Danh từ chung là gì? Vị trí và vai trò của danh danh từ chung

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về danh từ chung với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững các danh từ chung để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 183 04/12/2024


Danh từ chung

1. Danh từ chung là gì?

Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,… Trong một câu hoàn chỉnh danh từ thường làm chủ ngữ trong câu và thường đi kèm với từ chỉ số lượng bên cạnh đó, trong 1 câu bộ phận vị ngữ thường là các động từ. Danh từ gồm danh từ chung và danh từ riêng.

Danh từ chung là những danh từ dùng để nói, chỉ về sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng những giác quan như áo, quần, sách, vở, sông, núi…

2. Đặc điểm của danh từ chung

- Không viết hoa đầu câu.

- Có thể đi kèm với các số từ, lượng từ.

- Có thể chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.

Ví dụ:

Người: học sinh, bác sĩ, nông dân

Vật: bàn, ghế, sách, bút

Hiện tượng: mưa, nắng, gió, bão

Khái niệm: tình yêu, hạnh phúc, sự sống

3. Các loại danh từ chung

Trong tiếng Việt, danh từ chung sẽ được phân thành nhiều loại như sau:

a. Danh từ chung chỉ sự vật

Trong danh từ chung chỉ sự vật được chia thành một số loại thường gặp như:

+ Danh từ cụ thể: Đây là những từ dùng để chỉ sự vật mà con người có thể cảm nhận được thông qua các giác quan của mình, bao gồm các loại danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên, sự vật, hiện tượng xã hội.

VD: Kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, mèo, chó, lợn, gà, nắng, gió…

+ Danh từ chỉ khái niệm: sự vật được chỉ tới chính là con người, thường sẽ là những từ nói về những sự vật không cảm nhận được bằng giác quan mà nó chỉ tồn tại trong suy nghĩ, nhận thức của con người.

VD: Hạnh phúc, buồn, vui,…

+ Danh động từ: Là những từ có sự kết hợp giữa danh từ và động từ để tạo nên một danh từ mới.

VD: sự cảm thông, lòng yêu nước….

+ Danh tính từ: Đây sẽ là những từ kết hợp giữa danh từ với tính từ để chuyển thành một danh từ mới.

VD: Tính trung thực, sự sáng tạo, cái đẹp…

b. Danh từ chỉ đơn vị

+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Đây là những loại danh từ nhắc rõ lại sự vật, hay còn gọi là danh từ chỉ loại.

VD: Cái, quyển, tấm, chiếc, con…

+ Danh từ dùng để chỉ đơn vị hành chính, tổ chức.

VD: Huyện, thành phố, xóm, làng, thôn, bản…

+ Danh từ chỉ đơn vị tập thể: Đây là những từ dùng để chỉ về sự tồn tại của tổ hợp, tập thể.

VD: Tá, bộ, đôi…

+ Danh từ chỉ đơn vị đo lường: Đây là những loại danh từ dùng để tính đếm các chất liệu, hiện tượng, sự vật… Thường đó là những danh từ được nhà khoa học quy ước từ trước hay danh từ do dân gian quy ước.

VD: Tấn, tạ, yến, km, kg,…

4. Vị trí các danh từ chung trong câu

Trong ngữ pháp tiếng Việt, danh từ nói chung và danh từ nói riêng sẽ giữ vị trí và vai trò như sau:

  • Danh từ có thể đứng ở vị trí chủ ngữ trong câu. Ngoài ra cũng có thể làm tân ngữ, vị ngữ khi đi kèm với ngoại động từ.

  • Danh từ chung có thể kết hợp được với những từ chỉ số lượng ở phía trước, hay các từ ngữ chỉ định ở phía sau hay một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ.

  • Danh từ chung có thể dùng để xác định hay biểu thị vị trí của sự vật trong một thời điểm, thời gian nhất định.

  • Đối với những cụm danh từ, các từ ở phía trước sẽ được bổ sung cho danh từ, các ý nghĩa có thể xác định được.

5. Phân biệt danh từ chung và danh từ riêng

Tính chất

Danh từ chung

Danh từ riêng

Ý nghĩa

Gọi tên chung

Gọi tên riêng

Viết hoa

Không

Viết hoa chữ cái đầu

Đi kèm với số từ, lượng từ

Có thể

Không

Ví dụ minh họa

Tôi thích đọc sách.

Mèo là loài động vật rất dễ thương.

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam.

Nguyễn Tất Thành là tên khai sinh của Bác Hồ.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Danh từ là gì? Một số nguyên tắc của danh từ?

Danh từ riêng là gì? Chức năng của danh từ riêng?

1 183 04/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: