Thế nào là câu đặc biệt? Cách xác định câu đặc biệt?
Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về câu đặc biệt với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức về câu đặc biệt để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:
Câu đặc biệt
1. Thế nào là câu đặc biệt?
Đây là kiểu câu không được cấu tạo theo cấu trúc cụm chủ ngữ – vị ngữ như những câu đơn thông thường. Nói cách khác, câu đặc biệt không tuân theo quy tắc ngữ pháp nào cả.
2. Tác dụng của câu đặc biệt
Trong văn viết hay giao tiếp hàng ngày, câu đặc biệt được sử dụng rất phổ biến với các mục đích như:
- Thể hiện cảm xúc của người nói!
Ví dụ: ‘Mừng quá! Bài thi lần này hơi khó “nhằn” nhưng tao vẫn được điểm 9”.
=> Câu “Mừng quá” được dùng để thể hiện cảm xúc vui mừng, phấn khởi của người nói khi thi đạt điểm cao mặc dù bài thi hơi khó.
- Xác định thời gian hoặc nơi chốn cụ thể của sự việc:
Ví dụ: “Một đêm đông. Cái lạnh “thấu xương thấu thịt” vẫn không ngăn nổi gánh hàng bánh đúc của bà trong từng ngõ ngách của thị trấn”.
=> Câu “Một đêm đông” dùng để xác định thời gian cụ thể.
- Thể hiện chức năng gọi – đáp:
Ví dụ: “Ba ơi! Ba làm giúp con con diều tre đi ạ! – Ừ!”.
=> Câu đặc biệt “Ba ơi!” và “Ừ!” được dùng với chức năng để gọi – đáp.
- Dùng với mục đích liệt kê hoặc thông báo về sự có mặt của một sự vật/ hiện tượng:
Ví dụ: “Một buổi sớm ồn ào trong làng chài nhỏ bên sông. Tiếng sóng. Tiếng người….”.
=> “Tiếng sóng. Tiếng người” được dùng để liệt kê những âm thanh xuất hiện trong buổi sáng sớm tại một làng chài nhỏ.
3. Cách xác định câu đặc biệt
- Đầu tiên xem cấu tạo câu: Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
- Thứ 2 xem câu đó có một trong những tác dụng dưới đây không:
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói tới trong đoạn
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
+ Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp
4. Sơ đồ tư duy
5. Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt
* Giống nhau: có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ. Do đó hai kiểu câu đều có đặc điểm là ngắn gọn.
* Khác nhau:
Câu rút gọn | Câu đặc biệt | |
Ví dụ | Cậu có đi học không? Không đi (Không đi là câu rút gọn) |
Nắng nóng quá! Lại nắng. Thật mệt mỏi (Lại nắng là câu đặc biệt) |
Bản chất | Là câu đơn có đủ thành phần chủ - vị nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ |
Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ |
Cách xác định |
Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu. |
Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu |
Đặc điểm |
Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ. |
Không thể khôi phục lại được |
Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)