liêng của tình mẫu tử. Qua câu chuyện, người đọc có cơ hội thấu hiểu và trân trọng hơn những sự hy sinh thầm lặng của mẹ.
Nhân vật người mẹ trong truyện là một phụ nữ đã ngoài 60 tuổi, với dáng lưng cong hình đòn gánh, sống cô đơn ở quê sau khi con trai lập nghiệp xa nhà. Hoàn cảnh của bà cũng là một tình cảnh thường gặp trong xã hội hiện đại, nơi những người con trưởng thành bận rộn với công việc và gia đình riêng mà dần lãng quên đi cha mẹ. Tết năm nay, bà vui mừng khi thấy con trai và gia đình về quê. Dù tuổi cao, bà vẫn tự tay chuẩn bị mọi thứ, từ nấu ăn đến chăm lo từng miếng cơm cho con.
Người mẹ trong truyện có vẻ ngoài bình dị, toát lên vẻ đẹp hiền hậu và tình thương yêu gia đình sâu sắc. Bà luôn lo lắng về những điều nhỏ nhặt nhất, đặc biệt là chuyện ăn uống của con. Dù các con đã ăn trước, bà vẫn buồn khi không được tự tay nấu cho chúng một bữa cơm đoàn tụ. Từ việc dậy sớm nấu cơm bếp rơm, nhóm lửa để con trai có miếng cơm cháy yêu thích đến việc chuẩn bị đồ ăn cho con mang theo khi trở lại Sài Gòn, tất cả đều xuất phát từ tấm lòng yêu thương vô bờ bến của bà.
Ngay cả khi con cái chuẩn bị rời đi, bà vẫn ân cần chăm lo từng chi tiết, gói ghém đồ ăn dọc đường cho con. Những hành động ấy không chỉ đơn giản là sự lo lắng, mà còn thể hiện tình mẫu tử sâu sắc. Dù con cái đã trưởng thành, trong mắt người mẹ, chúng vẫn là những đứa trẻ nhỏ dại, luôn cần sự chăm sóc của bà. Bà luôn quan tâm tới con, thậm chí ngay cả khi ốm yếu, vẫn chỉ nghĩ đến việc lo cho con ăn uống.
Tác giả Hoàng Công Danh đã khắc họa nhân vật người mẹ bằng ngôn ngữ và hành động giản dị nhưng đầy cảm xúc. Hình ảnh người mẹ trong truyện gợi nhắc về tình yêu thiêng liêng của mẹ, dù con cái có lớn đến đâu, mẹ vẫn lo lắng và yêu thương vô điều kiện. Đáng buồn thay, sự vô tâm của con trai và con dâu đã phản ánh thực trạng của nhiều gia đình trong xã hội hiện đại. Con dâu không trân trọng tình cảm của mẹ, còn con trai chỉ ăn cho mẹ vui lòng mà không thực sự hiểu sự hy sinh của mẹ.
Qua câu chuyện, người đọc cảm nhận được nỗi đau và sự cô đơn của người mẹ khi chứng kiến sự thờ ơ, lạnh lùng từ chính con cái mình. Dẫu vậy, bà vẫn không ngừng yêu thương và hy sinh cho con. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo giúp tác giả khắc họa sâu sắc tâm hồn đẹp đẽ của người mẹ quê hương, người luôn yêu thương con bằng tất cả trái tim mình.
Truyện ngắn “Cơm Mùi Khói Bếp” đã truyền tải một thông điệp sâu sắc về tình mẹ và sự quan tâm lẫn nhau trong gia đình. Qua đó, tác giả cũng phê phán lối sống vô tâm của xã hội hiện đại, nơi con người dễ dàng bỏ quên những giá trị bình dị, thiêng liêng. Tác phẩm là lời nhắc nhở mỗi người hãy trân trọng tình yêu thương của mẹ và dành thời gian cho gia đình trước khi quá muộn. Hình tượng người mẹ trong truyện là đại diện cho phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam: hy sinh thầm lặng và yêu thương vô điều kiện.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)