Địa danh là gì? Những địa danh nổi tiếng ở Việt Nam và ý nghĩa tên gọi

Địa danh là gì? Những địa danh nổi tiếng ở Việt Nam và ý nghĩa tên gọi. Bài viết cung cấp thông tin những địa danh nổi tiếng, những điểm đến thú vị.

1 154 08/10/2024


Địa danh là gì? Những địa danh nổi tiếng ở Việt Nam và ý nghĩa tên gọi

Địa danh là gì? Những địa danh nổi tiếng ở Việt Nam và ý nghĩa tên gọi (ảnh 1)

I. Địa danh là gì?

Địa danh tên tiếng anh là Place name

Địa danh hay là tên địa lí là tên vùng, tên sông, tên núi, là tên gọi các đối tượng địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính… được con người đặt ra.

Đối với bản đồ, địa danh được hiểu là tên các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ.

Một trong những đặc điểm nổi bật của địa danh là sự đa dạng về ngôn ngữ. Địa danh của dân tộc, quốc gia nào thông thường được đặt bằng ngôn ngữ của dân tộc, quốc gia đó. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho bản đồ địa danh trở nên phức tạp hơn nhiều về mặt ngôn ngữ. Sự đan xen giữa các ngôn ngữ của một quốc gia, các ngôn ngữ các dân tộc trong một quốc gia, một khu vực làm cho địa danh ngày càng có sự biến đổi nhanh chóng.

Chức năng định danh của địa danh không cho phép nhầm lẫn và trùng lặp địa danh. Tính chính xác của địa danh trên bản đồ càng phải cao hơn trong các loại tài liệu và văn bản khác.

II. Ý nghĩa và tầm quan trọng của địa danh

Địa danh thể hiện sự khác biệt giữa các đối tượng trên bề mặt Trái Đất nên chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong quá khứ đã có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn địa danh dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng.

Địa danh không tồn tại ở khoảng không bởi vì chúng do con người quy ước mà hình thành, địa danh cung cấp thông tin quan trọng về chính trị, văn hoá, xã hội. Sự thay đổi rõ nhất của địa danh đó là trong không gian, từ điểm này tới điểm kia, địa danh được thanh đổi theo thời gian, tự nhiên hoặc thay đổi vì chính trị.

Địa danh mang tính chính xác cao, là một yếu tố quan trọng trong công tác lập bản đồ.

Trong cơ sở hạ tầng thông tin của các quốc gia, địa danh luôn được xác định là yếu tố được sử dụng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện, xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý.

Việc chuẩn hoá địa danh là một công việc rất cần thiết và có ý nghĩa nhằm thống nhất và xác định vị trí của đối tượng để thống nhất về cách đọc, cách viết và thể hiện địa danh trên bản đồ, các văn bản và các phương tiện thông tin đại chúng sẽ mang lại sự thuận lợi, dễ dàng trong việc phát triển kinh tế và hội nhập.

III. Mô phỏng cấu tạo của địa danh trong tiếng Việt

Địa danh trong tiếng Việt thường được tạo nên theo quy mô như sau :

Thành tố / danh từ chung + tên riêng / địa danh .

Những địa danh trong tiếng Việt đều là tên gọi hay kí hiệu biểu lộ những tín hiệu đặc trưng khu biệt của thực thể địa lý được mang tên. Điều này trọn vẹn đúng với ý kiến sau của Laibnitxo đã được V.I.Lênin khen là “ nói hay ” trong tác phẩm “ bút kí triết học ” đơn cử như sau : “ nhưng tên gọi là loại gì ? Một phù hiệu để phân biệt, một tín hiệu đập vào mắt mà tôi đem làm thành đặc trưng của đối tượng người tiêu dùng trong tính chính thể của nó. ”

Địa danh là gì? Những địa danh nổi tiếng ở Việt Nam và ý nghĩa tên gọi (ảnh 1)

IV. Ý nghĩa tên gọi một số địa danh ở Việt Nam

1. Thành phố Đà Lạt: là một thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng. "Đà" có nghĩa là nước hoặc suối, "Lạt" có nghĩa là tên một nhóm người thuộc dân tộc bản địa Kơho sống ở đây".

2. Thành phố Bắc Ninh: đây là một tỉnh được nhà Nguyễn thành lập năm 1822 từ một phần xứ Kinh Bắc. Thời kì Hồng Bàng nước Văn Lang được chia thành 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng chủ quyền lãnh thổ chiếm đa số tỉnh Bắc Ninh. Tên gọi Bắc Ninh có thể là sự kết hợp giữa Kinh Bắc và Vũ Ninh mà thành.

3. Thành phố Hà Nội xưa kia tên gọi là Thăng Long. Hà Nội có nghĩa là vùng đất nằm trong sông, có lẽ do Hà Nội được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đáy.

4. Tỉnh Hoà Bình: được thành lập năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ mang tên tỉnh Mường. Tỉnh Mường được đặt tại thị trấn Chờ Bờ, đến cuối năm 1886 chuyển về xã Phương Lâm, tới năm 1888 đổi tên thành tỉnh Phương Lâm. Năm 1896 được chuyển về đóng tại xã Hoà Bình nằm tại bờ trái sông Đà, đối diện với Phương lâm và từ đó gọi là tỉnh Hoà Bình cho tới nay.

5. Tỉnh Thanh Hoá: là tỉnh nối liền giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Thời nhà Đinh và Tiền Lê, Thanh Hoá mag tên đạo Ái Châu. Thời kì nhà Lý những năm đầu vẫn mang tên Ái Châu. Năm 1009 gọi là Phủ Thanh Hoá. Năm 1469 đổi tên thành Thừa Tuyên Thanh Hoá, tên Thanh Hoá được đặt cho đến ngày nay.

6. Thủ Dầu Một: Có rất nhiều cách lí giải về cái tên Thủ Dầu Một. Địa danh này có nguồn gốc từ tiếng Khmer "Thun Đoon Both" có nghĩa là "gò có đỉnh cao nhất". Một cách hiểu khác cho rằng Thủ Dầu Một có nguồn gốc từ thuần Việt, có nghĩa là đồn có cây dầu lớn, hoặc cũng có thể là cách đọc trại của Thủ Dầu Miệt có nghĩa là thủ của vùng có nhiều cây dầu.

7. Nha Trang: Đây là một thành phố thuộc tỉnh Khánh Hoà, Nha Trang là một địa danh gốc Chăm có nghĩa là "sông có nhiều lau lách".

8. Cần Thơ: Là thành phố trực thuộc tỉnh Cần Thơ, đây là tên một con rạch mạng tên một loài cá có tên Khmer là Kìn tho, sau được lấy tên là Cần Thơ.

9. An Giang xưa được gọi là dất Tầm Phong Long, sau đó nước Chân Lạp cho chúa Nguyễn, vua Gia Long tổ chức cho dân tới khai hoang, đưa dân vào định cư và trở thành một trong Nam Kì lục tỉnh thời nhà Nguyễn độc lập. Cái tên An Giang mang ý nghĩa là dòng sông an lành có thể định cư lâu dài, khuyến khích di dân khẩn hoang lập làng.

10. Bắc Giang thuộc ộ Võ Ninh thời vua Hùng dựng nước, đời Lý-Trần được gọi là lộ Bắc Giang, đời Lê gọi là phủ Bắc Hà. Tới năm 1822 đổi tên là phủ Thiên Phúc, thời Tự Đức đổi tên là phủ Đa Phúc, hiện nay chưa có tài liệu nào chứng minh nhưng tên gọi Bắc Giang có ý nghĩa là phía bắc sông.

11. Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong bản sao bài văn bia "Tam hải đồ sơn chí" bằng tiếng Hán khắc trên đá dựng ở Bó Lù, bờ hồ Ba Bể. Chữ "Kạn" trong từ Bắc Kạn có bộ "tài gẩy" bên chữ "Can", âm Hán Việt đọc là "cản", chữ này có nghĩa là "ngăn giữ, bảo vệ, chống cự".

12. Bạc Liêu: là một tỉnh thuộc đồng bằng sôg Cửu Long. Cái tên Bạc Liêu được phát âm theo tiếng Hán Việt từ tiếng Triều Châu là "Pô Léo" mang ý nghĩa là xóm nghèo, làm nghề chài lưới đánh cá. Có ý kiến khác lại cho rằng "Pô" là "bót", "Liêu" nghĩa là "lào" theo tiếng Khơ me, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống nơi đó là một đồn binh của người Lào.

13. Bình Định: đây là tên do vua Nguyễn Ánh đặt năm 1799 sau khi chiếm được thành Quy Nhơn. Tên Bình Định mang ý nghĩa người chiến thắng, Nguyễn Ánh cho rằng mình đã vào tận đất phát tích của nhà Tây Sơn, bình định được "loạn đảng nguỵ Tây".

V. Một số địa danh tại Việt Nam

- Các địa danh hành chính tại nước ta có tên là những từ như Nam Định hoặc liên danh như Bà Rịa - Vũng Tàu. Đa phần tên các địa danh này có từ lâu đời và là tên Nôm hoặc phiên âm từ dân tộc thiểu số.

Ví dụ: Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, huyện Kim Sơn (Ninh Bình), Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai)...

- Bên cạnh những địa danh hành chính, ở Việt Nam cũng có những địa danh chỉ bao gồm một âm tiết, đa số là các làng, xóm, thôn, bản.

Ví dụ: Địa danh Láng ở Hà Nội (tại đây có trạm khí tượng Láng), thị trấn Chuối (tên không chính thức của thị trấn Nông Cống-Thanh Hoá),....

- Một số địa danh có ý nghĩa là Rồng tại Việt Nam

Ví dụ: Thăng Long (Hà Nội), Cầu Long Biên (Hà Nội), Núi Hàm Rồng (Thanh Hoá), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Biển Long Hải, bến Nhà Rồng...

1 154 08/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: