Thành phần phụ chú là gì? Dấu hiệu nhận biết và chức năng của thành phần phụ chú

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về thành phần phụ chú với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức về thành phần phụ chú để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 303 08/11/2024


Thành phần phụ chú

1. Thành phần phụ chú là gì?

Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập, không có sự tham gia vào thành phần câu. Thành phần phụ chú chủ yếu nhằm mục đích giải thích, bổ sung, làm rõ nội dung hay chủ đề được sử dụng trong câu.

Ví dụ về thành phần phụ chú

Ví dụ 1: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy 1 tuổi.

Ví dụ 2: Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

Ví dụ 3: Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.

Ví dụ 4: Nguyễn Thành Long là nhà văn sáng tác truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” - thi phẩm để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc.

2. Chức năng của thành phần phụ chú

Thành phần phụ chú có chức năng giải thích và bổ sung ý nghĩa cho thành phần câu đứng trước nó và có cùng chức năng ngữ pháp trong câu.

Thành phần phụ chú có thể đồng chức năng với các bộ phận ngữ pháp hoặc có thể không đồng chức năng với bộ phận ngữ pháp. Nó không chỉ là thành phần phụ giải thích cho một thành phần hay một bộ phận nào đó mà nó còn mang ý nghĩa dùng để giải thích, bổ sung một điều cần chú thích ở trong câu.

3. Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú

Thành phần phụ chú thường nằm giữa hai dấu gạch ngang, dấu chấm phẩy, hai dấu ngoặc đơn, giữa dấu gạch ngang với dấu phẩy hoặc có thể đặt sau dấu hai chấm. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

4. Bài tập về thành phần phụ chú

Bài 1. Đặt 5 câu có chứa thành phần phụ chú.

Trả lời

+ Hân - lớp trưởng lớp tôi, là bạn nữ hung dữ nhất trong lớp

+ Bún Bò (một đặc sản của vùng đất Nam Định) vô cùng đậm đà, hấp dẫn.

+ Bác Hồ (Chủ tịch Hồ Chí Minh) là người mà e ngưỡng mộ nhất.

+ Linh - người yêu hiện tại của tôi, có 1 nụ cười tỏa nắng

+ Tôi - cũng như các bạn, đều không tin vào mắt của mình.

Thành phần phụ chú trong các câu trên là từ được in đậm.

Bài 2: Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung cho điều gì?

a. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên ở đó thôi.

b. Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lý. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - đánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.

c. Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu", thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang vào những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

d. Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

Trả lời:

a. Thành phần phụ chú là: "kể cả anh" bổ sung thêm đối tượng được nhắc tới.

b. Thành phần phụ chú là: "Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" bổ sung thêm cho cụm từ "những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này"

c. Thành phần phụ chú là: "có ai ngờ" bổ sung thái độ ngạc nhiên của người nói.

"Thương thương quá đi thôi" bổ sung tình cảm yêu thương của tác giả đối với nhân vật.

Bài 3. Tìm các thành phần biệt lập trong các câu sau, Hãy cho biết nếu không có các thành phần này nghĩa của câu có thay đổi hay không ?

a) Tim tôi đập không rõ. Dường như, vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. ( Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê )

b) – Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá ! ( Làng – Kim Lân )

c) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

Trả lời

a) Thành phần tình thái: dường như thể hiện cách nhìn nhận về sự việc ở mức độ tin cậy thấp.

b) Thành phần gọi – đáp: thưa ông

Thành phần cảm thán: vất vả quá!

c) Thành phần phụ chú: tôi nghĩ vậy.

Các thành phần biệt lập trên nếu không có trong câu cũng không làm thay đổi nghĩa của câu.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Trắc nghiệm Các thành phần biệt lập (tiếp theo) (có đáp án 2024)

1 303 08/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: