Truyền thống là gì? Làm thế nào để phát huy những truyền thống tốt đẹp

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết Truyền thống là gì? Làm thế nào để phát huy những truyền thống tốt đẹp với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ...  Mời các bạn đón xem:

1 187 03/12/2024


Truyền thống là gì? Làm thế nào để phát huy những truyền thống tốt đẹp

Truyền thống là gì? Làm thế nào để phát huy những truyền thống tốt đẹp (ảnh 1)

1. Truyền thống là gì?

Truyền thống là những tập tục, thói quen và nói chung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Truyền thống thể hiện ở nhiều lĩnh vực như tư tưởng, văn hóa, chính trị – xã hội. Truyền thống có tác động đến hành vi của con người, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tính kế thừa của lịch sử là biểu hiện đặc trưng của truyền thống. Thế hệ sau có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống do ông cha để lại. Truyền thống là các chuỗi thành tựu mà con người ghi nhận được cùng với thời gian, cùng với cuộc sống của mình. Truyền thống tự nhiên xuất hiện.

Giá trị truyền thống là kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua các thời đại lịch sử khác nhau của dân tộc để làm nên bản sắc riêng. Nó được truyền lại cho các thế hệ sau và cùng với thời gian, cùng với sự tiến triển của lịch sử sẽ được bổ sung bằng các giá trị mới.

2. Ý nghĩa của truyền thống

Một đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thì không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Do đó truyền thống có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng trong đời sống nhân dân và đất nước.

Truyền thống luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển trong con người, nó theo chiều hướng của tương lai. Mỗi người đều mang trong mình những giá trị truyền thống ở các mức độ khác nhau.

Truyền thống là do con người xây dựng và phát triển, nó là một bộ phận không thể thiếu được của nền văn minh. Truyền thống được coi là thứ keo kết dính các thành viên với nhau làm cho tập thể trở thành một chỉnh thể đoàn kết và thống nhất. Vì vậy mà truyền thống có sức mạnh to lớn trong đời sống xã hội.

Nói đến truyền thống không thể không nhắc đến bộ phận quan trọng của nó là phong tục, tức là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đa số nhân dân thừa nhận và làm theo. Tuy nhiên không phải tất cả các phong tục truyền thống đều cần phải giữ gìn và phát huy. Chúng ta cần phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, đất nước. Tuy nhiên đối với truyền thống nhưng đã lạc hậu, không còn phù hợp thì cần loại bỏ để tiếp thu những cái mới góp phần làm phong phú hơn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, đất nước.

Truyền thống có vai trò quan trọng, nhưng không nên cường điệu những truyền thống đặc biệt của mình. Cái mà ta cần tìm là con đường nào dẫn một dân tộc ra khỏi quá khứ và đến tương lai một cách thuận lợi và ngắn nhất chứ không phải là những giá trị của quá khứ.

3. Sự phát triển và hình thành truyền thống

Truyền thống được tồn tại và phát triển nhờ vào hoạt động sáng tạo của con người, của tập thể, của cộng đồng dân tộc. Bản chất của truyền thống là sự lặp đi, lặp lại có tuyển chọn, là sự tích lũy truyền bá, sự kế thừa và sáng tạo những kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ nối tiếp nhau.

Ông cha ta đời này qua đời khác đã coi trọng việc xây dựng những truyền thống tốt đẹp và chuyển giao nó cho các thế hệ con cháu mai sau. Do vậy, việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ là một vấn đề mà xã hội và các nhà giáo dục cần quan tâm.

Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng duy trì phát triển, giữ gìn và vươn lên để tiếp nối, làm rạng rỡ truyền thống đó. Việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc là việc làm quan trọng và thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì được hưởng.

4. Tác động của truyền thống

*Tác động tích cực

  • Làm phong phú thêm bản sắc văn hóa - truyền thống của quốc gia, dân tộc. Đây là một yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch, đặc biệt là du lịch trải nghiệm, khám phá. Góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà.

  • Giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp là trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ trẻ. Từ đó hình thành lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần dân tộc, hiểu được công lao to lớn của các thế hệ đi trước.

  • Những giá trị truyền thống còn hình thành những thói quen sống, suy nghĩ tốt đẹp với mỗi cá nhân, nhất là thế hệ trẻ. Đây là tiền đề quan trọng để con người sống tốt, có ích hơn cho xã hội, cho đất nước.

  • Giá trị truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác mang ý nghĩa tích cực. Đó cũng là sức mạnh để dân tộc vượt qua khó khăn, thách thức, đối mặt với những kẻ thù xâm lăng trên mọi mặt trận.

*Tác động tiêu cực

  • Những giá trị cổ hủ, lạc hậu vẫn tồn tại trong một bộ phận cộng đồng, dân tộc. Những yếu tố đó đang đi ngược lại với xu thế phát triển của xã hội, đi ngược với sự tiến bộ của loài người.

  • Nhiều cá nhân, tập thể vẫn giữ những quan điểm cổ hủ nên việc đổi mới, sáng tạo còn gặp nhiều khó khăn.

  • Nhiều cá nhân phản động dựa vào việc đổi mới, sáng tạo giá trị truyền thống để truyền bá những tư tưởng kệch cỡm, sai lệch với truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc.

5. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

- Lòng yêu nước nồng nàn: Tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc là một trong những giá trị cốt lõi của người Việt Nam. Từ thời kỳ chống ngoại xâm đến hiện tại, lòng yêu nước luôn là động lực mạnh mẽ giúp dân tộc vượt qua mọi khó khăn.

- Tinh thần đoàn kết: Người Việt Nam luôn đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Trong mọi hoàn cảnh, từ chiến tranh đến thiên tai, dịch bệnh, tinh thần đoàn kết luôn được phát huy mạnh mẽ.

- Hiếu học và tôn sư trọng đạo: Truyền thống hiếu học và tôn trọng thầy cô giáo là một giá trị quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Người Việt luôn coi trọng việc học hành và sự giáo dục, xem đó là con đường để phát triển bản thân và đất nước.

- Lòng nhân ái và độ lượng: Tinh thần nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ người khác, sống có nghĩa tình là những giá trị đạo đức được người Việt gìn giữ và phát huy.

- Tinh thần cần cù, sáng tạo: Người Việt Nam nổi tiếng với đức tính cần cù, chịu khó và sáng tạo trong lao động sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng giúp đất nước phát triển kinh tế và xã hội.

- Uống nước nhớ nguồn: Truyền thống "uống nước nhớ nguồn", biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người đã có công với đất nước là một giá trị đạo đức sâu sắc trong văn hóa Việt Nam.

Những giá trị truyền thống này không chỉ góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Việt Nam mà còn là nền tảng vững chắc để xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay.

6. Những nguyên tắc giữ gìn và phát huy truyền thống

  • Bài trừ, loại bỏ tận gốc những điều tiêu cực, trái với sự phát triển, tiến bộ trong thời buổi hiện nay. Đó là những tàn dư của quá khứ, đang làm xấu hình ảnh của quốc gia, dân tộc. Có thể kể đến như tư tưởng lạc hậu, tư tưởng phong kiến,...

  • Giữ gìn và phát huy một cách sâu rộng những giá trị tích cực, những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, những nếp sống đẹp của đồng bào trên cả nước.

  • Không ngừng đổi mới, sáng tạo những giá trị văn hóa truyền thống sao cho phù hợp, phù hợp với tình hình đất nước, xu thế hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, không được làm mất bản chất vốn có, không kệch cỡm, lố lăng.

  • Thế hệ trẻ có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị tuyền thống đã có từ xa xưa. Bên cạnh đó phải hình thành những giá trị mới.

1 187 03/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: