Có những biện pháp tu từ nào lớp 6? Tác dụng của những biện pháp đó?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về biện pháp tu từ với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được các biện pháp tu từ để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 586 08/06/2024


Biện pháp tu từ lớp 6

1. Khái quát lý thuyết

– So sánh:

Là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật có những điểm tương đồng nhằm làm nổi bật lên những đặc điểm riêng biệt của đối tượng đó và làm sự diễn đạt trở nên sống động, giàu hình ảnh, cảm xúc. So sánh được phân thành hai loại: so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng.

Ví dụ:

Câu thơ “Người là cha, là bác, là anh/Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” – nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng biện pháp so sánh ngang bằng.

Câu thơ “Con đi trăm núi ngàn khe/Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm” – ở đây nhà thơ Tố Hữu sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng.

– Nhân hóa:

Là việc biến các sự vật vô tri vô giác trở nên sống động, có suy nghĩ, tình cảm, hành động như con người. Căn cứ vào cách thức biến đổi sự vật, người ta chia nhân hóa thành ba loại: dùng từ nghĩ chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái của con người cho vật; trò chuyện với vật như trò chuyện với người; gọi tên vật như cách gọi tên người.

Ví dụ:

Những sợi cỏ đang tựa lưng vào nhau, hớn hở chào đón nắng, anh gió thì thầm to nhỏ câu chuyện hôm qua chắc bạn mây hờn dỗi mặt trời nên giờ vẫn chẳng thấy tăm hơi.

– Ẩn dụ:

Là việc gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương đồng (giống nhau) giữa chúng. Ẩn dụ gồm bốn loại: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ cách thức và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Ví dụ:

“Đầu đường lửa lựu lập lòe đơm bông”

(trích Truyện Kiều)

Lửa lựu là ẩn dụ hình ảnh bông hoa lựu đỏ như màu lửa.

Ví dụ:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Quả sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng ẩn dụ cách thức chỉ “thành quả” lao động.

Kẻ trồng cây là biện pháp ẩn dụ chỉ người đã tạo ra thành “quả” đó.

Ví dụ:

“Người cha mái tóc bạc/nhóm lửa cho anh nằm”

Người cha là ẩn dụ nói về Bác Hồ, ngụ ý về sự ân cần của Bác như một người thân và bày tỏ lòng kính trọng với Bác như cha mẹ sinh thành.

Ví dụ:

Giọng nói của cô ấy thật là ngọt ngào.

Giọng nói được nhận biết qua thính giác (bằng tai) nhưng lại dùng từ miêu tả cảm nhận của vị giác (vị ngọt ngào) để diễn đạt.

– Hoán dụ:

Là việc gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương cận (gần gũi) giữa chúng. Hoán dụ được chia thành bốn loại: lấy một bộ phận thay thế cho toàn thể; lấy vật chứa thay cho vật bị chứa; lấy dấu hiệu để thay cho vật mang dấu hiệu; lấy cái cụ thể thay thế cho cái trừu tượng.

Ví dụ:

“Hắn ta rất nhanh chóng bị hạ gục bởi một tay súng vô cùng cừ khôi”

Tay súng ở đây là biện pháp tu từ hoán dụ lấy “tay” chỉ là một bộ phận cơ thể để chỉ toàn bộ con người đó.

Ví dụ:

Câu thơ “Vì sao Trái Đất nặng ân tình/Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh” nhà thơ Tố Hữu đã dùng Trái Đất là vật chứa đựng rất nhiều đất nước để ám chỉ vật bị chứa đựng chính là đất nước Việt Nam.

Ví dụ:

Câu thơ Mập mờ áo hồng bên hiên lớp/Bối rối mắt xanh trốn má đào.

Áo hồng và má đào đều là các dấu hiệu của một cô gái trẻ.

Mắt xanh chính là dấu hiệu của một chàng trai trẻ đang bối rối khi đứng trước người mình thích.

Ví dụ:

Câu thơ “1 cây làm chẳng nên non/3 cây chụm lại nên hòn núi cao” câu ca dao Việt Nam trên đã dùng 1 cây và 3 cây là hoán dụ để ám chỉ số lượng ít và số lượng nhiều.

2. Dạng bài tập về biện pháp tu từ

Dạng 1:Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ

Ví dụ, với một đề bài xác định kiểu ẩn dụ, hoán dụ, học sinh cần làm theo ba bước:

Bước 1. Đọc văn bản và xác định những hình ảnh được nhà văn sử dụng theo nghĩa ẩn dụ hoặc hoán dụ.

Bước 2. Xác định xem hình ảnh ấy giúp ta liên tưởng tới hình ảnh nào khác.

Bước 3. Xem mối quan hệ giữa hai hình ảnh đó là gì để lựa chọn loại ẩn dụ, hoán dụ cho phù hợp.

Dạng 2: Viết câu/ đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ

Khác với dạng 1, học sinh phải tự viết ra các văn bản có sử dụng biện pháp tu từ. Đề bài thường yêu cầu thay thế các từ ngữ in đậm thành hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ,… thích hợp hoặc viết đoạn văn miêu tả, kể chuyện có chứa các biện pháp tu từ đã học.

Ví dụ, đề bài “Viết đoạn miêu tả khung cảnh sân trường giờ ra chơi có sử dụng các biện pháp tu từ”, học sinh phải xác định nội dung và hình thức của đoạn văn đó.

– Cụ thể, nội dung tả cảnh sân trường giờ ra chơi cần miêu tả khung cảnh xung quanh và cảnh ra chơi của các bạn học sinh.

– Với yêu cầu sử dụng biện pháp tu từ, học sinh có thể so sánh, nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ như sau:“Các bạn ríu rít như bầy ong vỡ tổ ùa ra khỏi lớp”,“Những bước chân gấp gáp, hối hả chạy vào lớp khi có tiếng trống báo hiệu hết giờ ra chơi”,…

3. Sơ đồ tổng kết

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Biện pháp tu từ là gì? Có những loại biện pháp tu từ nào?

1 586 08/06/2024


Xem thêm các chương trình khác: