Đảo ngữ là gì? Tác dụng và dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ đảo ngữ

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về biện pháp đảo ngữ với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được biện pháp tu từ đảo ngữ để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 748 06/11/2024


Biện pháp tu từ đảo ngữ

1. Đảo ngữ là gì?

Đảo ngữ là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh đặc điểm, hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói)

Ví dụ:

"Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, rợ mấy nhà"

(Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

Nếu theo đúng cấu trúc ngữ pháp thông thường sẽ là "Vài chú tiều lom khom dưới núi" và "Bên sông lác đác rợ mấy nhà". Tuy nhiên ở đây thi nhân đã đảo các tính từ "lom khom" và "lác đác" ở vị trí vị ngữ lên đầu câu để nhấn mạnh cho dánh vẻ nhỏ bé, cảnh vật hiu quạnh giữa không gian núi rừng rộng lớn, bao la nơi đèo ngang. Từ đó mà làm bật ra tâm trạng cô đơn, cô quanh được giấu kín trong tâm hồn tác giả.

2. Tác dụng của đảo ngữ

- Tăng tính nhấn mạnh và làm nổi bật ý muốn truyền đạt.

- Rõ ràng hóa thông điệp.

- Tạo sự thú vị và sáng tạo cho lời thơ, câu văn.

3. Phân loại đảo ngữ

a) Đảo các thành phần trong câu

- Đảo ngữ các thành phần trong câu có nghĩa là thay đổi vị trí các thành phần của câu, tạo ra sự khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ.

- Ngoài ra, còn có đảo ngữ thứ tự giữa các tính từ trong câu để tạo ra hiệu ứng nghệ thuật, hoặc đảo ngữ trật tự giữa các động từ để gợi hình ảnh sống động cho người đọc hoặc người nghe.

b) Đảo ngữ các thành tố cụm từ

- Đảo ngữ các thành tố cụm từ cũng là một trong những phương pháp thường được sử dụng để tạo ra hiệu ứng đảo ngữ. Điều này không chỉ tạo ra sự khác biệt mà còn giúp cho người đọc hay người nghe dễ dàng hình dung ra cảnh vật được miêu tả trong câu văn, lời thơ.

- Còn rất nhiều cách khác để thực hiện đảo ngữ các thành tố cụm từ. Chẳng hạn như đảo ngược trật tự giữa các cụm danh từ hoặc đảo thứ tự giữa các cụm động từ.

Ví du: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ "Lác đác bên sông chợ mấy nhà" thay vì "Mấy chợ, mấy nhà lác đác bên sông".

Ví dụ: Đảo ngữ các thành tố thành "Biếc đồi nương" thay vì "Đồi nướng biếc"

4. Sơ đồ tổng kết

Biện pháp tu từ đảo ngữ là gì? Tác dụng và dấu hiệu nhận biết? (ảnh 1)

5. Bài tập về biện pháp đảo ngữ

Câu 1: Nêu tác dụng của biện pháp đảo ngữ được sử dụng trong bài thơ sau;

"Bên này là núi uy nghiêm

Bên kia là cánh đồng liền chân mây

Xóm làng xanh mát bóng cây

Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời"

(Quê em - Trần Đăng Khoa)

Lời giải:

Các từ "xanh mát" ở trong câu thơ thứ ba và "trắng" ở trong câu thơ thứ tư; các tính từ này thường được diễn đạt như sau: bóng cây xanh mát, cánh buồm trắng. Cách diễn đạt đảo ngữ "xanh mát bóng cây"; "trắng cánh buồm" ; làm cho hai tính từ được chuyển loại "xanh mát", "trắng" mang đặc điểm của động từ có tác dụng nhấn mạnh ý miêu tả và gợi cảm xúc cho người đọc.

Câu 2: Hãy chỉ rõ các từ được dùng theo biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng gợi tả, gợi cảm của chúng

"Dừng chân nghỉ lại Nha Trang

Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời.

Xanh xanh mặt biển da trời,

Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên."

Lời giải

Các từ được dùng theo biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ lần lượt là "hiu hiu" và "xanh xanh".

Tác dụng: "Hiu hiu" gợi mức độ nhẹ nhàng của cơn gió và cảm giác dễ chịu, thư thái trong cảnh vật và trong chính cảm xúc của tác giả - người khách qua đường nán lại dừng chân nghỉ ngơi.

"Xanh xanh" gợi màu sắc của biển trời và cảm xúc có phần lạ lẫm, bất ngờ của tác giả trước thiên nhiên, đất trời tươi đẹp nơi đây.

Như vậy, cả hai từ đều có tác dụng làm tăng tính gợi hình mạnh mẽ cho ý thơ, khiến người đọc hình dung ra trước mắt một khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trữ tình.

Câu 3: Trong hai câu văn dưới đây, câu nào có sử dụng biện pháp đảo ngữ? Hãy chỉ rõ tác dụng gợi tả và nhấn mạnh ý của câu văn đảo ngữ

a, Đằng ca, trong mây mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh đã hiện ra.

b, Đằng xa trong mây mờ, đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh đã hiện ra.

Lời giải:

Câu văn thứ hai (b) có dùng biện pháp đảo ngữ, cụ thể đảo vị trí của vị ngữ lên trước chủ ngữ. Tác dụng của câu văn có đảo ngữ: gợi tả rõ bức tranh cảnh vật {khác với câu a chỉ là kiểu câu tường thuật binh thường); nhấn mạnh sự xuất hiện của sự vật được miêu tả "bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh"

Câu 4: Vận dụng kiến thức về biện pháp đảo ngữ để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm

a. Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ.

b. Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò mái đẩy thết tha dịu dàng.

c. Xa xa, những ngọn núi nhấp nhô, mấy ngôi nhà thấp thoáng, vài cánh chim chiều bay thấp thoáng về tổ.

Lời giải:

a. Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ.

b. Giữa trời khuya tĩnh michh, vằng vặc trên sống một vầng trằn, thiết tha dịu dàng.

c. Xa xa, nhấp nhô những ngọn núi, thấp thoáng mấy ngôi nhà, lững thững vài cánh chim chiều bay về tổ.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

1 748 06/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: