Từ chỉ hoạt động là gì? Phân biệt từ chỉ hoạt động với từ chỉ trạng thái

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về từ chỉ hoạt động với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được từ chỉ hoạt động để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 761 03/12/2024


Từ chỉ hoạt động

1. Từ chỉ hoạt động là gì?

Từ chỉ hoạt động là từ được dùng để chỉ những hành động vật lý có thiên hướng thể hiện ra bên ngoài. Nói cách dễ hiểu đó là những hành động có thể quan sát được bằng mắt và được mô tả bởi những từ chỉ hoạt động.

2. Đặc điểm của từ chỉ hoạt động

Các từ ngữ chỉ hoạt động mà chúng ta rất thường hay gặp phải kể đến như: khóc, học, đi, viết, nói, cười,… Ta có thể nhận biết được các từ chỉ hoạt động thông qua những đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Sẽ có những từ chỉ hoạt động trong câu có thể kết hợp với từ xong nhằm để biểu hiện sự vận động một cách chân thật nhất, ví dụ như: khóc xong, học xong,…

  • Từ chỉ hoạt động thường được xếp vào trong nhóm ngoại động từ.

*Mở rộng về động từ

Động từ được hiểu là những từ chỉ hành động, trạng thái của người hoặc động vật. Động từ gồm hai loại là nội động từ (động từ chỉ có chủ ngữ) và ngoại động từ (động từ có chủ ngữ là tân ngữ)

Sự phân biệt các nhóm động từ thường dựa trên hai tiêu chí: ngữ nghĩa và ngữ pháp. Xét về mặt ngữ pháp, cần phân biệt hai nhóm động từ quan trọng (Động từ biểu thị hành động/ hoạt động vật lý như: ăn, uống, đánh, đẩy, cắt, kéo, chạy, nhảy, leo, trèo và Động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí như: thích thú, biết, hiểu, cảm thấy, lo lắng, sợ, tôn trọng và Động từ do dự, hồi hộp, mong ước, mơ ước, kính nể.

Trong cả hai loại động từ này, ta có thể phân biệt nội động từ và ngoại động từ. Cụ thể:

- Nội động từ là động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái không thể tác động trực tiếp tới một đối tượng khác (ngủ, nằm, đi, đứng, suy nghĩ)

- Ngoại động từ là động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái có thể tác động trực tiếp lên một đối tượng khác hoặc tạo ra một đối tượng khác (đào, tìm, bắt, xây, viết, mua, sản xuất)

Khi tạo ra lối nói bị động, chúng ta chỉ có thể sử dụng ngoại động từ mà không thể sử dụng nội động từ trong câu .

3. Ví dụ về từ chỉ hoạt động

- Em vừa mới học bài xong bài: Trong câu này thì từ “học bài” là từ chỉ hoạt động.

- Mùa hè ở nông thôn, trẻ em đi chăn trâu, người lớn thì gặt lúa: Trong câu này thì từ “chăn trâu” và “gặt lúa” là từ dùng để chỉ hoạt động

- Mẹ đang nấu cơm dưới bếp: Trong câu này thì từ “nấu cơm” là từ chỉ hoạt động

- Em vừa xem phim vừa khóc: Trong cụm từ này thì từ “xem phim” và “khóc” là những từ được dùng để chỉ hoạt động.

4. Phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái

Tiêu chí Từ chỉ hoạt động Từ chỉ trạng thái Ví dụ
Khái niệm là những từ có thể nhìn thấy rõ ràng, có thể cảm nhận được bằng các giác quan cụ thể, rõ ràng là những hành động không được cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan bên ngoài và không thể hiện thông qua chuyển động

- Em thích cái áo màu đỏ

- Con mèo nhà em đang ngủ say

Đặc điểm

- Một số từ được coi là động từ chỉ hoạt động và được coi là động từ chỉ trạng thái

- Một số từ chuyển nghĩa được coi là động tư chỉ trạng thái

- Một số từ mang tính chất ngữ pháp của tính từ

- Ngoại động từ còn được coi là động từ chỉ trạng thái nằm giữa động tư và tính từ

- Một số động từ chỉ hoạt động được sử dụng như động từ chỉ trạng thái

- Đồng từ chỉ trạng thái có một số đặc điểm ngữ pháp vf ngữ nghĩa giống tính từ, có thể hoạt động như vị ngữ trong câu kể

- Nội động từ: hướng đến chủ thể hành động, không có tân ngữ trực tiếp nhưng phải có quan hệ động từ

- Ngoại động từ: động từ chỉ người hoặc vật khác, có khả năng bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp

nằm, ngồi, thức, vui buồn, hồi hộp, lắng nghe,

5. Bài tập về từ chỉ hoạt động

Bài 1: Tìm ra từ không cùng nhóm trong mỗi nhóm từ sau:

a/ Anh em, cô dì, chú bác, giúp đỡ, xóm thôn, cánh đồng.

Từ không cùng nhóm: “giúp đỡ” – từ chỉ hoạt động, các từ còn lại chỉ sự vật.

b/ Yêu, nhớ, quên, giận, theo.

Từ không cùng nhóm: “theo” – từ chỉ hoạt động, còn lại là các từ chỉ trạng thái.

c/ Uống, cắt, sen, tham gia, bước

Từ không cùng nhóm: “sen” – từ chỉ sự vật (loài hoa), các từ còn lại chỉ hoạt động.

d/ Cây, lá, cỏ, hoa, sông, lội.

Từ không cùng nhóm: “lội” – từ chỉ hoạt động, các từ còn lại là từ chỉ sự vật.

Bài 2: Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ hoạt động, từ nào là từ chỉ trạng thái?

“buộc, thức, lăn, ngủ, lấp, phát triển, giơ, cắt, bay, nghi ngờ, tưởng tượng, ngồi”

  • Từ chỉ hoạt động: buộc, lăn, lấp, giơ, cắt, bay, ngồi.

  • Từ chỉ trạng thái: thức, ngủ, phát triển, nghi ngờ, tưởng tượng.

Bài 3: Tìm những từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động trong các câu sau:

1. Con trâu ăn cỏ

2. Trên sân trường học sinh chơi nhảy dây

3. Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ

4. Lan yêu bố mẹ

5. Con cá bơi trong bể

6. Tý thích chiếc cặp sách này

7. Ông nội xem ti vi

8. Nam buồn vì bị điểm kém

9. Hoa vui vì được đi chơi

10. Mẹ đi chợ

Đáp án

* Từ chỉ hoạt động:

- Con trâu ăn cỏ

- Trên sân trường học sinh chơi nhảy dây

- Con cá bơi trong bể

- Ông nội xem ti vi

- Mẹ đi chợ

* Từ chỉ trạng thái:

- Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ

- Lan yêu bố mẹ

- Tý thích chiếc cặp sách này

- Nam buồn vì bị điểm kém

- Hoa vui vì được đi chơi

1 761 03/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: