Biện pháp tu từ là gì? Có những loại biện pháp tu từ nào?
Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về Các biện pháp tu từ với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được các biện pháp tu từ để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:
Các biện pháp tu từ
1. Khái niệm
Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay được sử dụng trong các tác phẩm văn học.
2. Tác dụng
Sử dụng các biện pháp tu từ để có thể dễ dàng hơn trong việc truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc về mỗi sự vật, sự việc đến bạn đọc một cách dễ dàng và sinh động hơn.
3. Các loại biện pháp tu từ thường gặp
a) Biện pháp tu từ từ vựng:
+ Biện pháp so sánh
+ Biện pháp ẩn dụ;
+ Biện pháp hoán dụ;
+ Biện pháp nhân hóa
+ Biện pháp điệp ngữ;
+ Biện pháp nói giảm - nói tránh;
+ Biện pháp nói quá;
+ Biện pháp liệt kê;
+ Biện pháp chơi chữ.
b) Biện pháp tu từ cú pháp:
+ Đảo ngữ;
+ Điệp cấu trúc;
+ Chêm xen;
+ Câu hỏi tu từ;
+ Phép đối.
3.1. Biện pháp so sánh
- Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
- Tác dụng: Việc sử dụng biện pháp so sánh giúp cho hình ảnh được miêu tả sinh động hơn, giúp người đọc dễ dàng hiểu, tưởng tượng và hình dung rõ nét hơn về hình ảnh đang nói đến.
3.2. Biện pháp nhân hóa
- Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
- Tác dụng: Làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn.
Ví dụ
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]
3.3. Biện pháp liệt kê
- Khái niệm: Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”
[Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý]
3.4. Biện pháp nói giảm nói tránh
- Khái niệm: là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”
[Bác ơi – Tố Hữu]
3.5. Biện pháp ẩn dụ
- Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ẩn dụ có 04 loại: Ẩn dụ hình thức; Ẩn dụ cách thức; Ẩn dụ phẩm chất; Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Tác dụng: có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm.
* Lưu ý: cần phân biệt biện pháp ẩn dụ và so sánh:
Biện pháp ẩn dụ khác với biện pháp so sánh ở chỗ, ẩn du còn được coi là so sánh ngầm. So sánh thường có các dấu hiệu dễ dàng nhận biết hơn, còn ẩn dụ thì không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật, sự việc được nêu ra.
Ví dụ:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
[Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải]
3.6. Biện pháp hoán dụ
- Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có 04 hình thức hoán dụ, gồm:
+ Lấy bộ phận chỉ cái toàn thể;
+ Lấy sự vật chứa đựng gọi sự vật bị chứa đưng;
+ Lấy dấu hiệu, đặc điểm của sự vật chỉ các sự vật;
+ Lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tương, vô hình.
- Tác dụng: Biện pháp hoán dụ có tác dụng tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn.
Ví dụ:
“Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
[Truyện Kiều - Nguyễn Du]
3.7. Biện pháp nói quá
- Khái niệm: Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Tác dụng: Biện pháp hoán dụ có tác dụng tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn.
Ví dụ:
“Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi”
[Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi]
3.8. Biện pháp chơi chữ
Chơi chữ là việc lợi dụng những đặc điểm về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước và cả châm biếm để làm cho câu văn trở nên hấp dẫn và thú vị hơn. Biện pháp tu từ này được sử dụng phổ biến trong thơ ca chính thống, ca dao, tục ngữ gắn liền trong cuộc sống đời thường.
Mục đích của việc sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ giúp câu thơ, câu văn thêm phần dí dỏm, trào phúng và có tính giáo dục cao.
Có 05 biện pháp chơi chữ phổ biến, như là:
* Cách chơi chữ bằng từ đồng âm;
* Cách chơi chữ dùng từ gần âm;
* Lối chơi chữ sử dụng điệp âm;
* Cách chơi chữ dùng từ nói lái;
* Chơi chữ dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
3.9. Biện pháp đảo ngữ
Đảo ngữ được hiểu đơn giản là việc thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có. Việc thay đổi trật tụ kết cấu cú pháp trong câu thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả, đồng thời sẽ tạo ra sắc thái tu từ.
Việc sử dụng đảo ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh thể hiện cảm xúc của người viết.
Ví dụ như câu thơ trong bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan: "Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà."
3.10. Châm xen
Đây là biện pháp chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.
Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ này là thường sẽ đứng sau dấu gạch nối hoặc trong ngoặc đơn
3.11. Câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ là câu hỏi được đặt ra nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời hoặc câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. Loại câu này được sử dụng nhiều trong các văn bản nghệ thuật, có tác dụng làm lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú và có thể hiểu theo cách của mình.
Việc sử dụng câu hỏi tu từ, tác giả muốn tập trung sự chú ý của người đọc, người nghe vào nội dung mà họ muốn gửi gắm.
Dấu hiệu nhận biết của câu hỏi tu từ thường là những câu khẳng định hay câu phủ định Câu hỏi tu từ với hình thức nghi vấn với một dấu hỏi ở cuối câu, nhấn mạnh ý mà mình muốn biểu đạt
3.12. Phép đối
Phép đối là cách sắp xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau.
Việc sử dụng phép đối, tác giả muốn tạo hiệu quả về sự giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó.
Dấu hiệu nhận biết phép đối:
- Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau;
- Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ lợi với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ;
- Các từ đối nhau hoặc là đồng nghĩa với nhau, hoặc là trái nghĩa với nhau, hoặc là cùng trường nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.
3.13. Điệp cấu trúc
Đây là một biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc, nhằm mục đích tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ.
Điệp cấu trúc nhằm nhấn mạnh nội dung, tạo sự nhịp nhàng cân đối cho văn bản.
Ví dụ: Trong Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh có sử dụng biện pháp điệp cấu trúc: chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
4. Sơ đồ tổng kết
Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ (2024)
Đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm - nói tránh (2024)
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)