Phép thế là gì? Tác dụng và cho ví dụ?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về phép thế với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững phép thế để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 62 lượt xem


Phép thế

1. Khái niệm

Phép thế là thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương tự; chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng.

2. Ví dụ

Ví dụ 1: “Bất kì ta ở một tình thế khắt khe hay chua chát nào, mở sách ra là ta gặp ngay những người đồng cảnh hay đồng bệnh mà khi đọc họ, ta ta cảm thấy ấm áp trong lòng.”

(Nguyễn Hiến Lê – Tự học)

  • Phép thế: những người đồng cảnh hay đồng bệnh với họ
  • Tác dụng: tránh gây lặp lại cụm từ “những người đồng cảnh hay đồng bệnh”, giúp văn bản trở nên mạch lạc về nội dung và hình thức.

Ví dụ 2: “Thất bại là điều khó tránh nhưng nó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.”

(Theo Trần Cẩm Quyên – Đừng từ bỏ cố gắng)

  • Phép thế: thất bại / nó
  • Tác dụng: tránh việc lặp lại cụm từ “thất bại” trong một câu văn, giúp văn bản trở nên mạch lạc về nội dung lẫn hình thức.

3. Phân loại

a) Thế đồng nghĩa

Thế đồng nghĩa là việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vòng (nói khác đi), cách miêu tả thích hợp, tương đồng với từ ngữ được thay thế.

Phép thế từ cùng nghĩa lại được phân thành 3 loại gồm: thế đồng nghĩa phủ định, thế đồng nghĩa biểu đạt, thế đồng nghĩa từ điển.

Ví dụ:

Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ, như tâm hồn mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã chẳng ngại xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế, người trai làng Phù Ðổng vẫn ăn một bữa cơm… (Nguyễn Ðình Thi)

  • Phép thế: tráng sĩ / người trai làng Phù Ðổng
  • Tác dụng để cung cấp thông tin phụ, tránh việc lặp từ đơn điệu, một từ lặp đi lặp lại một từ rất nhiều lần trong câu

b) Thế đồng nghĩa từ điển

Là kiểu phép thế từ cùng nghĩa nhất định mà cả hai nhân tố đều là các từ cùng nghĩa.

Ví dụ: Ông Tám Đước c.h.ế.t khiến cho quân giặc khiếp sợ. Sự hy sinh của ông khiến đồng bào quyết tâm hơn.

  • Từ hy sinh thay thế từ c.h.ế.t làm đặc điểm tầm quan trọng và ý nghĩa cái c.h.ế.t của ông Tám.
  • Tác dụng làm giảm nhẹ sự đau thương

c) Thế đồng nghĩa phủ định

Kiểu phép thế nhất định mà một trong hai nhân tố là cụm từ được cấu trúc dần trái nghĩa của nhân tố kia cộng với từ phủ định.

Ví dụ: Người Pháp đổ máu nhiều mà dân ta hy sinh cũng không ít.

Từ trái nghĩa “nhiều – ít” + từ phủ định là “không”.

d) Thế đại từ

Phép thế đại từ là phép thế rất quan trọng, phép thế này dùng để chỉ những đại từ cụ thể như đại từ nhân xưng, phiếm định, chỉ định để thay cho một từ ngữ, một câu, hay 1 ý gồm nhiều câu,… nhằm tạo ra tính liên kết giữa các câu, các phần văn bản chứa chúng.

Ví dụ

Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã qua tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi. (Hải Hồ)

→ Phép thế: Trống Choai/Chú

4. Tác dụng

  • Cung cấp thêm thông tin phụ, làm cho nội dung văn bản trở nên phong phú hơn.
  • Tránh việc lặp từ đơn điệu, lặp đi lặp lại một từ nhiều lần trong câu gây khó chịu cho người đọc.
  • Bên cạnh đó, phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu mà nó còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng tình huống sử dụng.
  • Tạo nên sự đa dạng, phong phú, có khả năng duy trì chủ đề nhờ việc lặp từ ngữ và thay thế đại từ.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

1 62 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: