Trung thực là gì? Biểu hiện, ý nghĩa của đức tính trung thực
Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết Trung thực là gì? Biểu hiện, ý nghĩa của đức tính trung thực với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Mời các bạn đón xem:
Trung thực là gì? Biểu hiện, ý nghĩa của đức tính trung thực
1. Trung thực là gì?
Trung thực là một khía cạnh của nhân cách đạo đức con người được hiểu với nghĩa là sự ngay thẳng, thật thà, luôn nói lên sự thật. Trung thực chính là tôn trọng lẽ phải, không dối trá từ lời nói đến hành vi. Có thể hiểu đơn giản người trung thực là người không biết nói dối, họ sẵn sàng dũng cảm nói lên sự thật và sẵn sàng nhận lỗi khi phạm sai lầm.
2. Ý nghĩa của đức tính trung thực
a. Ý nghĩa của trung thực trong đời sống
-
Nhận được sự quý mến từ người xung quanh: Một điều hiển nhiên là những người có tính trung thực luôn nhận được sự yêu mến, quý trọng từ mọi người.
-
Có được lòng tin từ mọi người: Là người theo đuổi lẽ phải, đứng về sự thật. Chính vì thế người trung thực luôn nhận được sự tín nhiệm, uy tín, từ những người xung quan mình.
-
Được tất cả mọi người kính trọng: Người có đức tính trung thực luôn làm đúng, không bao giờ làm việc sai trái. Do đó nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh.
-
Có mối quan hệ tốt với mọi người: Vì là người thẳng thắn, sống đúng với bản thân, không bao giờ làm những việc sai trái vì thế mà mối quan hệ của họ với những người xung quanh rất tốt.
-
Là người dũng cảm: Những người trung thực luôn tôn sùng lẽ phải, luôn bảo vệ lẽ phải.
-
Tâm hồn người trung thực luôn thanh thản: Vì người trung thực luôn đi theo lẽ phải vì thế mà họ không phải mất công tìm cách để nói dối, che đậy mọi việc. Do đó mà tâm hồn họ luôn được nhẹ nhàng, bình yên.
-
Khích lệ người bên cạnh mình phải trung thực: Nếu bạn tiếp xúc thường xuyên với người trung thực bạn sẽ biết được lòng trung thực là gì và biết làm thế nào để giúp mình có được phẩm chất đó.
b. Ý nghĩa của trung thực trong công việc
-
Thắt chặt tình đồng nghiệp: Nếu bạn có được phẩm chất trung thực bạn sẽ nhận được sự tin tưởng, sự giúp đỡ từ chính sếp và đồng nghiệp của mình.
-
Có cơ hội thăng tiến: Việc cấp trên tin tưởng và đặt lòng tin vì bạn là người trung thực, thẳng thắn sẽ là cách giúp bạn có được nhiều cơ hội để chứng minh bản thân mình. Nhờ đó giúp cho con đường sự nghiệp của bạn được phát triển hơn.
-
Xây dựng danh tiếng và độ tin cậy: Nếu bạn có phẩm chất trung thực bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm của mọi người, nhờ đó mà danh tiếng cũng được truyền xa hơn.
-
Cơ hội nghề nghiệp lớn: Nhà tuyển dụng luôn đưa ra những đánh giá cao về các ứng viên có phẩm chất trung thực.
-
Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng: Khi bạn thành lòng chia sẻ đến khách hàng những đặc điểm của sản phẩm đúng với những gì họ sử dụng, bạn sẽ nhận được lòng tin từ khách. Vì thế mà mối quan hệ giữa bạn và khách hàng cũng thân thiết hơn.
-
Phát triển văn hóa doanh nghiệp: Phẩm chất trung thực sẽ giúp văn hóa doanh nghiệp được phát triển hơn.
3. Biểu hiện của trung thực
Không phóng đại
Những người trung thực không bao giờ phóng đại mọi việc lên một cách thái quá, họ chỉ nói những gì là sự thật. Họ trung thực về cảm xúc của chính mình và từ chối nói quá sự thật để thu hút sự chú ý hoặc sự thông cảm từ người khác.
Luôn đồng cảm với mọi người
Những người trung thực có sự đồng cảm với người khác vì họ nhìn thế giới qua đôi mắt của người khác. Họ hiểu rằng mọi người đều có một câu chuyện và không phán xét những câu chuyện đó kết thúc như thế nào.
Lời nói và hành động ăn khớp với nhau
Lời nói và hành động của những người trung thực luôn ăn khớp với nhau, điều này đã tạo nên niềm tin từ mọi người xung quanh. Họ không nói một đằng làm một nẻo vì họ nhận ra rằng giao tiếp trung thực là cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ với người khác.
Luôn giữ lời hứa
Những người trung thực biết cách giữ lời hứa, ngay cả khi họ đang gặp khó khăn. Họ hiểu giá trị của một lời hứa và không xem nhẹ việc thực hiện hay thất hứa đối với mọi người.
Có trách nhiệm với bản thân
Những người trung thực luôn có trách nhiệm với bản thân và sẽ không bao giờ đổ lỗi cho người khác khi mọi việc diễn ra không như ý muốn. Họ chịu trách nhiệm, học hỏi từ những sai lầm và tiến về phía trước để đảm bảo điều đó không xảy ra lần nữa.
Không biện hộ
Những người trung thực ghét đưa ra lời bào chữa cho chính bản thân mình. Họ luôn chịu trách nhiệm về hành động của mình và từ chối đổ lỗi cho người khác về lý do tại sao họ đã làm hoặc không làm điều gì đó.
Thừa nhận khi làm sai
Những người trung thực sẽ luôn thừa nhận khi họ mắc lỗi vì trung thực là cách quan trọng nhất để xây dựng lòng tin với người khác. Họ biết rằng trung thực khi phạm sai lầm không khiến họ trở nên yếu đuối hay ngu ngốc, mà khiến họ trở nên trung thực, đó thực sự là phẩm chất tốt nhất mà một người có thể có và cần phát huy.
Lấy sai lầm của bản thân để học hỏi
Mọi người luôn mắc sai lầm, những người trung thực khi mắc sai làm sẽ chọn cách thừa nhận và rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
Họ biết rằng trung thực là cách tốt nhất để xây dựng lòng tin với người khác, vì vậy họ nỗ lực giao tiếp một cách trung thực và không bênh vực cho những sai lầm trong quá khứ.
Luôn trung thực
Những người trung thực luôn đứng lên vì những gì họ tin tưởng, ngay cả khi nó không được mọi người ủng hộ. Họ chính trực và từ chối thỏa hiệp về đạo đức của mình chỉ để nhét vừa vào một chiếc hộp mà người khác đã tạo ra.
Không dễ nổi giận
Những người trung thực luôn biết cách kiềm chế cơn giận của mình, ngay cả khi áp lực và mức độ căng thẳng cao. Họ đưa ra quyết định trung thực với đầu óc minh mẫn và trái tim rộng mở, họ từ chối để cảm xúc của mình cản trở việc tạo ra một thứ gì đó hiệu quả và tốt đẹp hơn.
4. Làm thế nào để sống trung thực
Để sống trung thực trong đời sống hằng ngày bạn cần tin tưởng vào công lý, lẽ phải, dám đứng lên nói sự thật, lên án những việc làm sai trái, vi phạm đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, bạn cần có một góc nhìn xa trông rộng, không vì những lợi ích trước mắt mà đánh đổi cả danh dự, nhân phẩm hay tương lai của mình.
Ngoài ra, bạn cần phải tích cực học hỏi, trau dồi những hạn chế của bạn thân, không được che lấp khuyết điểm mà phải tìm cách để khắc phục nó. Những người trung thực sẽ không cần phải thảo mai, giả tạo để lấy lòng người khác, cứ nói những điều thuộc về công lý lẽ phải mà không cần phải sợ mích lòng ai.
Ngoài ra, bạn cần tạo nên một nguyên tắc riêng cho bản thân bởi người trung thực luôn tự tạo cho mình những nguyên tắc riêng để làm khuôn mẫu mà hành xử với mọi người. Không những thế, bạn cần phải đặt chữ tín lên hàng đầu trong mọi việc làm của bạn bởi vì chữ tín là một chữ khá quan trọng để hình thành nên một người trung thực, nói được làm được.
Lưu ý: Dù không thảo mai, giả tạo nhưng bạn vẫn phải đảm bảo được phép lịch sự tối thiểu trong cách hành xử với người khác để giá trị của bản thân ngày càng được nâng cao hơn.
Công sở là môi trường luôn có sự cạnh tranh về mặt lợi ích. Vì thế, nếu bạn là một người trung thực trong chính môi trường làm việc thì sẽ được đánh giá cao và được nể trọng. Để trở nên người trung thực trong môi trường làm việc bạn cần luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn, không nên chậm trễ, bê tha trong công việc. Ngoài ra, bạn nên cạnh tranh công bằng với đồng nghiệp bằng sức năng lực thực sự của mình mà không dùng đến bất cứ chiêu trò nào. Bên cạnh đó, bạn luôn phải chủ động lắng nghe góp ý của người khác về những khuyết điểm của bản thân, luôn phải chấp nhận lỗi sai của mình và tìm cách khắc phục chúng. Trung thực còn thể hiện ở chỗ việc bạn dám nói dám làm, nói được thì sẽ làm được, không nên thất hứa hoặc nói suông. Không những thế, để trở thành một người trung thực bạn cần phải khiêm tốn với khả năng của bản thân, thể hiện sự chính trực, đặt lợi ích chung lên hàng đầu không vụ lợi chỉ vì lợi ích cá nhân.
5. Mở rộng vốn từ trung thực
Từ cùng nghĩa với trung thực: thẳng thắn, ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thực lòng, thực tình, thực tâm, bộc trực, chính trực, trung trực...
Từ trái nghĩa với trung thực: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian xảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc...
Đặt câu với từ trung thực:
- Tô Hiến Thành là người rất chính trực.
- Trung thực là một đức tính tốt của con người.
- Anh Bảo làm việc rất trung thực nên được cấp trên yêu quý.
Thành ngữ, tục ngữ, cao dao về tính trung thực
- Thẳng như ruột ngựa. (Tính tình thẳng thắn, không lươn lẹo.)
- Thuốc đắng dã tật. (Thuốc có đắng mới có thể khỏi bệnh; Lời chân thật, thẳng thắn mới có thể giúp nhau tiến bộ.)
- Cây ngay không sợ chết đứng. (Những người ngay thẳng, không làm việc xấu thì không cần phải sợ bất cứ điều gì cả.)
- Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
Câu ca dao này có nghĩa là những người sống ngay thẳng, thật thà, sống luôn tôn trọng sự thật, thì sẽ luôn được mọi người tin yêu.
- Tu thân rồi mới tề gia
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.
Câu này cũng ý chỉ những người trung thực, thật thà, luôn sống ngay thẳng nên không bao giờ bị cuốn theo, hoặc lo sợ kẻ xấu hãm hại.
- Đừng bảo rằng trời không tai
Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi
Câu này răn dạy người đời nên lựa lời mà nói, lời nói ra phải chính xác, không được đơm đặt, nếu không, trời cao có tai có mắt, sẽ chứng kiến những lời gian dối ấy.
- Của phi nghĩa có giàu đâu,
Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền.
Câu ca dao răn dạy con người nếu không trung thực, buôn gian bán dối, làm giàu lên từ chuyện phi nghĩa thì đó không phải là giàu. Của thiên rồi cũng sẽ trả địa, không phải làm giàu từ chuyện chính nghĩa thì sự giàu đó không thể bền lâu. Chính vì thế nên ngay thẳng, sống thật thà, trung thực thì mới được coi là giàu có.
Sông sâu còn có kẻ dò,
Nào ai lấy thước mà đo lòng người.
Câu này ngụ ý nói lòng sông dù sâu tới đâu thì vẫn có thể đo được còn lòng người thì không thể lấy gì mà đo nổi. Bởi vậy, lòng người đa đoan, khó đoán, nếu đã biết người đó có tính gian dối, không trung thực thì không nên tin tưởng bởi không biết họ còn toan tính điều gì.
6. Nghị luận về tính trung thực
Dàn ý nghị luận về tính trung thực
* Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính trung thực.
* Thân bài
a. Giải thích
- Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo.
- Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình.
b. Phân tích
- Người có tính trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải.
- Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm, yêu quý và sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thẳng thắn,…
- Nếu một xã hội con người ai cũng trung thực, thật thà, không gian dối nhau thi xã hội ấy sẽ vô cùng văn minh, đẹp đẽ.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống với tính trung thực để minh họa cho bài làm của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Lại có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,…
* Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tính trung thực; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Bài văn tham khảo
Trung thực là phẩm chất đầu tiên mà con người cần có khi bước vào đời sống xã hội; là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng niềm tin, sự hợp tác, tiến bộ và thành công của con người.
Trung là tôn trọng, trung thành, không thiên vị. Thực là sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật.
Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình.
Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,…
Trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội.
Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Tính trung thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.
Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao. phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.
Có nhiều người sẽ cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không thì tuỳ và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra sự thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất của mỗi người là chữ “tín”. Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong kinh doanh làm ăn sẽ mất đi những người đối tác làm ăn. Nếu trong học tập mà không trung thực thì thầy cô, bạn bè không còn tin ở mình nữa. Trong làm việc, nếu số liệu báo cáo thiếu trung thực sẽ gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước.
Trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người. Trong học tập, đặc biệt là trong các kì thi sự thiếu trung thực luôn xảy ra. Sự gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy của thầy cô giáo và học của học sinh, gây dư luận xấu trong xã hội. Do đó, thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội.
Mỗi người cần phải có những hành động, việc làm cụ thể của riêng mình nhằm giúp đất nước ta không còn những hành vi thể hiện sự thiếu trung thực nữa. Đối với mỗi người, cần xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ, việc lớn. Đặc biệt, đối với mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường việc tu dưỡng, rèn luyện đức tính thật thà là rất cần thiết. Để động viên những tấm gương người tốt, việc tốt nhà trường cần biểu dương một số tấm gương tiêu biểu về đức tính trung thực để học sinh noi theo đồng thời khuyến khích, động viên học sinh tham gia vào gìn giữ và phát huy những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam.
Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự thiếu trung thực và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người.
Trung thực là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp.
Là một học sinh, các em hãy cố gắng phát huy đức tính trung thực của học sinh để góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân và nhận được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè. Không ngừng học tập tốt 5 điều Bác Hồ Dạy “…Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)