Từ đồng âm là gì? Đặc điểm, phân loại và cách nhận biết từ đồng âm

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về từ đồng âm với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được từ đồng âm để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 400 26/11/2024


Từ đồng âm

1. Từ đồng âm là gì?

Từ đồng âm là thuật ngữ dùng để chỉ các từ có cùng cách phát âm và trùng về hình thức viết nhưng lại có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

2. Phân loại từ đồng âm

2.1. Đồng âm từ vựng

Đồng âm từ vựng là trường hợp khi hai từ có cùng cách phát âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ:

  • "Bàn" (nội thất) và "bàn" (động từ: thảo luận, đề xuất).

  • "Vòng" (một vật tròn quanh) và "vòng" (động từ: đi vòng quanh).

2.2. Đồng âm từ vựng - ngữ pháp

Đây là trường hợp khi hai từ có cùng cách phát âm và cùng nghĩa, nhưng khác nhau về ngữ pháp hoặc vai trò trong câu.

Ví dụ:

  • "Cô" (chị gái, người phụ nữ) và "cô" (đại từ xưng hô).

  • “Câu” (câu cá) và “câu” (câu từ).

2.3.Đồng âm từ với tiếng

Từ đồng âm là gì? Đồng âm từ với tiếng là trường hợp mà 2 từ giống nhau về tiếng (âm thanh), nhưng 1 từ là danh từ, 1 từ là động từ hoặc 1 từ là tính từ.

Ví dụ:

  • Ông ấy cười khanh khách (khách - từ tượng thanh)

  • Nhà ông ấy đang có khách (khách - danh từ)

2.4. Đồng âm qua phiên dịch

Đây là trường hợp các từ đồng âm với nhau qua phiên dịch.

Ví dụ:

  • Cầu thủ sút bóng.

  • Sa sút phong độ.

3. Cách nhận biết từ đồng âm

  • Mặt hình thức: Kiểm tra cách phát âm và cách viết của từ, nếu các từ có cùng cách phát âm và cách viết, nhưng hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa, hoặc nghĩa của chúng không có liên quan đến nhau, thì đó chính là từ đồng âm.

  • Thành phần từ loại: Xem xét loại từ của các từ đồng âm, nếu các từ có cùng cấu tạo hình thức nhưng khác nhau về loại từ (danh từ, động từ, tính từ,...), thì đó có thể là các từ đồng âm.

4. Tác dụng của từ đồng âm

Từ đồng âm được sử dụng rất phổ biến và có vai trò quan trọng trong việc tạo ra hiệu ứng nghệ thuật nhằm thu hút người đọc/người nghe. Sự chơi chữ và tạo ra các câu nói mang nhiều nghĩa thông qua từ đồng âm đã trở thành một phương pháp biểu đạt mang tính sáng tạo cao trong thơ/văn

Khi sử dụng từ đồng âm, người viết hay người diễn đạt có thể tạo ra những câu văn đa nghĩa, không chỉ giới hạn trong một ý nghĩa duy nhất. Điều này tạo ra sự bất ngờ và tạo sự hứng thú cho người đọc/người nghe. Sự tưởng tượng và liên tưởng của người nhận thông điệp cũng được kích thích, mở ra nhiều khả năng hiểu và trải nghiệm khác nhau. Bên cạnh đó, từ đồng âm trong văn học cũng có thể tạo ra hiệu ứng hài hước, châm biếm và sự thú vị.

5. Những lưu ý khi sử dụng từ đồng âm

Mặc dù ý nghĩa của từ đồng âm là giúp tăng tính nghệ thuật và sự hài hước thú vị, nhưng khi sử dụng loại từ này bạn cũng nên lưu ý các điều sau:

  • Hiểu được ngữ nghĩa của các từ đồng âm để có thể sử dụng một cách phù hợp.

  • Chú ý sử dụng từ đồng âm đúng ngữ cảnh, tránh gây ra hiểu lầm giữa mình và người nghe.

  • Có thể sử dụng từ đồng âm để tăng tính thú vị, hài hước cho cuộc hội thoại.

6. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Tiêu chí phân biệt Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa
Về ngữ nghĩa Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển và nghĩa chuyển luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Về khả năng thay thế của từ Không thể thay thế được vì bản thân mỗi từ đồng âm đều đã mang nghĩa gốc Có thể thay thế được khi từ nghĩa nhiều nghĩa được sử dụng với nghĩa chuyển bằng một từ khác
Ví dụ

Ví dụ 1: Bạn Nam đá trúng hòn đá -> Ở đây, cùng là từ "đá" nhưng nghĩa của chúng khác nhau hoàn toàn. Từ "đá" đầu tiên là một động từ, chỉ hành động của bạn Nam; còn từ "đá" thứ hai là một danh từ chỉ một vật thể xác định.

Ví dụ 2:

- Cây cầu này mới được xây gần đây để giúp người dân đi lại thuận tiện hơn

- Đội bóng này có rất nhiều cầu thủ giỏi

-> Ở trường hợp này, cùng là từ "cầu" nhưng nghĩa của chúng không hề giống nhau. "Cầu" ở từ "cây cầu" là để chỉ vật hay công trình xây dựng bắc ngang sông hoặc nối liền hai địa điểm khác nhau. Còn "cầu" ở từ "cầu thủ" là để chỉ một bộ môn thể thao.

Ví dụ 1:

- Cánh đồng lúa chín vàng (ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm) -> từ "chín" ở đây mang nghĩa gốc

- Thời cơ đã chín, toàn dân chuẩn bị kháng chiến (kỹ lưỡng, thấu đáo, đầy đủ mọi khía cạnh) -> từ "chín" ở đây mang nghĩa chuyển, có thể thay thế từ "chín" bằng từ "đến"

Ví dụ 2:

"Ngày ngày mặt trời đi quan trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

Từ "mặt trời" xuất hiện trong câu thơ đầu mang nghĩa gốc và là để chỉ mặt trời thực có thể chiếu sáng. Còn từ "mặt trời" ở câu thơ thứ hai mang nghĩa chuyển, dùng để chỉ Bác Hồ và có thể được thay thế bằng các từ như Người, Bác Hồ...

7. Bài tập về từ đồng âm

Bài 1: Em hãy giải thích nghĩa của từ đồng âm có ở 4 câu thơ sau:

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn

Lời giải: Từ “lợi” trong câu thơ thứ 2 chỉ lợi ích, từ “lợi” trong câu thơ thứ 4 chỉ bộ phận cơ thể.

Bài 2: Em hãy giải thích nghĩa của từ đồng âm có ở câu sau: Chín quả xoài đều đã chín vàng.

Lời giải: Từ “chín” đầu tiên chỉ số lượng, từ “chín” thứ hai chỉ quả xoài này đã chín vàng và có thể ăn được.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết từ đồng âm (có đáp án)

1 400 26/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: