Từ loại là gì? Cách xác định từ loại?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về từ loại với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được từ loại để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 489 27/06/2024


Từ loại

1. Khái niệm

Từ loại là tập hợp những từ có thuộc tính giống nhau, có vai trò như nhau trong cấu trúc ngữ pháp và đôi khi có hình thái giống nhau. Những từ có chung đặc điểm khái quát và ý nghĩa ngữ pháp sẽ được phân thành một nhóm.

2. Các từ loại

a) Danh từ

Danh từ là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )

Khi phân loại danh từ tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và danh từ chung .

- Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. )

- Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật ). Danh từ chung có thể chia thành 2 loại :

+ Danh từ cụ thể : là danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,...).

+ Danh từ trừu tượng : là các danh từ chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,... )

b) Tính từ

Là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,...

- Từ chỉ đặc điểm :

Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối,...). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình ) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,... Đó là các nét riêng , vẻ riêng về màu sắc , hình khối, hình dáng, âm thanh,...của sự vật . Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát,suy luận, khái quát,...ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật...

Ví dụ: + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : Cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ,...

+ Từ chỉ đặc điểm bên trong : tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,...

- Từ chỉ tính chất :

Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,...), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích , tổng hợp ta mới có thể nhân biết được. Do đó , từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ : Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,...

- Từ chỉ trạng thái :

Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.

Ví dụ : Trời đang đứng gió .

Người bệnh đang hôn mê.

Cảnh vật yên tĩnh quá.

Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ.

c) Động từ

Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái là : nếu như động từ chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,...) thì động từ chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong, ...).

+ Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,...

+ Động từ chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,...

+ Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,...

+ Động từ chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,...

d) Đại từ

Là những từ dùng để xưng hô hay là để thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu để không bị lặp lại từ

Đại từ xưng hô là đại từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi, mày, chúng mày,...

- Đại từ có thể làm chủ ngữ

Ví dụ: Tôi học bài

- Làm vị ngữ

Ví dụ: Người được nhắc đến là tôi

- Làm bổ ngữ

Ví dụ: Mọi người rất yêu quý tôi

- Làm định ngữ

Ví dụ: Bố mẹ tôi rất tự hào

- Làm trạng ngữ

e) Quan hệ từ

Là từ nối các từ ngữ hoặc các câu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà,...

- Từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là:

+ Vì...nên...; do....nên...; nhờ...mà.... (biểu thị nguyên nhân - kết quả)

+ Nếu...thì...; hễ...thì.... (biểu thị giả thiết - kết quả; điều kiện - kết quả)

+ Tuy...nhưng....; mặc dù....nhưng... (biểu thị quan hệ tương phản)

+ Không những...mà còn...; không chỉ....mà còn... (biểu thị quan hệ tăng tiến)

Ví dụ: Vì bị ốm nên Lan không đi học được

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

1 489 27/06/2024


Xem thêm các chương trình khác: