Thần thoại là gì? Đặc điểm, nguồn gốc, phân loại thần thoại

Vietjack.me giới thiệu bài viết Thần thoại là gì? Đặc điểm, nguồn gốc, phân loại thần thoại bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt hơn.

1 203 12/12/2024


Thần thoại là gì? Đặc điểm, nguồn gốc, phân loại thần thoại

1. Thần thoại là gì?

Thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.

Thần thoại là thể loại truyện kể xa xưa nhất, ra đời từ buổi đầu sơ khai của lịch sử loài người, kể về các vị thần, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của các thị tộc, bộ lạc thời nguyên thủy.

2. Đặc trưng của thần thoại

- Cốt truyện đơn giản.

- Thời gian, không gian: Câu chuyện mang thời gian phiếm chỉ, ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau.

- Nhân vật chính: là các vị thần hoặc những con người khổng lồ, có sức mạnh phi thường và có chức năng giải thích nhiều vấn đề trong đời sống xã hội của cộng đồng.

- Thủ pháp nghệ thuật: cường điệu, phóng đại.

- Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn, niềm tin thần thoại.

🡪 sức sống lâu bền cho thần thoại.

3. Bản chất của thần thoại

a. Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội nguyên thủy, trên cơ sở những tiền đề nhận thức luận sau :

Quan niệm vạn vật hữu linh, bái vật giáo, quan niệm tô – tem, quan niệm vạn vật tương giao.

Người nguyên thủy có khuynh hướng diễn đạt cái trừu tượng bằng cái cảm tính, cụ thể, do kém phát triển về mặt trừu tượng hóa.

Người nguyên thủy có quan niệm và thực hành ma thuật Bởi vì tư duy nguyên thuỷ chưa phát triển năng lực phân biệt, người nguyên thuỷ chưa phân biệt được cái chủ quan và khách quan, vật chất và tinh thần…

b. Những đặc điểm tư duy trên tạo thành lối tư duy thần thoại. Tư duy thần thoại được cụ thể hóa thành những quan niệm và truyện kể thần thoại.

c. Người xưa tin vào các sự kiện được kể lại trong thần thoại và thường gắn liền việc diễn xướng thần thoại với các hình thức nghi lễ (các hình thức thực hành tín ngưỡng).

4. Đặc điểm của thần thoại

a. Thể hiện sự sùng bái của con người tới thế lực tự nhiên

Đặc điểm đầu tiên của truyện thần thoại là gì? Đó là sự sùng bái tuyệt đối của con người đối với thế lực tự nhiên. Trong nhiều nghiên cứu từ Đông sang Tây, nhiều nhà nghiên cứu đã đồng ý với nhau rằng: thần linh xuất hiện trong các câu chuyện thần thoại kỳ dị là những vị thần sáng thế tối cao, thể hiện một sức mạnh đàn áp tuyệt đối lên những thần dân là con người bên dưới. Cho dù từ rất sớm, con người đã ý thức được vị trí của mình so với các loài thú khác, họ vẫn bị đặt vào thế bị động khi so sánh với môi trường sống của chính mình. Mối quan hệ phụ thuộc này đã khiến cho con người e sợ sự bất thường, hay biến động của tự nhiên. Dù là thần thoại Việt Nam, hay thần thoại Hy Lạp, con người đều gán ghép thần linh với sự xuất hiện của những điều tự nhiên trong cuộc sống. Ví dụ như sấm sét là sản phẩm của thần Zeus, biển cả là thần Poseidon...

Trong buổi đầu bình minh của nền văn minh, khi con người bắt đầu nhận thức được sự chuyển động ngày đêm, sự xuất hiện của mây, mưa, sấm, chớp cùng sự tuần hoàn của mặt trời và mặt trăng, họ dần nảy sinh niềm mong muốn được lý giải và tìm thấy câu trả lời về thế giới xung quanh mình. Những hiện tượng tưởng chừng đơn giản như sự sinh nở, cây lúa,... cũng trở thành một vấn đề vô cùng hóc búa, đứng giữa con người và sự thật.

Tư duy non nớt của con người nguyên thủy chưa thể lý giải được những hiện tượng này, chính vì vậy họ đã sử dụng hình ảnh con người, mang sức mạnh tối thượng và chịu trách nhiệm cho những hoạt động tự nhiên này. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, khái niệm nhân cách hóa các hiện tượng tự nhiên đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm thần thoại, kể cả thần thoại Việt Nam cũng tương tự.

