TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Trắng trong (2025) SIÊU HAY

Phân tích bài thơ Trắng trong gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 34 04/01/2025


Phân tích bài thơ Trắng trong

TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Trắng trong (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích bài thơ Trắng trong của Lâm Thị Mỹ Dạ.

TRẮNG TRONG

Đôi làn môi con

Nghiêng về vú mẹ

Như cây lúa nhỏ

Nghiêng về phù sa

Như bông hoa thơm

Nghiêng về ngọn gió.

Đôi làn môi con

Ngậm đầu vú mẹ

Như búp hoa huệ

Ngậm tia nắng trời.

Sữa mẹ trắng trong

Con ơi hãy uống

Rồi mai khôn lớn

Con ơi hãy nghĩ

Những điều trắng trong.

Dàn ý Phân tích bài thơ Trắng trong

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về nội dung bài thơ Trắng trong

- Giới thiệu khái quát về tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ

- Trích dẫn thơ

2. Thân bài:

- Nêu những điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ

- Tóm tắt nội dung của bài thơ: Xoay quanh chủ đề người mẹ, sự chăm sóc, ân cần và tình cảm đặc biệt mà người mẹ dành cho con.

- Viết cảm nhận về bài thơ Trắng trong:

+ Khổ thơ đầu tiên:

- Cảm xúc về người mẹ, hình ảnh mẹ cho con bú. Dòng sữa của mẹ như một sợi dây liên kết với con

- Dòng sữa ấy như suối nguồn, giúp người con lớn lên và trưởng thành.

+ Khổ thơ thứ hai:

- Hình ảnh người con vẫn tiếp tục bú dòng sữa mẹ nhưng lại có sự chuyển biến trong nhận thức

- Cảm nhận được tình cảm và đạo đức của người làm mẹ. Nghe lời mẹ căn dặn “Hãy nghĩ những điều trắng trong”.

=> Bài thơ chính là một áng thơ xuất sắc viết về tình mẫu tử thiêng liêng. Không chỉ dừng lại ở tình cảm mẹ con, tác giả còn khái quát về một triết lí lớn lao và cao cả hơn trong cuộc sống.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong tác phẩm

Phân tích bài thơ Trắng trong (mẫu 1)

“Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già”

Người mẹ chính là người phụ nữ đặc biệt trong cuộc đời của mỗi con người. “Mỗi nhà văn là người cho máu”, không ít “người cho máu” đã viết về chủ đề mẹ, thế nhưng trong bài thơ Trắng trong của Lâm Thị Mỹ Dạ, ta lại bắt gặp một hình ảnh người mẹ hoàn toàn khác. Thông qua bài thơ, người đọc không chỉ ấn tượng trước hình ảnh người mẹ và tình mẫu tử, ở đó còn nổi bật những triết lí sâu sắc về lẽ sống trong cuộc sống.

Đôi làn môi con

Nghiêng về vú mẹ

Như cây lúa nhỏ

Nghiêng về phù sa

Như hương hoa thơm

Nghiêng về ngọn gió

Đôi làn môi con

Ngậm bầu vú mẹ

Như búp hoa huệ

Ngậm tia nắng trời

Sữa mẹ trắng trong

Con ơi hãy uống

Rồi mai khôn lớn

Con ơi hãy nghĩ

Những điều trắng trong.

Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng khẳng định rằng “Thơ phải bắt đầu từ sự chân thật”, những tác phẩm của bà đều lựa chọn những chủ đề gần gũi với cuộc sống của bạn đọc. Cùng viết về đề tài người mẹ nhưng Lâm Thị Mỹ Dạ đã khám phá ra những vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt. Tác phẩm là một áng thơ xuất sắc khiến người đọc vô cùng ấn tượng trước những hình ảnh cảm động, tình cảm sâu sắc của mẹ dành cho con.

Đến với khổ thơ đầu tiên:

Đôi làn môi con

Nghiêng về vú mẹ

Như cây lúa nhỏ

Nghiêng về phù sa

Như hương hoa thơm

Nghiêng về ngọn gió

Tác giả đang miêu tả một hành động vô cùng thiêng liêng của người mẹ, đó chính là cho con bú. Đôi làn môi của bé con nhẹ nhàng ngậm lấy dòng sữa ấm nóng của mẹ. Nhà thơ đã so sánh việc người mẹ cho con bú với các hiện tượng trong tự nhiên, điều đặc biệt chính là những sự kiện ấy đều diễn ra một cách tự nhiên như một quy luật. Không có gì lạ khi những cây lúa nhỏ nghiêng mình về nơi có nhiều phù sa để phát triển tươi tốt, hay những bông hoa ngát hương thơm nghiêng về ngọn gió để cảm nhận được những hương vị mát mẻ, đặc biệt. Những hình ảnh được tác giả chắt lọc một cách tinh tế, giàu sức gợi hình, gợi cảm, dù không nhiều lời bộc bạch trực tiếp nhưng người đọc vô cùng ấn tượng và cảm nhận rõ tình cảm quý báu của người mẹ dành cho con.

Đôi làn môi con

Ngậm bầu vú mẹ

Như búp hoa huệ

Ngậm tia nắng trời

Sữa mẹ trắng trong

Con ơi hãy uống

Rồi mai khôn lớn

Con ơi hãy nghĩ

Những điều trắng trong.

Bài thơ hiện lên như một lời ru ngọt ngào mà mẹ dành cho con, mẹ dành những câu nói yêu thương ngọt ngào và nồng đậm tình yêu thương. Đến với khổ thơ thứ hai thì những nhận thức của người con. Những dòng sữa của mẹ giờ được ví như “búp hoa huệ, tia nắng trời”, những điều này gợi nên những cảm xúc vô cùng đáng quý. Những câu thơ cuối cùng như những thông điệp quý giá, triết lí sâu sắc và lời căn dặn của mẹ dành cho con “Hãy nghĩ những điều trắng trong”, những giá trị tốt đẹp sẽ còn mãi. Người mẹ dặn con hãy uống dòng sữa của mẹ, luôn cố gắng trở thành người lương thiện, nghĩ đến những điều trắng trong và thiện lương, biết sống tốt đẹp và nhân ái, tốt bụng.

Bài thơ Trắng trong của Lâm Thị Mỹ Dạ đã khắc họa thành công tình cảm mẫu tử đồng thời là những triết lí sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt đến bạn đọc trong cuộc sống. Tác phẩm sẽ sống mãi trong trái tim bạn đọc mặc kệ thời gian có qua đi.

Phân tích bài thơ Trắng trong (mẫu 2)

Từ xưa tới nay, mẹ là đề tài bất tận cho người nghệ sĩ khát khao tìm tòi và sáng tạo. Hình tượng người mẹ lung linh trong nhạc, thơ, họa và điêu khắc qua dòng thời gian. Trong dòng chảy cảm xúc ấy, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã làm sáng lên hình ảnh một người mẹ đang ngồi cho con bú với biết bao yêu thương trìu mến, biết bao xúc động!

Lâm Thị Mỹ Dạ là nhà thơ luôn khát khao dâng hiến, tìm tòi và mang đến cho thơ những nguồn cảm xúc mới mẻ, ngọt ngào và sâu lắng. Trái tim đa sầu, đa cảm của một người phụ nữ, một người mẹ đã rung lên những nhịp đập bồi hồi để rồi cất lên trong thơ bà những giai điệu mới làm xúc động lòng người - giai điệu của tình mẫu tử. Giai điệu nhẹ nhàng êm ái như nhịp đưa nôi trong bài thơ “Trắng trong” của bà đọng lại trong lòng người đọc những tình cảm chân thành, quý giá mà nhân vật trữ tình đã dành cho đứa con yêu của mình.

Bài thơ “Trắng trong” của Lâm Thị Mỹ Dạ không dài dòng câu chữ, không diễn thuyết nhiều lời, mỗi câu thơ có “độ nén” với biết bao cung bậc cảm xúc.

“Đôi làn môi con

Nghiêng về vú mẹ

Như cây lúa nhỏ

Nghiêng về phù sa

Như bông hoa thơm

Nghiêng về ngọn gió”

Bài thơ bắt đầu bằng những hình ảnh so sánh, liên tưởng giản dị thường nhật mà hàm chứa những điều minh triết: “Đôi làn môi con / Nghiêng về vú mẹ / Như cây lúa nhỏ / Nghiêng về phù sa / Như hương hoa thơm / Nghiêng về ngọn gió” những hình ảnh chắt lọc trên chính là những cặp “con và mẹ” tồn tại vĩnh hằng trong vũ trụ: “môi con- vú mẹ”, “cây lúa- phù sa”; “hương hoa - ngọn gió”, “búp hoa - tia nắng”... đó là những cặp tương quan hình thành nên mối liên hệ sinh tồn, sinh trưởng từ cội nguồn sự sống. Hình ảnh người mẹ được nhà thơ vẽ lên bằng những cảm xúc chảy đầy trong tâm hồn. Người mẹ nào không thấy tràn ngập hạnh phúc khi được ôm lấy cái hình hài máu mủ của mình vào lòng, để cho đứa con thơ được rúc vào bầu sữa ẩm nóng của mình mà đón lấy niềm yêu thương, sự ngọt ngào từ dòng sữa mẹ. Người mẹ hạnh phúc đến nỗi dường như cả vũ trụ này, mẹ chỉ dành cho con qua vị ngọt ngào của dòng sữa ấy. Dẫu nhà thơ không về nụ cười của mẹ và nụ cười của con nhưng đọc mỗi dòng, mỗi chữ, ta vẫn thấy cả một biển trời yêu thương từ nụ cười trong đôi mắt của mẹ, sự ấp iu, ấm áp từ vòng tay mẹ và cả sự thoả mãn trong cái miệng xinh xắn của con. Biện pháp so sánh trong khổ thơ đầu như những tia sáng diệu kỳ không có hình khối nhưng soi sáng cuộc đời con giúp con ngủ ngon, vô lo, vô nghĩ trong sự vuốt ve, vỗ về của mẹ.

Ở khổ thơ thứ hai của bài thơ vẫn là hình ảnh đứa con bú mẹ nhưng có sự dịch chuyển ý thức khác hơn, đó là búp hoa huệ ngậm tia nắng trời. Đấy là sự lớn dần của đứa con đã được truyền sang từ tư tưởng, đạo đức người mẹ. Vẫn là những ấm áp yêu thương của mẹ dành cho con khi cho con bú mớm, vẫn là những yêu thương dịu dàng nhưng đến đây mẹ đã truyền cho con những điều lớn lao hơn. Con uống dòng sữa của mẹ cũng tự nhiên như có cây được đón ánh sáng của mặt trời và trong sự tương quan ấy mẹ sánh ngang tầm vũ trụ, đất trời. Mẹ chính là mạch nguồn nuôi lớn đời con.

“Đôi làn môi con

Ngậm đầu vú mẹ

Như búp hoa huệ

Ngậm tia nắng trời”

Lẽ thường, khi ru con, cưng nựng con, người mẹ nào cũng mơ ước những điều tốt lành cho con mình trong tương lai. Mơ cho con mình trở thành một người tốt, luôn nghĩ đến những điều trắng trong trong cuộc sống. Vâng, không có nguồn sữa mẹ nào lại không trắng trong, tinh khiết đối với trẻ thơ! Không có lời dặn nào, ước mong nào của mẹ lại không hướng đến điều tốt đẹp cho con!

“Sữa mẹ trắng trong

Con ơi hãy uống

Rồi mai khôn lớn

Con ơi hãy nghĩ

Những điều trắng trong”

Bài thơ chỉ có 64 chữ (16 câu, mỗi câu 4 chữ), nhưng đã xây dựng được hình tượng thơ đẹp: Tình yêu của người mẹ đối với sự hình thành tâm hồn và nhân cách của con trẻ. Tài sản dành cho con không phải là tiền bạc hay tiện nghi sang trọng, mà là những điều trắng trong trong ý nghĩ, trong nhân cách làm người. Bởi lẽ đó, mà trong nhiều bài thơ viết về tình mẫu tử, nhà thơ lâm thị Mỹ Dạ không khỏi lo lắng dặn dò con: “Mẹ là bờ cát con tìm / Dạt dào lòng mẹ triệu nghìn sóng con” hay “Môi con cái nụ giữa trời / Thơm vào lòng mẹ những lời của hoa”. Khi con trẻ ngậm đầu vú mẹ là con đang uống sự trắng trong, tỉnh khiết của tỉnh mẹ để khôn lớn, trưởng thành. Triết lý của bài thơ gói gọn trong hai câu cuối. Đấy là lời khuyên răn, nhắn nhủ, hy vọng từ nguồn sữa trắng trong mẹ đã cho con, con đã uống dòng sữa trắng trong của mẹ “hãy nghĩ những điều trắng trong”.

Bài thơ “Trắng trong” của Lâm Thị Mỹ Dạ được viết theo âm điệu hát ru, nên rất thiết tha và dân dã. Chất trữ tình đan xen với những dòng tự sự nhẹ nhàng, thấm thía đã đưa ta trở về với những ngày ấu thơ để cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm yêu thương dạt dào của mẹ qua dòng sữa trắng trong mà mẹ nâng niu, dành hết cho con. Bài thơ đã hướng đến cái cao đẹp, cái tốt lành cho con trẻ, nghĩ đến sự trắng trong của hồn người. Phải có tấm lòng yêu thương bao la dành cho con trẻ nhà đã vượt qua những bức xúc thường ngày để hướng đến những điều nhân văn vĩnh cửu như thế. Bài thơ đã viết về một thiêng liêng nhất của mỗi đời người: Đó là tỉnh mẫu tử! Nguồn sữa mẹ là hình tượng thơ hàm chứa và bao quát. Trắng trong là ước nguyện tốt đẹp mà mỗi người mẹ luôn dành cho con yêu của mình. Đó cũng là nguồn mạch của “Trắng trong” mà nhà thơ muốn truyền cho con khôn lớn và gửi đến mỗi bà mẹ trên thế gian này.

Hướng con người tới những khát vọng cao đẹp, đó chính là giá trị nhân văn cao cả trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, đặc biệt là những bài thơ viết về tình mẫu tử. trong đó có bài thơ “Trắng trong”. Tình thương con như một nốt nhạc êm đềm ngân nga trong những bản tình ca của nhà thơ. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà “Trắng trong” được nhạc sỹ Phạm Tuyên phổ nhạc. Mỗi lần cất tiếng hát đều làm cho lòng người rưng rưng, bồi hồi, xúc động. Ở đó không chỉ có niềm yêu thương, hạnh phúc, tự hào mà còn có cả những lời dặn dò, nhắc nhở, những khát vọng làm người được gửi gắm trong những lời ru, lời hát. Tình cảm của mẹ dành cho con vô cùng lớn lao sánh ngang tầm thiên nhiên, đất trời, vũ trụ bởi lẽ dòng sông không bao giờ ngừng chảy cũng như tình mẹ dành cho con là vô tận vô cùng.

Phân tích bài thơ Trắng trong (mẫu 3)

Bài thơ "Trắng trong", nhà thơ Lâm thị Mỹ Dạ viết tặng con gái đầu lòng của mình khi chị vừa mới 26 tuổi. Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh "Ðôi làn môi con/ Nghiêng về vú mẹ..." Ðó là hình ảnh đầu tiên của sự yêu thương, nuôi nấng mà đứa trẻ nhận được ở người mẹ. Xúc cảm thơ tuôn trào, ngân vang theo âm điệu hát ru, vì thế mà rất thiết tha, đằm thắm và dân dã.

Ðôi làn môi con
Nghiêng về vú mẹ
Như cây lúa nhỏ
Nghiêng về phù sa
Như hương hoa thơm
Nghiêng về ngọn gió...
Như búp hoa huệ
Ngậm tia nắng trời.

Những hình ảnh thơ trên cùng chung một nguồn cội: Ðó là sự sinh trưởng của tạo vật. Ðôi làn môi con nghiêng về vú mẹ; cây lúa nghiêng về phù sa; bông hoa nghiêng về ngọn gió; búp hoa huệ ngậm tia nắng trời- là những cặp “mẹ- con” tồn tại vĩnh hằng trong vũ trụ. Bố cục của bài thơ theo lôgic truyền thống: Khi ru con, nựng con, những bà mẹ bao giờ cũng nghĩ về con, mơ ước những điều tốt đẹp cho con trong tương lai. ở đây người mẹ tâm sự với con thơ của mình những điều tưởng rất đơn giản và hệ trọng đối với mỗi con người:

Sữa mẹ trắng trong
Con ơi hãy uống
Rồi mai khôn lớn
Con ơi hãy nghĩ
Những điều trắng trong!

Cần phải biết rằng, tác giả viết bài thơ ở mảnh đất tuyến lửa Ðồng Hới, Quảng Bình khi cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa mới kết thúc. Nhiều nỗi đau thương, vất vả còn khốc liệt đối với mỗi gia đình, số phận con người. Nhưng bài thơ lại hoàn toàn không nói gì đến chết chóc, chiến tranh, đói nghèo, mà chỉ nghĩ đến cái đẹp, cái tốt cho con cái, nghĩ đến sự trắng trong của hồn người. Phải có một tầm nhìn lớn, một tấm lòng yêu thương, bao dung lắm mới vượt lên những bức xúc thường ngày để hướng tới cái vĩnh cửu như thế.

Bài thơ ngắn chỉ 60 chữ (15 câu, mỗi câu 4 chữ) chia thành 3 khổ, nhưng đã tạo được một tứ thơ lớn có tính điển hình về tình cảm và triết lý nhân sinh. Từ đó tác giả đã xây dựng được hình tượng thơ đẹp, hoành tráng. Ðó là tình yêu của người mẹ đối với sự hình thành tâm hồn và nhân cách con cái. Người mẹ đã trút hết tình yêu và sinh lực của mình cho con thơ. Nhà thơ Lâm thị Mỹ Dạ có nhiều bài thơ viết về chiến tranh, tình yêu rất nổi tiếng như Khoảng trời hố bom, Gặt đêm, Ðường ở Thủ đô, Không đề, Anh đừng khen em... Chị cũng có nhiều bài thơ hay về tình mẫu tử. Nhà thơ tâm sự rằng, tình Mẹ Con chính là cõi nương tựa lớn nhất của đời mình từ khi sinh ra đến tuổi trưởng thành. Có lẽ vì thế mà nhà thơ dồn hết tất cả những cảm xúc sâu sắc, tinh tế nhất dành cho con gái.

Bài thơ Trắng Trong là một bài thơ hay, cô đọng mà lan toả, ám ảnh người đọc. Bài thơ luôn mới nhờ hình tượng thơ điển hình, chi tiết chọn lọc và tư tưởng nhân văn sâu sắc, luôn vang lên trong ta như một lời ru của mẹ ngày nào. Không dừng lại ở mức độ đơn giản là "Lời ru của một người mẹ trẻ" như tên bài hát, bài thơ nói đến một vấn đề nhân sinh lớn hơn. Ðó là điều tâm linh, là cõi thiêng liêng nhất của mỗi đời người: Tình mẫu tử. Vì thế, bài thơ có cái tựa đề rất đẹp, rất hàm chứa và bao quát: Trắng trong. Trắng trong là nguồn cội, là hạnh phúc của mỗi đời người, là ước nguyện tốt đẹp nhất mà người mẹ luôn dành cho con.

1 34 04/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: