TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Xó bếp của Nguyễn Duy (2025) SIÊU HAY
Phân tích bài thơ Xó bếp của Nguyễn Duy gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.
Phân tích bài thơ Xó bếp của Nguyễn Duy
Đề bài: Phân tích bài thơ Xó bếp của Nguyễn Duy
Dàn ý Phân tích bài thơ Xó bếp
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: phân tích bài thơ “Xó bếp” của Nguyễn Duy
II. Thân bài:
- Điệp ngữ “nơi ấy” được sử dụng xuyên suốt bài thơ, đó là một góc xó bếp gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ.
- “Mẹ” một từ thôi đã cho thấy như cả thế giới chúng con.
- Tính từ láy “nhễ nhại” kết hợp với “mồ hôi lao động lam lũ cực khổ
- Một loạt tính từ “lóc nhóc”, “nhá nhem”, “len lén”, “xó xỉnh” để chỉ bầy con thơ.
- Hình ảnh khoai sắn, một loại lương thực gắn bó rất gần gũi với mọi miền quê Việt Nam.
- Các từ láy “xoa sít”, “hít hà”, “lấm tấm”, “lép bép
- Câu ca dao “râu tôm nấu với ruột bầu” Dù nghèo khó, nhiều gian nan nhưng vẫn có được niềm vui sự hạnh phúc
- Còn đun ra đun rơm với bác cơm nếp thơm canh cua ngọt, hình ảnh thật giản dị chất phác.
- Động từ “ghế ngô”, “độn khoai” diễn tả cái khó khăn, đói nghèo
==> Bà vẫn giữ được ngọn lửa trong đêm dài, ngọn lửa thắp sáng lên tia hy vọng, ngọn lửa sưởi ấm cả không gian, ngọn lửa khắc sâu vào tâm trí cháu đến tận bây giờ.
- Từ láy “nhá nhem” là một buổi chiều tối, khi không gian đang dần trở nên mờ ảo.
- Tính từ “tất tưởi” tất bật làm việc mưu sinh cuộc sống, nuôi đàn con nhỏ.
- “Ráng đỏ” có nghĩa là sẽ có mưa vào trưa hôm sau
- Câu hỏi không có lời đáp “ngày mai ta dừng chân nơi nào/ Đâu biết những gì chờ ta đằng kia”. Gợi sự hoang mang lo lắng cho thấy một tương lai mờ mịt không có điểm dừng chân.
Nội dung:
Bài thơ “xó bếp” cũng được coi như một lời tri ân khi xó bếp là nơi khởi đầu của cuộc đời tác giả.
Nghệ thuật:
- Hình ảnh mộc mạc chân thực, những hình ảnh quen thuộc của chốn thôn quê
- Từ láy, nghệ thuật điệp từ “nơi ấy”, tất cả đều góp phần làm lên sức hấp dẫn cho lời thơ, khiến cho bài thơ chạm đến tìm người đọc.
III. Kết bài:
Khẳng định lại nội dung bài thơ, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm
Phân tích bài thơ Xó bếp (mẫu 1)
“Thơ Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc. Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người, những cuộc đời cần cù gian khổ, không tuổi không tên. Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác có thể chỉ là chuyện thoảng qua thì ở anh nó lắng sâu và dường như đọng lại…”- Hoài Thanh. Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông là gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ yêu nước thời kì đó. Trong sự nghiệp cầm bút nhà thơ đã dành rất nhiều thời gian viết về chủ đề người mẹ. Qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm tình cảm, sự yêu thương và trân trọng của mình đối với người mẹ. Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông là bài thơ “Xó bếp”- Mặt trận đường 9 – Nam Lào, 1971. Bài thơ gợi những kỷ niệm quen thuộc gắn bó với tuổi thơ. “Xó bếp” là nơi gắn liền với những ngọn lửa yêu thương, những bữa cơm gia đình chan chứa tình cảm thiêng liêng. Tác phẩm cũng được coi như một lời tri ân khi xó bếp là nơi khởi đầu cho cuộc đời của tác giả:
“Nơi ấy
Mẹ ta nhễ nhại mồ hôi
...
Đâu biết những gì chờ ta đằng kia
Chỉ biết đời ta khởi đầu từ nơi ấy…”
Nguyễn Duy đã từng nói “ta đi trọn kiếp con người” cũng chẳng thể nào quên đi hết “mấy lời mẹ ru”. Bởi đây là tình mẫu tử thiêng liêng, bao la, bất tận.Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi con người khi sinh ra cảm nhận được sâu sắc. “Vì cuộc sống, mẹ sống đời lam lũ. Vì con vui, mẹ gánh hết nỗi đau!”
“Nơi ấy
Mẹ ta nhễ nhại mồ hôi
Đàn con lóc nhóc khóc cười
Buổi nhá nhem len lén mò cơm muội
Bảy sắc cầu vồng trong xó xỉnh lọ lem”
Điệp ngữ “nơi ấy” được sử dụng xuyên suốt bài thơ. Nơi ấy là nơi vô cùng thân thuộc đối với tác giả, đó là một góc xó bếp gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ. Nơi ấy là nơi chan chứa tình yêu thương, nơi của những bữa ăn gia đình. Đặc biệt nơi ấy có mẹ, có tình yêu thương của mẹ, là nơi nuôi con khôn lớn. Mẹ một từ thôi đã cho thấy như cả thế giới chúng con. Dù khi con gặp khó khăn trắc trở, hay khi cả thế giới quay lưng với con, thì cha mẹ vẫn luôn ở bên che chở vỗ về. Đại từ mẹ một từ thiêng liêng nhất, Mẹ là người vĩ đại nhất trên cuộc đời này. Tính từ láy “nhễ nhại” kết hợp với “mồ hôi”. Mẹ lao động lam lũ cực khổ, mồ hôi chảy nhẹ nhàng ướt lắm máu để nuôi con khôn lớn từng ngày. Một loạt tính từ “lóc nhóc”, “nhá nhem”, “len lén”, “xó xỉnh” để chỉ bầy con thơ. Niềm vui, niềm hạnh phúc của một thời ấu thơ trở thành kỷ niệm đẹp, tươi rói trong ký ức hóa những niềm vui lấp lánh, lam lũ trong “xó bếp” của đám trẻ “lọ lem”.
“Nơi ấy
Ta nướng khoai lùi sắn
Xoa xít hít hà… thơm bùi cháy học
Lấm tấm đầy đầu bụi bồ hóng
Lép bép lửa tàu cau
Râu tôm nấu với ruột bầu
Húp suông”
Góc xó bếp ấy là nơi gắn bó với bao kỷ niệm tuổi thơ, kỷ niệm của một thời gian khó. Hình ảnh khoai sắn, một loại lương thực gắn bó rất gần gũi với mọi miền quê Việt Nam. Một kí ức tuổi thơ thật đẹp về quê hương về mẹ yêu dấu chợt ùa về. Các từ láy “xoa sít”, “hít hà”, “lấm tấm”, “lép bép”. Kỷ niệm vui vẻ bên bếp lửa, niềm vui từ những điều nhỏ nhặt nơi những đứa trẻ. Đó là những tiếng nổ nhỏ liên tiếp không đều nhau từ bếp lửa. Là lấm tấm của bụi bồ hóng. Câu ca dao “râu tôm nấu với ruột bầu” gợi bao suy nghĩ. Lời ca dao trên ý muốn nói về tình cảm vợ chồng thủy chung, yêu thương nhau trong mọi hoàn cảnh. Dù nghèo khó, nhiều gian nan nhưng vẫn có được niềm vui sự hạnh phúc. Lời ca dao còn như một lời động viên, hướng đến sự lạc quan dù khó khăn, gian khổ vẫn luôn bên cạnh nhau.
“Nơi ấy
Vùng ta còn đun rạ đun rơm
Cơm nếp cứ thơm canh cua cứ ngọt
Con cá kho dưa quả cà kho tép
Việc vặt giúp bà ta từng quen tay
Gạo chiêm ghế ngô gạo mùa độn khoai
Bà dạy ta chữa khê chữa nhão
Ngọn lửa giữ qua đêm dài trong trấu
Âm ỷ lòng ta đến bây giờ”
Cũng tại nơi xó bếp ấy, nơi vùng quê nghèo còn đun ra đun rơm với bác cơm nếp thơm canh cua ngọt, hình ảnh thật giản dị chất phác. Cua, cá, quả cà, gạo chiêm, ngô gạo là những hình ảnh gắn bó quen thuộc với những bữa cơm hằng ngày của người dân vùng quê. Hình ảnh người bà suất hiện trong những câu thơ trên gợi ta liên tưởng tới hình ảnh bà trong bài thơ bếp lửa
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
…Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Hình ảnh bàn tay bà vuốt ve bếp lửa, chăm cháu học, dậy cháu những điều trên đời. Cũng giống như bà trong bài thơ xó bếp, bà dạy cháu từ những điều nhỏ nhặt nhất. Bà dạy cháu chữa khê chữa nhão. Bà và mẹ, hai người phụ nữ thiêng liêng nhất, điển hình cho người phụ nữ Việt Nam. Động từ “ghế ngô”, “độn khoai” diễn tả cái khó khăn, đói nghèo trong những tháng ngày gian nan chiến đấu. Bà vẫn giữ được ngọn lửa trong đêm dài, ngọn lửa thắp sáng lên tia hy vọng, ngọn lửa sưởi ấm cả không gian, ngọn lửa khắc sâu vào tâm trí cháu đến tận bây giờ.
“Nơi ấy
Nhá nhem giữa quên và nhớ
Đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ
Mây chiều hôm gánh gạo đưa ta
Tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ”
Cũng tại nơi ấy từ láy “nhá nhem” được lặp lại một lần nữa. Đó là một buổi chiều tối, khi không gian đang dần trở nên mờ ảo. Đó là ranh giới giữa quên và nhớ, hai từ hoàn toàn đối lập nhau. Nguyễn Duy đã sử dụng thành công khi đưa bóng bà và mẹ xuất hiện một lần nữa. Cuộc sống nghèo đói khó khăn, đè nặng lên đôi vai những người phụ nữ Việt Nam. Tính từ “tất tưởi” đã thể hiện rõ điều đó. Họ phải tất bật làm việc mưu sinh cuộc sống, nuôi đàn con nhỏ. “Cầu vồng ráng đỏ” ý muốn báo dấu hiệu của thời tiết. “Ráng đỏ” có nghĩa là sẽ có mưa vào trưa hôm sau, chính vì thế người bà người mẹ phải vội vã gánh gạo về kịp khỏi trời mưa.
“Mặt trận rời vào sâu
Ngày mai ta dừng chân nơi nào
Khoảng trống phía trước vẫn bỏ ngỏ
Đâu biết những gì chờ ta đằng kia
Chỉ biết đời ta khởi đầu từ nơi ấy…”
Nguyễn Duy quên đi hết những khổ đau nơi mặt trận. Câu hỏi không có lời đáp “ngày mai ta dừng chân nơi nào/ Đâu biết những gì chờ ta đằng kia”. Gợi sự hoang mang lo lắng cho thấy một tương lai mờ mịt không có điểm dừng chân. Người thanh niên ấy chỉ biết lớn lên từ nơi ấy, từ xó bếp nhỏ. Chính xó bếp đầy kỷ niệm ấy đã nuôi lớn bao đứa trẻ.
Bài thơ nói đến nơi ấy, nơi xó bếp quen thuộc nuôi dưỡng gắn bó với tuổi thơ của mỗi con người. Đặc biệt nơi xó bếp ấy là nơi gắn liền với bữa cơm gia đình, nơi chứa chan tình cảm thiêng liêng của bà- cháu, của mẹ và con. Bài thơ “xó bếp” cũng được coi như một lời tri ân khi xó bếp là nơi khởi đầu của cuộc đời tác giả. Nguyễn Duy đã khéo léo đưa vào bài thơ những hình ảnh mộc mạc chân thực, những hình ảnh quen thuộc của chốn thôn quê. Tác giả sử dụng hàng loạt từ láy, nghệ thuật điệp từ “nơi ấy”, tất cả đều góp phần làm lên sức hấp dẫn cho lời thơ, khiến cho bài thơ chạm đến tìm người đọc.
Bài thơ “xó bếp” đã mang đến nhiều giá trị trong cuộc sống. Hạnh phúc không tìm ở đâu xa mà xuất phát từ những điều gần gũi, giản dị nhất xung quanh chúng ta. Qua bài thơ Nguyễn Duy muốn gửi đến một thông điệp trân quý mà sâu sắc, thi sĩ muốn gửi gắm đến tất cả những độc giả về sự trân trọng những điều nhỏ bé xung quanh chúng ta. Nơi đó đơn giản chỉ có bà, có mẹ, có gia đình, có những bữa ăn đạm bạc đó mới chính là hạnh phúc thật sự.
Phân tích bài thơ Xó bếp (mẫu 2)
Bài thơ "Xó Bếp" của Nguyễn Duy là một tác phẩm tinh tế và đầy cảm xúc, nó làm cho tôi nhớ về những khoảnh khắc ấm áp và quen thuộc trong gia đình. Từng dòng thơ như là một cuộc hành trình quay về tuổi thơ và quê hương, khiến tôi cảm nhận được hương vị của cơm nước và tiếng cười sum vầy bên bếp lửa.
Tác giả đã sử dụng ngôn từ mộc mạc và chân thành để tái hiện lại hình ảnh của một góc bếp, nơi mà tình thương gia đình được thể hiện qua từng bát cơm, từng món ăn và từng cử chỉ chăm sóc. Tôi cảm nhận được sự ấm áp và an lành trong không gian đó, nơi mà mỗi thành viên trong gia đình đều cảm thấy được yêu thương và chăm sóc.
"Bếp lửa ấm nồng, bát cơm sum vầy", những từ ngữ đơn giản nhưng chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc về tình thương và sự hi sinh của người mẹ. Bài thơ như là một lời tri ân sâu sắc đối với người mẹ, người luôn hy sinh và chăm sóc cho gia đình, cung cấp cho chúng ta niềm vui và sự ấm áp từ mỗi bữa ăn.
Đọc bài thơ, tôi cảm nhận được sự quý trọng và biết ơn đối với những giây phút bên gia đình và những bữa cơm đầy ý nghĩa. Nó khiến tôi nhớ về những giá trị cơ bản và ý nghĩa thực sự của cuộc sống, và tôi cảm thấy biết ơn với mỗi khoảnh khắc bên gia đình.
Phân tích bài thơ Xó bếp (mẫu 3)
"Xó bếp" là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ ca của Nguyễn Duy, với sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn, giữa suy tư và cảm xúc. Bài thơ đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ và cảm xúc sâu lắng về xó bếp - một hình ảnh gắn liền với tuổi thơ và ký ức của mỗi người.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sinh động về xó bếp qua những hình ảnh quen thuộc: "bếp lửa", "khói", "mẹ", "nồi cháo", "cơm", "thịt mỡ". Bếp lửa được ví như "lòng yêu thương", là nơi mẹ chắt chiu, vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Khói bếp là "kí ức", là "nỗi niềm", là những thăng trầm trong cuộc đời mỗi người. Hình ảnh mẹ tảo tần bên bếp lửa gợi cho ta cảm giác ấm áp, thân thương và biết ơn về sự hy sinh thầm lặng của mẹ.
Tiếp theo, bài thơ là những dòng hồi tưởng về tuổi thơ của tác giả gắn liền với xó bếp. Đó là những kỷ niệm đẹp đẽ, bình dị nhưng đầy ý nghĩa: "bếp lửa hồng", "kí ức tuổi thơ", "bếp lửa ấp iu", "lời ru của mẹ". Bếp lửa là nơi lưu giữ những ký ức đẹp đẽ nhất của tuổi thơ, là nơi mẹ ru con bằng những lời ru ngọt ngào, âu yếm.
Tuy nhiên, khi trưởng thành, tác giả đã có những suy nghĩ khác về xó bếp. Bếp lửa không chỉ là nơi nấu nướng mà còn là nơi chứng kiến những đổi thay của cuộc đời. Bếp lửa giờ đây "lạnh lùng", "chỉ còn là tro tàn". Hình ảnh bếp lửa lạnh lẽo như thể hiện sự nuối tiếc về những giá trị truyền thống đang dần mai một.
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh bếp lửa được thắp lên một lần nữa, thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng. Bếp lửa sẽ mãi là biểu tượng cho tình yêu thương, sự hy sinh và những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Bài thơ "Xó bếp" đã cho tôi thấy được giá trị của gia đình và những giá trị truyền thống tốt đẹp. Bếp lửa là biểu tượng cho tình yêu thương, sự hy sinh và là nơi lưu giữ những ký ức đẹp đẽ nhất của mỗi người. Bài thơ cũng như một lời nhắc nhở chúng ta cần trân trọng những giá trị truyền thống và giữ gìn ngọn lửa yêu thương trong gia đình.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)