TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Chốn quê của Nguyễn Khuyến (2025) SIÊU HAY

Phân tích bài thơ Chốn quê của Nguyễn Khuyến gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 36 24/12/2024


Phân tích bài thơ Chốn quê của Nguyễn Khuyến

TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Chốn quê của Nguyễn Khuyến (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích bài thơ Chốn quê của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Chốn quê (mẫu 1)

Bài thơ "Chốn quê" của Nguyễn Khuyến đã tố cáo hiện thực cuộc sống khốn khó của người nông dân Việt Nam dưới thời kì thực dân cầm quyền. Nguyễn Khuyến cảm thương cho lớp dân quê, dân cày, đã hai sương một nắng sản xuất và đóng góp cho nền kinh tế đất nước.

Trước hết, tác giả đã khắc họa cuộc sống lao động khổ cực, chặt hẹp của nhân dân quê ta:

"Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở nửa thuê bò"

Nguyễn Khuyến đã chỉ ra thực tế người dân bị mất mùa liên tiếp "Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa". Sự thất bát về mùa vụ, gánh nặng "thuế quan Tây", gánh nặng trả nợ cho cuộc sống đã đẩy người dân vào đói kém cùng cực. Ngay cả nhu cầu đơn giản về cuộc sống cũng chẳng đáp ứng được, dù đã cố gắng ăn uống đạm bạc, tiết kiệm nhưng cuộc sống của họ vẫn khó khăn, chẳng có đồng ra đồng vào.

"Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua.
Tằn tiện thế mà sao chẳng khá?"

Nhà thơ đã vạch trần được sự tàn ác của chế độ thực dân Pháp, phơi bày cuộc sống khốn cùng, khổ cực của người nông dân thời bấy giờ. Mặc dù nhà thơ đồng cảm với người dân nhưng lại bất lực trước hiện thực, những câu hỏi đặt ra chỉ để lửng mà chẳng có lời đáp.

"Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

Bao giờ cho biết khỏi đường lo?"

Nhà thơ Nguyễn Khuyến cảm thấy bất lực vì không thể làm được gì để có thể thời đổi được thời cuộc lúc bấy giờ nên ông xin cáo quan về ở ẩn, đó cũng chính là những bế tắc của những nhà Nho bất đắc trí thời bấy giờ. Ông đau với nỗi đau của nhân dân, ông buồn vì sự nghèo đói của họ, nhưng ông càng đau đớn hơn khi nhìn thấy cảnh đất nước bị dày xéo và cảm thấy day dứt trước tình cảnh nước mất nhà tan.

Phân tích bài thơ Chốn quê (mẫu 2)

Nguyễn Khuyến đã có một thời gian dài gắn bó với chốn quan trường, phục vụ cho dân cho nước. Song ông sớm từ bỏ chốn danh lợi thị phi do bất mãn với chính quyền để về quê ở ẩn. Với tư cách là một người trong cuộc ông thấu hiểu với nỗi vất vả, khốn khó của người dân dưới ách áp bức của thực dân phong kiến. Bài thơ Chốn quê được sáng tác với cảm hứng như thế. Toàn bài thơ là nỗi lòng của ông về cuộc sống khốn khổ trăm đường của nhân dân, ông thương cảm, xót xa cho những cảnh bất hạnh quần quật quanh năm mà đói nghèo vẫn đeo bám.

Thật ra đề tài về cuộc sống khốn khó của người nông dân trước cách mạng tháng tám không hiếm. Phải nói rất nhiều, những tác phẩm truyện ngắn hiện thực của Nguyễn Công Hoan, Phạm Duy Tốn, những bài thơ của nhiều tác giả khác cùng thời với Nguyễn Khuyến đều đã phản ánh rất nhiều. Song đến với bài thơ Chốn quê của Nguyễn Khuyến chúng ta thấy một màu sắc rất riêng. Ông khai thác trên nền đề tài vốn đã cũ để thổi vào đó luồng gió mới. Cũng là cảnh khổ, cái đói nghèo, cái sự khốn cùng của nhân dân nhưng lại được Nguyễn Khuyến diễn tả một cách nhẹ nhàng, thấm thía. Với những thi liệu rất gần gũi, quen thuộc bài thơ đã mở ra một không khí của chốn làng quê, tuy đói nghèo nhưng vẫn không túng quẫn. Đó là cái nhìn trân trọng của nhà thơ với số phận của những người nông dân trước cách mạng:

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.

