Thán từ là gì? Tác dụng của thán từ? Phân loại và vị trí của thán từ trong câu
Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về thán từ với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức về thán từ để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:
Thán từ
1. Thán từ là gì?
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết hoặc dùng để gọi đáp.
Ví dụ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
2. Tác dụng của thán từ
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Chúng ta sử dụng thán từ trong hàng ngày rất nhiều, có thể kể đến trong những lời văn tiếng nói hàng ngày, hay gặp trong các tác phẩm học thuật như sách, báo chí và thậm chí là cả truyện nữa. Vì vậy, ta có thể thấy thán từ là một phần không thể thiếu trong đời sống.
3. Vị trí của thán từ trong câu
- Thán từ được tách riêng thành 1 câu đặc biệt để bổ nghĩa cho câu phía sau nó.
Ví dụ: Trời ơi! Tôi biết làm sao bây giờ.
Từ “trời ơi” là một câu đặc biệt và cũng là thành phần thán từ trong câu.
- Thán từ là một bộ phận trong câu và có thể đứng ở vị trí đầu hay giữa câu.
Ví dụ: Này, bạn đi đâu đó?
Thán từ “này” đứng vị trí đầu câu.
4. Các loại thán từ
- Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm các từ như “ôi, trời ơi, than ôi…”
Ví dụ: Chao ôi! Hôm nay trời nóng quá.
- Thán từ gọi đáp: gồm các từ như “ này, hỡi, ơi, vâng, dạ…”
Ví dụ: Này, con sắp muộn giờ học rồi đó.
5. Phân biệt phó từ, trợ từ và thán từ
Phó từ | Trợ từ | Thán từ | |
Khái niệm |
Phó từ gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ và tính từ nhằm mục đích bổ sung ý nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ đó trong câu. Cụ thể:
|
Trợ từ thường chỉ có một từ ngữ trong câu, được sử dụng nhằm biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói tới ở từ ngữ đó. | Thán từ là những từ ngữ được sử dụng trong câu với mục đích nhằm bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng được dùng để gọi và đáp trong giao tiếp. Vị trí mà thán từ thường xuất hiện nhiều nhất trong câu là ở vị trí đầu câu. |
Vai trò |
Phó từ đi kèm với động từ và tính từ với vai trò bổ sung ý nghĩa cho các từ loại này về các phương diện cụ thể sau:
|
Vai trò của trợ từ trong câu là được sử dụng để biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó đang được nhắc đến. | Vai trò của thán từ chủ yếu xuất hiện đầu câu và các từ ngắn gọn như mục đích biểu cảm, bộc lộ tình cảm cảm xúc. |
Phân loại |
Tùy theo vị trí trong câu so với các động từ, tính từ thế nào mà phó từ có thể được chia thành 2 loại như sau:
– Phó từ quan hệ thời gian như: đã, sắp, từng… – Phó từ chỉ mức độ như: rất, khá… – Phó từ chỉ sự tiếp diễn như: vẫn, cũng… – Phó từ chỉ sự phủ định như: không, chẳng, chưa… – Phó từ cầu khiến như: hãy, thôi, đừng, chớ…
– Bổ nghĩa về mức độ như: rất, lắm, quá… – Bổ nghĩa về khả năng như: có thể, có lẽ, được… – Bổ nghĩa về kết quả như: ra, đi, mất… |
Có 2 loại trợ từ chính trong tiếng Việt mà bạn cần ghi nhớ, cụ thể:
|
Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn Lớp 8, thán từ bao gồm 2 loại đó là:
Ví dụ: Chao ôi! Chiếc váy này thật là đẹp.
Ví dụ: Này, bạn sắp trễ mất buổi họp hôm nay rồi đó. |
Ví dụ |
=> Phó từ không thể hiện sự phủ định
=> Phó từ đang chỉ ý nghĩa sự việc này xảy ra ở hiện tại.
=> Phó từ cũng là phó từ thể hiện sự tiếp diễn hai nghề nghiệp của chủ ngữ ca sĩ Hoàng Dũng.
=> Phó từ rất đã nhấn mạnh mức độ đẹp hơn mức bình thường của chiếc áo.
=> Phó từ chớ thể hiện sự cầu khiến không nên mất bình tĩnh, sớm bỏ cuộc.
|
=> Có thể thấy trong câu trên, thán từ được sử dụng là từ: than ôi . |
=> Như vậy, trợ từ được sử dụng trong câu trên là loại trợ từ nhấn mạnh, đó là từ: đích thị . Từ đích thị đã nhấn mạnh hơn cho người nghe về việc Trâm Anh là người có giọng hát hay nhất khối lớp 9.
=> Trợ từ chính trong ví dụ trên được sử dụng để nhằm đánh giá về hiện tượng bạn Hoàng là đối tượng đang nói chuyện riêng trong giờ học. |
7. Bài tập về thán từ
Bài 1: Chỉ ra các thán từ trong các câu sau:
a) Vâng! Ông giáo dạy phải!
b) Vâng! Cháu cũng đã nghĩ như cụ.
c) Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.
Đáp án: Các thán từ là “Vâng, này”
Bài 2: Đọc đoạn văn sau:
Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?
A. Biểu lộ sự than thở vì bất lực.
B. Biểu lộ sự ngạc nhiên.
C. Biểu lộ sự nghi ngờ.
D. Biểu lộ sự chua chát.
Đáp án: D
Bài 3: Đọc đoạn văn sau:
Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ?
A. Trời ơi!
B. Ngày mai con chơi với ai?
C. Khốn nạn thân con thế này?
D. Con ngủ với ai?
Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:
Trắc nghiệm Trợ từ, Thán từXem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)