Miêu tả là gì? Văn miêu tả là gì? Đặc điểm, tác dụng, cách làm bài văn miêu tả

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết Miêu tả là gì? Văn miêu tả là gì? Đặc điểm, tác dụng, cách làm bài văn miêu tả với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ...  Mời các bạn đón xem:

1 187 04/12/2024


Miêu tả là gì? Văn miêu tả là gì? Đặc điểm, tác dụng, cách làm bài văn miêu tả

1. Miêu tả là gì?

Miêu tả là phương thức dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc có trình tự và dẫn tới kết thúc. Bên cạnh truyền tải nội dung câu chuyện, tự sự còn khắc hoạ tính cách nhân vật. Thông qua đó, chúng ta còn cảm nhận được những bài học, thông điệp sâu sắc, mới mẻ về con người, cuộc sống.

Miêu tả là một trong 6 phương thức biểu đạt văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính - công vụ.

2. Văn miêu tả là gì?

Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.

Trong văn miêu tả, tác giả thường sử dụng các kỹ thuật miêu tả để tạo ra hình ảnh sinh động và thu hút người đọc. Các kỹ thuật này có thể bao gồm việc sử dụng các từ ngữ mô tả, các phép tả đặc biệt, so sánh, nhân hoá, tượng trưng và ánh sáng. Những kỹ thuật này giúp tác giả tạo ra một tác phẩm đẹp mắt và sống động.

3. Vai trò của văn miêu tả

Văn miêu tả là một loại văn chương mô tả về một vật, một sự việc hoặc một cảnh vật nhất định, với mục đích tạo ra hình ảnh sống động trong tâm trí của độc giả. Văn miêu tả có vai trò rất quan trọng trong đời sống vì nó giúp con người hiểu và tưởng tượng về thế giới xung quanh mình.

Với vai trò của mình, văn miêu tả có thể được sử dụng để mô tả một cảnh vật đẹp, một người hoặc một đối tượng cụ thể. Nó cũng có thể được sử dụng để miêu tả một cảnh vật khó khăn hoặc một tình huống đáng sợ để độc giả có thể cảm nhận được cảm xúc của nhân vật.

Trong văn học và nghệ thuật, văn miêu tả được sử dụng để tạo ra hình ảnh sống động cho độc giả hoặc khán giả. Nó cũng có thể được sử dụng trong các lĩnh vực khác như du lịch, quảng cáo, giáo dục và truyền thông để tạo ra một hình ảnh cụ thể trong đầu người xem hoặc đọc.

Văn miêu tả cũng có vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin một cách rõ ràng và chính xác. Nó giúp độc giả hoặc người xem hình dung chính xác về một vật, một sự việc hoặc một cảnh vật. Điều này đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực như khoa học, y học và công nghệ, nơi một mô tả chính xác và rõ ràng có thể giúp hiểu rõ hơn về các khái niệm phức tạp.

Vì những lý do này, văn miêu tả có vai trò quan trọng trong đời sống và đóng góp vào việc truyền tải thông tin, tạo hình ảnh và giúp con người hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh mình.

4. Đặc điểm của văn miêu tả

- Sử dụng các từ ngữ màu sắc, âm thanh, mùi vị, cảm giác để mô tả chi tiết hay sử dụng các thể hiện biểu cảm và cảm xúc để tạo nên sự sống động cho câu chuyện

- Tập trung và sự tường minh và chi tiết để mô tả vật người hoặc cảnh vật

- Sử dụng ngôn ngữ hình ảnh và các phép tu từ để tạo ra hình ảnh sống động trong người đọc

- Thường được sử dụng để tạo bối cảnh và truyền tải ở những ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện

- Thường được sử dụng trong văn bản văn học văn xuôi văn nghệ

- Điểm nổi bật của văn miêu tả là khả năng truyền tải một cảm giác một tình huống hoặc một thời khắc cho người đọc

- Văn miêu tả là loại văn mang tính chất thể hiện được cái mới mẻ cũng như cái riêng trong cách quan sát và cách cảm nhận của người viết trong văn miêu tả những cái mới cái riêng vẫn phải gắn với cái chân thật

- Ngôn ngữ trong văn miêu tả thường giàu cảm xúc, hình ảnh và có nhịp điệu âm thanh

- Muốn viết tốt được bài văn miêu tả trước hết chúng ta phải biết quan sát sau đó nhận xét sử dụng các biện pháp liên tưởng như so sánh, ẩn dụ để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật đó.

5. Phân loại văn miêu tả

a. Văn tả cảnh

Văn tả cảnh là những bài văn gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hoặc phong cảnh sinh hoạt. Nó như gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm riêng của cảnh. Khi làm bài văn tả cảnh nghệ thuật quan sát và lựa chọn được những hình ảnh tư tưởng nhất và trình bày những điều quan trọng được theo một trình tự nhận định.

Bố cục của bài văn tả cảnh

- Mở bài giới thiệu vào cảnh sẽ được tả

- Thân bài tập chung vào tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể theo một số bước sau

+ Từ khái quát đến cụ thể

+ Không gian từ ngoài vào trong

+ Không gian từ dưới lên trên

- Kết bài với bài văn tả cảnh người viết phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó

Ví dụ về văn tả cảnh như

+ Hãy miêu tả một cảnh vật ở quê hương em

+ Hãy miêu tả một bức tranh lao động ở quê hương em

b. Văn tả người

Văn tả người là những bài văn gợi tả về các nét ngoại hình, hành động, tính cách theo lời nói của một nhân vật cụ thể được miêu tả. Có hai loại văn tả người đó là tả chân dung của nhân vật như miêu tả về ngoại hình, tính cách hoặc tả người trong tư thế đang làm việc tả người trong hành động. Chú ý đến các chi tiết thể hiện trạng thái cảm xúc, cử chỉ.

Bố cục bài văn tả người

- Mở bài giới thiệu đôi nét về người được tả nêu mối quan hệ với đối tượng được miêu tả

- Thân bài miêu tả khái quát về nghề nghiệp, vóc dáng, tuổi tác và chi tiết về ngoại hình như lời nói ,cử chỉ, hành động. Nếu làm bài văn tả người đang làm việc thì cần quan sát vào các động tác của từng bộ phận như khuôn mặt thay đổi, ánh mắt, trạng thái, cảm xúc thông qua miêu tả để khơi gợi lên tính cách của nhân vật. Qua việc tả các chi tiết mà người đọc có thể cảm nhận được và hình dung được nét tính cách của đối tượng và thái độ của người Miêu tả đối với đối tượng đó

- Kết bài nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của chính người viết về người được miêu tả

Một số ví dụ về văn tả người như tả mẹ của em, tả bố của em hoặc tả một em bé đang chơi tả một bác nông dân đang làm việc

c. Văn tả sáng tạo

Văn tả sáng tạo có đối tượng miêu tả sáng tạo, thường được xuất hiện trong hình dung tưởng tượng của người viết bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó như người hay cảnh vật. Khi miêu tả sáng tạo ta cần đảm bảo các yêu cầu như tả cảnh tưởng tượng cần phải đảm bảo một số nét thực tế trong đời sống.

Ví dụ khi miêu tả một phiên chợ trong tưởng tượng ta cần dựa trên những đặc điểm xảy ra của cảnh ấy để làm cơ sở tư tưởng như không khí của quang cảnh chợ, số lượng người, lứa tuổi và các tầng lớp đến chợ chợ diễn ra ở đâu, địa điểm nào, thời tiết khí hậu của chợ lúc đó ra sao. Những cơ sở đó chính là cơ sở thực tế để chúng ta tưởng tượng thêm theo ý nghĩ của mình.

Tả người trong tưởng tượng thường là những người có đặc điểm khác biệt như ông tiên, ông bụt, các nhân vật anh hùng trong truyền thuyết. Tuy nhiên vẫn cần dựa vào một số đặc điểm có tính chất đặc trưng để tưởng tượng ra những nét ngoại hình cho phù hợp.

Lưu ý dù miêu tả theo cách nào hoặc đối tượng nào thì chúng ta cũng cần chú ý vận dụng những phương pháp so sánh trong bài văn miêu tả để hình dung bài văn sinh động hơn.

6. Những lưu ý khi viết văn miêu tả

- Mô tả chi tiết để tạo ra hình ảnh sống động cho người đọc ta cần mô tả chi tiết và tưởng tượng về các đối tượng cảnh vật người hoặc sự việc bạn muốn miêu tả

- Sử dụng các từ ngữ màu sắc sử dụng các từ ngữ màu sắc âm thanh mùi vị và cảm giác để tạo ra hình ảnh sống động và gợi nhớ cho người đọc

- Sử dụng ngôn ngữ hình ảnh sử dụng ngôn ngữ hình ảnh để truyền tải ý nghĩa sâu sắc và tạo ra một tác phẩm văn học sáng tạo

- Tránh miêu tả quá dài dòng và không cần thiết tránh sử dụng quá nhiều chi tiết và miêu tả không cần thiết điều này có thể khiến người đọc chán nản và mất hứng thú

- Tập trung vào cảm xúc và tình huống sử dụng cảm xúc và tình huống để tạo ra sự kết nối với người đọc và giúp họ tưởng tượng và cảm nhận được cảnh vật sự việc hay nhân vật được miêu tả

- Tùy thuộc vào mục đích và đối tượng đọc mà sử dụng phong cách văn miêu tả phù hợp

- Đọc và chỉnh sửa để cải thiện chất lượng của Văn

7. Cách làm bài văn miêu tả

– Xác định đối tượng miêu tả

Đối tượng miêu tả có thể là một người, một đồ vật nào đó… đối tượng sẽ được nêu cụ thể trong phần đề bài.

– Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu

Như định nghĩa của miêu tả, người viết phải chọn ra những đặc điểm của đối tượng để người đọc có thể hình dung được đối tượng.

Ví dụ: tả mẹ của em: có thể miêu tả về màu tóc, vóc dáng, chiều cao, khuôn mặt của mẹ…

– Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.

Những kĩ năng cần có khi làm bài văn miêu tả:

– Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.

– Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.

– Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

8. Một số đề văn miêu tả

Đề 1: Tả cô giáo em đang giảng bài

Bài làm

Em đã từng rất ghét và sợ môn văn, em đã từng nghĩ rằng tại sao trên cuộc đời này lại có một môn học nhàm chán như thế, chẳng thú vị như toán, hay vui nhộn như Anh,.. nhưng có lẽ cô Thủy đã khiến em thay đổi suy nghĩ sai lè ấy, cô đã khiến vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng của môn văn học chạm đến trái tim sắt đá của con người khô cằn như em. Tiết học văn hô ấy đã khiến em phải xúc động.

Em còn nhớ ý nguyên hôm ấy cô mặc chiếc áo dài màu xanh, dáng cô thanh mảnh, dịu dàng bước trên bục giảng, cô nở nụ cười thật tươi. Hôm ấy cô có giao bài văn Tả mẹ. Giọng cô nhẹ nhàng, du dương như tiếng vĩ cầm, cô bảo chúng em rằng phải quan sát mẹ cho kĩ như thế nào, phải tả như nào cho chân thực, và đặc biệt từng câu chữ phải được xuất phát từ con tim, từ tình yêu thương ngọt ngào mà chính chúng em dành cho mẹ. Thỉnh thoảng cô lại gọi một vài bạn đứng lên kể về kỉ niệm đáng nhớ với mẹ. Rồi giọng cô trầm trầm :

- Hồi cô còn nhỏ, cô đã từng rất lười học văn, hồi ấy cô toàn bị điểm kém thôi, nhưng có một lần cô được giao về nhà đề văn kể về mẹ như hôm nay cô giao cho các em này, và cô đã dành thật nhiều thời gian quan sát mẹ, để dành yêu thương cho mẹ, và cô mới thật sự nhận ra rằng, mẹ đã thực sự vất vả như thế nào để cố gắng kiếm tiền cho đủ học phí đóng học cho đủ tiền ăn. Và từ hôm ấy cô quyết tâm học tập và kết quả dần tiến bộ hơn.

Nghe cô kể, em lại nghĩ đến hình ảnh mẹ đang lau từng giọt mồ hôi đứng cấy lúa giữa cái nắng oi ả của mùa hạ, em thương mẹ, em thương những vất vả nhọc nhằn của mẹ. Và từ tiết học hôm ấy, em quyết tâm học tập nghiên cứu thật kĩ về môn văn, kết quả học tập dần dần tiến bộ hơn. Em cảm ơn cô Thủy và tiết học thần kì hôm đấy, nhờ có cô mà có lẽ em đã thấy được tình yêu mãnh liệt của mình với môn văn đáng yêu ấy.

Đề 2: Tả mẹ

Bài làm

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thuở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo. Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách một đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhở chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời em. Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

Năm nay mẹ em đã 35 tuổi rồi nhưng dáng mẹ cân đối, đi lại nhẹ nhàng duyên dáng, khuôn mặt mẹ hình trái xoan.

Trước đây da mẹ em trắng hồng tự nhiên nhưng gần đây mẹ đi làm vất vả nên làn da mẹ dã rám nắng, đôi môi sạm đi rất nhiều.

Mái tóc mẹ dài đen nháy, đôi mắt mẹ đẹp to tròn, đen láy. Mẹ em lúc nào cũng vui vẻ tươi cười với mọi người. Mẹ em ăn mặc giản dị, gọn gàng nhưng nhìn vẫn rất đẹp.

Mẹ em tính tình dịu hiền sống tran hòa với mọi người nhưng trong việc dạy dỗ các con thì mẹ em lại rất nghiêm khắc.

Sáng sớm mẹ em đã dậy nấu cơm cho ba bố con em. Mẹ bận rộn nhiều việc nhưng vẫn dành thời gian cho gia đình, giúp em giải các bài toán khó.

Mỗi lần em mắc sai lầm hay bị điểm kém thì mẹ nhẹ nhàng nhắc nhở và dạy bảo em lần sau không nên mắc sai và luôn chăm ngoan học thật giỏi để khỏi phụ lòng cha mẹ thầy cô đã nuôi dạy em khôn lớn

Em rất yêu mẹ. Em tự hào và hạnh phúc khi em là con của mẹ em.

1 187 04/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: