TOP 10 mẫu Phân tích truyện ngắn Hoa hồng tặng mẹ (2025) SIÊU HAY

Phân tích truyện ngắn Hoa hồng tặng mẹ gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 42 16/01/2025


Phân tích truyện ngắn Hoa hồng tặng mẹ

TOP 10 mẫu Phân tích truyện ngắn Hoa hồng tặng mẹ (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Hoa hồng tặng mẹ

Phân tích truyện ngắn Hoa hồng tặng mẹ

Phân tích truyện ngắn Hoa hồng tặng mẹ (mẫu 1)

Có nhà thơ từng than thở “Nhạy cảm quá đôi khi thành nghiệt ngã”, nhưng sự vô tâm vô tình mới là điều nghiệt ngã thực sự. Trong cuộc sống phức tạp này, mải hướng đến những điều to tát mà con người thường vô tình trước những điều tưởng như vô cùng giản đơn của sự sống. Chính những điều tưởng như giản đơn ấy lại là một phần quan trọng làm nên ý nghĩa của cuộc sống này. Sự vô tâm có thể biến một người tốt thành một kẻ xấu, sự vô tình của người này dễ tạo nên nỗi đau, sự thất vọng cho người khác, nhất là giữa những người thân. Câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ” là một câu chuyện hay, cảm động về tình mẫu tử. Nhưng ý nghĩa của câu chuyện không dừng lại ở việc ngợi ca lòng hiếu thảo của cô bé nghèo vói người mẹ vừa quá cố của mình. Câu chuyện là một bài học có ý nghĩa nhân sinh mà mỗi người đọc có thể phát hiện ở đó những giá trị khác nhau.

Câu chuyện đơn giản, ngắn gọn. Hai người con hiếu thảo đi mua hoa tặng mẹ trong hai cảnh ngộ khác nhau. Một người trưởng thành, tốt bụng, có tiền lại rất hào phóng, một cô bé nghèo, yêu mẹ nhưng không đủ tiền mua hoa tặng mẹ. Cả hai đều là người con hiếu thảo, anh có đủ điều kiện để thực hiện lòng hiếu thảo của mình: mẹ anh còn sống, anh có tiền, có xe và là người lớn; mẹ cô bé không còn, cô lại không có tiền, chẳng có xe. Nhưng sự việc lại diễn ra trái ngược và bất ngờ. Cô bé đã cho người lớn một bài học về lòng hiếu thảo và sự chu đáo đối với người thân. Trong xã hội ngày nay, khi mà hàng ngày, hàng giờ, chứng ta phải đau xót chứng kiến những câu chuyện đau lòng về sự bất hiếu của con cháu với cha mẹ ông bà. Nhịp sống hiện đại lấy đi của con người những phút giây yên tĩnh, khiến con người trở nên vô tâm, vô tình. Có không ít những người con vô trách nhiệm với cha mẹ, cả cuộc đời không một lần tặng quà cho cha mẹ, thậm chí đối xử bội bạc và tàn nhẫn với cha mẹ. Và câu chuyện này chắc chắn sẽ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc thức tỉnh lương tâm của những người làm con và những người đã trót vô tình với người thân, với đồng loại. Cô bé đã khóc vì không đủ tiền mua hoa tặng mẹ, cho dù mẹ em đã mất. Việc cô bé tặng hoa cho mẹ đã tác động đến người lớn. Anh đã bừng tỉnh và nhận ra một điều rằng mẹ anh cần được gặp anh chứ không phải cần bó hoa anh gửi về. Anh không phải là người con vô tình. Anh rất hiếu thảo. Nhưng hành động của cô bé đã khiến anh ngộ ra một điều là: anh hạnh phúc vì anh vẫn còn mẹ, anh vẫn được trao tận tay mẹ anh những bó hoa đẹp nhất. Những giây phút còn có cha mẹ trên đời là những giây phút vô cùng quý giá. Hành động hiếu thảo của cô bé nghèo bất hạnh đã làm thay đổi cả nhận thức và hành động của một người trưởng thành. Chắc chắn anh đã nhận ra rằng cô bé nghèo kia còn đến tận nghĩa trang, vượt qua danh giới sinh tử để thể hiện lòng hiếu thảo của mình thì cớ gì anh, một người trưởng thành, có đủ mọi điều kiện lại không thể hiện được lòng hiếu thảo như cô bé ấy. Anh cũng đã nhận ra rằng sẽ tới ngày anh không còn mẹ trên đời. Và lúc ấy, anh có muốn đến đâu cũng không thể trao tận tay mẹ những bông hồng đẹp nhất.