b. Truyện thần thoại hoàn toàn dựa vào trí tưởng tượng của con người

Khi tìm hiểu truyện thần thoại là gì, ta sẽ bắt gặp một đặc điểm khá quen thuộc của các tác phẩm văn học dân gian: hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng. Khác với Sử Thi và truyện Truyền Thuyết, truyện thần thoại phản ánh trực quan những lý luận thô sơ của con người về sự vận động của tự nhiên, vì thế thần thoại hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng của con người để hình thành. Cùng lúc đó, họ lưu truyền lại truyện thần thoại thông qua việc truyền miệng, dần dà khiến cho câu chuyện trở thành tư liệu hiếm có để lý giải sự phát triển của con người ở giai đoạn đầu tiên.

c. Các nhân vật thần thoại mờ nhạt không có tên gọi cụ thể

Một đặc điểm nữa giúp ta khẳng định niên đại ra đời của truyện thần thoại là gì, chính là việc các nhân vật trong truyện thần thoại vốn không có tên riêng. Ở thời buổi mà nền văn minh còn thô sơ, chữ viết chưa phát triển, việc gọi tên các vị thần dường như trở nên khó khăn hơn.

Có lẽ, nhân cách và tên gọi của các vị thần cũng chính là những cái tên vô cùng thô sơ, như thần Lúa, thần Mưa, thần Mây… đại diện cho một khía cạnh mà họ đang cai quản. Tuy nhiên ở một thế đối ngược, thần thoại Hy Lạp vốn đã gọi tên được những vị thần trên đỉnh Olympus, như thần Zeus, Hera, Athena, Ares… tên của họ được dịch ra từ hệ thống ngôn ngữ Ấn-Âu, vốn là một dải lục địa dính liền nhau trước khi có sự phân tách như ngôn ngữ hiện đại.

Như vậy, có thể lý giải rằng, bên cạnh sự tồn tại mờ nhạt của những vị thần trong truyện thần thoại, cái tên (hay cái cá nhân) chỉ bắt đầu xuất hiện khi con người khám phá ra chữ viết. Nhân vật chính của truyện thần thoại vốn là một hiện tượng tự nhiên được nhân cách hóa, vốn được cả một cộng đồng người thừa nhận.

Bên cạnh đó, cũng có người lý giải rằng, thần thoại Hy Lạp là một hệ thống tổ hợp pha lẫn giữa truyền thuyết, thần thoại và sử thi. Sự tương tác của các vị thần đối với con người đã làm vơi bớt quyền uy của những vị thần, khiến cho mối quan hệ giữa hai bên mềm mại, uyển chuyển hơn.

d. Truyện thần thoại đại diện cho tín ngưỡng vạn vật hữu linh

Tín ngưỡng vạn vật hữu linh trong truyện thần thoại là gì? Theo nhiều nghiên cứu về tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng vạn vật hữu linh là niềm tin về sự tồn tại của linh hồn ẩn chứa bên trong mỗi sự vật hiện tượng trên trái Đất. Chính tín ngưỡng này cộng hưởng với sự tò mò về thế giới, con người đã dần tin rằng, trong các linh hồn trú ngụ trong các sự vật xung quanh, có những linh hồn tối thượng hơn, cai quản những hiện tượng tự nhiên cao hơn, chính vì vậy họ có vị thế tối thượng trong tâm thức của con người.

Điều này đã được thể hiện rất rõ trong các câu chuyện thần thoại. Hình tượng về các vị thần thực chất xuất phát từ các sự vật rất đỗi bình thường trong cuộc sống, con người nguyên thủy đã nhân hóa chúng lên, gán cho một chức năng và họ đã chi phối cuộc sống của con người nguyên thủy.

e. Truyện thần thoại là kim chỉ nam cho xã hội nguyên thủy

Khi nhắc đến truyện thần thoại, chúng ta không thể quên ý nghĩa chính của thể loại văn học này: truyện thần thoại là kim chỉ nam, ghi lại hành trình của loài người khi bước đầu trải nghiệm sự thay đổi của thể chế xã hội. Từng bước đi ra khỏi công xã nguyên thủy, con người đã dựa vào điều gì để xây dựng những nền văn minh khác nhau trên thế giới? Có thể nói, mỗi cột mốc trong lịch sử nhân loại đều được ghi chép dưới dạng truyện thần thoại, xem thần thánh là những người trợ lực lý giải những điều bí ẩn trong vũ trụ.

Truyện thần thoại cũng đã xây dựng một nền tảng vững chắc để nhiều tôn giáo có thể vận hành. Điển hình như Thiên Chúa Giáo, câu chuyện về Adam và Eve, hai sinh vật loài người đầu tiên ra đời do Đấng Tối Cao sáng tạo vẫn luôn là một thần thoại mở đầu kinh điển.

5. Các loại thần thoại

Thần thoại nhìn chung sẽ bao gồm những loại như sau:

  • Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Như Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt trăng, Mặt trời, Thần Mưa, ...

  • Thần thoại về nguồn gốc các loài, bao gồm cả động vật và thực vật: Như cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa, ...

  • Thần thoại về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Như Ông Trời, Mười hai bà mụ, Nữ Oa - Tứ Tượng, Lạc Long Quân - Âu Cơ, ...

  • Thần thoại về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Như Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Nữ thần nghề mộc, ...

6. Thần thoại Việt Nam

*Lịch sử hình thành:

Thần thoại Việt Nam được hình thành trước hết do nhu cầu nhận thức và lý giải các hiện tượng tự nhiên (Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Biển …). Đồng thời, thần thoại ở nước ta cũng hình thành do nhu cầu nhận thức và lý giải xã hội của người Việt xưa (Họ Hồng Bàng, Sơn Tinh Thủy Tinh).

Thần thoại Việt Nam xuất hiện khá sớm cùng với nghề nông (Nữ Thần Lúa) thời đại đồ đá giữa (văn hóa Hòa Bình) hoặc đầu thời đại đồ đá mới (văn hóa Bắc Sơn). Thần thoại Việt Nam đã phát triển rực rỡ vào thời kỳ chuyển sang thời đại đồ đồng (từ xã hội thị tộc mẫu hệ, bộ tộc riêng lẻ tiến tới thành lập quốc gia Văn Lang).

Về mặt lý luận, thần thoại phải được hệ thống hóa trong sử thi dân gian, nhưng ngày nay hình thức sử thi này đã không còn. Ngoài ra, thần thoại Việt Nam còn bị truyền thuyết hóa. Theo đó, một bộ phận thần thoại Việt Nam có sự xâm nhập của các yếu tố lịch sử trở thành truyền thuyết. Nổi bật trong số này là chuỗi truyền thuyết về thời các vua Hùng (vốn là những thần thoại).

Thần thoại Việt Nam còn được biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười. Nhóm thần thoại này rất khó nhận. Chúng là những truyện thuộc các thể loại trên nhưng chứa đựng các mô típ thần thoại (Cóc Kiện Trời, Chử Ðồng Tử, …) hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy (Trầu Cau, Ðá Vọng Phu, Sao Hôm Sao Mai, …).

* Nội dung của thần thoại Việt Nam

Cho dù tác phẩm thần thoại thuộc nhóm nào, cho dù sự tích về các vị thần có hoang đường đến đâu thì thần thoại vẫn chứa đựng những hiểu biết, những kinh nghiệm của người cổ đại. Những hiểu biết, những kinh nghiệm này thể hiện qua những câu trả lời về những hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Những câu trả lời này có thể là sai lầm so với tư duy ngày nay, nhưng những vấn đề được người cổ đại đặt ra đôi khi vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa đối với chúng ta. Chẳng hạn, câu hỏi về nguồn gốc trái đất và nhân loại là câu hỏi lớn của triết học, tôn giáo và khoa học.

  • Nhóm thần thoại suy nguyên

Thần thoại giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và nguồn gốc loài người, các tộc người. Nhóm thần thoại này cho thấy được trình độ hiểu biết, sức tưởng tượng, cách cảm nghĩ, những ước mơ, khát vọng của người Việt thời cổ (Thần Trụ Trời, Mười hai bà mụ, …).

Người Việt thời cổ quan niệm vũ trụ có ba cõi: Trời, Ðất, Nước với hệ thống các vị thần. Các vị thần ở cõi trời của người Việt gắn với các hiện tượng tự nhiên mà con người dễ quan sát như thần gió, thần mưa, thần mây, thiên lôi, … Ba vị thần trên cõi trời được người Việt nói đến nhiều là Ông Trời, Nữ thần Mặt trời, Nữ thần Mặt trăng. Các vị thần này tương ứng với các hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cư dân nông nghiệp. Ở cõi Ðất và cõi Nước mỗi nơi đều có một vị thần đứng đầu và các thần bộ hạ.

  • Thần thoại Việt Nam phản ánh cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên

Ðấu tranh chinh phục hạn hán, lũ lụt, gắn với ước mơ về cuộc sống hạnh phúc hơn của người Việt. Qua đó, thần thoại cũng thể hiện sự bất lực của con người nguyên thủy trước những sự vật hiện tượng xung quanh họ (Cóc kiện trời, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thần Lúa, Chú Cuội cung trăng). Với lối tư duy thời cổ, qua thần thoại, con người đã chinh phục tự nhiên bằng tưởng tượng. Thực chất thì người thời cổ của tất cả các dân tộc đều không hiểu được các hiện tượng tự nhiên chung quanh họ. Ðây có thể coi là hiện tượng Tantal trong thần thoại phương Tây (Tantal bị thần vương Jupiter đạp xuống vực Tartare, khát cháy họng mà nước ngang miệng không uống được, trái chín trong tầm tay nhưng không hái được).

1 203 12/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: