Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh. Phân biệt nói giảm nói tránh và nói quá
Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh. Phân biệt nói giảm nói tránh và nói quá với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Mời các bạn đón xem:
Nói giảm nói tránh
1. Nói giảm, nói tránh là gì?
Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng để biểu đạt một cách nhẹ nhàng và tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ hay nặng nề, đồng thời tránh sự thô tục và thiếu lịch sự. Biện pháp này được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta, và được sử dụng trong cả thơ ca, văn chương. Khi giao tiếp thông thường, trong một số hoàn cảnh thay vì sử dụng những từ ngữ có tính chất mạnh, gợi cảm giác ghê sợ, đau buồn thì chúng ta có thể sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để câu nói nhẹ nhàng hơn.
Ví dụ:
Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi.
Bác sĩ sử dụng từ “Không qua khỏi’’ ở đây có ý nghĩa là “chết”, để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân.
2. Tác dụng của biện pháp nói giảm, nói tránh
Làm giảm sự thô tục, kém duyên: Tránh những từ ngữ quá thẳng thắn, có thể gây tổn thương hoặc khó chịu cho người nghe/người đọc.
Tạo sự tế nhị, lịch sự: Thể hiện sự tôn trọng và tinh tế trong giao tiếp.
Làm dịu không khí, tránh gây căng thẳng: Trong những tình huống nhạy cảm, nói giảm nói tránh giúp giảm bớt sự căng thẳng và tạo không khí thoải mái hơn.
Tăng tính nghệ thuật cho ngôn ngữ: Biện pháp này góp phần làm cho ngôn ngữ trở nên uyển chuyển, tinh tế và giàu sức biểu cảm hơn.
Tránh những tác động tiêu cực: Trong một số trường hợp, nói giảm nói tránh giúp tránh gây sốc, sợ hãi hoặc những cảm xúc tiêu cực khác.
3. Các cách nói giảm, nói tránh
a. Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt
Ví dụ: Cụ đã quy tiên rồi
Thay cho câu "Cụ đã chết rồi." giúp tránh cảm giác nặng nề về cái chết.
b. Dùng cách nói vòng
Ví dụ: Con cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập
Thay cho câu "Kết quả học tập của con dạo này kém lắm." giúp giảm cảm giác áp lực, căng thẳng về việc học tập của con.
c. Dùng cách nói phủ định bằng từ trái nghĩa.
Ví dụ: Bông hoa này không đẹp.
Thay cho câu "Bông hoa này xấu" giúp làm giảm cảm giác tiêu cực về bông hoa.
4. Những lưu ý khi sử dụng giảm nói giảm, nói tránh
Mặc dù, nói giảm nói tránh có tác dụng rất lớn. Tuy nhiên, phải thật sự linh hoạt sử dụng biện pháp tu này trong từng trường hợp cụ thể, tránh sử dụng không hợp lý.
Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh chắc chắn sẽ phát huy trong những trường hợp sau như:
- Khi bạn muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự.
- Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình. Ví dụ như là những người có quan hệ thứ bậc xã hội hơn bạn hoặc người có tuổi tác cao.
- Khi muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến và góp ý của bạn.
Tuy nhiên bạn cũng không nên sử dụng trong những tình huống như:
- Khi thực sự cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật với một ai đó đang mắc lỗi.
- Khi bạn cần có được một thông tin khách quan, chính xác, trung thực như là biên bản hành chính, biên bản của cuộc họp…
Như vậy, việc sử dụng nói giảm nói tránh còn cần phụ thuộc vào từng tình huống giao tiếp. Có những trường hợp buộc phải nói đúng mức độ sự thật hoặc cần thiết phải nói thẳng.
5. Phân biệt nói giảm, nói tránh và nói quá
Như chúng ta đã biết, nói quá là một biện pháp tu từ được sử dụng nhằm phóng đại quy mô, mức độ và tính chất của sự việc, mục đích chính là tạo được điểm nhấn cho câu văn và làm tăng sự biểu cảm. Sử dụng biện pháp nói quá trong câu văn nhằm nhấn mạnh và tạo được ấn tượng, nhưng cần phải được sử dụng một cách hợp lý.
Nói giảm, nói tránh và nói quá đều là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong giao tiếp cũng như văn học, đồng thời đều được dùng để diễn tả không chính xác một sự vật, sự việc. Tuy nhiên hai biện pháp tu từ này đối lập nhau. Trong khi biện pháp nói giảm, nói tránh dùng để giảm nhẹ tính chất sự việc thì nói quá lại mang tính chất phóng đại và làm tăng quy mô của sự vật, hiện tượng được miêu tả lên một mức cao hơn để nhấn mạnh, gây ấn tượng và làm tăng sức biểu cảm.
6. Bài tập về nói giảm, nói tránh
Bài 1. Tìm các biện pháp nói giảm nóitránh ở các câu sau và cho biết hiệu quả sử dụng chúng.
a. Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương.
(Nguyễn Du)
b. Bác đã lên đường, theo tổ tiên.
(Tố Hữu)
c.
Bỗng loè chớp đỏ.
Thôi rồi, Lượm ơi!
(Tố Hữu).
d.
Ông mất năm nào? Ngày độc lập,
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao.
Bà về năm đói làng treo lưới,
Biến động, Hòn Mê giặc bắn vào.
(Mẹ Tơm, Tố Hữu).
Lời giải
a. Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương. (Nguyễn Du).
Nói về cái chết khi còn quá trẻ, tuổi đang xuân, đẹp
=> giảm bớt sự đau buồn, thể hiện tình cảm xót thương cho số phận của người con gái trẻ bất hạnh.
b. Bác đã lên đường, theo tổ tiên.(Tố Hữu).
Nói về cái chết
=> giảm bớt sự đau buồn, cái chết nhẹ nhàng như 1 chuyến đi xa.
c.
Bỗng loè chớp đỏ.
Thôi rồi, Lượm ơi!
(Tố Hữu).
=> Lượm đã hi sinh
=> tránh gây cảm giác đau buồn, cái chết diễn ra đột ngột khiến tác giả hết sức sửng sốt, bất ngờ…
d.
Ông mất năm nào? Ngày độc lập,
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao.
Bà về năm đói làng treo lưới,
Biến động, Hòn Mê giặc bắn vào.
(Mẹ Tơm, Tố Hữu).
=> Nói đến cái chết => tránh gây cảm giác đau buồn.
Bài 2. So sánh hai cách nào sau đây, biết cách nói nào nhẹ nhàng và tế nhị hơn đối với người nghe.
a. Con dạo này lười lắm
b. Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
Trả lời: cách nói nhẹ nhàng và tế nhị hơn đối với người nghe là: "con dạo này không được chăm chỉ lắm". Đây là cách nói giảm, nói tránh, nhằm góp ý một cách nhẹ nhàng.
Bài 3. Tìm ít nhất 5 cách diễn đạt trong giao tiếp thường ngày có sử dụng nói giảm, nói tránh.
Trả lời:
- Nó chưa được chăm chỉ.
- Cậu ấy không được xinh lắm.
- Ông ngoại nhà Nam mất rồi chị ạ!
- Thôi xong rồi Mai ơi!
- Bạn ấy không cao nhưng rất ưa nhìn.
Bài 4. Phát hiện biện pháp tu từ nói tránh trong đoạn trích sau đây và cho biết vì sao chị Dậu lại nói như vậy.
Chị Dậu vừa nói vừa mếu
- Thôi u không ăn đển phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa nay nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u. (Ngô Tất Tố)
Trả lời:
Đáng lẽ chị Dậu phải nói: “U đã bán con cho nhà cụ Nghị để lấy tiền nộp sưu rồi”, nhưng vì sự thật quá phũ phàng đối với đứa con nên chị phải nói tránh: “Con chỉ được ăn ở nhà bữa naynữa thôi”
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)