Những câu thơ như là ông đang nói hộ nỗi niềm của những người nông dân nghèo khổ trong xã hội. Họ như đang ngồi lại với nhau để bộc bạch sự khốn khó của mình. Đó là những cảnh nghèo vất vả trong nhiều năm, bán mặt cho đất bán lưng cho trời vẫn chẳng ăn thua nghĩa là công cốc, chả bỏ ra được gì. Bởi đâu do như vậy? Chẳng phải do người lao động không cố gắng mà vì rất nhiều lý do chủ quan và khách quan khác. Thứ nhất là do mùa màng thất bát, thời tiết không ủng hộ. Thứ hai là do thuế sưu quá nặng, thuế để nộp quan tây, thuế để nộp địa chủ. Thứ ba là công thuê mướn người làm nửa công cho đứa ở, nửa công thuê bò làm ruộng… thành thử trừ tất cả đi người nông dân chẳng còn lại là bao. Cả một mùa vất vả một nắng hai sương ngoài ruộng đồng, thứ họ nhận lại được chẳng đáng với công sức đã bỏ ra. Phép đối và liệt kê đã được sử dụng rất chuẩn chỉnh thể hiện những khó khăn chồng chất khó khăn của người lao động. Đồng thời cũng thể hiện thái độ trân trọng, cảm thông của nhà thơ với những lo toan của người nông dân.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

Bốn câu thơ cuối là tiếng thở dài của người lao động. Vì cuộc sống vất vả, khốn khó nên họ đã tằn tiện tiết kiệm từng đồng hào. Bữa ăn đạm bạc chẳng có gì “sớm trưa dưa muối” để cho qua bữa, những thú vui giản dị như trầu chè cũng chẳng dám mua. Mọi thứ đã tiết kiệm hết mức có thể ấy thế mà đời sống vẫn chẳng thay đổi, chẳng khấm khá hơn được.

Câu thơ cuối khép lại bài thơ bằng một câu hỏi tu từ “Bao giờ cho biết khỏi đường lo?” đầy tâm trạng của người lao động. Bao giờ cho hết đường lo đây, nếu xã hội vẫn bất công, chế độ thực dân phong kiến vẫn đàn áp như bây giờ thì đời sống của người nông dân sẽ chẳng bao giờ tốt hơn được.

Bài thơ miêu tả cảnh sống khốn khó của người nông dân bằng ngòi bút chân thực. Nhà thơ như sống cùng với họ, thấu hiểu tâm trạng và nỗi niềm của họ, nói thay nỗi lòng của họ bằng một giọng thơ ngậm ngùi, chua xót. Qua đó chúng ta cũng hiểu thêm về con người Nguyễn Khuyến, một nhà thơ của làng quê Việt Nam, luôn sống và thấu hiểu người dân bằng tất cả tấm lòng của mình.

Phân tích bài thơ Chốn quê (mẫu 3)

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là "Chốn quê". Bài thơ đã thể hiện tình yêu làng xóm, quê hương tha thiết và sâu nặng của tác giả.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Khuyến đã giới thiệu về hoàn cảnh sống của mình:

"Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua

Chiếm mất đáng chiêm, mùa mất mùa

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nói quá để nhấn mạnh sự khó khăn, vất vả khi phải làm ruộng. Những vụ mùa bội thu ngày càng ít đi, thay vào đó là những vụ mùa thất bát, mất trắng. Điều này khiến cho cuộc sống của người nông dân trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Tiếp theo, nhà thơ tiếp tục kể về những khó khăn khác mà gia đình mình đang gặp phải:

“Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bỏ.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chẽ chẳng dám mua.

Những khoản tiền thuế, tiền nợ ngày càng nhiều lên, khiến cho gia đình nhà thơ lâm vào cảnh túng quản. Họ phải tiết kiệm từng đồng bạc, thậm chí phải ăn dưa muối suốt ngày để tiết kiệm chi phi. Ngay cả những nhu cầu cơ bản như trầu cau cũng phải cắt giảm vì không có đủ tiền để mua.

Cuối cùng, nhà thơ bày tỏ nỗi lòng của mình:

“Cần kiệm thể mà không khá nhỉ,

Bao giờ cho khỏi đường lo?"

Dù đã cố gắng tiết kiệm, nhưng cuộc sống của gia đình nhà thơ vẫn chưa được cải thiện. Nhà thơ tự hỏi bao giờ mới thoát khỏi cảnh nghèo đói, tăng quân này? Câu hỏi này vang vọng mãi trong tâm trí của nhà thơ, khiến cho ông cảm thấy bất lực và buồn bā.

Bài thơ "Chốn quê của Nguyễn Khuyến đã thể hiện một cách chặn thực và xúc động tình yêu làng xóm, quê hương tha thiết và sâu nặng của tác giả. Qua bài thơ, chúng ta cũng thấy được cuộc sống khó khăn, vất vả của người nông dân Việt Nam thời kỳ đó.

Phân tích bài thơ Chốn quê (mẫu 4)

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn thời kỳ trung đại, các tác phẩm của ông thường phản ánh cuộc sống của những mảnh đời khổ cực, thuần hậu, chất phác và châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước. Bài thơ “Chốn quê” cũng là một trong những thí dụ điển hình trong phong cách thơ Nguyễn Khuyến.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, miêu tả cuộc sống khốn khó của những người nông dân trong thời kỳ đầu thế kỷ 19. Trong hai khổ thơ đều sử dụng những từ ngữ miêu tả tình cảnh bạc bẽo, khốn đốn, vất vả của người nông dân khi luôn phải suy nghĩ về công việc ruộng nương, bữa ăn hôm nay, bởi tình trạng mất mùa, làm ăn thua, không kiếm được bao nhiêu, đã vậy còn phải nộp những thứ thuế hết sức vô lý cho bọn quan lại phong kiến, thực dân “Phần thuế quan Tây, phần trả nợ/Nửa công đứa ở, nửa thuê bò”. Vậy nên trong bữa ăn dưỡng sức để tiếp tục công việc bán mặt cho đất, bán lưng cho trời chỉ vỏn vẹn có món “dưa muối” hết sức giản đơn. Cần kiệm, vất vả mưu sinh là thế, đến chợ chả dám mua gì, tiết kiệm chi ly từng tí một, nhưng có tích góp bao nhiêu đi chăng nữa vẫn không khá lên, thế nên trong bài thơ, Nguyễn Khuyến có viết “Cần kiệm thế mà không khá nhỉ/ Bao giờ cho biết khỏi đường lo?” hai câu thơ như là tiếng nói cất lên trong tâm của những người nông dân. Ai cũng muốn mình có một cuộc sống ấm êm không lo toan bất cứ điều gì, song cuộc sống, thời kỳ bị đô hộ, cướp bóc, tra tấn, những người nông dân thấp cổ bé họng, không có tiếng nói, phải bị cam chịu, làm việc cực nhọc từng ngày một, gánh vác trên lưng là bữa ăn của cả giả đình, cả đống thứ thuế tàn ác, vô lý.

Điều đó cho thấy được những bất công mà nhân dân ta thế kỷ trước đã phải hứng chịu. Một mặt, Nguyễn Khuyến dùng từ ngữ sinh động, giản đơn, khắc họa nên bức tranh với những xúc cảm tha thiết, đồng cảm, thương yêu sự vất vả, khổ nhọc trong cuộc sống của người nông dân. Mặt khác nhà thơ lại vạch trần nên tội ác tàn bạo của bọn quan lại bán nước, bọn thực dân luôn ban hành những thứ thuế vô lý, tàn nhẫn, đàn áp những người dân vô tội, chất phác.

Qua bài thơ “Chốn quê”, Nguyễn Khuyễn đã thành công tái hiện lại sự khó khăn, lo lắng của người nông dân cho thế hệ sau qua ngôn từ sinh động giản đơn, giàu hình ảnh, giọng điệu tha thiết, nhẹ nhàng chứa đựng những xúc cảm thương xót, cảm thán, đau buồn và đồng thời bài thơ chính là minh chứng cho việc xã hội phải đối mặt với công bằng, những người nông dân phải cần được ủng hộ, bảo vệ quyền lợi và hy vọng trong tương lai xã hội sẽ ngày càng văn minh, tốt đẹp, người người vui vẻ, hạnh phúc, ấm no.

Phân tích bài thơ Chốn quê (mẫu 5)

Nguyễn Khuyến là một nhà văn và nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam, có đóng góp to lớn trong mảng thơ Nôm. Bài thơ Chốn quê miêu tả lại cuộc sống của người dân nông thôn trong thời kỳ phong kiến còn tồn tại. Bài thơ khắc họa sự áp bức và khốc liệt của thực dân Tây và triều đình phong kiến đối với người dân.

Cuộc sống của người dân hay những người nông dân trong bài thơ bị đảo lộn bởi mất mùa và nợ nần. Họ phải đối mặt với việc đánh thuế cao, phải trả nợ và chỉ được hưởng một phần công lao từ vất vả của mình. Từ những câu thơ "Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa", Nguyễn Khuyến cho người đọc cảm nhận được sự tàn bạo của chế độ thực dân và vất vả của người nông dân. Tác giả truyền tải tâm trạng của mình thông qua hình ảnh và ngôn ngữ tình cảm được thể hiện trong bài thơ. Ông phản cho thấy bản thân không thể chịu đựng được trước sự bóc lột và đối xử bất công từ phía chế độ phong kiến và thực dân phương Tây. Câu thơ "Cần kiệm thế mà không khá nhỉ, Bao giờ cho biết khỏi đường lo?" thể hiện sự bất mãn và lòng hối tiếc về tình hình đất nước khi ấy.

Đọc bài thơ "Chốn quê", người đọc không chỉ cảm nhận được sự vất vả và khó khăn của cuộc sống nông dân mà còn nhìn thấy sự bóc lột và tàn phá của thực dân và phong kiến. Tác phẩm này gợi lên trong ta một cảm giác thương cảm và phẫn uất, đồng thời khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong mỗi người dân. Dù bị áp bức, người nông dân vẫn không ngừng lao động, cần kiệm và hy vọng một ngày nào đó tình hình sẽ thay đổi. Từ những cảm xúc chân thật và sâu sắc của tác giả, ta nhận thấy rằng bài thơ không chỉ là một phản ánh thực tế về cuộc sống đau khổ mà người dân phải trải qua, mà còn là một lời kêu gọi đấu tranh và khát vọng thay đổi xã hội.

Tuy đã qua hơn một thế kỷ kể từ khi bài thơ được sáng tác, nhưng thông điệp của nó vẫn còn hiện hữu và cảm động lòng người. Từ những hình ảnh sống động và ngôn ngữ chân thật, tác giả đã thành công trong việc tả lên nỗi khổ và hy vọng của người dân nông thôn.

1 36 24/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: