Thành phần biệt lập là gì? Có những thành phần biệt lập nào

Vietjack.me giới thiệu bài viết Thành phần biệt lập là gì? Có những thành phần biệt lập nào giúp bạn nắm vững kiến thức về các thành phần biệt lập để dễ dàng làm bài tập hơn.

1 153 07/10/2024


Thành phần biệt lập là gì? Có những thành phần biệt lập nào

I. Thành phần biệt lập là gì?

Thành phần biệt lập là những thành phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp chủ ngữ, vị ngữ , bổ ngữ, trạng ngữ... của câu và không tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu. Thành phần biệt lập thường được dùng để bộc lộ cảm xúc, thể hiện độ tin cậy đối với sự việc được nói đến, thể hiện quan hệ giữa những người giao tiếp với nhau hoặc có thể dùng để gọi, dùng để giải thích một sự vật hiện tượng nào đó của người dùng.

Hiểu một cách đơn giản thì trong một câu có nhiều thành phần khác nhau, nếu có những thành phần không tham gia vào việc diễn đạt trong câu thì thành phần đó được hiểu là thành phần biệt lập.

Ví dụ:

" Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn."

Trong câu ca dao trên: Bầu ơi là thành phần biệt lập gọi - đáp

II. Các loại thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập được nằm tách bạch, độc lập để thể hiện những ý riêng của câu.

Có 4 loại thành phần biệt lập cơ bản:

- Thành phần tình thái

- Thành phần cảm thán

- Thành phần gọi - đáp

- Thành phần phụ chú

1. Thành phần tình thái

Thành phần tình thái dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với những sự việc được nói đến trong câu. Thành phần tình thái này có công dụng dùng để đánh giá sự vật , sự việc của người nói, người viết về nội dung được nói đến ở trong câu

Các nhóm thành phần tình thái gồm:

- Nhóm chỉ thái độ tin cậy : chắc, chắc là, có lẽ, hình như, ...

- Nhóm chỉ quan điểm cá nhân: theo tôi, theo quan điểm của,...

- Nhóm chỉ thái độ của người nói đối với người nghe : à, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy, ....ở cuối câu.

Dấu hiệu nhận biết câu có thành phần tình thái:

Dấu hiệu của thành phần tình thái được nhận biết qua những từ chỉ mức độ như chắc chắn, chắc chắn là , có lẽ, có lẽ là, ắt hẳn, chắc là ....Và khi bỏ các từ nhận biết này đi thì nghĩa của câu nó không thay đổi, bởi các từ này không nằm trong cấu trúc câu, không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

Ý nghĩa của thành phần tình thái:

- Nêu độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu ;

- Nêu nguồn ý kiến của sự việc được nói đến trong câu ;

- Nêu thái độ, quan hệ giữa người nói và người nghe ;

- Thái độ giữa người nói và người nghe, ngoài thành phần tình thái , còn được thể hiện rất rõ qua các từ xưng hô .

Ví dụ:

Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

Từ “chắc” là thành phần tình thái: ý chỉ những nhận định, suy nghĩ có mức độ tin cậy cao.

2. Thành phần cảm thán

Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận, …). Thành phần cảm thán trong câu có thể tách thành câu riêng ( câu đặc biệt ). Dù có điểm chung là không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập nhưng cần dựa vào.

Dấu hiệu nhận biết thành phần cảm thán

Dấu hiệu nhận biết các câu có thành phần cảm thán thông thường được nhận biết qua những câu nói, câu viết có chứa các từ ngữ cảm thán như là: ồ, trời ơi, ôi, ...

Ví dụ:

Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.

Từ in đâm "Ôi" là một thành phần cảm thán, không chỉ một sự vật hay hiện tượng nào cả, mà nó chỉ bộc lộ cảm xúc của con người.

3. Thành phần gọi - đáp

Là thành phần gọi đáp dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp để qua đó thể hiện được thái độ của người nói, người viết với người nghe, người đọc.

Dấu hiệu được dùng để nhận biết những câu nói, câu viết có thành phần biệt lập gọi đáp là những từ ngữ gọi đáp, thông qua những câu nói, câu viết có chứa các từ như: thưa ông, thưa bà, anh ơi, ...

Ví dụ:

Thưa mẹ, con mới đi học về.

từ in đậm được nêu trong ví dụ được dùng để đáp.

Những từ ngữ dùng để gọi người khác người khác được nêu lên trong ví dụ không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

4. Thành phần phụ chú

Đây là thành phần được dùng để chú thích bổ sung thông tin một số chi tiết cho nội dung chính của câu và có công dụng bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu nêu thái độ , tâm trạng, ...kèm theo lời nói của nhân vật hoặc có thể là nêu xuất xứ của lời nói, văn bản.

Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú:

Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú này được thể hiện qua cấu tạo từ, cụm từ, cụm chủ - vị ,việc câu nói, câu viết thường được thể hiện theo hình thức đặt giữa 2 dâu gạch ngang (- - ), 2 dấu phấy (' ') hoặc 2 dấu ngoặc kép ( " " ).

Ví dụ:

Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Cụm từ "kể cả anh " là thành phần phụ chú dùng để bổ sung cho từ "mọi người"

III. Phân biệt thành phần tình thái và thành phần cảm thán

Thành phần biệt lập tình thái và thành phần biệt lập cảm thán có nhiều nét tương đồng với nhau, chính vì vậy mọi người thường hay có sự nhầm lần hai thành phần này với nhau. Dưới đây sẽ là một số những điểm để phân biệt hai thành phần này.

- Điểm giống nhau

Thành phần biệt lập tình thái và thành phần biệt lập cảm thán đều không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu và cả hai thành phần này đều không tham gia vào cấu trúc ngữ pháp của câu.

- Điểm khác nhau

+ Thành phần biệt lập tình thái được sử dụng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói trong câu

+ Thành phần biệt lập cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói ở trong câu.

IV. Cách nhận biết thành phần biệt lập trong câu

Để nhận biết được thành phần biệt lập, chúng ta có thể chú ý đến một số dấu hiệu như sau:

- Thành phần tình thái: dựa trên thái độ, cảm xúc, cách nhìn nhận vấn đề của người nói ở trong câu

- Thành phần cảm thán: dựa vào thái độ, tâm lý của người nói

- Thành phần phụ chú: nhận biết qua các dấu câu, xem nội dung đó có phải giúp câi bổ sung thêm thông tin hay không, khi bỏ đi nếu không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu thì là thành phần phụ chú

- Thành phần gọi đáp: dựa vào mối quan hệ giao tiếp ở trong câu

V. Bài tập về các thành phần biệt lập

Bài 1. Chỉ ra các thành phần biệt lập của câu trong mỗi câu sau:

a) Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

(Sang thu - Hữu Thỉnh)

b) Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa

(Bếp lửa - Bằng Việt)

c) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

d) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa - bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.

Trả lời:

a) Thành phần tình thái: hình như

b) Thành phần cảm thán: Ôi

c) Thành phần tình thái: có lẽ

d) Thành phần phụ chú: những người con ở xa

Bài 2. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Thành phần biệt lập đóng vai trò biểu đạt ngữ nghĩa trong câu.

B. Thành phần biệt lập gọi đáp giúp duy trì cuộc đối thoại trong câu.

C. Thành phần biệt lập được chia thành 4 loại.

D. Thành phần biệt lập phụ chú được thêm vào câu nhằm mục đích liệt kê, bổ sung thêm thông tin,…

Đáp án: A

Bài 3. Tìm thành phần biệt lập có trong ví dụ sau đây. Hãy cho biết có thể thay thế nó bằng các từ nào khác:

“Anh quay lại nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Đáp án: Thành phần biệt lập tình thái: “có lẽ”.

Ta có thể thay thế từ này bằng các từ: hình như, dường như, có vẻ,…

1 153 07/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: