TOP 11 mẫu Phân tích Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (2025) SIÊU HAY
Phân tích Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.
Phân tích Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Đề bài: Phân tích bà thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Dàn ý Phân tích Qua Đèo Ngang
I. Mở bài
Giới thiệu về Bà Huyện Thanh Quan, nội dung chính bài thơ Qua Đèo Ngang.
II. Thân bài
1. Hai câu đề: Cảnh vật thiên nhiên nơi Đèo Ngang
- Thời gian: “bóng xế tà”, đây là thời điểm kết thúc của một ngày, khi con người thường trở về nhà sau một ngày lao động vất vả, vậy mà nhà thơ lại một mình tại nơi đèo Ngang càng khiến cho nỗi cô đơn trở nên tột cùng.
- Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang:
-
“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” là hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng.
-
Điệp từ: “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” gợi ra một thiên nhiên tuy hoang sơ nhưng lại tràn đầy sức sống.
=> Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.
2. Hai câu thực: Cuộc sống con người nơi Đèo Ngang
- Giữa thiên nhiên hoang sơ và rộng lớn con người xuất hiện:
Nghệ thuật đảo ngữ:
- Lom khom - tiều vài chú: hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi.
- Lác đác - chợ mấy nhà: hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông.
=> Nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Cảnh vật và con người dường như có sự xa cách khiến cho không khí càng thêm hoang vu, cô quạnh.
3. Hai câu luận: Tâm trạng nhớ nhà của nhà thơ khi đứng trước Đèo Ngang
- Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa).
- Mà ở đây, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh: tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương.
=> Hai câu thơ diễn tả nhớ nhung sâu đậm của Bà Huyện Thanh Quan.
4. Hai câu kết: Nỗi cô đơn tột cùng của nhà thơ
- Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông).
- Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” - tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ, “ta với ta” - đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi.
=> Hai câu kết khẳng định lại nỗi cô đơn, trống trải của tác giả trước thiên nhiên rộng lớn.
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Qua Đèo Ngang.
Phân tích Qua Đèo Ngang (mẫu 1)
Qua Đèo Ngang là một trong những bài thơ hay nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Tác phẩm có nhiều giá trị về mặt nội dung cũng như nghệ thuật.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả thiên nhiên nơi đèo Ngang hiện lên mang đầy sức sống:
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Vào thời điểm “bóng xế tà”, nhân vật trữ tình bước tới đèo Ngang và đưa mắt ngắm nhìn vạn vật. Thiên nhiên đèo Ngang hiện lên với hình ảnh “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” gợi ra sức sống đang trỗi dậy.
Và trong nền bức tranh thiên nhiên ấy, con người xuất hiện đầy lẻ loi, cô đơn. Bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ kết hợp với đối để miêu tả hình ảnh con người “lom khom - tiều vài chú”, “lác đác - chợ mấy nhà”. Từ đó, chúng ta hình dung về hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi cùng mấy căn nhà nhỏ lác đác. Qua đó, sự nhỏ bé bé của con người giữa thiên nhiên rộng lớn, bát ngát càng nổi bật hơn.
“Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.”
Ở câu thơ này, “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa) mà còn gợi âm thanh “quốc quốc”, “đa đa”. Qua đó, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ nhung sâu sắc, da diết dành cho quê hương, đất nước.
Sự cô đơn với “một mảnh tình riêng” không có người chia sẻ càng tăng lên ở hai câu thơ cuối cùng:
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Giữa thiên nhiên rộng lớn, con người càng trở nên nhỏ bé. So sánh với bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, Nguyễn Khuyến dùng cụm từ “ta với ta” trong câu thơ “Bác đến chơi đây ta với ta” để diễn tả tình bạn tri kỉ, thắm thiết. Thì ở đây, cụm từ “ta với ta” được Bà Huyện Thanh Quan để nhấn mạnh nỗi cô đơn của nhân vật trữ tình hay chính tác giả.
Qua Đèo Ngang là một bài thơ mang đậm phong cách sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ cũng gửi gắm nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ trước cảnh ngộ đất nước lúc bấy giờ.
Phân tích Qua Đèo Ngang (mẫu 2)
Trong dòng chảy văn học Việt Nam, có những tác phẩm không chỉ ghi dấu ấn bởi nội dung sâu sắc mà còn bởi nghệ thuật tinh tế, độc đáo. Một trong số đó là bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ không chỉ là bức tranh thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ mà còn là tâm trạng buồn man mác của tác giả khi đứng trước cảnh đèo Ngang vào buổi chiều tà.
Bà Huyện Thanh Quan, tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời kỳ trung đại. Bà sống vào thời kỳ nhà Nguyễn, một thời kỳ đầy biến động của lịch sử dân tộc. Tác phẩm "Qua Đèo Ngang" được sáng tác khi bà đi qua đèo Ngang, một địa danh nổi tiếng nằm giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Bài thơ thể hiện nỗi lòng của tác giả trước cảnh thiên nhiên hoang sơ và nỗi buồn cô đơn khi xa quê hương.
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Hai câu đề mở ra một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ. "Bóng xế tà" gợi lên hình ảnh buổi chiều tà, khi ánh nắng dần tắt, tạo nên một không gian mờ ảo, buồn bã. Hình ảnh "cỏ cây chen đá, lá chen hoa" thể hiện sự hoang sơ, tự nhiên của cảnh vật. Sự chen chúc của cỏ cây và đá hoa tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống nhưng cũng đầy hoang dã.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Hai câu thực tiếp tục miêu tả cảnh vật nhưng chi tiết hơn, cụ thể hơn. Hình ảnh "lom khom dưới núi tiều vài chú" và "lác đác bên sông rợ mấy nhà" gợi lên sự vắng vẻ, thưa thớt của con người. Những người tiều phu lom khom dưới núi và những ngôi nhà lác đác bên sông tạo nên một khung cảnh tĩnh lặng, buồn bã. Sự thưa thớt của con người càng làm tăng thêm nỗi cô đơn, lẻ loi của tác giả.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái da da.
Hai câu luận thể hiện rõ nỗi lòng của tác giả. Hình ảnh "con cuốc cuốc" và "cái da da" là những hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho nỗi nhớ nước, thương nhà của tác giả. Tiếng kêu của con cuốc và cái da da như tiếng lòng của tác giả, thể hiện nỗi đau, nỗi nhớ quê hương da diết. Nỗi nhớ nước, thương nhà không chỉ là nỗi lòng của riêng tác giả mà còn là nỗi lòng chung của những người con xa quê.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Hai câu kết là sự tổng kết lại toàn bộ cảm xúc của tác giả. Hình ảnh "trời, non, nước" là những yếu tố thiên nhiên bao la, rộng lớn, nhưng lại làm nổi bật lên sự nhỏ bé, cô đơn của con người. "Một mảnh tình riêng, ta với ta" thể hiện nỗi cô đơn, lẻ loi của tác giả khi đứng trước cảnh thiên nhiên rộng lớn. Tác giả chỉ có một mình, đối diện với chính mình và nỗi buồn man mác.
Tóm lại bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan không chỉ là bức tranh thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ mà còn là tâm trạng buồn man mác của tác giả khi xa quê hương. Bài thơ thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà da diết và nỗi cô đơn, lẻ loi của tác giả. Với nghệ thuật tinh tế, ngôn ngữ giản dị nhưng giàu sức biểu cảm, bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Phân tích Qua Đèo Ngang (mẫu 3)
Bà Huyện Thanh Quan, một nữ thi sĩ danh tiếng trong văn học trung đại của Việt Nam, đã tạo ra một tác phẩm xuất sắc mang tên "Qua Đèo Ngang." Đây là một ví dụ điển hình cho phong cách thơ của bà. Bài thơ này đã vẽ lên trước mắt độc giả một khung cảnh thiên nhiên tại Đèo Ngang vào buổi chiều tà. Trong bức tranh hình ảnh đó, vẻ thoáng đãng của Đèo Ngang được mô tả cùng với sự heo hút của nó. Khung cảnh này thể hiện sự sống của con người, mặc dù vẫn còn giữ nguyên sự hoang sơ. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc mô tả thiên nhiên, tác giả còn truyền đạt thông điệp về tình yêu quê hương và niềm nhớ đối với quê nhà trong bài thơ này.
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
"Cụm từ 'bóng xế tà' đưa chúng ta đến thời điểm cuối cùng của một ngày. Nhà thơ đứng một mình tại nơi Đèo Ngang, trong bóng chiều tà. Sau đó, trong câu thơ 'Cỏ cây chen đá, lá chen hoa,' nhà thơ sử dụng một hình ảnh tượng trưng để mô tả vẻ đẹp thiên nhiên tại Đèo Ngang. Bằng cách sử dụng từ "chen" để kết hợp với hình ảnh của "đá, lá, hoa," nhà thơ tạo ra một bức tranh ước lệ. Trong sự hoang sơ của nó, thiên nhiên tại Đèo Ngang tràn đầy sức sống. Khung cảnh này được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét mô tả, nhưng nó hiện ra một cách chân thực và sống động."
Trong bức tranh thiên nhiên đó, hình ảnh con người là một phần không thể thiếu. Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để mô tả con người và môi trường xung quanh. Bằng cụm từ "lom khom - tiều vài chú," nhà thơ tạo ra hình ảnh một số chú tiều, với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Đồng thời, qua "lác đác - chợ mấy nhà," tạo ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé, thưa thớt, lác đác ven sông. Những tượng hình này nhấn mạnh sự nhỏ bé của con người trước bản vẻ mênh mông của thiên nhiên. Con người chỉ tồn tại như một điểm buồn lặng lẽ giữa vẻ đẹp hoang sơ và rộng lớn của thiên nhiên. Thiên nhiên là trung tâm chính trong bức tranh của Đèo Ngang.
Thiên nhiên càng cô quạnh, tâm trạng của tác giả lại càng cô đơn. Điều đó được bộc lộ rõ hơn ở những câu thơ tiếp theo:
“Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”
Hình ảnh của "con quốc quốc" và "cái gia gia" không chỉ đơn thuần là mô tả về hai loài chim, chim đỗ quyên và chim đa đa. Tác giả đã khéo léo sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh bằng tiếng kêu "quốc quốc," "đa đa" để thể hiện một cảm xúc sâu sắc, nỗi lòng nhớ thương đối với đất nước và quê hương. Đọc đến đây, chúng ta gần như có thể cảm nhận được tiếng kêu khắc khoải, da diết vang lên từ sâu thẳm trong lòng.
Câu thơ "Dừng chân đứng lại, trời, non, nước" thể hiện hình ảnh nhà thơ đơn độc đứng tại Đèo Ngang, ánh mắt hướng về phía xa, nơi mà chỉ thấy vẻ đẹp rộng lớn của thiên nhiên trước mắt (bao gồm bầu trời, núi non, và dòng sông). Tâm trạng cô đơn của nhà thơ được thể hiện qua "một mảnh tình riêng," tình cảm riêng tư không thể chia sẻ với ai:
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta"
Trong thơ Nguyễn Khuyến cũng đã từng sử dụng cụm từ “ta với ta”:
“Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta”
Trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà," từ "ta" đầu tiên chỉ đề cập đến nhà thơ, người chủ nhà, và từ "ta" thứ hai chỉ người bạn, khách đến chơi. Sự xuất hiện của từ "với" thể hiện mối quan hệ thân thiết và sự gắn bó, không có khoảng cách giữa hai người. Điều này thể hiện tình bạn mật thiết và sâu đậm của nhà thơ đối với người bạn.
Tuy nhiên, trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ "ta với ta" ở đây đều chỉ về nhà thơ chính bản thân, cho thấy tâm trạng của bà lúc này, cô đơn và lẻ loi. Sự cô đơn này dường như không thể chia sẻ với bất kỳ ai.
Như vậy, bài thơ "Qua Đèo Ngang" đã thể hiện một cách rất sâu sắc tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trước vẻ đẹp hoang sơ của Đèo Ngang. Bài thơ chứa đựng những tình cảm và ý nghĩa sâu xa.
Phân tích Qua Đèo Ngang (mẫu 4)
Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là một tác phẩm nổi bật trong kho tàng văn học Việt Nam, thể hiện rõ nỗi lòng cô đơn và nhớ nhà da diết của tác giả khi qua đèo Ngang.
Bà Huyện Thanh Quan, tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một trong những nữ thi sĩ tài năng và nổi tiếng thời kỳ nhà Nguyễn. Bà đã để lại nhiều tác phẩm thơ với nội dung sâu sắc, tinh tế, thể hiện tình cảm, suy tư của người phụ nữ trước cảnh đời và cảnh nước. "Qua Đèo Ngang" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà, được sáng tác trong bối cảnh bà phải một mình qua đèo Ngang, nơi có cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ nhưng cũng đầy cô đơn.
Ngay từ những câu thơ đầu tiên, người đọc đã cảm nhận được nỗi cô đơn và lạc lõng của tác giả:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Hình ảnh "bóng xế tà" gợi lên thời điểm hoàng hôn, khi ánh sáng mờ nhạt của mặt trời lặn tạo nên một không gian tĩnh lặng và buồn bã. "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa" vừa gợi lên sự hoang sơ, vừa thể hiện sự rối loạn của thiên nhiên, phản ánh tâm trạng không yên ổn của tác giả.
Trong những câu thơ tiếp theo, nỗi nhớ nhà của tác giả càng hiện rõ hơn:
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Những hình ảnh "lom khom dưới núi tiều vài chú", "lác đác bên sông chợ mấy nhà" đều là những hình ảnh bình dị, quen thuộc nhưng trong hoàn cảnh này, chúng lại gợi lên nỗi cô đơn và lạc lõng. Tiếng "con quốc quốc", "cái gia gia" như âm thanh của nỗi lòng nhớ nước, nhớ nhà, càng làm tăng thêm nỗi nhớ thương da diết của tác giả.
Về khía cạnh nội dung, bài thơ Qua Đèo Ngang không chỉ là lời bộc bạch nỗi lòng của tác giả mà còn là bức tranh thu nhỏ về cuộc sống và cảnh vật Việt Nam thời kỳ đó. Qua những câu thơ, ta thấy được hình ảnh một vùng đèo Ngang hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng đầy cô đơn và lạc lõng. Điều này không chỉ phản ánh nỗi lòng của tác giả mà còn là tiếng lòng của nhiều người con xa quê hương, phải chịu cảnh cô đơn, lạc lõng nơi đất khách quê người.
Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, một thể thơ truyền thống nhưng được Bà Huyện Thanh Quan vận dụng một cách tài tình và sáng tạo. Những hình ảnh "cỏ chen đá, lá chen hoa", "lom khom", "lác đác" đều là những hình ảnh gợi hình, gợi cảm, giúp người đọc dễ dàng hình dung được cảnh vật và cảm xúc của tác giả. Bên cạnh đó, việc sử dụng những từ láy như "lom khom", "lác đác" cũng tạo nên âm điệu mềm mại, du dương cho bài thơ.
Bài thơ "Qua Đèo Ngang" không chỉ là một tác phẩm văn học đẹp về nghệ thuật mà còn là lời tâm sự đầy cảm xúc của tác giả về nỗi cô đơn, nhớ nhà khi qua đèo Ngang. Từ đó, chúng ta hiểu thêm về tâm hồn và tình cảm của người xưa, đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ và nghệ thuật thơ ca truyền thống. Trong thời đại hiện nay, những giá trị này vẫn còn nguyên vẹn, giúp chúng ta kết nối với quá khứ và cảm nhận sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử của đất nước.
Phân tích Qua Đèo Ngang (mẫu 5)
Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam trung đại. Trong đó, tác phẩm Qua Đèo Ngang đã mang đậm phong cách sáng tác của nhà thơ, cũng như gửi gắm thông điệp giá trị.
Mở đầu bài thơ, Bà Huyện Thanh Quan đã khắc họa thiên nhiên nơi đèo Ngang hiện lên với vẻ đẹp hoang sơ nhưng vẫn tràn đầy sự sống:
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Câu thơ đầu tiên gợi mở về không gian, thời gian. Nhân vật trữ tình đến đèo Ngang khi “bóng xế tà” là thời điểm kết thúc của một ngày. Lúc này, vạn vật đã trở về nghỉ ngơi. Cảnh vật đèo Ngang hiện lên ở câu thơ thứ hai. Cách sử dụng điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” cho thấy sự sống đang trỗi dậy mãnh liệt.
Ở hai câu thơ tiếp, con người xuất hiện nhưng lại vô cùng nhỏ bé giữa thiên nhiên rộng lớn:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu thơ “lom khom - tiều vài chú”, “lác đác - chợ mấy nhà” nhấn mạnh vào hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi và vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Con người chỉ là một chấm buồn nhỏ bé giữa vũ trụ rộng lớn.
“Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.”
Hai câu thơ tiếp bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Ở đây, “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa) mà còn gợi tả âm thanh của loài chim này - “quốc quốc”, “đa đa” vang lên nghe sao da diết, xót xa. Không chỉ vậy, khi ghép lại hai từ “quốc” và “gia” lại sẽ thành “quốc gia” như một lời bộc lộ gián tiếp tình yêu dành cho đất nước.
Lúc này đây, nhân vật trữ tình đang đứng một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước. Sự cô đơn bao trùm lấy toàn bộ không gian. Cụm từ “một mảnh tình riêng” ý chỉ tình cảm riêng tư không có ai để chia sẻ:
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có “ta với ta”. Ta từng bắt gặp trong “Bạn đến chơi nhà”, Nguyễn Khuyến dùng cụm từ “ta với ta” - “Bác đến chơi đây ta với ta” để diễn tả tình bạn tri kỉ, thắm thiết. Còn trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ “ta với ta” chỉ càng làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của nhân vật trữ tình hay chính là của tác giả.
Bài thơ Qua Đèo Ngang là lời bộc lộ nỗi nhớ quê hương, đất nước cũng như xót xa trước cảnh ngộ đất nước của Bà Huyện Thanh Quan. Nội dung và nghệ thuật bài thơ khá ấn tượng, mang dấu ấn sáng tác của nhà thơ.
Phân tích Qua Đèo Ngang (mẫu 6)
Trong thế giới văn hóa đương đại, nếu chúng ta bắt gặp sự sắc sảo, mạnh mẽ, bứt phá trong thơ của Hồ Xuân Hương, thì nhất định sẽ cảm nhận được sự điều tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn trong những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan. 'Qua đèo Ngang' là minh chứng rõ nét cho phong cách tinh tế ấy.
Bài thơ 'Qua đèo Ngang' chịu ảnh hưởng của bối cảnh khi tác giả, sau khi nhậm chức ở Phú Xuân (Huế), vượt qua đèo này. Cảm xúc chủ yếu của bài thơ là nỗi buồn man mác, nỗi nhớ quê hương và tình thương dành cho phụ nữ trên đường xa.
Bài thơ tuân theo thể thất ngôn bát cú với cấu trúc đề, thực, luận kết. Mặc dù chỉ có 8 câu thơ, nhưng tác phẩm đã thành công trong việc truyền đạt tâm hồn, cảm xúc của cảnh vật và con người đối diện với khung cảnh trời núi hiu quạnh như thế này.
Hai câu đề mở ra trước mắt độc giả bức tranh hoang sơ của đèo Ngang:
Bước chân vượt qua đèo Ngang, bóng tối dần buông xuống
Cỏ cây kề bên lá, lá xen lẫn cùng hoa
Không gian và thời gian tại đèo Ngang hiện hữu trong 'bóng tối dần buông xuống'. Nó không chỉ là khung cảnh mà còn chứa đựng cảm xúc nặng nề, hòa quyện cùng nỗi buồn và nỗi sầu. Ca dao, dân ca thường mô tả buổi chiều như khoảnh khắc biểu lộ nỗi buồn không biết nói cùng ai. Mặt trời dần chìm xuống núi, bóng tối bao phủ. Cảm giác cô đơn, lạc lõng tràn ngập. Cảnh thiên nhiên tại đây trở nên quạnh hiu, chỉ có cỏ cây và hoa, hòa quyện như tình yêu đan xen trong nỗi buồn. Từ 'chen' như một điểm nhấn tăng cường sự hiu quạnh của địa điểm này.
Lom khom dưới chân núi, tiều tiện vài chú
Lác đác ven sông, chợ nhỏ mấy nhà
Hình ảnh con người chỉ xuất hiện ở 'tiều tiện vài chú'. Chúng như là những hạt bụi tiều tiện bé nhỏ, tận dụng cuộc sống dưới chân núi. Tuy nhiên, sự sống này mong manh và hữu vô. Bằng cách đảo ngược cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan nhấn mạnh sự hoang sơ và hiu quạnh tại đèo Ngang. Sử dụng từ láy 'lom khom' và 'lác đác' không chỉ mô tả công việc gian khổ của những người đàn ông nhỏ bé này mà còn thể hiện sự cô đơn, lạc lõng. Những hình ảnh này trong thơ làm nổi bật sự độc đáo và mong manh trong cuộc sống.
Danh sách những bài Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan xuất sắc nhất
Chuyển sang hai câu thực, cảm xúc và tâm sự của tác giả nổi dậy bất ngờ
Nhớ quê như một nỗi đau sâu cuốc cuốc
Thương nhớ nhà, mỏi miệng cái da da
Âm thanh cuốc cuốc và da da tạo nên bức tranh êm đềm, nhưng sâu thẳm và đầy cảm xúc. Người du khách nghe thấy tiếng cuốc và da da vang lên, lòng như đau nhói, buồn thấu đáo. Sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh, tác giả hình dung cảnh tượng yên bình, nhưng lại kèm theo âm thanh nao lòng. Tiếng cuốc, tiếng da da khiến tác giả nhớ về quê nhà, thương nhớ những khoảnh khắc gia đình, càng làm nổi bật nỗi đau khi phải xa quê, đơn độc giữa đường xa.
Hai câu thơ kết thúc khiến cảm xúc và nỗi niềm của tác giả đạt đến đỉnh điểm
Dừng bước lại, trời non nước
Mảnh tình riêng biệt ta với ta
Chỉ với bốn từ 'dừng bước lại', nỗi đau và sự lạc lõng của tác giả trở nên da diết và buồn thâm thúy. Dù trời non nước bao la, con người vẫn nhỏ bé, tác giả cảm thấy lạc lõng giữa vô vàn. Mảnh tình nhỏ bé, chỉ thuộc về 'ta với ta'. Nỗi buồn dường như đạt đến cực điểm, làm thấm đẫm tâm can và nghiêng ngả trên trời đất.
Bài thơ 'Qua đèo Ngang' với giọng điệu da diết, trầm bổng và những kỹ thuật nghệ thuật độc đáo đã để lại trong lòng độc giả những cảm xúc khó phai. Câu chuyện của bài thơ dường như vẫn còn vang vọng mãi mãi.
Câu thơ thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh về đất nước Việt Nam. Thiên nhiên ở quê hương chúng ta tươi đẹp, phong cảnh hòa quyện, tràn đầy sức sống. Đó là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca. Thiên nhiên có thể lấp lánh như trong giấc mơ, cũng có thể rực rỡ, hùng vĩ như ánh mặt trời. Nhưng đồng thời, cảnh đẹp cũng có thể buồn bã, u tối dưới bàn tay của những nhà thơ, chứa đựng tâm sự u hoài khi sáng tác. Nguyễn Du đã từng nói: 'Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ'. Câu thơ này khiến ta liên tưởng đến bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan.
Bước chân tới đèo Ngang, bóng xế tà.
Cỏ cây xen kẽ đá, lá rải hoa Lom khom dưới chân núi, tiều vài chú Lác đác ven sông, chợ mấy căn nhà Nhớ quê nước đau lòng từng gia đình
Thương nhà, mệt mỏi, lời kể của ông bà
Dừng bước, đứng lại, trời cao, nước biển rộng
Một tình yêu riêng, ta và đất đai.
Để thấu hiểu và trân trọng bài thơ, ta cần đánh giá cao cả tài năng và tư tưởng của bà Huyện Thanh Quan, người luôn dành trái tim cho quê hương, đất nước, và gia đình. Có ai dám khẳng định rằng phụ nữ trong xã hội truyền thống không trải qua những cảm xúc thiêng liêng như vậy?
Chỉ cần đọc hai dòng đầu của bài thơ:
Bước chân chinh phục đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây xen kẽ đá, lá xen lẫn hoa
Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang, đây là một tuyển tập văn mẫu độc đáo
cảm nhận ngay nỗi u sầu xa cách.
Câu thơ sử dụng từ ngữ bóng xế tà và điệp từ chen, cùng với cách gieo vần lưng lá, đá, tạo nên bức tranh cô đơn, yên bình. Tà như mô tả một khái niệm chuẩn bị biến mất, làm câu thơ trở nên buồn thảm. Có câu ca dao nói rằng:
Nghe tiếng vịt kêu chiều vắng
Luyến tiếc mẹ ơi, chín chiều lòng buồn
Nhận ra rằng, tình cảm quý báu của chúng ta thường gặp nhau ở một thời điểm duy nhất, đó chính là thời gian. Trong bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả chợt lộ diện cảm xúc man mác khi bà Huyện Thanh Quan gặp ánh hoàng hôn tô điểm cảnh đẹp tại Hoành Sơn. Cảnh vật trở nên buồn bã và trống trải hơn với sự xuất hiện của điệp từ chen ở câu thứ hai. Điều này khiến độc giả cảm nhận được hình ảnh hoang vắng của đèo Ngang khi bóng tà buông xuống, mặc dù nơi này rất tuyệt vời với cỏ cây, đá, lá và hoa. Vì vậy, thi sĩ đã nhìn xa phía chân đèo để tìm kiếm sự sống động, và ở phía xa xa dưới chân đèo, hình ảnh hiện ra:
Dưới chân núi, một vài người tiều phu nô đùa
Bên sông, chợ nhỏ mấy nhà
Câu thơ mô tả bức tranh ánh hoàng hôn lạnh lẽo, những người tiều phu đang mài dao, và những gian hàng nhỏ xiêu xiêu dưới làn gió. Sự đảo ngữ trong từ ngữ 'lom khom', 'lác đác' như làm nổi bật tâm trạng u hoài. Tác giả tìm kiếm sự sống, nhưng điều đó lại làm cho cảnh vật trở nên héo hắt, buồn bã, và vắng vẻ hơn. Sự đối lập giữa hai câu thơ làm cho cảnh sắc trở nên thưa thớt, rời rạc. Từ 'vài' và 'mấy' nhấn mạnh sự vắng vẻ tại đây. Trong cảnh vắng đó, bỗng dưng, tiếng kêu đều đều vang lên, man mác của loài chim quốc quốc, chim gia gia trong bóng hoàng hôn buông xuống.
Từ ghép đau lòng, mỏi miệng tạo cảm giác tha thiết và ray rứt. 'Nhớ nước', 'thương nhà' là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia, liệu tác giả muốn truyền đạt tâm sự từ đáy lòng hay không? Có lẽ từ ghép quốc quốc gia gia là cách nghệ thuật để nói về Tổ quốc và gia đình của bà Huyện Thanh Quan trong tác phẩm này?
Sự song song giữa ý và lời trong hai câu thơ của bài này nhấn mạnh tình cảm của bà Huyện Thanh Quan đối với Tổ quốc và gia đình một cách tinh tế. Từ thực tế xã hội đương đại và cảnh thực của đèo Ngang đều làm tác giả nhớ đến chính mình và chia sẻ tâm tư:
Đứng lại, nhìn xung quanh, trời cao bao la
Mảnh tình riêng, ta và bản thân.
Câu chốt của bài thơ, ta cảm nhận nỗi u hoài về quá khứ của nhà thơ. Bước dừng và nhìn, chỉ thấy trời, non, và nước. Khám phá vũ trụ rộng lớn, bao quanh là bầu trời với núi, sông, khiến con người cảm thấy nhỏ bé, cô đơn, trống vắng. Tại đây, chỉ có bà với chính bản thân, kèm theo một tình cảm riêng biệt dành cho đất nước, cho máu mình, làm cho lòng nhà thơ như lạnh lẽo. Vũ trụ bao la quá! Sự cô đơn của con người! Tất cả được diễn đạt tinh tế dưới bút phê của nữ sĩ tài năng. Từ 'ta với ta' là minh chứng cho nghệ thuật tinh tế trong sáng tạo thơ ca của bà Huyện Thanh Quan. Vì cũng là 'ta với ta' nhưng nhà thơ Nguyễn Khuyến lại nói:
Bác đến chơi, ta với ta
Là sự hòa quyện của hai người: mặc dù là hai nhưng lại là một, dù là một nhưng lại là hai. Ngược lại, bà Huyện lại thể hiện:
Mảnh tình riêng, chỉ mình ta.
Tô điểm thêm vẻ đơn sắc, lẻ loi của bản thân. Qua câu thơ, ta như hiểu rõ hơn nỗi lòng tâm sự của tác giả trước vẻ đẹp hiên ngang của quê hương...
Phân tích xong bài thơ, hiểu sâu hơn, thấu hiểu tình cảm của nhà thơ nữ thời xưa, giúp ta thêm yêu quý đất nước và con người Việt Nam. Tư tưởng vững vàng, suy nghĩ tích cực, góp phần xây dựng quê hương Việt Nam phong phú, bảo tồn dấu tích của người xưa như một di sản lâu dài, nhắc nhở và truyền đạt cho thế hệ sau.
Từ xưa đến nay, nhiều nhà thơ mô tả cảnh đèo Ngang, nhưng không ai có thành công như bà Huyện Thanh Quan. Tác phẩm của bà chứa đựng tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng và tài năng của một bút tuyệt vời. Bài thơ đều vần chữ 'a', như tâm sự hoài cổ của tác giả. Không có dấu hiệu nào của ồn ào trong cách miêu tả. Tất cả đều yên bình, sâu lắng như chính tâm sự của tác giả.
Thơ vang lên, như âm nhạc hồn hậu, làm rung động tâm hồn như chính những cảm xúc sâu thẳm của bà Huyện Thanh Quan khi bước chân lên đèo Ngang, dưới bức tranh hoàng hôn núi rừng. Ta lại trải qua những cảm xúc đó khi đọc bài Chiều hôm nhớ nhà, như trong câu thơ:
Bầu trời chiều rực rỡ bóng hoàng hôn
Âm thanh ốc xa vang, trống rộn.
Để bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà thơ đã mang lại những trải nghiệm tuyệt vời, tình cảm sâu sắc từ đáy lòng, từ những động lòng chân thực. Người ta đã ghi tên bà, Huyện Thanh Quan, vào lịch sử như một nguồn cảm hứng bất tận, một biểu tượng với non sông, đất nước đã qua thời gian.
Phân tích Qua Đèo Ngang (mẫu 7)
Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng trong nền văn học trung đại của nước ta. “Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm rất tiêu biểu cho phong cách thơ của bà. Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời nhà thơ còn qua đó gửi gắm nỗi nhớ nước thương nhà.
Tác giả đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên nơi Đèo Ngang trong một buổi chiều tà:
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Cụm từ “bóng xế tà” gợi ra thời điểm kết thúc của một ngày. Nhà thơ đang một mình đứng trước nơi đèo Ngang. Tiếp đến câu thơ “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” là hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng, khắc họa khung cảnh thiên nhiên đèo Ngang. Việc sử dụng điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” thật tinh tế. Vẻ đẹp thiên nhiên của đèo Ngang tuy hoang sơ nhưng lại tràn đầy sức sống. Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.
Và không thể thiếu trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người. Nghệ thuật đảo ngữ “lom khom - tiều vài chú” cho thấy hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Và “lác đác - chợ mấy nhà” gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Thiên nhiên mới là trung tâm trong bức tranh đèo Ngang.
Thiên nhiên càng cô quạnh, tâm trạng của tác giả càng cô đơn. Điều đó được bộc lộ ở những câu thơ tiếp theo:
“Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”
Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Việc sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh: tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương. Đọc đến đây, chúng ta dường như có thể lắng nghe được tiếng kêu khắc khoải, da diết đang vang lên trong vô vọng.
Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” - tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ:
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta"
Trong thơ Nguyễn Khuyến cũng từng sử dụng cụm từ “ta với ta”:
“Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta”
Trong “Bạn đến chơi nhà, từ “ta” đầu tiên chỉ chính nhà thơ - chủ nhà, còn từ “ta” thứ hai chỉ người bạn - khách đến chơi. Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách. Qua đó thể hiện tình bạn gắn bó tri âm tri kỷ của nhà thơ. Còn trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ “ta với ta” ở đây đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Sự cô đơn ấy dường như chẳng thể có ai cùng chia sẻ.
Như vậy, Qua đèo Ngang đã thể hiện được tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trước khung cảnh đèo Ngang hoang sơ. Bài thơ chứa đựng những tình cảm, ý nghĩa sâu sắc.
Phân tích Qua Đèo Ngang (mẫu 8)
Xã hội ngày xưa chật vật, áp đặt, gò ép phụ nữ, họ chỉ biết sống dưới bóng của nam giới, không tự chủ. Ngược lại, thời hiện đại, phụ nữ được tôn trọng, đồng đẳng, không bị phân biệt đối xử. Tình yêu và tự do không phải chỉ là đặc quyền của nam giới. Bà Huyện Thanh Quan, mặc dù không tham gia chiến trận, nhưng đã đóng góp tinh thần, sức mạnh của mình vào những bài thơ, làm giàu thêm phần cho đất nước.
'Qua đèo ngang' mang lại sự êm đềm, nhẹ nhàng, đầy bản lĩnh của bà Huyện Thanh Quan, là biểu tượng cho phong cách thơ của bà. Bài thơ được viết khi bà đang ở Phú Xuân (Huế), đi qua đèo này. Tác phẩm nói lên nỗi buồn sâu sắc, lòng nhớ nhà, quê hương và tình thương đối với phụ nữ yếu đuối đi xa. Bài thơ tuân theo thể thức ngôn bát cú, với 8 câu thơ thể hiện tâm hồn và cảnh vật trước núi rừng hiu quạnh.
'Bước chân tới Đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa'
Hai câu thể hiện rõ hình ảnh rừng núi hoang sơ khi 'bóng xế tà' buông xuống. Khung cảnh chiều u buồn, gợn sầu, thể hiện sự nhớ nhung muốn chia sẻ nỗi lòng mà không có ai bên cạnh. Chỉ có 'cây cỏ chen đá, lá chen hoa' hiu quạnh. Từ 'chen' làm nổi bật sức sống của cỏ, cây, đồng thời truyền đạt ý chí sinh sôi, nảy nở.
'Lặng lẽ dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà'
Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan
Chỉ sau hai câu thơ tiếp theo, hình ảnh con người mới hiện hữu. 'Người tiều phu' lựa chọn lượm củi, từ 'lom khom' nhấn mạnh sự vất vả, cực nhọc của họ. Việc kiếm từng khúc củi trở nên khó khăn, số lượng cảm nhận được là ít ỏi, tạo nên sự cô đơn trong tìm kiếm bạn đồng hành.
Chuyển sang hai câu thơ tiếp theo, tác giả truyền đạt cảm xúc của mình rõ ràng hơn:
'Nhớ quê, đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà, mỏi miệng gia gia'
Ở giữa khu rừng sâu, tiếng chim cuốc vang lên như tiếng lòng đau đớn. Đó có thể là cảm xúc của nhà thơ hay âm thanh của chính cảnh. Bằng ngôn từ và nghệ thuật chơi chữ, tác giả lên tiếng về tâm trạng trước cảnh đẹp. Tiếng kêu của chim làm tăng lên cảm giác cô đơn, có lẽ là biểu hiện của tâm trạng nhớ thương quê hương?
Sự bao la, vô tận của non nước như làm tan biến bóng dáng một mình giữa thiên nhiên, hồn cảnh - hồn người hòa quyện vào nhau, tạo nên nỗi buồn da diết lưu lại.
'Dừng chân đứng lại, trời non nước
Mảnh tình riêng, ta với ta'
Phân tích Qua Đèo Ngang (mẫu 9)
Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Bà Huyện Thanh Quan là “Qua Đèo Ngang”. Với bài thơ này, tác giả đã gửi gắm tình yêu quê hương đất nước sâu sắc.
"Qua đèo ngang" gợi lên sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của bà Huyện Thanh Quan làm tiêu biểu cho phong cách thơ. Bài thơ "Qua đèo ngang" được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh vào Phú Xuân(Huế) nhận chức và đi ngang qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, quê hương, thương cho thân người con gái yếu đuối đường xa. Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú. Với tám câu thơ mà đã thấy được những thần thái, cái hồn trong cảnh vật và con người trước cảnh núi rừng hiu quạnh.
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa”
Hai câu đề hiện rõ khung cảnh rừng núi hoang sơ lúc "bóng xế tà". Một cảnh chiều nặng nề làm cho lòng người trở nên u buồn, gợn sầu hơn. Tất cả như gợi lên nỗi nhớ muốn tỏ rõ nỗi lòng mà không ai bầu bạn, sẻ chia. Chỉ có "cây cỏ chen lá, đá chen hoa" hiu quạnh. Điệp từ "chen" khẳng định sức sống mạnh mẽ của cỏ, cây, bấu víu để sinh sôi nảy nở.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Đến hai câu thơ tiếp theo thì mới thấy bóng dáng của con người. Hai từ láy “lom khom”, “lác đác” cho thấy sự thưa thớt, vắng vẻ của con người. Trong bức tranh thiên nhiên này, con người chỉ là một điều nhỏ bé.
Tiếp đến, Bà Huyện Thanh Quan đã bộc lộ tâm trạng của mình khi đứng trước đèo Ngang:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Giữa chốn rừng sâu vắng lặng, vang lên tiếng chim quốc đau lòng não ruột. Đó cũng có thể là thanh âm thật là hay là tiếng lòng trong tâm trạng nhà thơ. Mượn bút pháp ước lệ và nghệ thuật chơi chữ để nói lên tiếng lòng mình trước cảnh. Tiếng chim kêu làm tăng phần cô quạnh, phải chăng đó là tâm trạng hoài vọng nhớ thương nước nhà?
Cái bao la, vô tận của non nước làm chơi vơi bóng hình một mình giữa thiên nhiên, hồn cảnh - hồn người như hòa lẫn vào nhau, làm nỗi buồn da diết bị lắng đọng cùng.
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Tiếng lòng non nước thấm thía, không san sẻ buộc nhà thơ thốt lên giãi bày "ta với ta" nghe chua xót. Chỉ ta mới hiểu được lòng ta, sự cô đơn như tăng lên gấp bội. Dù sầu muội như bà Huyện Thanh Quan vẫn cảm nhận được vẻ đẹp non nước dù nơi dừng chân có vẻ hoang sơ, nhưng đã tô lên vẻ đẹp hùng vĩ, bao la của núi rừng.
Bài thơ "Qua Đèo Ngang" vừa gợi lên một bức tranh về cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, vừa gợi ra khung cảnh sống giản dị, đơn sơ mà ấm áp. Từ đó mang lại những cảm xúc, nỗi niềm, riêng tư của tác giả với tình yêu quê hương, đất nước da diết khi xa quê hương, lẻ loi một bóng hình nơi đất khách quê người.
Phân tích Qua Đèo Ngang (mẫu 10)
“Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông như núi, như người Việt Nam”
Câu thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về non sông đất trời Việt Nam. Thiên nhiên trên quê hương ta có vẻ đẹp mộng mơ, chan hòa sức sống. Chính vì vậy, thiên nhiên luôn là đề tài bất tận của thi ca. Lúc thì lung linh, huyền diệu như trong mộng, lúc lại rực rỡ, kiêu sa tựa ánh mặt trời. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan là một trong số đó.
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
Câu thơ mở đầu gợi mở về không gian, thời gian. Cụm từ “bóng xế tà” gợi ra thời điểm chiều tà đã bao trùm lên không gian đèo Ngang. Tiếp đến nhà thơ sử dụng điệp từ “chen” cùng cách gieo vần lưng “lá, đá” đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ tà như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:
“Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau”
Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ “Qua đèo Ngang”, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật.
Không chỉ là thiên nhiên, mà con người cũng xuất hiện trong bức tranh nơi đèo Ngang:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn.
Sự đối lập vốn có của hai câu thực khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt. Từ “vài, mấy” như càng nói rõ thêm sự vắng vẻ ở nơi này. Trong sự hiu quạnh đó, bỗng nhiên vẳng lên tiếng kêu đều đều, man mác của loài chim quốc quốc, chim gia gia trong bóng hoàng hôn đang buông xuống.
Từ ghép “đau lòng, mỏi miệng” khiến cho ta có cảm giác tha thiết, ray rứt. Từ “nhớ nước, thương nhà” là nỗi niềm của "con chim quốc quốc, chim đa đa" do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia giá phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó?
Sự song song về ý, về lời của hai câu thơ trong phần luận của bài thơ này nhằm nhấn mạnh tình cảm của bà Huyện Thanh Quan đối với Tổ quốc, gia đình trước cảnh thật là khéo léo và tài tình. Từ thực tại của xã hội đương đời mà bà đang sống cho đến cảnh thực của đèo Ngang đã khiến cho tác giả sực nhớ đến mình và tâm sự:
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.”
Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái.
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)