Sự vô tâm của người lớn nhiều khi lại được thức tỉnh bởi sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ con. Y nghĩa của việc tặng quà không nằm ỏ giá trị của món quà mà ở tình cảm của người tặng. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học quý giá về cách ứng xử ở đòi. Nhiều người vì đơn giản hoá sự việc một cách bừa bãi khiến chúng ta trở thành những kẻ vô tình, vô nghĩa. Hành động ra cửa hàng gửi hoa tặng mẹ của anh thanh niên đã là hành động đáng trân trọng, nhưng trước hành động của cô bé ấy anh lại trở thành kẻ vô tâm. Vậy mà trong thế giới chúng ta đang sống liệu có nhiều không những người có tấm lòng hiếu thảo như người thanh niên trong câu chuyện, chứ chưa nói đến những người con như cô bé nghèo kia. Hay chúng ta vẫn thấy nhiều những cảnh ngộ của “Lão Gôriô” (Banzăc), của gia đình cụ cố Hồng (Vũ Trọng Phụng), của những người “Báo hiếu trả nghĩa mẹ”, “Báo hiếu trả nghĩa cha” như những nhân vật trong truyện của Nguyễn Công Hoan… Có thể nói đây là những bài học đạo đức có ý nghĩa muôn thuở đối với xã hội loài người. Sống trên đời phải biết quan tâm đến người khác, mà trước hết là cha mẹ, anh chị em, bạn bè mình. Hiếu thảo với cha mẹ là trách nhiệm cao cả nhất của mọi con người, như cha ông ta từng khuyên răn:

Công cha như núi Thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Đối với cha mẹ, lòng hiếu thảo của con cái là thứ quà tặng vô giá nhất. Đã có những câu chuyện đau lòng, những bi kịch của những bậc cha mẹ khi về già bị con cháu đối xử tàn nhẫn, vô tâm. Câu ca cay đắng thốt lên từ những người già bất hạnh:

Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể

Con nuôi cha mẹ kể thảng kể ngày

Không gì cao quý và đáng trân trọng hơn tình mẫu tử. Vì vậy mỗi người phải biết trân trọng, phải biết quý giá những phút giây còn có cha mẹ trên đời. Thông thường con người chỉ biết nuối tiếc cái gì đó khi nó đã qua đi, khi nó đã vượt khỏi tầm tay của mình. Bài học rút ra tứ câu chuyện này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tất cả chúng

Một câu chuyện thật đời thường và rất quen thuộc với cuộc sống của chúng ta. Bao nhiêu người con mải mê với chuyện làm ăn, mải mê với những thú vui cá nhân mà quên đi hình bóng những cha mẹ mỏi mòn ngóng trông con. Khi đạo đức xã hội đang có nhiều biểu hiện tiêu cực như hiện nay, câu chuyện này đã thức tỉnh mỗi chúng ta, buộc chúng ta phải nhìn lại trách nhiệm làm con của mình. Với những người còn đang ở tuổi cắp sách đến trường, món quà tặng cha mẹ quý giá nhất là những điểm 10, là những lời khen của thầy cô, là ý thức học tập chăm chỉ, tự giác…

Nhìn mọi người để rồi nhìn lại mình để sống tốt hơn cũng là một thông điệp mà người kể câu chuyện này muốn chia sẻ cùng tất cả mọi người.

Phân tích truyện ngắn Hoa hồng tặng mẹ (mẫu 2)

Trong cuộc sống nhộn nhịp, tất bật này, có lúc ta vô tình bỏ qua những điều tưởng chừng như nhở nhoi để rồi khi dừng lại tại một khoảng lặng ngắn và nghĩ lại… ta mới ngờ ra rằng nó thật ý nghĩa. Sự vô tâm của con người khiến ta quên đi những điều bình dị mà không biết rằng những điều bé nhở ấy lại là một phần quan trọng để làm nên ý nghía tươi đẹp của cuộc sống. Câu chuyện Hoa hồng tặng mẹ là câu chuyện cảm động về tình mẫu tử. Hơn thế nừa, nó còn mang một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

Câu chuyện kể về hai người con mua hoa tặng mẹ. Nó không đơn thuần chỉ có vậy. Hai người con, một lớn một nhỏ mua hoa trong hai hoàn cảnh khác nhau. “Anh dừng lại tiệm bán hoa để mua hoa tặng mẹ. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km”. Hành động dừng lại và mua hoa tặng mẹ là một hành động rất đỗi bình thường của những đứa con – anh cũng vậy! Nhưng khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè, câu chuyện bắt đầu từ đây. Cô bé ấy không có đủ tiền để mua một bông hồng tặng mẹ. Cô bé chỉ có vỏn vẹn 75 xu trong túi trong khi bông hồng có giá hai đô la. Thế là không mua hoa tặng mẹ được, cô bé khóc nức nở. Anh đà giúp cô bé mua bông hồng tặng mẹ, chở cô bé đến “nhà mẹ”. Câu chuyện tưởng như rất đỗi bình thường ấy lại khiến cho người đọc và chàng trai trong câu chuyện hết sức bất ngờ khi “nhà mẹ” cô bé là một phần mộ mới đắp. Đó như là một điểm nhấn, một nốt lặng để ta phải dừng lại và suy nghĩ.

Thế đấy! Những xô bồ, nhộn nhịp của cuộc sống đã cuốn đi cả sự quan tâm của con người. Cô bé thì đã mất mẹ nhưng bà vẫn nhận được bông hồng tươi thắm của đứa con gái bé bỏng. Còn anh – mẹ vẫn còn sống, vẫn còn ở trên đời này và chỉ cách nơi anh sống khoảng 300km thôi. Một khoảng cách có vẻ như là xa nhưng thực ra nó lại rất gần. Đúng vậy, nó gần hơn khoảng cách từ thế giới bên này đến thế giới bên kia. Vượt qua 300km là anh có thể về nhà gặp mẹ và ôm chầm lấy mẹ, còn cô bé ấy không thể gặp được người mẹ yêu dấu, cô cũng không thể sà vào lòng mẹ và làm nũng mẹ nữa… Dường như, tình yêu thương ấm áp của cô bé đã đánh thức được chàng trai, đưa anh về với những giá trị thực tại. Và cũng vô tình, đứa trẻ ấy để lại trong lòng người lớn những suy ngẫm sâu sắc hơn. Chợt nhận ra mình đã bở qua điều gì đó, tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa thật đẹp. Suất đêm đó, anh lái xe một mạch 300km về nhà mẹ anh và trao tận tay bó hoa cho bà. Anh nhận ra rằng, đến một ngày nào đó, mẹ anh cũng sẽ rời xa anh để bước sang bên kia thế giới và lúc ấy anh có muốn tặng những bông hoa đẹp nhất thì cũng không thể nào trao đến tay mẹ được nữa. Lúc này đây, mẹ anh cần gặp anh chứ không phải là bó hoa mà anh gửi về. Đúng, bây giờ thì anh đã hiểu ra, dù mình đà trưởng thành rồi nhưng vẫn có những phút giây vô tâm… đối với mẹ – người đã sinh thành và nuôi dưỡng anh nên người.

Dòng đời mãi êm đềm trôi theo thời gian, thấm thoắt con chợt nhận ra mình đã lớn. Mới ngày nào, con còn được mẹ cho bú mớm, được đút cơm, được nâng niu vỗ về và được ngủ say trên chiếc võng trưa, trong câu hát ru à ơi ngọt ngào của mẹ. Lời ru ấy đà ở trong giấc mơ của con từ những ngày thơ bé, và mãi theo con cho đến tận bây giờ. Con biết rằng ngày đó, không chỉ riêng con, mà tất cả nhừng đứa trẻ khác khi nghe lời ru ấy, đều chỉ biết tròn xoe đôi mắt ngây thơ, ngó nhìn vạn vật xung quanh, và đòi cho bằng được tất cả những gì chúng thích. Lớn thêm một chút, đến tuôi cắp sách tới trường, dù cuộc sống có muôn vàn khó khăn, nhưng mẹ cha vần cố gắng lo cho con được bằng bạn bằng bè. Mẹ đã dậy từ khi vạn vật còn chìm trong màn đêm tĩnh mịch. Những gánh hàng trĩu nặng đã theo mẹ tới nơi xa, đê từ đó mẹ chở che ước mơ của con bằng đôi bàn tay thêm chai sạn, bằng đôi mắt mẹ ngày một mờ đi, bằng tấm lưng gầy ngày thêm oằn nặng, bằng đôi chân run rẩy, nhưng vần vững vàng dìu dắt bước con đi. Những miếng cơm lành, canh ngọt mẹ để nhường phần con, mẹ dành phần mình những đắng cay, chua chát. Mẹ thức trắng đêm, đôi mắt thâm quầng với nồi lo lắng, xót xa khi con đau, con ốm. Tình thương của mẹ dạt dào, miệt mài, không biết mệt mỏi… Mẹ! Mẹ là một dòng suối tươi mát, là một thiên thần mà Thượng đế đã ban tặng cho những đứa con. Tình mẹ bao la, rộng lớn như đại dương kia. Vậy mà lắm lúc ta không biết, để rồi đôi khi phải giật mình mà thốt lên rằng:

Trên trời cao xa thăm

Có nghe rõ lời tôi

Từ trần gian cát bụi

Tôi thấy tôi mất mẹ

Như mất cả bầu trời.

Mất mẹ là nỗi đau, nỗi mất mát lớn nhất của con người. Mất mẹ là mất đi bầu trời yêu thương, mất đi những gì dịu ngọt, hạnh phúc nhất. Có những con người vô trách nhiệm, thờ ơ với bậc sinh thành ra mình. Không một lần họ quan tâm xem cha mẹ họ hiện tại đang như thế nào, có khỏe không mà ngược lại họ luôn khiến cho cha mẹ lo lắng về mình. Vậy mà nhừng người đó vẫn sống một cách vui vẻ, an nhàn mặc cho cha mẹ cực nhọc làm lụng.

Mẹ lớn lao, mẹ cao cả, mẹ là tất cả, là món quà vô giá mà ta nhận được. Thử hỏi trong cuộc sống đầy bộn bề lo toan này có nhiều không những tấm lòng hiếu thảo như anh thanh niên và cô bé kia? Đừng nói đến việc tặng những bông hoa bình dị cho mẹ mà ngay cả một lời nói nhẹ nhàng đầy yêu thương cũng không hề có. Họ bỏ qua nó – một điều rất nhỏ nhặt ấy – để chạy theo những điều xa xỉ vô ích. Họ đâu biết rằng cái điều mà họ cho là nhỏ nhặt ấy lại vô cùng quý giá và to lớn đối với mẹ. Mẹ không cần một điêu gì lớn lao cả, chỉ cần con cái luôn được vui vẻ, hạnh phúc và sống với những giá trị đích thực của cuộc đời là đã đủ để làm mẹ vui rồi. Và xin một lần hãy dừng lại trước dòng đời xuôi ngược để tìm lại cho mình những khoảng yên tĩnh, những bài học sâu sắc về tình mẫu tử để ta có thể trở về bên tình yêu của mẹ mãi mãi. Nếu ai đã làm cho mẹ buồn, phải đau đớn thì xin hãy nhớ rằng:

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng đê buôn lên mắt mẹ nghe không.

Con người ta chỉ biết tiếc nuối khi những gì đà đi qua, đã vượt ra khỏi tầm tay cùa mình. Câu chuyện này có ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả chúng ta. Nó như đánh thức chúng ta, đưa ta trở về và giữ lấy những giá trị thực tại của cuộc sống. Mẹ sẽ sống mãi trong tâm hồn con. Sẽ mãi là như vậy. Bởi:

Ta đi trọn kiếp con người

Củng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Phân tích truyện ngắn Hoa hồng tặng mẹ (mẫu 3)

Tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẫu tử là một điều thiêng liêng đối với mỗi chúng ta, mỗi người đã làm con. Nhưng trong xã hội bộn bề với nhiều công việc phải lo toan thì việc quên đi cha mẹ gia đang ở quê để sống và làm việc là điều mà chúng ta bắt gặp. Câu chuyện " Bông Hồng tặng mẹ" đã gửi gắm những giá trị nhân văn sâu sắc và nhắc nhở những đứa con đang bộn bề ngoài kia bằng một câu chuyện tình huống đơn giản mà dể lại nhiều suy ngẫm.

Vào Ngày của mẹ người con trai vẫn luôn nhớ về mẹ muốn gửi cho mẹ một lẵng hoa vì công việc bận rộn mà cũng đang ở nơi xa chưa về ngay được đó cũng là một lựa chọn tốt để thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn cha mẹ của mình.

Nhưng khi mà ra ngoài, anh ấy đã gặp một cô bé ngồi khóc bên đường, chính sự gặp mặt tình cờ đó đã giúp cho anh chàng ấy nhận ra một điều quan trọng trong cuộc sống. Cô bé đã khóc nức nở vì không thể nào mua được một bông hoa hồng tặng mẹ, chàng trai đã giúp đỡ và còn đưa cô bé đến nơi để tặng hoa. Nhưng nơi cô bé đến là một nghĩa trang và cô bé rất vui vẻ khi có thể tự tay mình đặt một bông hoa hồng đẹp đẽ, tươi tắn lên phần mộ của mẹ.

Chính hành động của cô bé đã thức tỉnh chàng trai - đó là hãy luôn hiếu thảo, quan tâm cha mẹ khi còn có thể. Vậy nên anh chàng ấy đã quyết định lái xe về nhà để chính tay tặng cho mẹ bó hoa hồng thật đẹp và ý nghĩa này.

Câu chuyện đã để lại cho chúng ta suy ngẫm sâu sắc về tình cảm gia đình, lòng hiếu thảo, sự biết ơn, quan tâm chăm sóc của chúng ta đối với gia đình của mình, những người thân thiết của mình.

1 42 16/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: